Muối, đường, chất béo trong cân bằng dinh dưỡng

Vietsciences- RFA          

 

Trà Mi, phóng viên đài RFA

2008-05-31

Đỉnh cao của Tháp Dinh dưỡng bao gồm các chất đường, muối và chất béo, 3 loại thực phẩm dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng nhất.

Qua những cuộc trao đổi giữa Trà Mi với các bác sĩ trong và ngoài nước thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau, “Sức khoẻ và đời sống” sẽ cung cấp kiến thức y học tổng quát nhằm giúp nâng cao nhận thức về việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.  

Giới chuyên môn khuyên chúng ta nên tiết chế vừa phải đối với nhóm thức ăn nằm trên chóp Tháp Dinh dưỡng bao gồm chất béo, đường, và muối. Hàm lượng tiêu thụ các chất này là điều đáng cân nhắc, thế nhưng, chất lượng cũng là một yếu tố rất đáng quan tâm.

Các loại dầu, muối, đường nào tốt, nên sử dụng? Những điều cần lưu ý khi chế biến, tiêu thụ nhóm thức ăn giàu chất béo, muối, đường là gì? Một thực đơn dinh dưỡng tiêu biểu cho một ngày sẽ như thế nào? Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Lân Đính sẽ giải đáp những thắc mắc đó trong bài cuối loạt đề tài về Tháp dinh dưỡng, trong chương trình hôm nay:

Hỏi:  Các lọai dầu tốt, muối tốt nên sử dụng?

Đáp:  Dầu tốt: những loại ở nhiệt độ bình thường (20  đến 30 độ C ) ở dưới dạng lỏng như dầu đậu phọng, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, Về thuốc bổ thì nên dùng dầu cá - nguồn acid béo hệ omega 3 và vitamin A, D
Muối tốt : theo Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, và Bộ Y Tế thì nên dùng muối có tăng cường Iod để phòng tránh bướu cổ và bệnh dần độn ở trẻ nhỏ vùng cao. Song bình thường thì ở gần biển, dùng muối bình thường cũng đủ tốt rồi.
                                                                                                                                                                                           Hỏi:   Giữa các lọai đường trắng, đường vàng, đường the, đường phèn, đường phổi loại nào tốt hơn cho sức khỏe?

Đáp:  Việt Nam, ngoài những lọai đường thông thường kể trên, có nhiều loại đường sản xuất thủ công rất đặc biệt và rất bình dân, đó là :đường thẻ, đường móng trâu, đường chảy, đường dùng để nấu chè hoặc kho cá rẻ tiền hơn. Đường xắc, dùng làm nước mắm hoặc để ăn xoài tượng sống.  
Về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm: tốt cho sức khỏe thì các khâu chế biến như tẩy trùng với vôi (còn có tác dụng làm chắc đường), dùng lòng trắng trứng để vớt chất bẩn, hay thêm dầu lạc để hạ bọt sôi , đều thực hiện trên lò nhiệt độ cao nên bảo đảm không thêm chất gì "hại sức khỏe" cho người tiêu dùng cả.
Vùng Tân Châu, Châu Đốc thì có đường thốt nốt, ngọt dịu và thơm.
Sành ăn hơn thì kén đường phổi đường phèn (đặc sản Quảng Ngãi), nhưng các lọai đường này cũng không thông dụng lắm như đường mạch nha ăn với bánh đa nướng.  

Hỏi:  Để dễ phòng bệnh tiểu đường, nên chăng thay thề hẳn đường thường bằng đường giả của bệnh nhân tiểu đường?   

Đáp: Hiện nay tại các siêu thị và các cửa hàng thuốc thấy có bán khả phổ biến những chất "đường" mà thiên hạ đồn là "dành cho những người tiểu đường" hay "béo phì". Thực ra đã có mặt trên thị trường thì ai cũng mua được, chứ không cứ gì hai lọai "đối tượng" kể trên.
Tin đồn này tạo ra một định kiến tai hại, là "có bệnh, thì mới phải dùng tới những thứ ấy." Nói cho đúng ra, đây chỉ là những chất "tạo vị ngọt" đem lại rất ít năng lượng, nên bất cứ ai khỏe mạnh, thèm ăn ngọt mà không muốn tăng cân đều có thể dùng được.

"Sức Ngọt" của những chất tạo vị ngọt:
 
            Nếu so với sức ngọt của đường cát, lấy làm chuẩn thì các chất "tạo ngọt nhân tạo" (artificial sweeteners) ngọt hơn gấp hàng trăm lần.
 
         Aspartame (NutraSweet, Equal)              200 lần hơn
         Saccharin (Sweet 'n Low)                        300 lần hơn
         Acesulfame K (Sunett, Sweet One)         200 lần hơn
         Sucralose (Splenda)                                600 lần hơn
                                                                                    
        Lấy một thí dụ cho dễ hiểu : Nếu trong một nồi chè bình thường người ta phải thêm 200 g đường cát thì mới đủ ngọt, bây giơ, nếu muốn thay thế đường, nay chỉ cần thêm 1 g Aspartame hay Acesulfame K, thì cũng sẽ ngọt y như vậy. Tuy nhiên người có vị giác bén nhậy vẫn "chê" hậu vị của aspartame chẳng hạn , ít nhất là không giống đường thường "hơi đắng"!

        Hiện nay để khắc phục các "khuyết điểm" trên người ta hay kết hợp với một chất có chức đường - alcool là Isomalt ít ngọt hơn đường cát nhưng có nhiều lợi ích khác về mặt cảm quan và về an tòan vệ sinh thực phẩm.

Tại sao bây giờ ở Thành Phố số người "bị mập" có chiều gia tăng như vậy? Là vì đầu đường, góc phố tòan là quán ăn tiệm bánh như khuyến khích người ta "nạp thêm năng lượng", trong khi xe cộ lấn át cả lề đường, không còn chỗ cho người đi bộ  "có thể tăng tiêu hao năng lượng". Bánh, kẹo, nước ngọt không chỉ dễ làm mập, mà còn dễ làm cho sâu răng nữa.

Hỏi:   Những điều cần lưu ý khác đối với các nhóm thức ăn này? Nhất là khi sử dụng dầu chiên xào, nước mắm, mứt, bánh các lọi đồ ngọt?

Đáp: Cần lưu ý thêm khi sử dụng nhóm thức ăn nằm trên đỉnh tháp:

         Dầu để chiên xào : với các món xào nếu muốn dùng cho hợp lý, tiết kiệm nhất là dùng lọai xoong, chảo "không dính" có tráng một lớp Teflon, và rót vào chảo vừa đủ dầu chứ không nhiều quá. Chỉ khi chiên thì mới mạnh tay rót  nhiều dầu cho "ngập" - đợi cho nóng già mới thả miếng thức ăn sẵn giàu tinh bột (như khoai tây chẳng hạn) hay nếu là thịt, cá, hay rau, thì sau khi tẩm bột - hay vụn vỏ bánh mì- cho mau tạo nên vỏ vàng ngòai mà ít hút dầu.  Dầu còn dư có thể dùng để dành để dùng lần khác ,miễn lược qua đừng bỏ xót vụn thức ăn lại trong dầu vừa sử dụng.

FoodPyramid_310.jpg

Tháp Dinh dưỡng bao gồm 4 loại lương thực, theo thứ tự tiêu thụ từ nhiều đến ít trong một bữa ăn: ngũ cốc, rau quả - trái cây, chất sữa - protein, chất đường- mỡ. photo courtesy of USDA       

 

Nước mắm: có lọai ngon, độ đạm tương đối cao, để chấm "nguyên chất" một vài món ăn như giò, chả; còn lọai thường dùng để nêm khi chế biến món ăn hay để pha sẵn với giấm, tỏi, ớt để điều chỉnh cho hợp khẩu vị các món ăn khác trên mâm cơm. Có những món đặc biệt có khi phải thêm gừng như thịt vịt hay ốc.

        Mứt, bánh hay đồ ngọt nên thưởng thức sau bữa ăn với nước trà nóng là thích hợp nhất. Lọai thức ăn này nếu ăn trong khoảng cách giữa 2 bữa chính hay làm tăng đường huyết đến bữa chính có khi không cảm thấy đói bụng, ăn kém ngon miệng. Lạm dụng dễ gây sâu răng, ảnh hưởng đến hơi thở, dễ làm tăng cân, dư cân, béo phì


Hỏi:   Để tóm kết loạt kiến thức về cân bằng dinh dưỡng, xin Bác sĩ hướng dẫn một mẫu thực đơn 3 bữa đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng trong một ngày?

Đáp:  Chúng tôi đề nghị nên áp dụng một hệ thống xuất thức ăn tương tự như ở Mỹ, song có đặc điểm là :

             1 xuất thức ăn cơ bản          = 100 Kcals
             1 xuất rau                           =   10 Kcals
             1 xuất trái cây                     =   50 Kcals
             1 xuất thức ăn giàu đạm      =     5 g protein

 Sẽ được bổ sung thêm một lượng g nhất định về nước chấm mặn (coi như 13 g cung cấp khỏang 1 g chất đạm) chất dầu, mỡ, (1 g cho 9 Kcals) và đường (1 g cho 4 Kcals)   

Thức ăn cơ bản
1 phần = 100 Calo       Rau
1 phần = 10 Calo         Trái cây
1 phần = 50 Calo         Thức ăn giàu Đạm
1 phần =   5 g Đạm

 

 

 
Gạo 

Bánh phở

Khoai môn

Mì gói

Bạc hà

Bí đỏ

Dưa leo

Càrốt

Đậu ve, đũa

Vải 

Mít, nhãn 

Na

 Cá lóc

Cua

Tầu hũ ky

Trứng gà

30 g

69 g

90 g

25 g

200 g

37 g

83 g

26 g

33 g

109 g

102 g

76 g

27 g

29 g

10 g

38 g

Bún

Bánh mì

Khoai tây

Bắp tươi

Bầu

Bông cải

Rau muống

Bắp cải

Chanh, cam

Táo, lê

Xa pô chê

Xòai

Cá thu

Tầu hũ

Oc

Sữa bột béo

89 g

40 g

106 g

50 g

70 g

30 g

43 g

33 g

116 g

106 g

 82 g

80 g

20 g

46 g

 45 g

 20 g

Bánh đúc

Khoai lang

Khoai từ

Nui (khô)

Bí đao

Cà chua

Xà lách

Đu đủ chín

Cóc

Mãng cầu xiêm

Chuối

Cá thác lác

Đậu xanh, đen

Sữa đậu nành

Sữa bột gầy

189 g

90 g

106 g

29 g

83 g

50 g

67 g

114 g

111 g

85 g

40 g

50-75g

28 g

28 g

160 g

15 g

                        
Thịt bò nạc         25 g

Cho một khẩu phần cung cấp 2.300 Calo:

NHÓM THỨC ĂN Số phần/ 2300 Calo
thực phẩm cơ bản

Rau 

trái cây

thức ăn giàu đạm

dầu, mỡ bổ sung

đường bổ sung

nước mắm bổ sung

muối bổ sung

12

12

3.7

6

47 g

 23 g

30 g

4.6g


Như vậy, cho 1 người có nhu cầu năng lượng 2300 Kcals/ ngày chẳng hạn, nếu chia 3 bữa đều nhau  chúng ta có thể ăn mỗi bữa :

        4 xuất thức ăn cơ bản + 4 xuất rau + > 1 xuất trái cây + 2 xuất thức ăn giàu đạm

        Bổ sung với khoảng 15 g dầu mỡ ( tương đương 1 muỗng xúp) để chiên, xào + 2 muỗng cà phê nước mắm + 1,5 g muối + 7 - 8 g đường khi nấu ăn.

        Thí dụ điểm tâm ăn phở là với  276 g bánh phở + 50 g thịt + 120 g hành trần, giá trụng, ngò gai + 1 quả chuối nhỏ + Lượng bổ sung trên

        Bữa trưa : Cơm tấm bì chả trứng với 120 g gạo ( 2 chén cơm) + 1 trứng và 25 g thịt + bì + #100 g đồ chua càrốt, củ cải, dưa leo + 1 quả quít và lượng bổ sung trên

       Bữa chiều : 2 chén cơm + ½ bìa tầu hũ (50 g) nhồi (50 g) thịt heo nửa nạc nửa mỡ  xốt cà chua  +  Rau muống 86 g xào tỏi +  Canh bí đao 83 g hay bí đỏ 37 g với bột nêm thịt + Chỉ dùng ½ muỗng xúp dầu để xào vì trong thịt heo đã có mỡ rồi. + tráng miệng 2 quả mận, (gioi) hoặc ¼ trái thanh long hay 1 khoanh dứa

Chương trình “Sức khoẻ và đời sống” kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một đề tài mới, vào giờ này, sáng thứ năm tuần sau. Trà Mi kính chào.
 

 

            http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org