Kính Thiên Văn  Vô Cùng  Lớn ELT

Võ Thị Diệu Hằng
 

Châu Âu xây dựng kính thiên văn quang học khổng lồ của thế giới

 

Các nhà thiên văn học châu Âu đã thỏa thuận hợp tác trong  khung cảnh của một dự án duy  nhất  là thiết kế và xây dựng một kính thiên văn quang học lớn nhất thế giới. Mặt kính chính của  kính thiên văn có đường kính là 100 mét trong khi những  kính thiên văn đang xử dụng hiện nay,  có đường kính từ 8 đến 11 mét.   Kính thiên văn quang học của Âu châu có tên gọi kính thiên văn vô cùng  lớn (ELT, Extremely Large Telescope) có đường kính 100 m và nặng tới 10.000 tấn. Trọng lượng lớn và chiếm diện tích của một sân vận động, thiết kế cho phép ELT tránh được ảnh hưởng của gió, động đất và nhiệt độ môi trường.

Chế tạo một kính thiên văn quá lớn như vậy, ELT tương đương với một nhà máy vĩ đại. Nó sẽ được  xây dựng trên  một ngọn núi cao so với mặt biển hàng mấy cây số để  được dùng dưới bầu trời trong sạch.

 

Chủ tịch hội đồng soạn thảo chươngtrình, giáo sư Gerry Gilmore Ðại học Cambridge nhận công nhân rằng  sự thách thức về kỹ thuật sẽ rất to lớn (cho việc kiến tạo ELT).

"Vấn đề then chốt của những  kính thiên văn khổng lồ, chính là độ lớn của chúng, có thể so sánh với một sân đá banh. Chúng được  xây ngoài trời, trên đỉnh núi lạnh, và  phải chịu đựng gió, động đất, trên  một địa bàn không  vững. Ngoài ra, do nặng đến  10 000 tấn nên ELT có khuynh hướng lún xuống bởi trọng lượng của chúng. Mặc dù vậy, chúng cần phải được làm việc  với độ chính xác đủ nhạy để làm ánh sáng hội tụ lại một điểm", Gs Gilmore đã tuyên bố với BBC. 

 


Hàng ngàn miếng "ngói" thủy tinh được  kiểm soát bởi máy vi tính.

Trong thực tế, không thể  nào chế tạo một tấm gương khổng lồ duy nhất và hoàn hảo với đường kính 100 mét rồi phải  kéo lên đỉnh núi được.

Muốn  có kích thước  mong  muốn, tấm guơng chính phải được  cắt nhỏ ra  thành hàng  ngàn miếng "ngói" thủy tinh. Những miếng ngói này sẽ được  điều khiển bằng  một hệ thống máy thu và piston  chính xác (piston de précision) để hội tụ ánh sáng thành một điểm duy nhất.

Nhiều hiệu ứng quang học cho phép các  kính thiên văn hiện nay nhìn xuyên qua các dao động trong khí quyển của trái đất, cũng sẽ được dùng để làm hình ảnh tuyệt hảo hơn.


Hai dự án được kết hợp với nhau:


Nhiều dự án  cho ELT được nghiên cứu từ nhiều năm nay.  Hai dự án chính là  Euro-50 và Owl, một do Thụy Ðiển đề ra và  một của  đài thiên văn Âu Châu ESO (The European Southern Observatory, l'Observatoire austral Européen)

Tim Hawarden, một nhà khoa học  tham gia dự án ELT của Astronomy Technology Centre  tại Edimbourg (Anh quốc)  tuyên bố rằng  lợi ích  từ máy móc của thế  hệ tương lai này (ELT) là vô cùng  lớn.

 "Thí dụ, chúng ta có thể nhìn thấy những  hành tinh giống như trái đất của chúng ta, nếu có,  quay theo quỹ đạo xung quanh những vì sao ở cách xa hàng chục năm ánh sáng, và có thể còn  khám phá ra thành phần khí quyển của chúng nữa."