Màu sắc của thiên nhiên

Phong Lan
 
 

Nguyên tắc tạo màu sắc

Có những bình minh có màu xanh lá cây trong lúc những buổi sớm khác có màu xanh da trời, màu cam hay đỏ tía... Vì sao?

Khi những phần tử đến trái đất  bị va chạm với khí quyển, năng lượng được  phát ra dưới dạng ánh sáng. Màu của ánh sáng đó là do khí tạo nên. Màu tỏa ra bởi khí  gọi là phổ của nó. Mỗi chất khí chỉ phát ra một màu duy nhất, như chỉ tay của ta. Có chất khí chỉ phát ra một màu duy nhất, có chất lại phát ra nhiều màu

Nguyên tắc chung:

Khi ánh sáng trắng chiếu tia sáng đến một trái cà chín màu đỏ, vỏ của nó hấp thụ tất cả mọi màu, trừ màu đỏ. Ánh sáng màu đỏ chiếu đến mắt ta và ta thấy trái cà màu đỏ.

Ta thấy một vật màu trắng khi vật đó phản chiếu  ánh sáng của tất cả mọi màu đến mắt ta . Vì những màu này tạo thành ánh sáng trắng nên ta thấy vật đó màu trắng.

Một vật có vẻ màu đen khi nó hấp thụ tất cả mọi màu của ánh sáng trắng nên không phản chiếu đến mắt ta. Vì không có ánh sáng pản chiếu đến mắt ta nên ta thấy nó màu đen.

Một vật mà ánh sáng đi xuyên qua mà không giữ lại một màu gì cả, cũng không phản chiếu lại màu nào hết có nghĩa là vật đó trong suốt.

 

Mắt ta nhạy cảm với màu nào? 

Màu là cảm giác do kết quả của sự tương tác giữa ánh sáng và tế bào mắt. Mỗi độ dài sóng được kết hợp với mỗi cảm giác sinh lý khác nhau mà ta gọi là "màu sắc": màu tím cho những độ dài sóng khoảng 0.4 micron, màu xanh khoảng 0.5 micron, màu vàng  khoảng 0.55 micron, màu đỏ trên 0.6 micron...

Mắt ta nhạy cảm với ánh sáng thấy được. Ánh sáng mặt trời được gọi là ánh "sáng trắng". Ánh sáng này thật ra là tổng hợp của nhiều màu căn bản gây cho mọi tế bào mắt của ta có cảm giác ánh sáng màu trắng. Nếu một hay nhiều màu căn bản  thiếu mất thì mắt nhận được một màu chớ không còn màu trắng nữa.

Nếu thiếu những màu (vì vật được chiếu hấp thụ ) xanh lá cây, vàng, đỏ thì mắt sẽ thấy màu chàm (xanh bleu).

Nếu thiếu những màu chàm, xanh lá xây, vàng, mmắt sẽ thấy màu đỏ

Nếu thiếu màu tím, chàm, mắt sẽ thấy màu vàng.

Khi ánh sáng trắng chiếu tia sáng đến một trái cà chín màu đỏ, vỏ của nó hấp thụ tất cả mọi màu, trừ màu đỏ. Ánh sáng màu đỏ chiếu đến mắt ta và ta thấy trái cà màu đỏ.

Ta thấy một vật màu trắng khi vật đó phản chiếu  ánh sáng của tất cả mọi màu đến mắt ta . Vì những màu này tạo thành ánh sáng trắng nên ta thấy vật đó màu trắng.

Một vật có vẻ màu đen khi nó hấp thụ tất cả mọi màu của ánh sáng trắng nên không phản chiếu đến mắt ta. Vì không có ánh sáng pản chiếu đến mắt ta nên ta thấy nó màu đen.

Một vật mà ánh sáng đi xuyên qua có nghĩa là vật đó trong suốt.

Ta lấy thí dụ đem cái áo đen và áo trắng ra phơi nắng, áo đen nóng hơn áo trắng nhiều là vì áo đen hấp thụ mọi ánh sáng trắng từ mặt trời đến. Vì ánh sáng mang năng lượng truyền cho áo nên áo nóng.

Vậy thì màu đen không phải là một màu vì từ nó không phát ra một tia sáng nào.

Màu trắng cũng không phải là một màu vì nó là một tập hợp của nhiều màu.

Tuy nhiên về mặt nghệ thuật thì màu đen và trắng cũng đóng một vai trò y hệt những màu sác thật sự.