Những hứa hẹn và các vấn đề của thực phẩm chức năng

Vietsciences-Hồng Lê Thọ      03/11/2007
 

Những bài cùng tác giả

Tư liệu tham khảo về THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

 Martinjn Katan

Trung tâm Wegeningen khoa học thực phẩm, Đại học Wageningen, Khoa dinh dưỡng con người, Hà Lan

 

Nicole M. De Roos

Đại học Y trung tâm, Utrecht, Hà Lan

Thực phẩm chức năng là các loại thực phẩm hàm ý hay nêu rõ các mục tiêu tăng cường hoặc duy trì sức khoẻ. Chúng tôi xét lại các loại thực phẩm chức năng tiêu biểu, các thành phần, tính hiệu quả và độ an toàn của nó. Đồng thời chúng tôi cũng xem lại các qui định dành cho các mục tiêu sức khoẻ của các loại thực phẩm trên thế giới. Các qui định này thường sẽ cho phép các nhà sản xuất hàm ý rằng các loại thực phẩm có thể tăng cường sức khoẻ mà không hề cung cấp một bằng chứng khoa học cụ thể nào. Đồng thời, các qui định này còn có khả năng cấm các nhà sản xuất không được đề ra các mục tiêu sức khoẻ về tính phòng bệnh của thực phẩm, thậm chí ngay khi nó có thể làm được điều đó. Chúng tôi còn đề nghị một qui định chấp nhận tất cả các loại mục tiêu sức khoẻ đã được khoa học chứng minh và cấm tất cả các mục tiêu sức khoẻ mang những lợi ích chưa được chứng minh.

 

Giới thiệu

Thực phẩm chức năng là một sự phản hồi lại của nền công nghiệp thực phẩm đến nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngon và bổ dưỡng của người tiêu dùng. Khẩu phần ăn dinh dưỡng mang đến một số lợi ích đã được chứng minh,  các nghiên cứu trị liệu và dịch tể học đã cho thấy rằng các khẩu phần ăn giàu rau quả, các loại ngũ cốc chưa qua chế biến, cá, và các loại sản phẩm sữa ít chất béo, ít các loại chất béo bão hoà và natri có thể làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành tim, chứng cao huyết áp và thậm chí là một vài loại bệnh ung thư (www.health.gov/dietaryguidelines). Một số người đã thử thay đổi chế độ ăn uống của họ và đã mang đến hiệu quả cụ thể như nguy cơ họ mắc bệnh ung thư là rất thấp (Hu et al., 2000). Tuy nhiên, đối với hầu hết người tiêu dùng thì việc đáp ứng được các hướng dẫn về chế độ ăn uống là một nỗ lực to lớn. Đây chính là nguyên nhân nền công nghiệp thực phẩm dấn chân vào tạo ra các loại thực phẩm đặc biệt hứa hẹn tăng cường cũng như duy trì sức khoẻ mà không đòi hỏi nhiều nổ lực cũng như nhiều sự “hy sinh”. Các loại thực phẩm đặc biệt này có thể đáp ứng được tiêu chí trên. Những năm 70 đã chứng kiến sự bùng nổ của các loại thực phẩm “thiên nhiên”, thực phẩm “hữu cơ”. Những năm 80 thì nở rộ các loại thực phẩm “ít”, “nhẹ” với hàm lượng calorie thấp, ít cholesterol hoặc ít muối. Không phải tất cả các loại thực phẩm này đều ngon nhưng người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chấp nhận vì tại thời điểm đó việc ăn uống nhằm mục đích phòng bệnh lâu dài đang trở thành xu hướng phổ biến. Mặc dù trước năm 1998, 98% nguời tiêu dùng ở Mỹ vẫn cho rằng thỉnh thoảng họ chọn thức ăn vì lý do sức khoẻ, 24% ăn uống dinh dưỡng nhằm mục đích phòng bệnh lâu dài, con số này là 45% trong cuộc điều tra năm 1990 (Động lực tiêu dùng, 2000). Trước năm 1998, con số này là 41% với mong muốn lợi ích ngắn hạn. Vì thế cho nên, người tiêu dùng không sốt sắng chấp nhận “hy sinh” mùi vị hay sự tiện lợi vì những lợi ích về lâu dài cho sức khỏe. Điều này đã nẩy sinh ra một thị trường thực phẩm có thể kết hợp được giá trị mùi vị, sự tiện lợi cùng với các đề nghị về lợi ích sức khoẻ ngắn hạn hay lâu dài, điển hình là các loại thực phẩm chức năng.

Câu hỏi luôn được đặt ra là liệu các loại thực phẩm đơn lẻ có tốt cho sức khoẻ hay không khi nó là sự tổng hợp của toàn bộ các khẩu phần ăn uống có giá trị dinh dưỡng . Tuy nhiên, sự thay đổi cần thiết như phải bổ sung một số loại này cũng như phải loại trừ một số khác trong chế độ ăn uống là điều có thể hiểu được . Vì lý do trên, chúng tôi đề nghị nên công nhận một số loại thực phẩm nào đó có tác dụng tốt cho sức khoẻ nhưng chỉ hạn chế với một số người. Ví dụ như  sự tiêu thụ nhanh chóng thực phẩm ngũ cốc có thể ngăn ngừa chứng táo bón và bệnh tim ở người lớn, nhưng dùng quá giới hạn sẽ dẫn đến chứng thiếu dinh dưỡng đối với trẻ phát triển nhanh.

Thực phẩm chức năng là gì?

Định nghĩa về thực phẩm chức năng là một vấn đề gây tranh cãi. Các cơ quan quản lý không thừa nhận thực phẩm chức năng là loại thực phẩm dinh dưỡng. Thậm chí ở Nhật, nơi sinh ra thực phẩm chức năng, thuật ngữ này vẫn không được thừa nhận vì bản thân tất cả các loại thực phẩm đều đã mang tính chức năng (Baily, 1999). Hội đồng thông tin thực phẩm quốc tế (IFIC, International Food Information Council, http://www.ific.org/ ), nơi được các ngành công nghiệp thực phẩm, nước uống, nông nghiệp tin cậy đã xác định thực phẩm chức năng là “các loại thực phẩm cung cấp các lợi ích cho sức khoẻ ngoài các lợi ích dinh dưỡng cơ bản”.

Định nghĩa này được minh hoạ bởi bài nghiên cứu luận điểm về thực phẩm chức năng của Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ (Thomson et al., 1999). Nghiên cứu này được thực hiện nhằm công nhận định nghĩa của IFIC nhưng đồng thời cũng bao gồm “các loại thực phẩm nguyên chất” với các ảnh hưởng tốt đối với sức khoẻ; trái cây, rau củ cũng như các loại phô mai, bánh vặt ít chất béo là các ví dụ điển hình. Những định nghĩa này không phân định rõ giới hạn giữa thức phẩm thông thường và thực phẩm chức năng, bởi vì hầu hết các loại thực phẩm đều có những giá trị dinh dưỡng nhất định đến các cơ quan chức năng của cơ thể. Với những định nghĩa như thế thì ngay cả nước máy cũng trở thành thực phẩm chức năng, vì việc uống nhiều nước cũng sẽ có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm bọng đái, viêm thận, sỏi thận và thậm chí có thể là ung thư bàng quang. Vì thế cho nên trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tránh đề cập đến định nghĩa “cung cấp nhng lợi ích dinh dưỡng cho sức khoẻ ngoài các lợi ích cơ bản”.

Viện Y học của học viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn, xác định thực phẩm chức năng là “loại thực phẩm mà một số thành phần trong đó được điều chỉnh hay biến đổi nhằm làm tăng công dụng của nó đối với sức khoẻ” (Ủy Ban cơ hội khoa học dinh dưỡng và thực phẩm, 1994). Tuy nhiên, định nghĩa này cũng đã bỏ qua quan điểm trọng tâm của các cuộc bàn cãi về thực phẩm chức năng, đó là: mối quan hệ mật thiết giữa thuật ngữ “thực phẩm chức năng” và việc chào bán các loại thực phẩm có mang các mục tiêu sức khoẻ. Trên thị trường thực tế, thuật ngữ “thực phẩm chức năng” hầu như được đính kèm một cách có chọn lọc vào các nhãn hàng sản phẩm hướng đến việc cải thiện sức khoẻ. Vì lý do này, chúng tôi định nghĩa thực phẩm chức năng như sau: thực phẩm chức năng là loại thực phẩm được đóng mác rõ ràng hay ẩn ý nhằm tăng cường hoặc duy trì sức khoẻ. Định nghĩa này tương tự như định nghĩa mà Nestlé đưa ra (2002) “thực phẩm chức năng là các sản phẩm được sản xuất nhằm được tiêu thụ dựa vào các mục tiêu sức khoẻ mà nó mang lại”. Hầu hết nhưng cũng không phải tất cả các loại thực phẩm đều đáp ứng được định nghĩa mà Viện Y học đã đưa ra “các loại thực phẩm mà một hay một số thành phần trong đó được điều chỉnh hay biến đổi nhằm làm tăng công dụng của nó đối với sức khoẻ”.

Hầu hết các loại thực phẩm chức năng phù hợp với định nghĩa này đều bắt nguồn từ việc thêm vào hay thay đổi một số thành phần của các loại thực phẩm truyền thống có sẵn. Các thành phần được thêm vào cũng chỉ là các thành phần phổ biến trong các loại thực phẩm. Tuy nhiên, các loại hợp chất thường được xem như các thoại thuốc men lại được dùng trong các thành phần bổ sung cho các chế độ ăn uống, ví dụ như Lovastatin trong men gạo đỏ hay Ephedrine  trong trà Ma Huang. Sự kết hợp các thành phần tự nhiên hay hoá học vào thực phẩm có thể trở thành một vấn đề quan trọng trong tương lai. Sự biến đổi gen sẽ mở rộng nhiều lựa chọn trong việc làm phong phú thêm chất lượng thực phẩm từ các thành phần có sẵn hay các thành phần mới. Sự phát triển các loại cây trồng truyền thống đã mang lại những vụ mùa khoẻ mạnh, chẳng hạn như bắp có lượng lysine cao, dầu hạt cải hàm lượng có eruric thấp và acid oleic cao. Cho đến nay, sự biến đổi gen hiện đại đã dẫn đến việc kháng thuốc diệt côn trùng hơn là đến những ảnh hưởng đến sức khoẻ của thực phẩm, nhưng một điển hình là sản phẩm Golden Rice, một giống gạo biến đổi gen có lượng vitamin A cao cho thấy tiềm năng của việc biến đổi gen tạo ra nhiều loại thực phẩm tăng cường sức khoẻ. Sự đóng góp của loại gạo mới này vào việc chấm dứt tình trạng thiếu vitamin A đã bị giới hạn về chất lượng cũng như lượng vitamin A không cao trong gạo, nhưng nó cũng đã cung cấp “bằng chứng của nguyên lý” cho một thế hệ mới thực phẩm chức năng biến đổi gen có tiềm năng to lớn đối với sức khoẻ con người, đặc biệt trong tầng lớp dân cư bị thiếu hụt về dinh dưỡng.

Tuy nhiên, cả sản phẩm Golden Rice cũng như hầu hết các loại thực phẩm chức năng hiện nay đều có các thành phần mà tác dụng của nó đã được biết từ lâu. Một loại thực phẩm chức năng mới không hẳn là một cuộc phá cách trong công cuộc nghiên cứu về thực phẩm mà là một sự kết hợp sáng tạo giữa kiến thức dinh dưỡng đã tồn tại, công nghệ thực phẩm tiên tiến và công nghệ tiếp thị. Cùng một loại thành phần, người ta có thể thêm vào thực phẩm chức năng hay cũng có thể bán dưới dạng thuốc viên con nhộng như các thành phần phụ hỗ trợ cho các chế độ ăn uống. Mặc dù ở một số quốc gia, thực phẩm chức năng và các thành phần phụ như thế này được luật pháp nhìn nhận khác nhau nhưng ranh giới phân biệt chúng vẫn còn rất mơ hồ (Swanson, 2002): bơ margarine có sterol  từ thực vật rõ ràng là thực phẩm, thuốc viên con nhộng có sterol được xem là thành phần phụ, nhưng 1 viên sôcôla có sterol thực vật thì được xem là gì, thực phẩm hay thuốc viên bọc sôcôla? Việc phân biệt này không đơn giản, còn các thành phần thì lại giống nhau. Vì thế cho nên, nghiên cứu này tập trung vào cả thực phẩm chức năng và các thành phần phụ.

Thực phẩm chức năng có thể tăng cường sức khoẻ không?

Thực phẩm chức năng thường đắt đỏ hơn các “bản sao” của nó, nhưng sự đắt đỏ này chỉ có thể được chấp nhận nếu như nó thực sự giúp tăng cường sức khoẻ. Ở đây tương tự như trong ngành công nghiệp dược: giá cả của một số loại thuốc sẽ bao gồm một phần tiền trả thêm cho các nghiên cứu để tìm ra loại thuốc mới. Cũng giống như vậy, ngành công nghiệp thực phẩm cũng sử dụng những lợi nhuận từ việc bán các thực phẩm chức năng cho các nghiên cứu tìm ra các loại thực phẩm mới bổ dưỡng, ngoài ra nền công nghiệp này còn biết cách để sản xuất các loại thực phẩm hấp dẫn người tiêu dùng. Điều này có thể dẫn tới việc các loại thực phẩm bổ dưỡng sản xuất chỉ nhằm mục đích kinh doanh vì thực phẩm chức năng vốn được chế biến để phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Lúc này, việc chế biến đóng vai trò cốt yếu, vì thuốc men có thể bán được cho dù nó có hình thức hay mùi vị thế nào, nhưng thực phẩm thì cần mùi vị, tiện lợi và hấp dẫn, nếu không sẽ không ai tiêu thụ. Một điển hình cho ngành công nghiệp này như các nghiên cứu có tài trợ là sự phát triển của các loại thực phẩm được tăng cường stanol   hay sterol  thực vật có hàm lượng LDL cholesterol thấp. Thực phẩm chức năng còn giúp người tiêu dùng đạt được lượng ăn vào theo chế độ ăn uống như mong muốn. Ví dụ: nước trái cây có tăng cường calcium sẽ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho trẻ không thích hay không uống được sữa. Bảng 1 sẽ liệt kê những ví dụ của những chất vi dinh dưỡng “truyền thống” – vitamin và khoáng chất – được sử dụng trong thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng còn giúp chấm dứt sự thiếu dinh dưỡng ở các nước thuộc thế giới thứ 3. Muối có bổ sung iod là một ví dụ đã được chứng minh là một sự thành công về sức khoẻ cộng đồng và tiếp thị ở Ấn Độ. Việc “iod hoá” muối là việc đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả cao trong việc loại trừ bệnh bướu cổ và các chứng rối loạn khác do thiếu iod. Tuy nhiên, danh sách các loại thực phẩm chức năng được chứng minh là mang lại hiệu quả tốt cho sức khoẻ vẫn còn ít, nhiều loại thực phẩm mang mục tiêu sức khoẻ vẫn còn chưa được chứng minh là có ích.

Bảng 1: Ví dụ về các chất dinh dưỡng được sử dụng như các thành phần trong thực phẩm chức năng và ý kiến của tác giả về tính hiệu quả của các thành phần trên

Thành phần Sản phẩm điểnhình Mục tiêu sức khoẻ  
Acid folic Ngũ cốc Bảo vệ khỏi các khiếm khuyết dây thần khinh + + (từ Trung tâm Quản lý và Phòng ngừa bệnh tật, 1993)
Chất xơ Các loại nước uống Làm giảm chứng táo bón + + (Marlett et al. 2002; Cummings và Macfarlane, 2002)
Natri thấp Các loại nước uống, súp Giảm huyết áp + + (Sacks et al., 2001)
Acid béo chưa bão hoà Bơ, mứt, bánh qui Giảm nguy cơ bệnh tim

+ + (Truswell, 1994; Sacks và Katan, 2002)

+ + (Hayes, 2001)

Rượu cồn có đường (???) Kẹo chewing gum Giảm nguy cơ mục xương + Dành cho việc giảm cholesterol (Truswell, 2002)
Chất xơ hoà tan từ yến mạch và vỏ psyllium Ngũ cốc, bánh qui Giảm cholesterol và nguy cơ bệnh tim Dành cho việc giảm cholesterol (Lichtenstein, 1998)
Protein đậu nành Các loại nước uống, kẹo Giảm cholesterol và nguy cơ bệnh tim

+ dành cho người tiêu dùng với lượng hấp thụ calcium thấp (Heaney, 2000)

calcium Ngũ cốc, nước trái cây, các sản phẩm từ sữa, bơ, mứt Bảo vệ khỏi chứng loãng xương/giúp duy trì độ chắc của xương

+ + dành cho homocysteine , nhưng vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào cho bệnh tim mạch

Acid folic, vitamin B6 (pyridoxine) Ngũ cốc Giảm homocysteine (?) và nguy cơ bệnh tim mạch + dành cho các cuộc nghiên cứu có thể theo dõi được nhưng – dành cho các thử nghiệm trị liệu (Asplund, 2002)
Vitamin E Thức ăn phụ Chống oxi hoá, ngăn ngừa bệnh tim mạch + / - (Marshall, 2000)
Kẽm Đồ ngọt, thuốc Ngăn ngừa / chữa trị bệnh cảm thông thường + / - dành cho các cuộc nghiên cứu có thể theo dõi được, --trong các thử nghiệm trị liệu (Asplund, 2002)
Vitamin C Thức uống, đồ ngọt Bảo vệ khỏi bệnh tim mạch  

 

Chúng tôi đánh giá các bằng chứng theo tiêu chuẩn thực phẩm Úc, Tân Tây Lan về tất cả các cấp độ cũng như các loại bằng chứng về dinh dưỡng cộng đồng (Truswell, 2001). Các bằng chứng này bao gồm những thử nghiệm ngẫu nhiên trên con người, những thử nghiệm khác đã được chỉ ra trong bảng. (++, chứng minh tính hiệu quả, các tác động thích hợp được chỉ thấy rõ trong các nghiên cứu chất lượng cao; + các bằng chứng thuyết phục về tính hiệu quả, được chỉ rõ trong một số nghiên cứu giới hạn, hay một số mâu thuẫn trong các nghiên cứu; 0, không có dữ liệu đáng tin cậy; -, bằng chứng từ một số nghiên cứu giới hạn cho thấy không có hiệu quả, thiếu hiệu quả; --, đã được các nghiên cứu đa dạng có chất lượng cao chứng minh là không hiệu nghiệm, không có hiệu quả).

 

Các qui định về thực phẩm chức năng

Chúng tôi cho rằng một đặc tính để xác định thực phẩm chức năng là nó mang mục tiêu ẩn ý hay rõ ràng là nhằm tăng cường hay duy trì sức khoẻ. Hầu hết các quốc gia đều đưa ra các qui định nhằm bảo vệ người tiêu dùng tránh những mục tiêu sức khoẻ dễ gây nhầm lẫn (Bảng 2). Vì vậy, cả nước Mỹ và các nước EU đều cấm sản xuất các sản phẩm thực phẩm mang mục tiêu chữa bệnh. Ở Châu Âu, việc tuyên bố một chất dinh dưỡng có thể giảm nguy cơ bệnh tật là hành động phạm pháp. Ví dụ, acid folic có thể ngăn ngừa các khiếm khuyết thần kinh. Việc lập ra các pháp lệnh như vậy ngày nay đang được xem xét lại.

Mỹ cho phép các sản phẩm thực phẩm mang mục tiêu giảm nguy cơ bệnh tật (FDA Mỹ, 2004). Mười bốn mục tiêu được chấp nhận liệt kê trong Bảng 3. Một ví dụ điển hình như “việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm nhiều đường và tinh bột trong các bữa ăn sẽ tăng nguy cơ sâu răng. Đường đi từ cồn (sugar alcohols)  trong [tên sản phẩm] không tăng nguy cơ sâu răng”. Có những yêu cầu chặt chẽ cho các loại thực phẩm được phép mang những mục tiêu sức khoẻ như trên [http://www.cfsan.fda.gov/~dms/hclaims.html, 24 July 2003].

Ở Mỹ, các thành phần phụ bổ trợ ăn uống (không phải thực phẩm) có thể mang các mục tiêu sức khoẻ về cấu trúc hay chức năng (ví dụ, “chất chống oxi hoá duy trì tính toàn vẹn của tế bào”; “trà có bổ sung chất Echinacea tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể”). Các thành phần phụ này vẫn còn chưa được quản lý rộng rãi.

Nhà sản xuất chịu trách nhiệm bảo đảm tính chính xác và độ tin cậy của các mục tiêu sức khoẻ này. Các mục tiêu này không được công nhận bởi FDA Hoa Kỳ. Các thành phần bổ trợ chế độ ăn uống có thể được tiêu thụ ở Hoa Kỳ với rất ít các bằng chứng chứng minh tính hiệu quả và độ an toàn của nó. Ranh giới giữa thực phẩm và các thành phần phụ này rất mờ nhạt, và các nhà sản xuất đã cố gắng tiếp thị thực phẩm dưới dạng các thành phần phụ bổ trợ ăn uống bởi vì lúc này các mục tiêu hướng đến sức khoẻ sẽ được thoáng hơn. Các ví dụ cho trường hợp này bao gồm các loại thức uống, súp hay trà với St John’s Wort, Echinacea hay Ginkgo Biloba (Trung tâm Khoa học về các mối quan tâm cộng đồng, 1999). Vì thế, cho đến nay, việc giám sát các mục tiêu sức khoẻ của thực phẩm ở Hoa Kỳ vẫn chặt chẽ hơn việc giám sát đối với các thành phần phụ. Tuy nhiên, Đạo luật giáo dục và sức khoẻ về các thành phần phụ bổ trợ ăn uống đã loại sự quản lý của FDA đối với các thành phần phụ này và bắt đầu việc “ăn mòn” dần dần hệ thống FDA đối với mục tiêu sức khoẻ của thực phẩm. Năm 1997, Đạo luật hiện đại hoá Bộ thực phẩm và thuốc men đã mở đưởng cho các mục tiêu sức khoẻ dựa trên “lời tuyên bố có thẩm quyền” của Hội đồng khoa học Hoa Kỳ hơn là việc xem xét chính thức của FDA. Quan trọng hơn, Toà án liên bang Hoa Kỳ năm 1999 quyết định trường hợp của Pearson v. Shalala (Shalala là thư ký của Sở Sức khoẻ và con người trong thời gian này) buộc FDA cho phép các mục tiêu sức khoẻ “ hợp chuẩn” trong trường hợp có đủ bằng chứng ủng hộ, hơn là bác bỏ mối quan hệ giữa các thành phần phụ và bệnh lý. Kết quả là FDA ngày nay cho phép thực phẩm mang các mục tiêu sức khoẻ đủ chất lượng theo 4 tiêu chuẩn: (a) các mục tiêu sức khoẻ được khoa học chứng minh; (b) khi khoa học có chất lượng nhưng không thuyết phục; (c) khi có một số nghiên cứu giới hạn ủng hộ một mục tiêu sức khoẻ; (d) khi có ít các bằng chứng khoa học ủng hộ cho mục tiêu sức khoẻ này [http://www.cfsan.fda.gov/~dms/hclmgui3.html.]. Lúc đầu, các mục tiêu sức khoẻ của các thành phần phụ không thể liên quan đến bệnh tật, nhưng đến năm 2000, các thành phần phụ đã có thể hướng đến việc có ích cho một số căn bệnh như mụn trứng cá, bệnh nhức mỏi vào sáng sớm trong thời kỳ thai nghén hay chứng đãng trí.

Các nước EU gần đây ban hành lần đầu tiên  một số điều luật  cho phép mang các mục tiêu sức khoẻ như làm giảm nguy cơ các tác nhân gây bệnh; những mục tiêu như thế  được đánh giá bởi Bộ an toàn thực phẩm Châu Âu. Các đề xuất này là một bước tiến đúng đắn và nó xứng đáng được ủng hộ bởi các nhà khoa học về dinh dưỡng. Tuy nhiên, hệ thống dinh dưỡng và mục tiêu sức khoẻ các nước EU rất phức tạp và vụn vặt với các ban gồm nhiều thành viên khác nhau và các luật lệ khác nhau. Cần có một thời gian để có thể thay đổi các điều luật này. Trái lại, các nước EU có một hệ thống mở rộng nhằm kiểm tra độ an toàn của thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm “mới lạ” bao gồm các loại thực phẩm biến đổi gen.

Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản chấp nhận các mục tiêu sức khoẻ “dinh dưỡng” và “cấu trúc-chức năng” hay “tăng cường chức năng”. Các mục tiêu sức khoẻ này ít đòi hỏi các bằng chứng hơn là việc tạo ra các mục tiêu sức khoẻ rõ ràng [www.cspinet.org/reports/functional_foods 2004]. Các mục tiêu sức khoẻ như thế này sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, ví dụ như “sản phẩm này giàu calcium. calcium giúp xương chắc khoẻ”.

Thực tế, đây là 2 mệnh đề đúng nhưng lại không liên quan gì đến nhau. Một mệnh đề là về thành phần của thực phẩm và mệnh đề kia về sinh lý học cơ bản. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể diễn giải các mục tiêu cấu trúc/chức năng như thế này thành các mục tiêu nhằm giảm nguy cơ gây bệnh (Phòng tổng kiểm kê Hoa Kỳ (United State General Accounting office) , 2000; Andrews et al., 1998). Vì thế cho nên người tiêu dùng cho rằng ăn loại thực phẩm này có thể giảm nguy cơ gãy xương. Các báo cáo của Phòng tổng kiểm kê Hoa Kỳ (2000) đã nhấn mạnh rằng “sự khác nhau giũa các mục tiêu sức khoẻ và các mục tiêu về cấu trúc/chức năng không rõ ràng có thể dẫn người tiêu dùng đến việc lạm dụng”. Thật ngây thơ khi cho rằng các nhà sản xuất không biết đến những việc này. Trên thực tế, đây còn có thể là lý do tại sao các nhà sản xuất cho in các mục tiêu sức khoẻ như thế này lên những nơi quan trọng trên bao bì sản phẩm.

Bảng 2:

 Các mục tiêu sức khoẻ và định nghĩa của nó tại Hoa Kỳ (US), Vương quốc Anh (UK), Cộng đồng Châu Âu (EC) và Hà Lan.

 

US, Bộ Thực phẩm và thuốc men1

Các mục tiêu mang nội dung về dinh dưỡng

   Miêu tả cấp độ của một chất dinh dưỡng trong sản phẩm như “nguồn tốt”, “cao” hay “không” tốt”, “cao” hay “không”

Các mục tiêu cấu trúc-chức năng

   Chỉ ra rằng một chất dinh dưỡng đóng vai trò trong tiến trình sinh học cụ thể

 

Các mục tiêu sức khoẻ

   Miêu tả mối liên hệ giữa một chất trong thực phẩm với một căn bệnh hay tình trạng sức khoẻ

UK, Hội liên hiệp các mục tiêu sức khoẻ 2

Các mục tiêu sức khoẻ

   Các mục tiêu trực tiếp, gián tiếp hay ẩn ý trên nhãn thực phẩm, quảng cáo, khuyến mãi cho rằng việc tiêu thụ loại thực phẩm này sẽ mang đến lợi ích cụ thể cho sức khoẻ hay tránh một tác hại nào đó.

Các mục tiêu y học

   Các mục tiêu sức khoẻ khẳng định hay ẩn ý rằng một loại thực phẩm có đặc tính điều trị, phòng ngừa hay chữa bệnh (thương tật, bệnh vặt hay các tình trạng thể chất hay tinh thần bất lợi) hay ám chỉ một đặc tính như thế.

Ví dụ

 

“ít muối”

 

 

Ví dụ

“calcium góp phần cho sự phát triển và duy trì xương”

“calcium giúp xương chắc khoẻ”

 

Ví dụ

“Chế độ ăn uống ít muối có thể giảm nguy cơ cao huyết áp, một căn bệnh liên quan đến nhiều nhân tố”

 

 

Ví dụ

   “calcium giúp răng và xương chắc khoẻ”

 

 

Ví dụ

   “calcium giúp ngăn ngừa chứng loãng xương”

EU, Ban bảo vệ sức khoẻ và người tiêu dùng (SANCO D4)3

Các mục tiêu dinh dưỡng

   Các mục tiêu này miêu tả sự hiện hữu, không có hay cấp độ của một chất dinh dưỡng trong một loại thực phẩm.

Các mục tiêu sức khoẻ mang tính chức năng

   Là các mục tiêu sức khoẻ miêu tả vai trò của các chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển và các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể dựa trên cơ sở khoa học lâu đời và không gây tranh cãi.

Các mục tiêu giảm nguy cơ gây bệnh

   Bất kỳ loại mục tiêu nào khẳng định, ám chỉ hay gợi ý việc tiêu thụ đáng kể một loại thực phẩm hay một thành phần thực phẩm sẽ giúp giảm nguy cơ gây bệnh.

 

 

Ví dụ

“Thấp chất béo bão hoà”

 

 

Ví dụ

“Nhiều protein. protein giúp tạo và tái tạo mô cơ thể”

 

 

 

Ví dụ

“Hấp thụ đủ calcium có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Thực phẩm A giàu calcium”

Hà Lan, KAG/KOAG4

Đề nghị về sức khoẻ

   Chỉ ra tác dụng duy trì hay tăng cường sức khoẻ mà không mang một mục tiêu y học nào.

Mục tiêu y học

   Mục tiêu phòng ngừa, điều trị hay chữa bệnh

 

Ví dụ

“Tốt cho huyết áp”

 

 

Ví dụ

“Cho bạn tình trạng huyết áp tốt”

 

1 www.cfsan.fda.gov/~dms/hclaims.html truy cập vào ngày 17/2/2004

2 Hội liên hiệp các mục tiêu sức khoẻ, được thành lập vào năm 1997 là một hội liên hiệp giữa các tổ chức người tiêu dùng, ban chấp pháp, ban công nghiệp nhằm thiết lập một bộ luật thi hành đối với tác dụng của các mục tiêu sức khoẻ trên thực phẩm. Website www.jhci.org.uk/code.pdf truy cập vào ngày 17/2/2004.

3 Hội đồng Châu Âu (http://europa.eu.int/comm/food/fs/fl/fl07_en.pdf truy cập vào ngày 24/7/2003).

4 Bộ luật thi hành đối với việc quảng bá và ghi nhãn thực phẩm và thuốc men liên quan đến các ngành công nghiệp www.koagkag.nl truy cập vào ngày 17/2/2004.

Các nhà sản xuất cũng lợi dụng việc bùng nổ của thực phẩm chức năng để xếp các loại thực phẩm có lượng chất béo bão hoà, đường, calorie cao vào loại thực phẩm khoẻ mạnh. Theo cách này, các nhà sản xuất nhấn mạnh “tinh chất thiên nhiên” calcium có trong kem hay năng lượng (ví dụ: calorie) mà các loại kẹo cung cấp.

Bảng 3

Các mục tiêu sức khoẻ có thể được dùng trên nhãn thực phẩm và các loại thành phần bổ trợ ở Hoa Kỳ [http://www.cfsan.fda.gov/~dms/flg-6c.html truy cập vào 24/7/2003]

Các mục tiêu dựa trên xem xét của FDA về lịch sử khoa học

         calcium và chứng loãng xương

         Natri và chứng cao huyết áp

         Chất béo ăn kiêng và bệnh ung thư

         Chất béo bão hoà ăn kiêng và nguy cơ bệnh tim mạch vành

         Các sản phẩm ngũ cốc có chất xơ, các loại trái cây, rau quả và ung thư

         Các loại trái cây, rau quả và các sản phẩm ngũ cốc có chất xơ, đặc biệt là chất xơ hoà tan và nguy cơ bệnh tim mạch vành

         Các loại trái cây, rau quả và bệnh thư

         Folate và các khiếm khuyết thần kinh

         Đường cồn ăn kiêng và bệnh mục răng

         Chất xơ hoà tan từ một số loại thực phẩm và bệnh tim mạch vành

         protein đậu nành và nguy cơ bệnh tim mạch vành

         Este Sterol/stanol thực vật và nguy cơ bệnh tim mạch vành

Các mục tiêu dựa trên “các tuyên bố chính thức của hội đồng khoa học liên ban”

         Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên chất và nguy cơ bệnh tim và một số bệnh ung thư

         Kali và nguy cơ cao huyết áp và đột quị

 

Vì vậy, có rất nhiều cơ hội để các nhà sản xuất có thể ám chỉ các loại thực phẩm có thể tăng cường sức khoẻ mà không phạm luật và điều này đang bị khai thác một cách triệt để (Hagenmeyer, 2000). Hàng ngàn công ty cung cấp các thành phần bổ trợ cũng như các loại thực phẩm trên internet với muôn vàn hứa hẹn hoa mỹ không thể thực hiện. Các tài liệu quảng cáo như tờ rơi, báo chí được phát hành ít chịu sự quản lý khắt khe như các nhãn dán trên thực phẩm, điều này đã giúp truyền bá thêm các thông điệp về sức khoẻ. Các cách truyền bá như vậy sẽ dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng nhưng cũng không công bằng nếu đổ hoàn toàn trách nhiệm cho nền công nghiệp thực phẩm. Những quy định hiện hành dường như vẫn còn nhiều kẽ hở cho các mục tiêu sức khoẻ dễ gây nhầm lẫn này và một số công ty chắc chắn sẽ tận dụng các kẽ hở trên.

Sự mờ nhạt trong các yêu cầu đối với mục tiêu sức khoẻ của thực phẩm trái với các qui định của chính phủ về việc tăng cường chất lượng thực phẩm bắt buộc, như việc thêm íôt vào bánh mì, flour vào nước uống, vitamin D vào bơ thực vật và sữa, acid folic vào các sản phẩm ngũ cốc. Tất cả sự đo lường này được thực hiện dựa vào các cuộc nghiên cứu tỉ mỉ, hiệu quả và an toàn, được kiểm soát và duy trì tốt. Bánh mì được tăng cường, sữa và nước đáp ứng được nhu cầu của hầu hết cộng đồng trong khi thực phẩm chức năng lại không thể. Một cuộc nghiên cứu ở Phần Lan đã chứng minh rằng bơ thực vật được bổ sung stanol được tầng lớp người tiêu dùng có trình độ và thu nhập cao tiêu thụ (Anttolainen et al., 2001).

Thực phẩm chức năng trên thực tế

Bảng 1 liệt kê các loại thực phẩm sử dụng các loại vitamin và khoáng chất như các thành phần đặc biệt của nó; chúng tôi cũng nêu ra ý kiến của chúng tôi về tính hiệu quả của các thành phần này. Các mục tiêu sức khoẻ cho một vài loại thành phần trên đã được chứng minh rõ, ví dụ: thực phẩm ít muối có thể giảm chứng cao huyết áp, thực phẩm nhiều chất xơ hiệu quả trong việc chống lại một số dạng táo bón. Với những thành phần khác, các bằng chứng chứng minh tính hiệu quả của nó có vẻ yếu hơn. Hiệu quả của kẽm lozenge  trong việc ngăn ngừa các chứng cảm thông thường vẫn còn gây tranh cãi (Marshall, 2000). Việc hấp thu các vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩm chức năng, và đặc biệt là từ các thành phần phụ hỗ trợ có lẽ cao hơn nhiều so với từ các loại thực phẩm thông thường. Các tác dụng ngược lại của việc hấp thụ với hàm lượng cao như vậy tạo ra mối lo ngại lớn (Hathcock, 1997). Ví dụ, một liều lớn vitamin B6 được xem như một trong các nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh ngoại biên, và một tác giả cũng đã nêu ra một số tác hại của việc lạm dụng calcium (Giovannucci et al., 1998)

Bảng 4. liệt kê một số thành phần mới lạ có trong thực phẩm chức năng. Hầu hết các mục tiêu hướng đến việc tăng cường sức khoẻ nhờ vào các thành phần mới lạ này vẫn chưa được nghiên cứu chứng minh theo các yêu cầu về tính hiệu quả cũng như độ an toàn trong các loại dược phẩm (Linde et al., 2001). Tuy nhiên, một số thành phần đã được kiểm tra kỹ và cho thấy những hứa hẹn của nó trong việc giảm các nguy cơ gây bệnh. Một ví dụ cho trường hợp này là sterol và stanol . Các loại bơ thực vật và một số loại thực phẩm khác có tăng cường stanol và sterol thực vật ít LDL cholesterol  hơn 10% có thể đóng góp một phần quan trọng vào việc ngăn ngừa bệnh tim mạch vành. Nhiều cuộc thử nghiệm có quản lý chặt chẽ đã chứng minh được hiệu quả của sterol và stanol trong việc làm giảm LDL và không có tác hại đáng kể nào được đề cập. Tuy nhiên, độ an toàn lâu dài cũng như các tác dụng trị liệu vẫn chưa được đánh giá giống như các cuộc thử nghiệm trị liệu có phạm vi rộng theo qui mô và thời lượng thông thường đối với một loại thuốc mới. Vì thế, Hội đồng sức khoẻ Hà Lan không khuyến khích người tiêu dùng không có nhu cầu giảm cholesterol sử dụng sterol thực vật, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai (Hội đồng sức khoẻ Hà Lan, 2001). Các cơ quan quản lý khác cũng đưa ra một số giới hạn tương tự.

Bảng 4: Một vài chọn lọc các loại thành phần thực phẩm chức năng mới và ý kiến của các tác giả về hiệu quả1 của nó

Thành phần

Sản phẩm điển hình

Tác dụng hay mục tiêu đối với sức khoẻ

Bằng chứng trên con người

Stanol và sterol thực vật

Bơ thực vật, yaourt, các thanh ngũ cốc

Giảm cholesterol và nguy cơ bệnh tim mạch vành

++ dành giảm cholesterol LDL; hàm ý có tác dụng đối với bệnh tim mạch vành (Katan et al., 2003)

Vi khuẩn sữa GG

yaourt

Giảm bệnh tiêu chảy

+ dành cho chứng tiêu chảy do rotavirus ở trẻ (Isolauri et al., 1994)

- dành cho chứng nhiễm trùng do kháng sinh (Thomas et al., 2001)

Vi khuẩn sửa GG

yaourt

Giảm nguy cơ bệnh dị ứng sớm

+/0 (Kalliomaki et al., 2001)

Vi khuẩn “probiotic” sống khác, thêm đường lên men (“prebiotic”)

yaourt

Tăng cường miễn dịch

0 Có tác dụng trên một số biomarker (?) nhưng không có tác dụng đối với bệnh (De Roos và Katan, 2000)

Isoflavones (phyto-estrogens)

Các sản phẩm từ đậu nành

Giảm các triệu chứng mãn kinh; bệnh loãng xương, bệnh tim mạch

0 Có ít bằng chứng từ các cuộc thử nghiệm trị liệu (van der Schouw et al., 2000; Glazier và Bowman, 2001)

Chất catechin

Trà

Giảm nguy cơ bệnh tim mạch

+/0 (Mukamal et al., 2002; hollman et al., 1999)

Acid linoleic liên hợp

Các thành phần bổ trợ (một lượng ít xuất hiện tự nhiên trong sữa, thịt bò và thịt cừu)

Giảm cân, bảo vệ cơ thể khỏi ung thư

0/- tác dụng rất nhỏ đến trọng lượng cơ thể người (Belury, 2002)

1 Xem các tiêu chuẩn đánh giá ở phần chú thích trong bảng 1 (++, tính hiếu quả được chứng minh; + các bằng chứng hợp lý chứng minh tính hiệu quả; 0, không có dữ liệu chắc chắn; -, bằng chứng chứng minh không có hiệu quả; -- chứng minh là không hiệu quả)  

 

Pre và probiotic  là một ví dụ khác về các thành phần chức năng đã được nghiên cứu kỹ. Probiotics là loại vi khuẩn có khả năng sống được trong đường ruột và mang các tác dụng có lợi đến người tiêu dùng (Schrezenmeir và de Vrese, 2001). Một số các tác dụng đến sức khoẻ đã được chứng minh, ví dụ, thực phẩm với vi khuẩn acid lactic có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy (De Roos và Katan, 2000), và có các chỉ dẫn rằng nó có thể làm giảm nguy cơ dị ứng eczema đối với các trẻ có nguy cơ lây nhiễm cao (Isolauri et al., 2000; Kalliomaki et al., 2001). Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng chứng minh nó thực sự hiệu quả, ví dụ như phòng ngừa bệnh ung thư hay làm giảm cholesterol huyết thanh (De Roos và Katan, 2000). Prebiotics không phải là loại thành phần thực phẩm dễ tiêu, thông thường carbohydrate mới chính là thành phần có tác dụng tốt đến “thân chủ” bằng cách kích thích một cách có chọn lựa một số loại vi khuẩn sẵn có trong ruột kết và từ đó tăng cường sức khoẻ của “thân chủ” (Gibson và Roberfroid, 1995). Tuy nhiên dường như các tác dụng đối với sức khoẻ này chỉ giới hạn trong việc tăng cường chức năng đường ruột; không có bằng chứng khoa học thích đáng nào dưới dạng các thử nghiệm ngẫu nhiên hướng đến tác dụng đối với sức khoẻ khác được đề xuất, ví dụ như phòng ngừa bệnh ung thư, giảm lipid hay phòng ngừa các chứng bệnh tiêu chảy (De Vries et al., 2001).

Một thành phần thứ ba được nghiên cứu kỹ là chất polyphenol. Uống nhiều trà có hàm lượng catechin và các chất polyphenol flavonoid  khác đã được chứng minh là liên quan đến việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành (Mukamal et al., 2002). Một thử nghiệm trị liệu nhằm đánh giá những tác dụng trên có vẻ rất khả thi. Việc polyphenol giải thích cái gọi là sự ngược đời kiểu Pháp (so-called French paradox) là rất đáng ngờ , cũng giống như rượu đỏ và dầu olive không phải là các đơn chất tốt cho hợp chất phenolic nếu đem so sánh với trà hay cà phê (De Vries et al., 2001).

Bảng 5. liệt kê các thành phần thảo dược được dùng trong cả các thành phần phu bổ trợ lẫn thực phẩm, mặc dù lượng thảo dược này khi dùng trong thực phẩm thông thường là ít hơn nhiều. Độ an toàn là một vấn đề đáng quan tâm, ví dụ như các loại trà thảo dược với Aristolochia gây ung thư thận (Kessler, 2000) và các sản phẩm với ma hoàng (ephedra) gây chứng cao huyết áp, đột quỵ và tai biến (Haller và Benowitz, 2000). Việc sử dụng các loại thuốc từ thảo dược như echinacea, ma hoàng, tỏi, bạch quả, nhân sâm, kava, St. John’s Wort, và cây nữ lang không được khuyến khích sử dụng đối với bệnh nhân trước khi phẫu thuật (Ang-Lee et al., 2001). Các biến chứng có thể xuất hiện do sự tương tác giữa thuốc và thảo dược, cũng như các tác dụng trực tiếp như chảy máu hay giảm glucoza huyết. Một báo cáo của Phòng tổng thống kê Hoa Kỳ cũng đã kết luận rằng các sản phẩm không an toàn cũng có thể đến tay người tiêu dùng từ sự thiếu các tiêu chuẩn cũng như các cảnh báo trên nhãn sản phẩm (ví dụ, St. John’s Wort có thể làm giảm hiệu lực của các thuốc trị HIV), và từ các báo cáo cũng như các nghiên cứu nghèo nàn của các loại thành phần bổ trợ cũng như các loại thực phẩm chức năng (Phòng tổng thống kê Hoa Kỳ, 2000). Một báo cáo mới cũng đưa ra lời cảnh báo về việc sử dụng liệu pháp thảo dược “chống lão hoá” đối với người lớn tuổi, đặc biệt là những người có bệnh (Phòng tổng kiểm kê Hoa Kỳ, 2001). Thực phẩm chức năng chứa các thành phần trên cũng tạo nên mối quan tâm giống như trên mặc dù các thành phần phụ bổ trợ mang liều lượng thành phần cao hơn nhiều.

Tình trạng an toàn này không dễ cải thiện và cũng có không nhiều động lực khiến các nhà sản xuất chứng minh thực phẩm chức năng của họ là có hiệu quả. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng cũng như các thành phần phụ bổ trợ dành cho bất kỳ bệnh lý, bất kỳ bộ phẩn cơ thể nào, bao gồm tác dụng miễn dịch, ung thư, các bệnh về dạ dày-đường ruột, tâm lý, trí nhớ, sự minh mẫn, sức mạnh, thể lực và tuổi tác. Một vài sản phẩm loại này bán chạy và mang đến nhiều lợi nhuận cho nhà sản xuất mặc dù các bằng chứng minh cho hiệu quả của nó vẫn còn mơ hồ. Theo Southon “mặc dù các bằng chứng cho các hiệu quả này không cần thiết để tiếp thị một cách hiệu quả các sản phẩm trên, nhưng nếu tác dụng của sản phẩm được chứng minh thì việc tiếp thị lúc này mới hợp quy cách” (2000). Việc tiếp thị các loại thực phẩm mang các tác dụng đối với sức khoẻ dường như không đáng tin cậy khi các bằng chứng chứng minh công dụng của nó rõ ràng là không đầy đủ. Nhưng liệu chúng ta có quản lý được các nhà sản xuất thực phẩm, thành phần bổ trợ theo các tiêu chuẩn đúng quy cách khi mà xã hội vẫn chưa được hệ thống theo pháp luật? Để chứng minh được một thành phần thực phẩm thực sự có khả năng ngăn ngừa hay chữa trị một căn bệnh nào đó tốn nhiều tiền của và công sức và các cuộc thí nghiệm gần đây vẫn chưa được khuyến khích. Ví dụ như chất beta-carotene được nhiều người tin là có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người hút thuốc lá, vì việc tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều chất beta-carotene liên quan tới việc giảm bệnh ung thư khi lượng carotene có trong máu cao. Theo đó, các thành phần bổ trợ chứa carotene giúp giảm nguy cơ ung thư phổi đối với người hút thuốc lá (Nhóm nghiên cứu phòng ngừa ung thư alpha tocopherol beta carotene; Omenn et al., 1996). Các cuộc thử nghiệm trị liệu rộng rãi về chống oxi hoá cũng cho ra một số kết quả không như ý (Yusuf et al., 2000), mặc dù một số các cuộc thử nghiệm trị liệu gần đây đã cho thấy nó có khả năng làm chậm lại quá trình thoái hoá khi được kết hợp với chất kẽm (Nhóm nghiên cứu các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác, 2001). Một ngoại lệ mang tính tích cực nhất là dầu cá được chứng minh là có hiệu quả đáng kể trong việc phòng ngừa các vụ đột tử do bệnh tim (Gissi-Prevenzione Investigators, 1999). Từ các kết quả tiêu cực, các nhà sản xuất có lẽ phải suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định bỏ nhiều tiền đầu tư vào việc nghiên cứu mà có thể việc nghiên cứu này sẽ giết chết một sản phẩm có thể mang đến nhiều lợi nhuận cho họ. Thậm chí khi việc nghiên cứu chứng minh được tính hiệu quả của loại thực phẩm đó, các nhà sản xuất cũng khó thu hồi lại được số tiền mà họ đã đầu tư do rất khó công nhận việc sáng chế độc quyền cho thực phẩm. Một lần nữa, đây chính là một trong những hệ thống lập pháp chống lại sự xuất hiện của nhiều loại thực phẩm tăng cường sức khoẻ thế hệ mới.

Bảng 5: Chiết xuất thảo dược thường được dùng trong các thành phần bổ trợ thỉnh thoảng được thêm vào thực phẩm, và ý kiến của tác giả về tính hiệu quả của nó1

Thành phần

Sản phẩm điển hình

Tác dụng hay mục tiêu đối với sức khoẻ

Các bằng chứng trên con người

Guarana (Paulinia cupana)

Các loại thức uống

Bổ sung năng lượng, cải thiện khả năng nhận thức

++ hiệu quả do nhiều cafein

Bạch quả (từ bạch quả biloba)

Các loại thức uống, ngũ cốc

Tăng cường trí nhớ và giúp tỉnh táo

+ làm chậm lại quá trình suy yếu trí nhớ do tuổi già (Beaubrun và Gray, 2000; Ernst, 2002; Le Bars và Kastelan, 2000)

- tăng cường trí nhớ giúp tỉnh táo trên cơ thể khoẻ mạnh (Ernst, 2002; Le Bars và Kastelan, 2000; Solomon et al., 2002)

Kava (từ Piper methysticum) (??)

Các loại thức uống, ngũ cốc

Thư giãn, ổn định thần kinh, giảm stress

+/0 tác dụng anxiolytic (??) (Beaubrun và Gray 2000; Ernst, 2002), mặc dù không ở mức độ như tìm thấy trong thức uống hay ngũ cốc

St. John’s Wort (Hypericum perforatum) (??)

Các loại thức uống, ngũ cốc

Ổn định thần kinh, nâng cao tinh thần, giảm lo lắng

+/0 dành cho chứng suy nhược ôn hoà (Gaster và Holroyd, 2000), nhưng hiệu quả kém hơn trong các thử nghiệm gần đây(Shelton et al., 2001)

Echinacea

Các loại thức uống

Tăng cường miễn dịch và kháng sinh

+/0 dành cho các bệnh cảm thông thường (Melchart et al., 2000) nhưng các dữ liệu thử nghiệm không đủ sức thuyết phục (Ernst, 2002)

Nhân sâm

Các loại thức uống, trà, ngũ cốc

Bổ sung năng lượng, giảm cân, củng cố đầu óc

Ô không thuyết phục (Kitts và Hu, 2000; Bucci, 2000); không có bằng chứng chứng minh tính hiệu quả trong bất kỳ tình trạng nào (Ernst, 2002)

Gạo men bia đỏ (??)

Không dùng cho thực phẩm

Giảm cholesterol

++ Hiệu quả nhờ vào lovastatin sinh ra từ men bia (Havel, 1999)

 

Chúng ta nên đòi hỏi những loại bằng chứng nào đối với

thực phẩm chức năng?

Các hệ thống đánh giá tính hiệu quả của các mục tiêu sức khoẻ của thực phẩm có mặt ở nhiều quốc gia. Một số ví dụ như tiêu chuẩn “thoả thuận khoa học quan trọng” của FDA Hoa Kỳ  Ban Thực tiễn và các qui tắc của Hà Lan (Trung tâm dinh dưỡng Hà Lan, 2004), Ban Sáng kiến các mục tiêu sức khoẻ của Anh (Ban Sáng kiến các mục tiêu sức khoẻ, 2004). Các đánh giá này trở thành bắt buộc đối với tất cả các loại mục tiêu sức khoẻ trực tiếp hay hàm ý của bất kỳ loại thực phẩm tăng cường sức khoẻ nào. Các tiêu chuẩn đánh giá độ an toàn và tính hiệu quả của thực phẩm chức năng không cần phải giống như đối với các loại thuốc vì giữa thuốc và các thành phần thực phẩm có sự khác biệt quan trọng. Các nghiên cứu đối với dược phẩm là nhằm tách biệt hay tổng hợp các phân tử mới đối với sự trao đổi chất của con người, nhưng nội dung dinh dưỡng của các phân tử đã trở thành một phần trong chế độ ăn uống của một bộ phận lớn dân số trong hàng thế kỷ nay. Nghiên cứu mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và sức khoẻ trong một bộ phận dân số là cách làm hiệu quả nhằm tìm hướng cho các loại thực phẩm tăng cường sức khoẻ cũng như nghiên cứu độ an toàn và tính hiệu quả của nó. Khoa dịch tể học cũng đã đưa ra nhiều hướng dẫn, rất nhiều trong số đó hướng về thực phẩm khoẻ mạnh như ví dụ trong bảng 1. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm có quản lý nên được dùng nhằm chứng minh một loại thành phần trong thực phẩm chức năng là hiệu quả và an toàn. Đối với các loại thực phẩm chức năng bao gồm một số chất dinh dưỡng với liều lượng vừa phải, dường như đủ để cho thấy rằng các chất dinh dưỡng này được con người hấp thụ một cách thích đáng. Một vài ví dụ như các loại thực phẩm có tăng cường acid folic hay calcium. Đối với một số thành phần lạ hay một liều lượng cao hơn bình thường, các bằng chứng chứng minh đòi hỏi phải gần giống như đối với một loại thuốc mới, ví dụ như các cuộc thử nghiệm có quản lý trong thời gian ngắn hay dài chứng minh độ an toàn và tính hiệu quả trên động vật thử, trên các tính nguyện viên khoẻ mạnh hay trên một bộ phận dân số thử nghiệm mà loại thực phẩm đó nhắm tới. Các cuộc thử nghiệm trị liệu chứng minh hiệu quả thực tế trong việc làm giảm bệnh tật ở người (được gọi là thử nghiệm giai đoạn III) thông thường được cho là đắt ghê gớm. Tuy nhiên, hầu hết các ngành công nghiệp thực phẩm chủ yếu hay các công ty hàng hoá đều có thể chấp nhận giá của các cuộc thử nghiệm này, vì họ cho rằng kết quả mà nó mang lại sẽ tăng cường việc kinh doanh, cũng như tăng cường nhiều lợi nhuận cho họ. Ví dụ, các dữ liệu của ngành dịch tể học (Mukamal et al., 2002) cho rằng việc tiêu thụ trà liên quan tới việc giảm thiểu 30% tỉ lệ tử vong của các bệnh nhân bị chứng nhồi máu cơ tim. Một thử nghiệm trị liệu nhằm kiểm tra giả thuyết này cần đến 2500 bệnh nhân để đạt tới mức 80% ở α = 0.05. Một cuộc thử nghiệm như vậy có thể tiêu đến 2 triệu đô la mỗi năm trong vòng 5 năm. Nếu mang ra so sánh, số tiền dành cho việc quảng cáo một loại trà ở Mỹ vào năm 1998 là 41.8 triệu đô la cho một năm (Nestle, 2002). Vì thế cho nên, ngành công nghiệp trà trên thế giới có thể dễ dàng đầu tư vào một cuộc thử nghiệm trị liệu nếu như kết quả mà nó mang lại hy vọng sẽ thúc đẩy việc kinh doanh. Một cuộc nghiên cứu có thể sẽ được tiến hành nếu như chính phủ có thể đưa ra viễn cảnh của một mục tiêu sức khoẻ mà các thử nghiệm sẽ thành công. Các mục tiêu sức khoẻ như thế này có lẽ không phải duy nhất dành cho công ty đã đầu tư vào nghiên cứu nhưng điều đó làm cho việc nghiên cứu trở nên không có ích một cách không cần thiết. Một công ty có thể muốn chứng minh tính hiệu quả đối với sức khoẻ của một thành phần với hy vọng sẽ đánh gục đối thủ cạnh tranh trong việc tạo ra một hương vị mới, sự tiện lợi và giá cả cạnh tranh. Cũng như vậy, các nhà sản xuất có thể cùng nhau đầu tư vào việc nghiên cứu các loại hàng hoá có thể mang lợi cho họ.

Pháp chế chung là rất cần thiết cho sự thành công của các loại thực phẩm chức năng dựa vào bằng chứng. Nếu một mục tiêu sức khoẻ được chứng minh, ví dụ, qua một cuộc thử nghiệm trị liệu, sau đó, các nhà sản xuất có thể tự do quảng cáo sản phẩm đó; nếu một mục tiêu sức khoẻ là không có thật, nó cần bị pháp luật ngăn cấm.

Thực phẩm chức năng liệu có tương lai không?

Nếu dựa trên các cơ sở không lâu dài như vậy, thực sự có một tương lai dành cho thực phẩm chức năng nhưng còn có rất nhiều yêu cầu. Vào năm 1999, người tiêu dùng Mỹ tốn khoảng 15 tỉ đô la cho các thành phần phụ bổ trợ ăn kiêng và 16 tỉ đô la cho thực phẩm chức năng (Phòng tổng thống kê Hoa Kỳ, 2000). Tuy nhiên, hệ thống đảm bảo giá trị cho các mục tiêu sức khoẻ (hoặc theo thuật ngữ hợp pháp là: các mục tiêu về cấu trúc/chức năng hay các phát biểu về việc bổ trợ dinh dưỡng) đang bị xói mòn, và việc quản lý trên hầu hết các quốc gia còn lại trên thế giới thậm chí còn yếu ớt hơn. Như kết quả tất yếu, người tiêu dùng bị kéo vào các mục tiêu vô căn cứ và các lời ám chỉ bóng gió về các lợi ích dối với sức khoẻ của thực phẩm và các thành phần bổ trợ. Thế nhưng, đó không phải là cơ sở vững chắc cho thành công lâu dài trong kinh doanh. Sớm hay muộn, người tiêu dùng cũng nhận ra rằng họ đang bị lừa gạt. Điều này có thể lý giải tại sao việc buôn bán các thành phần bổ trợ ăn uống tại Mỹ bị suy sụp trong những năm đỉnh cao vào khoảng giữa cuối những năm 1990. Nếu như chính phủ không lập ra các tiêu chuẩn rõ ràng và nghiêm khắc cho độ an toàn và tính hiệu quả của thực phẩm chức năng thì lĩnh vực này sẽ không có một tương lai tốt đẹp.

 

Nguyễn thị Nhật Thư dịch

(HLT hiệu đính)

 

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org Hồng Lê Thọ