Vụ án Vedan Việt Nam (Hồ sơ 8)

Vietsciences-           

 

Vụ án Vedan Việt Nam

1/Đầu tư tại Việt Nam tiếp thêm tiềm lực cho các doanh nghiệp Đài Loan
2/Tổng cục Môi trường và Bộ TN-MT thiếu trách nhiệm
3/Hàng loạt doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
4/ "Ngòi nổ" ô nhiễm mới: Dầu thải điện lực, nhà máy nước
5/Miwon có hai bản thiết kế xả thải khác nhau
6/Cty giấy Việt Trì "đồng phạm" với Miwon "giết" sông Hồng
7/Liệu có truy thu được hơn 127 tỉ đồng của Vedan?
8/Nước thải của Miwon ô nhiễm quá mức
9/Để tránh những "Vedan": Chỉ cần thực hiện đúng luật là đủ!
10/Vedan thoát khỏi vụ án hình sự
11/Sau 2 ngày thanh tra, nước xả của Miwon đen trở lại
12/Nằm sát sông Thị Vải, Vedan có ý đồ trước?
13/“Lỗ thủng” hệ thống quản lý
14/Khóc từ mì tới phân
15/Đi tìm bí mật trong “vương quốc” Vedan?
16/Ý kiến“Kết” được gì từ vụ Vedan?
17/Nông dân từ chối phân bón Vedagro
18/Lời thuật của một nhân chứng “Vedan từng xả nước thải ở Sài Gòn”
19/Ô nhiễm tới mức sắt, thép, bê tông cũng mòn
20/ Giá đắt cho phát triển không bền vững
21/ĐỊNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN
22/Châu Á: Cái giá phải trả cho ô nhiễm môi trường
23/Cái giá quá đắt của phát triển
 

_____________________________________________________________________________________

1- Đầu tư tại Việt Nam tiếp thêm tiềm lực cho các doanh nghiệp Đài Loan

(trích)

2001-11-025 (Chang Chiung-fang/photos by Hsueh Chi-kuang/tr. by Scott Williams)

Thiên đường kinh doanh—Lợi nhuận béo bỡ

Vedan và tập đoàn Pou Chen là 2 công ty lớn đầu tiên mở cơ sở tại Việt Nam trong khi các chính sách cũng đang dành nhiều sự ưu tiên cho các tập đoàn lớn.

Vedan cho xây dựng nhà máy sản xuất bột ngọt (MSG) tại Việt Nam. Hiện nay nhà máy này là nhà máy sản xuất bột ngọt lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Công ty này cũng cho biết 2 lý do vì sao họ lại chọn Việt Nam: đó chính là nguồn nguyên liệu thô sẵn có và thế mạnh của nhu cầu địa phương.

Chủ tịch tập đoàn Vedan, Joel Wang cho biết nguyên liệu chính của bột ngọt là mật đường và tinh bột. Hai nguyên liệu này không phải lúc nào sẵn có ở Đài Loan. Tập đoàn Vedan cảm thấy nếu muốn duy trì cạnh tranh, họ phải tìm kiếm một nơi sản xuất mới ở nước ngoài. Vào năm 1989, Vedan đánh giá tiềm năng của các nước trong khu vực Đông Nam Á và cuối cùng ký kết một bản thư báo ngụ ý rằng Vedan sẽ xây dựng nhà máy sản xuất tại 1 khu vực vẫn chưa xây dựng mang tên Pudong tại Thượng Hải. Tuy nhiên, sau khi xem xét lần cuối cùng, Vedan quyết định chọn Việt Nam.

Chủ tịch Wang cho biết Việt Nam tiêu thụ số lượng bột ngọt rất lớn, về bản chất giống như ta đặt một thị trường tiêu thụ rộng lớn ngay tại cửa nhà máy. Bột ngọt cũng được xem là một trong những khẩu phần gia vị tất yếu trong quân đội bởi vì những người chiến sĩ có thể dùng bộ ngọt làm tăng gia vị cho thực phẩm trong khi làm nhiệm vụ du kích và dùng để cầm máu. Nhưng Việt Nam không chỉ sở hữu một nhu cầu nội địa to lớn mà còn nằm ngay vị trí trung tâm của 10 nước ASEAN. Điều này giúp Vedan dễ dàng tiếp cận thị trường 400 triệu người. Ngoài ra Việt Nam còn mang đến cầu nối thuận lợi tiếp cận thị trường Châu Âu.

Việt Nam và Vedan còn hợp nhau vì một vài nguyên nhân khác. Trước tiên, Việt Nam có nguồn cung cấp dồi dào mật đường và tinh bột sử dụng trong chế biến bột ngọt. Hơn nữa, lối sống ở Việt Nam, phong tục và xã hội chịu ảnh hưởng của Nho giáo cũng tương tự như Đài Loan. Chủ tịch Wang cho rằng “Người Việt Nam rất giống người Đài Loan. Chúng tôi cũng đón tết Trung thu, tết nguyên đán và cũng cúng tổ tiên vào ngày mồng 1 và rằm mỗi tháng.” Chủ tịch Wang kết luận, “Việt Nam có được con đường tiếp cận thị trường thế giới thuận lợi, nguồn nguyên liệu thô dồi dào, nền văn hóa tương tự như Đài Loan và cũng như các lợi thế về vị trí địa lý, đây chính một nơi tuyệt vời để chúng tôi đầu tư”

Vedan nhận giấy phép kinh doanh vào năm 1991 và trong một vài năm gần đây đã đầu tư vào Việt nam tổng số 387 triệu đô. Khu liên hợp sản xuất rộng 129ha của công ty bao gồm tất cả các cơ sở cần có tại một khu công nghiệp nhỏ. Công trình này là nhà không chỉ của nhà máy sản xuất bột ngọt lớn nhất khu vực Đông Nam Á mà còn của nhà máy đồng phát điện, cung cấp đủ nguồn điện cho Vedan và còn có thể bán lại nguồn năng lượng dư này cho mạng lưới điện quốc gia. Vedan cũng sản xuất mật Lysine và Glucose và hơn 30 loại tinh bột chế biến tại khu liên hợp, thu lợi hơn 160 triệu đô trong năm vừa qua.

Để thuận tiện hơn trong việc vận chuyển nguyên liệu thô cũng như thành phẩm, Vedan cũng điều hành bến tàu của riêng mình tại cảng Phuoc Thai. Công ty Vedan cũng tiến hành việc sắp xếp để nhân viên hải quan có thể kiểm tra hàng hóa của công ty ngay tại bến tàu. Trong khi cảng Phuoc Thai hiện nay chỉ có thể nhận tàu với tải trọng 5,000-6,000 tấn, Vedan dường như đang ngày càng mở rộng hơn. Chủ tịch Wang cho rằng trong tương lai việc nạo vét thêm lòng sông sẽ cho phép tàu có tải trọng lên đến 12,000 tấn cập bến.

Để có thể đầu tư với quy mô như thế của khu liên hợp sản xuất Vedan là rất phức tạp. Ông Wang cho biết rằng trước khi các kế hoạch được phê duyệt, công ty đã phải liên hệ với 9 Bộ thuộc chính phủ, bao gồm Bộ thương mại, Bộ giao thông vận tải, Bộ năng lượng, Bộ công nghiệp nặng, Bộ công nghiệp nhẹ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, Bộ văn hóa thông tin và Bộ ngoại vụ. Ông Wang nói “Chúng tôi đã không có được một cơ may nào. Chúng tôi chỉ làm chính xác những gì được yêu cầu phải làm”.

Vedan hiện tại đang điều hành 3 ca tại khu liên hợp, tuyển dụng 50 quản lý người Đài Loan và khoảng 1,600 công nhân địa phương. Để đáp ứng nhu cầu của nhân công, công ty phục vụ 6 bữa ăn mỗi ngày. Vedan cung cấp bữa ăn miễn phí, chỗ ở miễn phí và phương tiện đi lại miễn phí trong vòng 1 giờ đi xe…

 

2- Tổng cục Môi trường và Bộ TN-MT thiếu trách nhiệm

Thứ sáu, 03 Tháng mười 2008,

Theo nguyên tắc, sau khi kiểm tra Miwon, đoàn kiểm tra liên ngành của Tổng cục Môi trường phải báo cáo kết quả cho tổng cục và Bộ Tài nguyên - Môi trường; nhưng đến nay, cả hai cơ quan này mới nắm “thông tin ban đầu” về vụ việc (!)

Tháng 12-2007, đoàn kiểm tra liên ngành của Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN - MT) phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường (C36), Sở TN - MT Phú Thọ tiến hành kiểm tra định kỳ Công ty Miwon VN (Miwon) tại TP Việt Trì - Phú Thọ (Báo NLĐ đã thông tin). Sau đó, đến tháng 4-2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã có kết luận về sai phạm của Miwon và Sở TN - MT Phú Thọ,ra quyết định xử phạt công ty này... 200.000 đồng về sai phạm trong quản lý và thu gom chất thải nguy hại.

Trao đổi với phóng viên Báo NLĐ ngày 3-10 về mức phạt quá nhẹ nói trên đối với Miwon, ông Lương Duy Hanh, Phó Phòng Kiểm soát ô nhiễm – Tổng cục Môi trường (người từng là trưởng đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường tại Miwon vào tháng 12-2007), cho hay: Tổng cục không có quyền hạn xử phạt, tổng cục không biết chuyện xử phạt đó, trách nhiệm này thuộc về Sở TN - MT Phú Thọ; đồng thời, tổng cục đã chuyển hồ sơ cho Sở TN - MT Phú Thọ. Tuy nhiên, trước đó, ngày 1-10, Thượng tá Ngô Quang Thiệu, Trưởng Phòng Cảnh sát môi trường (PC36) - Công an tỉnh Phú Thọ, khẳng định tháng 4-2008, đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường chỉ xử phạt Miwon 200.000 đồng về hành vi sai phạm trong quản lý và thu gom chất thải nguy hại. Trước khi ra quyết định xử phạt, các thành viên trong đoàn đã có sự thống nhất.

Về việc Miwon xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra sông Hồng từ đầu năm 2007, ông Hanh nói: “Tôi không biết thế nào, phải hỏi bên sở. Kiểm tra mỗi thời điểm mỗi khác, lúc đó có cả C36 cùng tham gia”. “Vì sao hệ thống xử lý nước thải của Miwon không hề hoạt động?” - phóng viên hỏi. Ông Hanh đáp: “Các anh nói thế nào ấy chứ, ai bảo không qua xử lý?”. Trước những câu chất vấn của phóng viên về sự thiếu trách nhiệm của đoàn kiểm tra, ông Hanh đáp lại bằng những lời lẽ mất bình tĩnh, có lúc văng tục!

Ngày 3-10, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Lê Kế Sơn cho biết tổng cục và Bộ TN-MT đã nhận được thông tin ban đầu về hành vi sai phạm của Miwon, sẽ đề nghị Bộ TN-MT tổ chức một đoàn kiểm tra hoạt động của Miwon, trong đó có sự tham gia của C36 và các nhà khoa học. “Quan điểm của Tổng cục Môi trường là làm đúng và dứt điểm trong việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường của Miwon” - ông Sơn nói.

Phóng viên Báo NLĐ thắc mắc: “Khi tiến hành kiểm tra doanh nghiệp, các đoàn công tác của tổng cục phải có kế hoạch và khi hoàn tất kiểm tra phải báo cáo lãnh đạo tổng cục và Bộ TN-MT. Vậy tại sao ông không nắm được sự việc?”. Ông Lê Kế Sơn trả lời: “Sau khi có kết quả kiểm tra, đoàn kiểm tra phải có nhiệm vụ báo cáo đầy đủ, chính xác với lãnh đạo bộ”.

“Báo cáo đầy đủ, chính xác...”, vậy mà chuyện Miwon ngang nhiên hủy hoại sông Hồng trong một thời gian dài đến nay Tổng cục Môi trường và Bộ TN-MT mới nắm được thông tin. Người ta có quyền đặt nghi vấn: Phải chăng công tác kiểm tra, giám sát của Bộ TN-MT có “vấn đề”.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ vụ Vedan

Liên quan tới những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Vedan, ông Lê Văn Hợp, Vụ trưởng Vụ Thi đua – Tuyên truyền (Bộ TN-MT), nhấn mạnh: Vedan đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật môi trường của VN và sẽ phải xử lý nghiêm khắc theo pháp luật VN. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý, có một số nội dung cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Theo ông Hợp, Bộ TN-MT đang soạn thảo báo cáo vụ Vedan để trình Thủ tướng Chính phủ.

Thế Dũng

http://mobi.vietbao.vn/Xa-hoi/Tong-cuc-Moi-truong-va-Bo-TNMT-thieu-trach-nhiem/62242195/125/

3- Hàng loạt doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

(Thứ ba , 14/10/2008, 07:38)

(CATP) Thời gian qua tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp, các vụ vi phạm bị phát hiện ngày càng nhiều. Mặc dù đã nhiều lần chấn chỉnh nhưng một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn chạy theo lợi ích cục bộ, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đô thị.

Nước xả đen ngòm

NƯỚC THẢI CHỨA CẢ NHỮNG CHẤT GÂY UNG THƯ

Đêm 10-10-2008, Công ty cổ phần (CTCP) thuộc da Hào Dương, lô A18 Khu công nghiệp Hiệp Phước, Long Thới, Nhà Bè bị Phòng Cảnh sát môi trường (CSMT) Công an TPHCM bắt quả tang đang xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Đông Điền. Điều khó hiểu là ngày 2-10 mới đây, Thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường còn cho biết kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý của công ty này đạt tiêu chuẩn quy định môi trường.

Được biết, từ đầu năm 2008 đến nay, công ty này đã vài chục lần bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm về hành vi này. Gần đây nhất sau khi ông Tăng Văn Đức, Tổng giám đốc của Hào Dương hứa sẽ chấm dứt hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường kể từ ngày 17-9 thì chỉ bảy ngày sau, đoàn kiểm tra đột xuất của Ban quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp thành phố (HEPJA) đã phát hiện nước từ hệ thống xử lý nước thải của công ty xả ra sông có màu đen ngòm và bốc mùi hôi thối. Kết quả phân tích của Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐHQG TPHCM) cho thấy mẫu nước thải này không đạt tiêu chuẩn nước thải loại B theo quy định.

Kết quả giám định mẫu nước thải của Công ty Hào Dương qua xét nghiệm của Phòng CSMT CATP cho thấy nồng độ Crôm VI (một chất gây ung thư) vượt quá 40 lần mức cho phép. Một cán bộ tổ kỹ thuật của Phòng CSMT cho chúng tôi biết trong nước thải của nhiều doanh nghiệp sản xuất ngành hàng này còn chứa các chất độc hại khác với nồng độ rất cao. Hiện Phòng CSMT đã chuyển hồ sơ vụ việc cho Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ CATP để xử lý hình sự Công ty Hào Dương.

Ngày 8-10-2008, Phòng CSMT CATP phối hợp với Phòng Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) Công an huyện Củ Chi và Xí nghiệp khai thác thủy lợi tiến hành kiểm tra 5 doanh nghiệp trong cụm công nghiệp tự phát tại xã Tân Thạnh Đông và Bình Mỹ, Củ Chi về các quy định bảo vệ môi trường. Kiểm tra 5 doanh nghiệp thì phát hiện cả 5 đơn vị này đều không có hệ thống xử lý nước thải, không có báo cáo giám sát môi trường, không có hợp đồng thu gom chất thải nguy hại, không có giấy phép khai thác, sử dụng nước ngầm. Đặc biệt, trong số đó có Công ty TNHH Liên Hiệp (ấp 7, xã Bình Mỹ) có hồ sơ thiết kế hệ thống xử lý nước thải và đã được Phòng TN&MT Củ Chi xác nhận nghiệm thu nhưng qua thực tế kiểm tra đã phát hiện hệ thống xử lý không đúng như kết quả nghiệm thu của Phòng TN&MT, mà chỉ là một cái ao chứa nước thải. Trong tháng 9, Phòng CSMT đã phối hợp với Công an tỉnh Bình Dương và CA nhiều quận, huyện thực hiện việc kiểm tra hành chính, xác lập vi phạm, thu giữ tang vật để đề xuất xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như: tại quận 9, kiểm tra địa điểm mua bán ắc qui chì cũ tại phường Phước Long B, kết quả đã lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ 30 tấn ắc qui chì, 10 tấn lắc chì, 10 tấn vỏ bình ắc qui, 300kg vỏ bình xay; tại Củ Chi, kết hợp với CA tỉnh Bình Dương và Phòng TN&MT huyện kiểm tra điểm tập kết ắc qui chì cũ của một doanh nghiệp tại Củ Chi, phát hiện lập biên bản vi phạm 25 tấn ắc qui chì cũ; tại huyện Bình Chánh, kết hợp với Phòng TN&MT và CA huyện kiểm tra cơ sở nấu đồng gây ô nhiễm môi trường tại xã Tân Nhựt, phát hiện bắt quả tang việc nấu đồng tái chế, thu giữ 250kg đồng thành phẩm và khoảng 200kg đồng đang nấu tái chế...

Cống xả của Công ty Hào Dương xả thẳng ra sông Đông Điền

ĐỤNG ĐÂU CŨNG THẤY VI PHẠM

Hiện nay, thành phố như một đại công trường, các công trình xây dựng và chỉnh trang đô thị mọc lên khắp nơi, từ khu trung tâm đến các hang cùng ngõ hẻm. Những vi phạm về tiếng ồn, bụi, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép, việc vận chuyển, xử lý vật liệu gây ô nhiễm môi trường vẫn đang diễn ra khá phổ biến; tình hình xả rác thải sinh hoạt và cả bao bì, chai lọ chứa thuốc bảo vệ thực vật chưa qua xử lý ra môi trường, nhất là xuống các kênh rạch đang gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại nhiều huyện ngoại thành. Hiện tượng khai thác cát và nước ngầm bừa bãi, trái phép tại một số khu vực đang gây ra tình trạng sụt lún mặt đất và bờ sông, làm thay đổi dòng chảy và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sông.

Đấu tranh với các hành vi vi phạm trên lĩnh vực bảo vệ môi trường, Phòng CSMT CATP đã phối hợp với Thanh tra Sở TN&MT, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố tiến hành thanh, kiểm tra hơn 160 lượt doanh nghiệp tại các KCX - KCN và một số doanh nghiệp nằm ngoài KCX - KCN. Nội dung kiểm tra tập trung về hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Toàn bộ các vi phạm được xác lập qua kiểm tra đều đã giao cho Sở TN&MT trực tiếp hoặc làm tham mưu cho UBND thành phố xử lý hành chính đối với các cá nhân và doanh nghiệp vi phạm. Gần đây nổi lên trường hợp vi phạm của Công ty Tân Đức Thảo ở xã Phạm Văn Hai, Bình Chánh về việc vận chuyển, chôn lấp chất thải nguy hại không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường; CTCP thuộc da Hào Dương (KCN Hiệp Phước) sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; CTCP Hoàng Quỳnh (KCN Vĩnh Lộc) sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải... UBND thành phố đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) đối với các công ty trên về hành vi gây ô nhiễm môi trường và yêu cầu tạm ngưng hoạt động một số công đoạn sản xuất phát sinh ô nhiễm.

Phối hợp với một số Chi cục Hải quan (IDC, khu vực I, III, IV...) kiểm tra hàng nhập khẩu phế liệu của một số doanh nghiệp, lực lượng kiểm tra đã phát hiện nhiều lô hàng nhập khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường như trường hợp Công ty TNHH Kiến Thành với 19,5 tấn phế liệu nhựa nhưng chưa được làm sạch, còn lẫn nhiều tạp chất; Công ty sản xuất giấy và bao bì Thăng Long với 19 kiện (tương đương 17 tấn) giấy phế liệu chưa được làm sạch; Công ty TNHH một thành viên Mega Star nhập khẩu 56 container (tương đương 1.182 tấn) thép phế liệu có dính dầu nhớt, tạp chất chưa được làm sạch. Hải quan thành phố đã lập biên bản VPHC, ra quyết định xử phạt VPHC, buộc tái xuất các lô hàng vi phạm và đang phối hợp với CATP tiếp tục làm rõ các sai phạm khác.

Vừa qua, lực lượng CSMT đã phát hiện và chủ động phối hợp với Phòng TN&MT của nhiều quận, huyện trong việc xác minh 28 lượt vụ việc có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại các địa phương. Trong đó, tập trung vào hành vi gây ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu vực dân cư và hoạt động kinh doanh không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Qua đó, phát hiện một số vụ việc điển hình vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường như: phát hiện và thu giữ của 2 cơ sở và 1 doanh nghiệp 51,7 tấn ắc qui phế liệu (thuộc danh mục chất thải nguy hại) và 1,95 tấn chì tại 3 kho chứa hàng tại quận Tân Phú và quận 12; phát hiện và thu giữ 1.500 thùng phuy các loại còn dính hóa chất độc hại (sơn, dầu nhớt cặn, acid...) của 1 doanh nghiệp tại huyện Bình Chánh...

KIỀU HẠNH - NGỌC ANH

http://www.congan.com.vn/van_de_hom_nay/2008/10/2008

 

4- "Ngòi nổ" ô nhiễm mới: Dầu thải điện lực, nhà máy nước

09:18' 10/10/2008 (GMT+7)

- Ở TP.HCM vừa "lộ diện" một loại “rác” mới ít người biết đến, là nguồn dầu máy biến thế của ngành điện lực và nhà máy nước, có thành phần cực kỳ độc hại cho môi trường, đang lưu giữ thậm chí trong các thùng phuy chứa dầu đã mục, thủng.

Sông Thị Vải đang chết. Ảnh: Đỗ Quyên

Tại Hội thảo khoa học “Chiến lược xử lý ô nhiễm chi phí thấp kinh nghiệm từ Cộng hoà Liên bang Đức” tổ chức tại TP.HCM vào ngày 8/10, báo cáo của các nhà khoa học trong nước cho thấy bức tranh ô nhiễm trầm trọng ở TP.HCM.

Theo các báo cáo này, đã "lộ diện" một loại “rác” mới ít người biết đến, là nguồn dầu biến thế của Điện lực TP.HCM và các nhà máy nước. Thống kê của Phòng Quản lý chất rắn (Sở TN-MT TP.HCM) cho biết, tại Nhà máy nước Thủ Đức hiện đang lưu giữ 27 tấn dầu máy biến thế, trong đó có 3 tấn có chứa PCBs (Polychlorinated biphenyls) và 24 tấn bị nhiễm dầu có chứa PCBs. Nguy hại nhất khi các thùng phuy chứa dầu này đang bị mục nát và đã có hiện tượng dầu chảy rơi vãi ra bên ngoài “thấm” dần vào môi trường.

Số liệu từ các công ty điện lực thì cho thấy, mỗi máy biến thế có từ vài trăm kilogam đến 25 tấn dầu làm mát. Thế nhưng nhiều năm qua, chúng ta đã chưa quản lý được lượng dầu biến thế “rác” này và chắc chắn nó sẽ gây tác hại không nhỏ đến môi trường.

Một vấn đề khác là tình hình ô nhiễm của 3 lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy và Đồng Nai đã đến mức báo động, chất lượng nước vào mùa khô ở nhiều đoạn các con sông này ngày càng gia tăng các chất độc hại có trong nước như COD, BOD5, SS... khiến nước đen bẩn, đóng váng, cặn lắng, mùi tanh hôi. Trong đó, sông Đồng Nai có đoạn đang “chết” dần như sông Thị Vải bởi trong nước có mặt của chì, SS, COD, DO và nhiễm mặn.

Thủ phạm chính ở đây, theo ThS Lê Đại Thắng (Tổng cục Môi trường - Bộ TN-MT), không ai khác, chính là các doanh nghiệp đã tống ra môi trường loại “nước thải công nghiệp” có nhiều chất ô nhiễm độc hại - dầu mỡ, phenol, vi khuẩn, SS, hóa chất, Coliform... nhưng hầu hết lại “chưa qua xử lý”.

Nếu tại sông Cầu có 2000 doanh nghiệp công nghiệp thì ở Đồng Nai có đến 9000 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp “đồ sộ” như vậy nhưng lại chưa tìm ra doanh nghiệp “đổ” chất thải vào môi trường nhằm trốn phí bảo vệ môi trường giống như Công ty Vedan VN. Nguyên nhân chính là do con người làm công tác quản lý, kiểm soát môi trường lưu vực sông hiện nay quá mỏng. Trong tổng số 1.200 cán bộ quản lý môi trường ở VN thì chỉ có gần 150 quản lý môi trường lưu vực sông, tức bình quân chỉ có 1,8 cán bộ/1 triệu dân (!!!).

• Đỗ Quyên

http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/10/807808/

5- Miwon có hai bản thiết kế xả thải khác nhau

12:11' 07/10/2008 (GMT+7)

- Trong đợt kiểm tra Công ty Miwon ngày 6/10, đoàn kiểm tra đã phát hiện Miwon có hai bản thiết kế hệ thống xả thải mới với những chi tiết khác nhau. Khi được đề nghị giải trình về hai bản thiết kế khác nhau đó, Miwon đã không thuyết phục được đoàn kiểm tra. Câu trả lời được "để dành" vào những ngày kiểm tra tiếp theo.

Trong báo cáo gửi đoàn kiểm tra, Miwon chỉ ra những biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại, chưa thực hiện trong quá trình hoạt động của cơ sở:

Công ty này cũng chưa hoàn thành việc chạy thử nghiệm trạm xử lý nước thải mới công nghệ lên men màng sinh học.

Nguyên nhân được Miwon tiếp tục khẳng định là do việc thực hiện hợp đồng tư vấn và chuyển giao công nghệ Xây dựng và lắp đặt trạm xử lý nước thải với đơn vị nhà thầu không được thực hiện theo đúng kế hoạch. Chủ nhà thầu không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng.

Với nguyên nhân trên, Miwon đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với đơn vị nhà thầu (CTC- HATECO). Miwon sẽ nhanh chóng ký hợp đồng với đơn vị nhà thầu mới để cải tạo và sớm hoàn thiện trạm xử lý nước thải.

Đoàn kiểm tra đang xem xét bản thiết kế hệ thống xả thải của Miwon. Ảnh: T.Nhung

Sau khi được cung cấp bản thiết kế hệ thống xả thải mới của Miwon, đoàn kiểm tra đã xuống thực địa để đối soát. Cùng đi với đoàn kiểm tra, nhiều phóng viên không khỏi ngạc nhiên khi vài ngày trước, bước chân vào khu vực này của nhà máy và khu vực ngoài tường rào của nhà máy, nơi sinh sống của nhiều hộ dân, phóng viên đã phải chịu đựng một thứ mùi thối khó chịu bốc ra từ hệ thống xả thải của Miwon. Nhưng ngày 6/10, mùi hôi thối đó đã đột nhiên "biến mất một cách bí hiểm".

Một điều ngạc nhiên nữa là, cũng trong vài ngày trước, theo quan sát của phóng viên, nước thải chảy ra từ đường cống xả của Miwon ra sông Hồng là một thứ nước mầu đen. Tuy nhiên, sáng 6/10, khi đoàn kiểm xuống tận miệng cống xả để xem xét và lấy mẫu nước thì nước thải đã "biến thành" mầu vàng nhạt, chứ không phải là mầu đen như trước.

Miwon dẫn đoàn kiểm tra xuống thực địa. Ảnh: T.Nhung

Sau khi xem xét hiện trường và xem lại bản thiết kế, đoàn kiểm tra phát hiện một "ống xả sự cố". Khi được yêu cầu giải thích về đường ống xả sự cố này thì phía Miwon đã tỏ ra lúng túng rồi đưa ra một bản thiết kế thứ hai. Điều đáng nói là trong bản thiết kế thứ hai này, lại không thấy xuất hiện đường "ống xả sự cố" nói trên.

Phía Miwon một lần nữa lại giải thích không thuyết phục được đoàn kiểm tra khi tỏ ra rất lúng túng.

Ban đầu diện tích nhà máy Miwon là 15.000 m2. Năm 2004: tăng lên 48.000 m2. Năm 2006: tăng lên 68.000m2

Ông Trần Xuân Hải, Phó Giám đốc Sở TN - MT Phú Thọ, Trưởng đoàn thanh tra, yêu cầu Miwon sớm có câu trả lời xác đáng trong những ngày làm việc tiếp theo về đường "ống xả sự cố" nói trên.

Khi được hỏi về những "điểm vênh" giữa hai bản thiết kế trên, ông Hải cho rằng, vẫn chưa thể đưa ra kết luận gì, vì đoàn vẫn đang trong quá trình kiểm tra.

Được biết, trong tuần này, ngoài việc kiểm tra Miwon, Sở TN - MT Phú Thọ cũng sẽ tiến hành kiểm tra 5 công ty khác đóng trên địa bàn tỉnh, nằm dọc bờ sông Hồng.

Sau khi kết thúc ngày làm việc đầu tiên, đoàn thanh tra Sở TN - MT Phú Thọ cùng với Phó Chủ tịch tỉnh Phú Thọ, Đặng Đình Vượng đã có cuộc gặp gỡ với báo chí. Tại cuộc gặp, ông Vượng khẳng định, trong lĩnh vực môi trường sẽ phải kiểm tra, xử lý nghiêm túc, vi phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó. Hiện, các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Thọ đang tiến hành điều tra toàn diện Công ty Miwon.

Nước thải ra sông Hồng của Miwon hôm 3/10 vẫn còn đen kịt (trái) và đột nhiên chuyển mầu vàng khi đoàn kiểm tra xuống kiểm tra vào ngày 6/10. Ảnh: T.Nhung

Ông Vượng cho rằng, Công ty Miwon đã cố tình làm “liều” khi vận hành hệ thống xử lý nước xả thải trong khi chưa được cấp phép. Trước đó, năm 2007, Cục Bảo vệ môi trường cũng đã tiến hành kiểm tra Miwon, phát hiện Miwon xả thải khi chưa được cấp phép nên đã yêu cầu Miwon dừng ngay vi phạm. Sau "vụ Vedan", tỉnh Phú Thọ cũng đã tăng cường kiểm tra, có sự tham gia của Phòng CSMT.

"Tỉnh đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp với Sở TN - MT thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra. Nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý thật nghiêm khắc theo pháp luật của Việt Nam" - ông Đặng Đình Vượng nhấn mạnh.

Miwon: Thiết bị giai đoạn I: Sản xuất mì chính từ nguyên liệu acid glutamic – là thiết bị của Hàn Quốc được đưa vào sử dụng từ năm 1996. Với công nghệ của Hàn Quốc.

Thiết bị giai đoạn II: Sản xuất mì chính bằng công nghệ lên men, là thiết bị mới của Hàn Quốc. Đầu tư năm 2006, đưa vào sử dụng năm 2007, với công nghệ mới – lên men vi sinh của Hàn Quốc.

• Tuyết Nhung

http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/807316/

6- Cty giấy Việt Trì "đồng phạm" với Miwon "giết" sông Hồng

00:09' 11/10/2008 (GMT+7)

- Cơ quan chức năng gồm Cục Cảnh sát Môi trường (C36) – Bộ Công an, thanh tra Bộ TNMT, Phòng Cảnh sát Môi trường (PC 36) tỉnh Phú Thọ vừa phát hiện thêm một "đồng phạm" chung tay "giết" sông Hồng.

Kẻ "đồng phạm" với Miwon là Công ty Giấy Việt Trì (TP Việt Trì, Phú Thọ). Khi đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất tại Công ty giấy Việt Trì thì phát hiện công ty này xả thẳng nước thải ra sông Hồng không qua xử lý.

Dòng sông Hồng bị ô nhiễm bởi nhiều nhà máy. Ảnh: P.T

Sau khi xem qua bản vẽ thiết kế, hồ sơ, quy trình sản xuất của Công ty giấy Việt Trì, đoàn kiểm tra đã xuống thực địa để xem xét và đã phát hiện nhiều sai phạm. Cụ thể, phân xưởng 1 của Công ty giấy Việt Trì hoạt động từ năm 1961 đến nay nhưng không có hệ thống xử lý chất thải nên nước thải sản xuất được đổ thẳng ra sông Hồng.

Công ty giấy Việt Trì đã thực hiện không đúng các nội dung trong báo cáo quy định về màu nước, Clo, chưa có hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải, chất thải nguy hại, quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định (để ngoài trời). Ngoài ra, Công ty giấy Việt Trì cũng chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước...

Được biết, năm 2007, Bộ TN-MT đã có các cuộc kiểm tra và yêu cầu Công ty giấy Việt Trì xử lý và khắc phục những sai phạm trên, nhưng đến nay công ty này vẫn cố tình không thực hiện.

Hiện cơ quan chức năng đang phân tích mẫu nước xả thải của Công ty giấy Việt Trì để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

• Tuyết Nhung

http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/807936/

7- Liệu có truy thu được hơn 127 tỉ đồng của Vedan?

Lao Động số 233 Ngày 09/10/2008 Cập nhật: 8:35 AM, 09/10/2008

(LĐ) - Đó là câu hỏi được dư luận đặt ra sau khi Thanh tra Bộ TNMT ban hành Quyết định 131/QD-XPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Cty Vedan, trong đó có khoản tiền truy thu phí bảo vệ môi trường đối với lượng nước thải mà Vedan đã đổ trái phép xuống lưu vực sông Thị Vải.

Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế

Đó là thái độ kiên quyết của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TNMT) đối với việc xử phạt hành chính, truy thu phí bảo vệ môi trường mà Cty Vedan đã gây tổn hại cho lưu vực sông Thị Vải, trốn tránh trách nhiệm trong việc đóng phí xả nước thải công nghiệp trong nhiều năm qua.

Quyết định xử phạt của Thanh tra Bộ TNMT đã quy định rất rõ ràng, cụ thể về thời hạn và trách nhiệm mà Cty Vedan phải thực hiện: "Cty Vedan phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt này. Quá thời hạn trên, Cty cố tình không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành".

Quyết định 131 cũng yêu cầu: Sau khi chấp hành nộp tiền phạt và số tiền truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, Vedan phải gửi biên lai thu tiền phạt về Thanh tra Bộ TNMT để cơ quan này giám sát và có hướng xử lý tiếp theo.

Về số tiền truy thu phí bảo vệ môi trường hơn 127,268 tỉ đồng, Quyết định 131 quy định Vedan phải nộp trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được quyết định. Số tiền truy thu này đã được phía Vedan cam kết chấp hành tại biên bản giữa đoàn kiểm tra của Bộ TNMT và Cty Vedan lập ngày 3.10.2008.

Cũng theo Thanh tra Bộ TNMT, trong quyết định 131 có điều khoản buộc Cty Vedan phải có trách nhiệm chi trả chi phí đền bù thiệt hại, chi phí khắc phục hậu quả tình trạng ô nhiễm môi trường sông Thị Vải, đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với các tổ chức và cá nhân bị thiệt hại do vi phạm của Vedan gây ra theo quy định của pháp luật.

Vấn đề này cũng đã được phía Vedan cam kết chấp hành. Tuy nhiên, đây sẽ là một khoản kinh phí rất lớn, nhưng do mức độ thiệt hại về kinh tế cũng như các khoản chi phí khắc phục môi trường hiện chưa thể xác định được chính xác, nên sẽ phải thành lập một hội đồng khoa học để đánh giá và tính toán cụ thể mức độ để buộc phía Vedan bồi thường.

Tiền truy thu và phạt sử dụng làm gì?

Đây cũng là một vấn đề mà dư luận quan tâm trước số tiền không nhỏ truy thu được từ nguồn phí xả nước thải công nghiệp, kinh phí đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường do vi phạm của Vedan gây ra.

Theo phía Bộ TNMT cho biết, số tiền phạt thu được sẽ không đưa ra phân phát để sử dụng trực tiếp việc bồi thường, khắc phục hậu quả. Để sử dụng khoản kinh phí nêu trên có hiệu quả và đúng mục đích, Bộ TNMT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Quỹ Bảo vệ Môi trường VN tiếp nhận và sử dụng khoản kinh phí thu được từ tiền phạt, tiền truy thu nộp phí, tiền đền bù thiệt hại... do Cty Vedan và một số doanh nghiệp khác đang hoạt động trên lưu vực sông Thị Vải gây ra, nhằm bổ sung nguồn kinh phí của quỹ để phối hợp với các địa phương, các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và thực hiện đề án khắc phục hậu quả về môi trường, kinh tế và xã hội trên lưu vực sông Thị Vải.

Công Thắng

Theo dòng sự kiện

http://www.laodong.com.vn/Home/Lieu-co-truy-thu-duoc-hon-127-ti-dong-cua-Vedan/200810/109597.laodong

8- Nước thải của Miwon ô nhiễm quá mức

09-10-2008 00:49:01 GMT +7

Nước thải trong các hồ chứa của Miwon cũng ô nhiễm cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Ảnh: T.DŨNG

Dự kiến đầu tuần tới, tống đạt quyết định đình chỉ hoạt động đối với Vedan

Ngày 8-10, Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên-Môi trường - TN-MT - Phú Thọ) đã có kết quả phân tích mẫu nước thải được lấy mới đây tại Công ty Miwon VN.

Theo kết quả phân tích, mẫu nước thải lấy trước khi xả vào cống chung chảy ra sông Hồng có nồng độ chất hữu cơ như BOD5 là 246-255 mg/lít vượt từ 3-3,1 lần so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp mức B; COD là 426-437 mg/lít cũng vượt từ 5,3-5,4 lần so với tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đối chiếu với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp mức A (Miwon đăng ký khi lập dự án xây dựng nhà máy) thì BOD5 ở bể nước thải công nghiệp cao gấp 8,2 lần; COD cao gấp 8,7 lần. Còn đối với mẫu lấy nước thải từ bể chứa chất thải công nghiệp, nước thải chảy vào cống chung (gồm cả nước thải sinh hoạt, nước bề mặt) trước khi đổ ra sông Hồng cũng cho kết quả rất báo động. Theo đó, nước thải tại vị trí miệng cống xả ra sông Hồng có nồng độ chất hữu cơ BOD5 là 107-109 mg/lít, vượt từ 2,14 đến 2,18 lần; COD là 165-172 mg/lít vượt từ 2-2,15 lần (so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp mức B). Còn đối chiếu với tiêu chuẩn mức A mà Miwon đăng ký thì hàm lượng chất hữu cơ BOD5 cao gấp 3,3 lần; COD là 3,2 lần. Ngoài ra, mẫu phân tích nước thải tại vị trí xả ra sông Hồng của Miwon còn có hàm lượng sắt cao gấp 1,4 lần so với tiêu chuẩn A.

Với những kết quả trên, Miwon phải hoàn trả phí môi trường trong suốt thời gian vi phạm từ năm 2007 đến nay. Số tiền xử phạt sẽ được Sở TN-MT Phú Thọ công bố tại buổi làm việc với Miwon trong hôm nay, 9-10.

Trước đó, ngày 7-10, sau khi rà soát hồ sơ do Miwon cung cấp, đoàn thanh tra đã phát hiện trong hai bản vẽ hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp này có một bản có ống xả tràn từ bể chứa sang hồ sinh hóa, một bản không có. Phó Giám đốc Sở TN-MT Phú Thọ Trần Xuân Hải, Trưởng đoàn thanh tra, cho biết phía Miwon đã có giải thích nhưng chưa thuyết phục và đoàn thanh tra đang xác minh, làm rõ.

- Sáng cùng ngày, ông Ao Văn Thinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết ngay sau khi nhận được văn bản (qua fax) của Bộ TN-MT về việc xử lý vi phạm đối với Công ty Vedan VN, UBND tỉnh đã triệu tập cuộc họp và yêu cầu Sở TN-MT soạn ngay dự thảo quyết định đình chỉ hoạt động sản xuất Vedan. Sau khi hoàn tất dự thảo (dự kiến ngày 9-10), UBND tỉnh sẽ mời tất cả các đơn vị liên quan góp ý trước khi được ký ban hành chính thức. Nhiều khả năng vào đầu tuần tới sẽ tiến hành tống đạt quyết định đình chỉ hoạt động đối với Vedan để yêu cầu khắc phục hậu quả.

Đối với việc giải quyết công ăn việc làm cho công nhân, nông dân..., ông Thinh cho biết Vedan phải thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Luật Lao động cũng như tìm cách tiêu thụ mì cho nông dân. Được biết, hiện nay Vedan có 2.393 CB-CNV, mức lương bình quân trên 2,1 triệu đồng/người/tháng. Tổng doanh thu của Vedan từ năm 1994 đến 2007 lên đến trên 2,2 tỉ USD.

Chiều 8-10, trao đổi với phóng viên Báo NLĐ, một cán bộ của Bộ TN-MT cho biết hiện vẫn chưa xác định được số tiền để buộc Vedan bồi thường vì đã gây ô nhiễm cho sông Thị Vải. Lý do là chưa tìm được cách tính hợp lý.

Thế Dũng-Trung Thanh

http://www.nld.com.vn/tintuc/do-thi-hom-nay/242020.asp

9- Để tránh những "Vedan": Chỉ cần thực hiện đúng luật là đủ!

Thứ tư, 08/10/2008

Hệ thống văn bản luật có hoàn chỉnh đến đâu chăng nữa thì tự nó cũng chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để xây dựng một nhà nước pháp quyền, xã hội pháp quyền. Với những Vedan, chỉ cần thực hiện đúng luật là đủ, Phó chủ nhiệm UBKHCN&MT Quốc hội nói.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Quốc hội Nghiêm Vũ Khải từng hai lần dẫn đầu đoàn thị sát sông Thị Vải.

Vedan đã vi phạm xả thẳng ra môi trường 14 năm, gần đây là hàng loạt các DN khác bị phát hiện như Miwon và 40 Nhà máy ở Tây Ninh. Ý kiến của Ủy ban như thế nào về vấn đề này?

- Nhờ nỗ lực của một số cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường, trong đó có cảnh sát môi trường và truyền thông, chúng ta biết đến những vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như đã nêu. Dư luận bức xúc và đòi hỏi các cơ quan nhà nước hữu quan và các tổ chức cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm quyền, nghĩa vụ, và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu này cũng đã được UB KHCN&MT Quốc hội nêu trong báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về xử lý ô nhiễm môi trường tại khu CN, khu kinh tế, khu đô thị tháng 8/2008.

- Vụ việc Vedan bị phạt 287 triệu, vừa qua Hyundai – Vinashin bị phạt 10 triệu sắp tới Cục bảo vệ môi trường đề xuất mức xử phạt là 500 triệu, nhiều ý kiến cho ràng chưa tương xứng với mức độ tổn hại do việc ô nhiễm mà các DN này mang lại. Ý kiến của ông như thế nào về việc này?

Phạt hành chính bằng tiền chỉ là một trong các mức xử phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Còn những hình thức xử phạt khác mà pháp luật cho phép như tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi khắc phục được ô nhiễm, di dời địa điểm, đình chỉ vĩnh viễn hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 183 của Bộ luật hình sự quy định mức phạt tù đến 10 năm đối với hành vi gây ô nhiễm nguồn nước đặc biệt nghiêm trọng.

Việc áp dụng hình thức xử phạt phải theo nguyên tắc đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, vừa thể hiện tính nghiêm minh, đồng thời thể hiện tính giáo dục, nhân đạo của luật pháp nhằm giúp đối tượng vi phạm có điều kiện sửa chữa, khắc phục hậu quả do mình gây ra, giúp cho việc truyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung.

Bảo vệ môi trường: Có luật nhưng thiếu thi hành

- Theo ông, nguyên nhân của tình trạng này là gì, và trách nhiệm thuộc về ai?

Có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường chưa nghiêm.

Về trách nhiệm, thì trước hết phải thuộc về cơ quan quản lý nhà nước các cấp về bảo vệ môi rường. Khi người ta còn có thể ngang nhiên xâm hại đến môi trường, đem sức khỏe, tính mạng, chất lượng sống và tài sản của nhân dân, của nhà nước, thì môi trường sẽ tiếp tục bị ô nhiễm và ngày càng nghiêm trọng hơn.

- Vậy để xảy ra những vi phạm này, mấu chốt của vấn đề ở đây là gì?

- Vấn đề hiện nay là thực thi pháp luật, pháp luật công nhận vẫn còn có những điểm chưa thống nhất. Nhưng còn một yếu tố lịch sử để lại nữa là nước ta còn nghèo, muốn tăng trưởng kinh tế không tránh khỏi những trường hợp như vậy.

Đối với vấn đề thực thi pháp luật chưa hiệu lực là do vấn đề thiếu thi hành, bộ máy thực thi mới chỉ dừng lại trình Ủy ban KHCN&MT Quốc hội các báo cáo về ô nhiễm.

Hơn nữa về vấn đề kỹ thuật môi trường cần có sự đóng góp của các DN và người dân.

Kỳ họp sắp tới Quốc hội sẽ xem xét thông qua thuế môi trường trong đó các DN và những ai hưởng lợi từ ô nhiễm môi trường đều phải đóng thuế.

Luật pháp có nghiêm tự nó cũng không tạo nên nhà nước pháp quyền

- Có ý kiến cho rằng khung pháp lý cho hoạt động môi trường và xử lí vi phạm còn thiếu, chồng chéo, khó thực thi?

Luật về bảo vệ môi trường của VN không đến nỗi sơ sài, và đang được tích cực xây dựng và hoàn thiện. Tuy còn những hạn chế nhất định nhưng Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 với 136 điều và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, thì khung pháp lý về lĩnh vực này để để chúng ta phòng ngừa, xử lý ô nhiễm và không để xảy ra tình trạng như hiện nay.

Hệ thống ống chằng chịt, trong đó có nhiều đường ống ngầm xả thẳng nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải.

Tuy nhiên, hệ thống văn bản luật có hoàn chỉnh đến đâu chăng nữa thì tự nó cũng chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để xây dựng một nhà nước pháp quyền, xã hội pháp quyền.

Cần phải tổ chức thực hiện tốt, từ tuyên truyền phổ biến pháp luật đến kiểm tra, thanh tra, xử phạt. Những hoạt động này nằm trong trách nhiệm quản lý nhà nước.

UB của Quốc hội giám sát nhưng không thể xử lý

- Trách nhiệm của cơ quan giám sát, mà cụ thể là Ủy ban KHCN&MT trong những vụ việc như Vedan như thế nào?

Đúng là vụ việc Vedan nằm trong phạm vi trách nhiệm của Ủy ban, Ủy ban phải thẩm tra để báo cáo Quốc hội. Chúng tôi đang trao đổi với các cơ quan hữu quan, quản lý Nhà nước về vấn đề này và yêu cầu các tổ chức cá nhân về bảo vệ môi trường.

Trước đó, năm 2001 chúng tôi đã có đợt giám sát bơi thuyền trên sông Thị Vải và nhận thấy vấn đề ô nhiễm. Ủy ban đã yêu cầu các cơ quan quản lý địa phương thanh tra, kiểm tra, tháng 2/2008 đoàn giám sát do tôi dẫn đầu và làm việc với tỉnh Đồng Nai và tiếp tục bơi thuyền trên sông Thị Vải và tiếp tục đề xuất kiểm tra, giám sát.

Sắp tới, Quốc hội cũng sẽ giám sát nghe và theo dõi, xem có những vướng mắc gì trong quá trình thực hiện Luật.

- Tại sao Vedan vi phạm suốt 14 năm, Ủy ban đi giám sát, kiểm tra mà bây giờ vụ việc mới ra được công luận?

- Ủy ban chỉ giám sát về mặt quản lý nhà nước, về cơ chế, chi phí, nhân lực, nếu thấy thiếu thì bổ sung, ban hành. Còn giám sát hoạt động, kiểm sát là của công an và các cơ quan quản lý địa phương.

Những việc cần làm ngay

- Những vụ việc như Vedan để lại cho chúng ta bài học gì, thưa ông?

Chúng ta phải tập trung nâng cao năng lực quản lý về môi trường, trong đó có những việc cần làm ngay:

Một là, triển khai hướng dẫn thi hành và tuyên truyền luật về bảo vệ môi trường.

Hai là, củng cố bộ máy quản lý nhà nước về môi trường, nhất là cấp tỉnh. Nhân lực chuyên trách môi trường ở VN còn thiếu nghiêm trọng về số lượng, tính chuyên nghiệp và tính chính quy.

Ba là, hoàn thiện quy hoạch môi trường, tăng cường phương tiện kĩ thuật quan trắc, phân tích, đánh giá tác động môi trường, hiện trạng môi trường, thông tin môi trường.

Bốn là, xây dựng lực lượng cảnh sát môi trường mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, với chức năng, quyền hạn rõ ràng đủ để thi hành nhiệm vụ.

Năm là, hoàn thiện quy trình, thủ tục hoạt động tư pháp, hoạt động thanh tra, điều tra, xử phạt, tố tụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

Sáu là, tăng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường, từng bước xã hội hóa hoạt động àny, trong đó tăng cường vai trò của sơ sở, cộng đồng dân cư, vai trò hoạt động tự quản, giám sát của công dân.

Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo đảm công bằng xã hội, gìn giữ môi trường để VN có thể pháp triển bền vững.

Theo VietNamweek

 

http://tintuc.timnhanh.com/phap_luat/20081008/35A856C8/

10- Vedan thoát khỏi vụ án hình sự

Thứ tư, 08/10/2008

Ống xả chất thải ra thẳng sông Thị Vải của Vedan đã giết chết dòng sông này.

Hôm qua, Bộ TNMT đã có báo cáo trình Thủ tướng kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với Công ty Vedan. Theo báo cáo, các hành vi vi phạm của Vedan chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm để khởi tố vụ án hình sự.

Vedan bị đình chỉ 6 tháng

Ngày 6/10, Thứ trưởng Bộ TNMT, Trần Hồng Hà cũng đã kí quyết định số 1999/QĐ-BTMT đình chỉ giấy phép xả nước thải của Vedan vào nguồn nước. Thời hạn đình chỉ là 6 tháng kể từ ngày kí quyết định.

Theo đó, trong thời gian đình chỉ hiệu lực của giấy phép, Công ty Vedan Việt Nam không có các quyền liên quan đến giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và phải có các biện pháp khắc phục hậu quả.

Bộ TNMT cũng đề nghị tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất của Công ty Vedan cho đến khi hoàn thành các biện pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải. Trước 1 tháng kể từ ngày hết thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép xả thải vào nguồn nước, Công ty Vedan phải có trách nhiệm báo cáo Bộ TNMT để kiểm tra kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Việc tiếp tục đình chỉ hiệu lực của giấy phép hoặc thu hồi giấy phép được dựa trên việc khắc phục hậu quả của Vedan.

Vì sao Vedan không bị khởi tố hình sự?

Theo báo cáo của Bộ TNMT, Công ty Vedan đã họat động chính thức tại Việt Nam từ năm 1993 có tổng vốn đầu tư là 460.724.000 USD. Tính từ năm 1994 đến 2007, mỗi năm công ty doanh thu khoảng 151 triệu USD, lợi nhuận trước thuế khoảng 11,3 triệu USD.

Báo cáo của Bộ TNMT đã chỉ rõ những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của Công ty Vedan và khẳng định “là hành vi tái phạm, có tính hệ thống, có tổ chức và kéo dài, coi thường pháp luật Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với sông Thị Vải”.

Bên cạnh các hành vi vi phạm có tính hệ thống, Công ty Vedan còn có nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác rất tinh vi, cố ý, có tổ chức và kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng, hủy hoại môi trường sinh thái sông Thị Vải và đã trốn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.

Điều đáng chú ý là mặc dù sai phạm của Công ty Vedan có tính nghiêm trọng, làm ảnh hưởng nặng nề tới môi trường, song trong báo cáo trình Thủ tướng, Bộ TNMT lại cho rằng: “Theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành, các hành vi vi phạm của công ty Vedan chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm để khởi tố vụ án hình sự về môi trường”.

Về hình thức xử lý, Bộ TNMT cho rằng, các hành vi vi phạm của Công ty Vedan có dấu hiệu vi phạm các quy định khác của pháp luật, vì vậy cần tiếp tục giao cho các cơ quan điều tra bổ sung để củng cố căn cứ pháp lý. Trước mắt, tiến hành xử phạt hành chính với mức và khung hình phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm của Công ty Vedan để răn đe và buộc công ty này phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả về môi trường đối với sông Thị Vải và những thiệt hại kinh tế do Vedan gây ra đối với các tổ chức cá nhân có liên quan.

Cụ thể, xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty Vedan với hình thức xử phạt chính là:

- Phạt tiền 267,5 triệu đồng (Ngày 6/10, Thanh tra Bộ TNMT đã ra quyết định số 131/QĐ-XPHC xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường đối với Công ty Vedan số tiền này). Đồng thời truy thu khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trốn nộp là 127,2 tỷ đồng.

- Cấm hoạt động xả chất thải lỏng (dịch thải sau lên men, nước thải, dung dịch bùn thải) không đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường cho phép (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải) ra môi trường.

- Có trách nhiệm chi trả chi phí đền bù thiệt hại, chi phí khắc phục hậu quả tình trạng ô nhiễm môi trường sông Thị Vải, đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường gây ra đối với các tổ chức cá nhân bị thiệt hại do vi phạm của công ty gây ra theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ TNMT, Phạm Khôi Nguyên, cũng đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai, chỉ đạo Sở TNMT, Sở Công an phối hợp với Cục Cảnh sát Môi trường (C36), tiếp tục làm rõ vi phạm pháp luật của lãnh đạo và một số cá nhân của Công ty Vedan để xử lí hành chính theo quy định. Đồng thời các Sở, ban, ngành liên quan phải tổ chức thực hiện và giám sát chặt chẽ việc khắc phục hậu quả vi phạm của Công ty Vedan.

Theo Dân Trí

http://tintuc.timnhanh.com/phap_luat/20081008/35A8559D/

Thứ Tư, ngày 8 tháng 10 năm 2008

11- Sau 2 ngày thanh tra, nước xả của Miwon đen trở lại

07/10/2008 19h41 (GMT+7)

Chiều nay (7/10), đường ống xả nước thải của công ty Miwon lại trở nên đen ngòm và bốc mùi hôi thối như trước đây.

 Nước xả Miwon bỗng nhiên trong một cách kỳ lạ (!?)

Chưa có thông tin gì cho báo chí

Theo anh Nguyễn Hồng Cao, trú tại Phường Bến Gót, TP.Việt Trì, cách đây hai ngày, nguồn nước xả của công ty này ra đường ống khá trong và không có mùi.

“Theo tôi được biết thì mấy ngày đó các cơ quan chức năng và các nhà báo đến quan sát rất đông việc lấy mẫu nước thải về để xét nghiệm mức độ ô nhiễm của công ty này.

Tuy nhiên, đến 3 giờ chiều nay thì mọi việc lại trở lại như cũ. Ống xả của công ty này lại xả nguồn nước đen sì và mùi hôi của nó đã trở nên rất nặng”, anh Cao cho biết.

3 giờ chiều ngày 07/10 cống xả của công ty Miwon lại rặt một màu nước đen ngòm

Cùng với việc xả thải như trước đây trong ngày hôm nay, Phó Giám đốc Miwon Trương Quang Bình cho rằng, hiện tại cơ quan đang cố gắng khắc phục tình trạng nước thải trong thời gian sớm nhất, nên hiện tại chưa có thông tin gì mới để cung cấp cho các cơ quan thông tấn báo chí.

“Mọi việc kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm cơ quan chức năng đã làm hết và bây giờ chúng tôi cũng đang chờ kết quả này”, Ông Bình cho hay.

Người dân sống xung quanh bến đò cho biết: “Việc nước thải đen trở lại chứng tỏ Miwon đã không trung thực với cơ quan chức năng các nhà báo”

Tuy nhiên, dòng nước đen đã trở lại sau khi cty đã cam kết là sẽ khắc phục ngay những sai phạm trong quy trình xử lý nước thải.

Chị Hoàng Thị Hạnh, người dân bán hàng ngày tại bến đò cạnh ống xả thải, cũng bức xúc nói: “Rõ ràng là công ty đã lừa đảo cơ quan chức năng và các cơ quan báo chí. Cả buổi chiều hôm nay chúng tôi đã phải chịu đựng mùi hôi bốc lên từ ống xả thải này như những ngày trước”.

Miwon có thêm một bản thiết kế Sơ-cua(!?)

Cũng trong bản báo cáo nhanh của đoàn kiểm tra Công ty Miwon ngày 6/10, đã cho thấy qua kiểm tra đã phát hiện Miwon có hai bản thiết kế hệ thống xả thải. Ngoài ống xả thẳng trực tiếp ra sông Hồng, cty này còn có một ống xả sự cố.

Tuy nhiên, khi đề cập đến chi tiết trên đại diện của công ty đã không đưa ra lời giải thích về thiết kế này mà chủ yếu chỉ tập trung vào những biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại, chưa thực hiện trong quá trình hoạt động của cơ sở.

Công ty Miwon vẫn chưa giải thích một cách thuyết phục sự mâu thuẫn giữa hai bản thiết kế mà họ đưa ra cho đoàn kiểm tra

Khi đoàn kiểm tra truy tiếp, thay vì giải thích sự có mặt của đường ống xả sự cố, thì phía Miwon lại đưa ra một bản thiết kế thứ hai nhưng bản thiết kế thứ hai này không có mặt đường ống xả sự cố này.

Ông Trần Xuân Hải, Phó Giám đốc Sở TN - MT Phú Thọ, Trưởng đoàn thanh tra cho biết, Đoàn sẽ yêu cầu công ty giải thích thỏa đáng về sự cố này để đoàn sớm có những căn cứ trước khi công bố kết luận thanh tra.

Video clip: Nước thải nhà máy Miwon

Nhóm PV Thời sự

http://www.vtc.vn/xahoi/193497/index.htm

Ngày 26.09.2008 Giờ 13:56

12- Nằm sát sông Thị Vải, Vedan có ý đồ trước?

Ông Lê Viết Hưng, giám đốc sở Tài nguyên môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết: Vedan được phép đầu tư vào Việt Nam năm 1991, nhưng đến năm 1995, bộ Khoa học công nghệ và môi trường (lúc bấy giờ) mới thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án này. Lúc đó, bộ này cũng đã thử nghiệm cho phép Vedan đổ chất thải sau lên men ra biển trong khoảng hai năm. Thấy không ổn nên bộ đã đình chỉ việc này. Như vậy, từ khi đi vào sản xuất năm 1993 đến năm 2000, Vedan không có hệ thống xử lý nước thải. Mặt khác, thời điểm Vedan đầu tư vào Việt Nam rất sớm nên luật về môi trường chưa có và không hề có quy định nào buộc các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi đi vào hoạt động như hiện nay.

Vậy Vedan đã gây ô nhiễm liên tục, kéo dài nhiều năm qua, nhưng tại sao chậm phát hiện, xử lý? Liệu có chuyện dung túng, bao che từ cơ quan quản lý?

Khi phát hiện Vedan có hệ thống máy bơm để lén lút thải nước thải chưa qua xử lý ra sông, dư luận đã đặt vấn đề trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó đặc biệt là sở Tài nguyên môi trường tỉnh Đồng Nai. Về việc này, sau khi có kết luận của bộ trưởng Tài nguyên môi trường tại Vedan, chúng tôi sẽ có kiểm điểm, xử lý nghiêm những vi phạm. Sở Tài nguyên môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm trước hết vụ này, chúng tôi không trốn tránh, đổ lỗi trách nhiệm này.

Có nhiều nguyên nhân khiến các cơ quan chức năng không phát hiện ra những sai phạm của Vedan. Trước hết, Vedan đã nguỵ trang khéo léo bằng số vốn đầu tư lớn nhất nhì cả nước và bằng một thương hiệu uy tín. Thứ nữa, từ năm 2000 đến 2004, Vedan cũng bỏ ra hàng chục hecta đất và hàng triệu đô la xây dựng hàng loạt hệ thống xử lý nước và khí thải. Ngay như vị trí của Vedan nằm sát sông Thị Vải, không rõ là họ đã có ý đồ từ đầu khi thuê khu đất này hay không? Ở vị trí này sau khi xả nước thải, họ xoá vết tích rất nhanh… Thành thử các cơ quan quản lý yên tâm và chủ quan trước Vedan, ngay cả khi bộ Tài nguyên môi trường liên tục lập đoàn kiểm tra trong hai năm vừa qua cũng không phát hiện gì. Quả thật, những công nghệ đối phó của Vedan thời gian qua đã qua mặt các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là một bài học đắt giá trong quản lý.

Vedan là một dự án gây ô nhiễm môi trường ngay từ đầu, vậy trong thời gian qua, cơ quan quản lý có những động thái gì để hạn chế?

Trước đây, sở Khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm quản lý. Từ năm 2003, chức năng quản lý môi trường chuyển về cho sở Tài nguyên môi trường. Sở phối hợp với nhiều cơ quan thẩm định báo cáo tác động môi trường cho một số dự án “con” của Vedan mà thẩm quyền phê duyệt thuộc cấp tỉnh (nhà máy phân bón Vedagro, một phần của hệ thống xử lý nước thải…). Với những dự án thuộc cấp bộ thẩm định, sở cũng có phối hợp. Cạnh đó, sở cùng với thanh tra bộ, một số cục tiến hành thanh kiểm tra, xử phạt, yêu cầu Vedan khắc phục ô nhiễm.

Tuy nhiên, chúng tôi gặp nhiều khó khăn khi cán bộ thanh tra môi trường của sở chỉ có bảy người mà phải quản lý cả ngàn doanh nghiệp trong tỉnh, mỗi ngày thải ra môi trường trên 150.000m3 nước thải, chủ yếu không đạt tiêu chuẩn. Các quy định thanh kiểm tra về môi trường chưa thật sự hợp lý (như lấy mẫu nước, phải báo trước cho đối tượng bị thanh kiểm tra chuẩn bị, kiểm tra theo thẩm quyền phê duyệt dự án…) cũng làm giảm hiệu quả hoạt động thanh kiểm tra.

Liệu sau vụ này, công tác quản lý ô nhiễm sẽ có những cải thiện gì vì Đồng Nai không chỉ có một mình Vedan gây ô nhiễm?

Trong năm 2008, chúng tôi sẽ phân loại về môi trường đối với khoảng 300 cơ sở sản xuất, năm tới sẽ phân loại hết. Việc phân loại sẽ chia các cơ sở sản xuất ra ba loại: không gây ô nhiễm, gây ô nhiễm và gây ô nhiễm nghiêm trọng. Với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường, hoặc chúng tôi sẽ tạm đình chỉ đến khi có giải pháp không gây ô nhiễm hoặc xây dựng lộ trình giảm thiểu ô nhiễm đến 2010. Đồng thời, chúng tôi sẽ công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Song song đó, theo tinh thần của tỉnh thì từ nay đến năm 2010 sẽ không cấp phép để xây dựng thêm khu công nghiệp mới hoặc mở rộng các khu công nghiệp hiện hữu. 11/16 khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đều phải xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải vào cuối năm 2008. Khu công nghiệp nào quá tải hệ thống xử lý nước thải sẽ không cấp phép thu hút đầu tư vào đó nữa.

Nhóm PV

http://sgtt.com.vn/Detail23.aspx?ColumnId=23&NewsId=40931&RelationId=63&fld=HTMG/2008/0925/40931

Ngày 29.09.2008 Giờ 13:50

13- “Lỗ thủng” hệ thống quản lý

Tình trạng ngang nhiên vận hành "một vương quốc" ăn cắp môi trường của Vedan vừa qua một phần cũng do lỗi hệ thống trong quản lý. Ngoài ra, giờ đây những nông dân dựa vào chiếc phao Vedan bắt đầu hoang mang và phẫn nộ vì đã xài "chất thải hữu cơ" của Vedan làm phân tưới đất trồng mì

Cho dù ông giám đốc sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai có thẳng thắn nhận trách nhiệm trước tiên thuộc về mình, và coi đây là một bài học đắt giá cũng không bịt được “lỗ thủng” của hệ thống quản lý nhà nước sau vụ Vedan.

Thời điểm đầu tư của Vedan vào Việt Nam quá thuận lợi. Vedan được uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư cấp phép đầu tư năm 1991, đến năm 1993 chính thức sản xuất và gây ô nhiễm ngay. Lúc này luật về môi trường lẫn cơ quan chuyên trách quản lý về môi trường ở địa phương chưa có, vì vậy Vedan không hề bị ràng buộc bởi các yêu cầu bảo vệ môi trường. Hai năm sau kể từ khi sản xuất, bộ Khoa học công nghệ và môi trường mới tiến hành thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Vedan, cho phép Vedan đổ thử nghiệm chất thải ra sông.

Mổ xẻ chuyện quản lý nước thải của Vedan: việc cấp phép xây dựng hệ thống thuộc quyền của ngành xây dựng, vì Vedan là dự án nhóm A, nên quyền cấp phép công trình thuộc về bộ Xây dựng. Dưới bộ, sở Xây dựng cấp phép những công trình nhỏ, phụ sau đó. Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (cũ) chịu trách nhiệm thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho toàn dự án. Còn các dự án con sau này như phân Vedagro, nhà máy xử lý nước thải… lại do UBND tỉnh Đồng Nai thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Luật quy định rất rõ: ai thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, thì người đó mới có quyền kiểm tra. Thành thử, chỉ một nhà máy Vedan, nhưng có cái thì bộ kiểm tra, địa phương không được đụng vào vì vượt thẩm quyền. Có cái thì sở kiểm tra, bộ cũng sẽ không đụng đến vì nếu đụng sẽ mang tiếng là bao biện. Trừ khi phát hiện ra vi phạm pháp luật ở Vedan, thì bất kỳ cơ quan quản lý nào cũng có thể nhảy vào.

Ngay như việc thanh, kiểm tra về môi trường, luật dễ dãi, nên nhiêu khê và kém hiệu quả. Mỗi khi muốn thanh, kiểm tra, cơ quan quản lý phải có công văn báo trước cho đơn vị bị thanh, kiểm tra: kiểm tra cái gì, bao nhiêu ngày… Việc lấy mẫu nước thải, cứ tưởng xuống cống xả múc lên là xong, nhưng không phải. Muốn lấy mẫu, phải mời đối tượng tới, cùng lấy nước chia hai, cùng ký vào biên bản. Hai bên mang hai mẫu đi kiểm định, phân tích độc lập, sau đó đối chiếu lại xem cơ quan thanh kiểm tra có phân tích sai hay không. Nếu cơ quan kiểm tra tự lấy mẫu, tự kiểm định, chắc chắn doanh nghiệp làm ầm lên vì làm như thế là sai quy trình (ai nói mẫu đó của tôi), và tất nhiên kết quả không có giá trị.

Theo sở Tài nguyên và môi trường, với biên chế bảy cán bộ thanh tra môi trường hiện tại, năm 2006, đã thanh tra trên 500 cuộc, năm vừa qua thanh tra gần 350 cuộc. Cuối cùng, hoạt động thanh kiểm tra cũng giống như cưỡi ngựa xem hoa.

Gần đây, Chính phủ có giao nhiều quyền cho ban Quản lý các khu công nghiệp, nhưng khi rà soát lại, tất cả những quyền đó đều được nhiều luật giao cho các cơ quan khác rồi. Thí dụ: về môi trường, luật đã giao cho UBND cấp tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; về xây dựng giao cho sở Xây dựng cấp phép dự án… Điều dễ nhận thấy trong các quy định của luật pháp hình như không có một đầu mối quản lý nhất định – một cung cách quản lý đáng sợ. Nhìn vào, ai cũng có quyền, nhưng không ai chịu trách nhiệm. Thí dụ, tàu của họ đậu ở cảng, quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế, hải quan, biên phòng… ai cũng kiểm tra được. Hay ở một khu công nghiệp, ai cũng có quyền kiểm tra. Tài nguyên môi trường vừa cấp phép và kiểm tra về môi trường; xây dựng vừa cấp phép xây dựng, thoát nước và kiểm tra; chưa kể kế hoạch đầu tư, ban quản lý khu công nghiệp…

Gom lại những cơ quan quản lý ấy về một đầu mối cho ban Quản lý các khu công nghiệp đại diện cho nhà nước tại khu công nghiệp ấy. “Anh” này sẽ có toàn quyền cấp phép, kiểm tra và chịu trách nhiệm để sau này, khi có chuyện gì xảy ra, “anh” không thể đổ thừa chuyện này của “ông” môi trường, chuyện kia của “ông” xây dựng nữa. Có thế, may ra mới khắc phục được những lỗi hệ thống. Nhưng muốn gom về một đầu mối, thì phải thế nào, thật không dễ!

Doãn Khởi

http://sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&NewsId=41011&RelationId=63&fld=HTMG/2008/0928/41011

Nông dân chơi với Vedan

14- Khóc từ mì tới phân

Diện tích trồng mì (phía bắc gọi là củ sắn) tăng lên trong khi giá phân bón, nhân công tăng cao, đã vậy các doanh nghiệp thu mua chậm vì không xuất khẩu được

Tây Ninh vào mùa thu hoạch khoai mì, trên các trục đường chính, xe công nông, xe bò, chất đầy mì chạy băng băng. Một bác nông dân chỉ tay về phía những chiếc xe, bảo không bán kịp, gặp mưa chỉ 3 – 4 ngày là thối hết.

Giá thu mua mì tươi đầu vụ 1.000đ/kg, nhưng mấy ngày gần lượng thu hoạch mì nhiều nên giá mì giảm chỉ còn 600 – 700đ/kg. Giá giảm, phân bón lại tăng 30%, chưa tính giá nhân công cũng tăng. Bà Nguyễn Thị Hương, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, cho biết, 3 hecta mì cho 60 tấn, trừ hết chi phí, tính ra năm nay gia đình lỗ gần chục triệu đồng. Mì đang lúc thu hoạch rộ mà các nhà máy chế biến tinh bột trong vùng thu mua chậm nên các thương lái ép giá, có khi chỉ còn 500đ/kg.

Không riêng gì người trồng mì ở Tây Ninh, các hộ dân trồng mì ở Bình Phước cũng lo bị ép giá. Theo thống kê, hiện nay tỉnh Bình Phước với 70% diện tích đất nông nghiệp được thâm canh cây mì để cung ứng cho các nhà máy sản xuất chế biến bột ngọt. Ông Trần Tấn Lộc, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước cho biết khả năng dư thừa nguồn cung cấp mì và các khâu trung gian trong hệ thống thu mua làm sụt giá. Trước kia, Vedan từng đầu tư cho vùng nguyên liệu, nhưng chỉ được một thời gian thì ngưng.

Bón phân bạc màu

“Đánh bạc” với việc trồng mì, người dân đang lúng túng trước hiện tượng đất bạc màu sau khi bón phân do Vedan cung cấp. Theo người dân địa phương, những năm 1998 – 1999, Vedan cho xe chở những bồn chất thải qua các huyện Dương Minh Châu, Tân Biên của tỉnh Tây Ninh lén lút đổ. Chất thải này đã bốc ra mùi hôi thối ảnh hưởng đến khu dân cư. Chính quyền huyện và sở Tài nguyên môi trường tỉnh Tây Ninh đã cho lập biên bản và cấm đổ.

Một thời gian sau, Vedan chở phân hữu cơ Vedageo bán cho nông dân, với giá 200.000đ/tấn. Vụ mua bán diễn ra cho đến năm 2006 thì ngưng, khi ấy giá phân Vedageo lên đến 500.000đ/tấn.

Theo những người dân đã sử dụng loại phân này, năm đầu bón cây mì lên xanh tốt nhưng không củ, vài năm sau diện tích đất có bón chất thải bị chai và bạc màu hết. Không riêng gì vùng Tân Biên, các hộ dân trồng khoai mì dọc theo sông Buông ở ấp Tân Lập và Tân Cang cách đây ba năm cũng sử dụng loại phân bón ruộng dưới dạng lỏng, chở trên các xe kéo, gọi là phân Vedan. Người dân cũng không hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ, chỉ nghe nói loại phân này là các tạp chất thải ra từ nhà máy Vedan, mua bón ruộng tốt cho cây, hoa màu, nhất là khoai mì. Sau một đến hai vụ mùa hoa màu phát triển bình thường, sang đến vụ mùa thứ ba thì cây cối, khoai mì chết hàng loạt, thối củ, thối gốc, đất nổi lên một loại nấm vàng. Ngay cả những người không trồng khoai mì trong vùng, thay thế bằng trồng cây tràm bông vàng, cũng bị tình trạng tràm chết, thân nổi lên nấm vàng, không rõ bệnh gì. Những vùng đất bón phân Vedan trong khu vực xã Phước Tân trở nên hoang hoá, cằn cỗi, gần như bỏ hoang.

Một cán bộ sở Tài nguyên môi trường tỉnh Tây Ninh cho biết: một số người vẫn cho đó là phân vì có hàm lượng chất hữu cơ cao, tác động nhanh đến cây trồng, cho cây xanh tốt. Nhưng bên cạnh đó còn có nguyên tố kim loại nặng với hàm lượng cao và đây là nguyên tố độc hại, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến đất đai và cây trồng.

Vị cán bộ này lập luận nếu là phân thì phải có nhãn mác, hàm lượng các chất và hướng dẫn sử dụng.

Hằng – Tân – Ý – Duy

http://sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&NewsId=40930&RelationId=63&fld=HTMG/2008/0925/40930

 

Ngày 28.09.2008 Giờ 16:01

15- Đi tìm bí mật trong “vương quốc” Vedan?

Cách đây 17 năm, tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai, một “vương quốc” rộng 120 hecta ra đời. Đúng một tuần trước, không hẹn mà lần lượt gần 20 phóng viên đến thăm “vương quốc” Vedan. Nơi đây không có văn bản chính thức mời báo chí ngày hôm đó. Họ đến vì nghe tin cơ quan chức năng đến.

Hệ thống ống nước thải như một mê cung. Ảnh: TTXVN

Mỗi phóng viên đến, dù xuất trình giấy tờ hay không, đều được kẹp đè lên bảng số xe một bảng số riêng của Vedan đánh dấu xe khách; ở trong vương quốc này, bảng số xe lưu thông được đánh riêng theo cách của Vedan. Ngay sau đó, từng phóng viên được từng bảo vệ “áp tải” thật lịch sự vào thẳng phòng VIP, có bàn ghế, có bày bánh ngọt, nước uống và thuốc lá ba số, quẹt lửa thật lịch sự.

Từng phóng viên được “áp tải” vào vì họ không đến cùng một lúc. Căn phòng đầy khói thuốc. Có phóng viên ngỏ ý muốn đi đâu đó thì được nhân viên bảo vệ (luôn luôn có hai nhân viên túc trực phía ngoài cửa phòng VIP) chặn lại và trả lời thật lịch sự rằng ngay cả nhân viên công ty cũng không được tự do đi lại ở đây, vì có nhiều chỗ chứa hoá chất độc hại, có thể bị nhiễm. Đối với các nhà báo, càng không dám để họ đi lại tự do, e không gánh nổi trách nhiệm nếu có người bị nạn.

Thế là, những người “tù tạm thời” bước ra khỏi phòng VIP chỉ còn một chọn lựa là để nhân viên bảo vệ “áp tải” thẳng ra cổng.

Thuốc lá, bánh gói còn dang dở được dọn đi thay mới theo một chu kỳ rất nhặt. Nước uống cũng vậy. Trong phòng, ngoài chuyện ăn và hút, tán dóc, phóng viên chỉ còn biết chơi game. Đến trưa, lịch trình là buổi làm việc của cơ quan chức năng với Vedan không xong, cơm nước được dọn vào phòng VIP cho khách không mời.

Ngay cả một quan chức cao cấp của bộ Tài nguyên môi trường khi vào đây cũng chỉ được đi “tham quan vương quốc” một mình, không có tuỳ tùng, vì lúc này nơi đây đã bị “niêm phong”. Cánh nhà báo thất vọng vì không thể đi theo. Trước đó, có bốn nhân viên cơ quan chức năng giả dạng xin vào làm nhân viên cho Vedan, nhưng chắc cũng không đi được nhiều.

Ở các nước, hội bảo vệ người tiêu dùng có thể yêu cầu Vedan mở cửa để giám sát hoạt động sản xuất, kiểm tra chất lượng “nhân văn” của các sản phẩm mà công ty này làm ra. Cảnh sát môi trường được trang bị cả... đại bác để ứng phó nếu doanh nghiệp chống đối

Suốt buổi chiều, cánh nhà báo chiếm lĩnh trọn phòng VIP cũng chỉ chịu cảnh sanh cầm. Mãi đến gần 7 giờ tối, sự mất kiên nhẫn của tù viên tạm thời đã lên đến cao trào, phiên làm việc với cơ quan chức năng đã xong, vị lãnh đạo đại diện Vedan bước vào phòng VIP để tiếp khách không mời. Việc đầu tiên của ông là hút thuốc và vòng tay xin lỗi vì những việc Vedan đã làm và bày tỏ sự áy náy vì để phóng viên tốn công chờ đợi.

Những câu trả lời của vị lãnh đạo thật ngắn gọn, không có thông tin mới. Sau đó, cánh nhà báo được tiễn ra về, có bì thơ gởi kèm. Một số phóng viên cho biết họ đã bàn với nhau không nhận bì thơ, nhưng không biết chắc có ai nhận không.

Đấy là sự thật bên trong “vương quốc” Vedan. Một sự thật mà các nhà báo không biết được gì ngoài phòng VIP. Trước một lực lượng bảo vệ hùng hậu như thế, qua tìm hiểu của phóng viên SGTT, đội trưởng đội bảo vệ ở đây là ông Võ Văn Lượng, tức là Tư Định, nguyên bí thư thành uỷ thành phố Biên Hoà.

Nhóm PV SGTT

http://sgtt.com.vn/Detail24.aspx?ColumnId=24&NewsId=40929&RelationId=63&fld=HTMG/2008/0925/40929

Ngày 03.10.2008 Giờ 16:35

Ý kiến

16- “Kết” được gì từ vụ Vedan?

Sau cú “hụt hơi” – khó xử lý tội gây ô nhiễm nguồn nước mà báo chí đã phân tích, ít ra là tính đến thời điểm này, mà nguyên nhân là pháp luật hình sự của ta chưa sát thực tiễn, thì có vẻ như người dân không còn hồ hởi lắm khi hay tin Vedan bị đề nghị xử lý hành chính. Dù rằng, Vedan đang bị đề nghị xử phạt “mút khung”, với số tiền là 216,5 triệu đồng, kèm theo là biện pháp đình chỉ hoạt động xả thải để khắc phục ô nhiễm môi trường. Và rất có thể Vedan sẽ còn phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại từ việc gây ô nhiễm nguồn nước cho người dân ven sông Thị Vải nếu họ có yêu cầu.

Bởi việc xử lý hành chính Vedan thì có gì là lạ? Chẳng phải trước đó Vedan đã “quá tam, ba bận” bị xử lý bằng hình thức này rồi đó sao? Còn người dân có quyền đòi bồi thường thiệt hại ư? Thế số tiền lên đến trên chục tỉ đồng mà Vedan “hiệp thương” vào năm 1996 cho cư dân quanh sông Thị Vải là số tiền gì, nếu đó không phải là số tiền bồi thường thiệt hại?...

Nhưng dường như đâu đó, vẫn ẩn chứa những ấm ức, khó nói. Người ta chỉ có thể thông cảm một phần sai sót cho những người soạn luật hình sự, khi họ chưa lường trước được những diễn biến phức tạp của đời sống hội nhập. Nhưng người ta không thể cứ mãi buộc phải chấp nhận những sai sót của các cá nhân không hoàn thành chức trách mà Nhà nước giao trong suốt 14 năm Vedan vi phạm, nhất là khi những “kiến giải” của những vị này trên báo chí lại rất “tréo ngoe”?

Tại sao ngay lần đầu, hay ít ra cũng là lần sau cùng xảy ra vào năm 2005, khi xử phạt hành chính, các cơ quan chức năng không sử dụng biện pháp tước giấy phép môi trường, buộc khắc phục hậu quả, vốn được pháp luật cho phép thực hiện từ năm 1996, mà phải đợi đến tận hôm nay? Câu trả lời có thể lại là tại trình độ, năng lực cán bộ ta yếu kém, tại Vedan tinh vi. Câu trả lời đó hoàn toàn không ổn, vì những điều đó không liên quan gì đến quyền tước giấy phép hay buộc khắc phục hậu quả cả.

Ai cũng biết nếu làm triệt để thì chi phí để khắc phục ô nhiễm môi trường bao giờ cũng đắt hơn rất nhiều so với chi phí xử lý nước thải ban đầu. Đơn giản là vì, khi phải khắc phục, ngoài chi phí tìm kiếm các chất thải ô nhiễm lẫn trong nước, doanh nghiệp vi phạm vẫn còn phải bỏ chi phí cho việc xử lý lại chất thải đó theo đúng quy trình quy định. Đó là chưa nói tới những chi phí khác có thể phát sinh thêm như phải bồi thường thiệt hại về môi trường sinh thái, tài sản, sức khoẻ... Nếu bị xử lý đúng với các quy định nói trên, thì có lẽ Vedan dù có “gan trời” cũng không dám nghĩ đến việc thải nước ô nhiễm và rất có thể, hậu quả ô nhiễm nguồn nước sông Thị Vải đã không nặng nề như hiện nay.

Tất nhiên, làm rõ những quy định của pháp luật trong việc xử lý Vedan trước đây là một chuyện, còn việc có điều tra được những cá nhân nào đã “nương tay” đối với Vedan hay không lại là một chuyện khác. Thế nhưng, mọi người đều mong muốn, được xem phần kết của câu chuyện Vedan sẽ “kết” như thế nào, nhất là cái kết ấy có làm cho môi trường sống của chúng ta tốt hơn không.

Luật sư Trịnh Thanh

http://sgtt.com.vn/detail29.aspx?newsid=41241&fld=HTMG/2008/1002/41241

Ngày 29.09.2008 Giờ 07:45

17- Nông dân từ chối phân bón Vedagro

Vedan từng được coi như là ân nhân của nông dân, vì nhờ Vedan, họ có thể kiếm sống từ củ khoai mì. Nhưng giờ đây, những người trồng khoai mì đã lao đao, và họ đã sử dụng quyền từ chối thứ phân hữu cơ mà hãng này bán cho họ để bón khoai mì. Nhưng tác động của phân bón Vedagro vẫn chưa được đánh giá, phải chờ cơ quan chức năng...

Bãi cỏ bị chết khô do nhiễm phân lỏng

Đã hai vụ nay, hàng trăm hộ nông dân tại ba xã Long Đức 1, Long Đức 2 và xã Tam Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai thất thu khi trồng khoai mì bán cho công ty Vedan. Đã nhiều năm, nông dân ở đây trồng khoai mì và có lãi, trung bình một vụ (một năm), mỗi hecta kiếm được khoảng 10 triệu. Đây cũng là ba xã trọng điểm của huyện Long Thành sử dụng phân bón Vedagro (dạng nước), một sản phẩm làm từ chất thải bột ngọt của công ty Vedan.

Tại đại lý phân bón Vedagro của ông K., nhiều tháng nay, không ai đến mua phân về tưới khoai mì như trước. Cho dù giá hiện nay là 400.000 đồng/tấn, nhưng hầm chứa phân lỏng của ông gần như trơ đáy. Ông K. chủ đại lý đã có chín năm sống chết cùng phân Vedagro kể, trước đây mỗi mùa, ông bán khoảng 8.000 – 9.000 tấn phân cho các hộ ở cạnh đây. Nông dân mua phân tưới chủ yếu cho khoai mì, tràm và điều. Thứ phân này rất lạ, tưới xuống cỏ cây chết rụi như xịt thuốc cỏ, nhưng khoai mì lên tốt, củ nhiều. Ngược lại với bây giờ, ngày vào vụ, đại lý của ông, xe bồn chở phân chạy tấp nập. Chín năm bán phân, ông K. cũng đã phải bỏ tiền túi bồi thường cho không ít ao cá vì chỉ cần một ít phân lỏng chảy xuống ao, cá sẽ chết hết, nổi trắng. Điều này, trước đây, ông Nguyễn Khắc Toà, chủ tịch xã Phước Bình (Long Thành) cũng từng kể: ở xã ông, khi phân của Vedan về, trời mưa nước chảy xuống ao, cá chết hàng loạt.

Tính bình quân, mỗi vụ, nông dân tưới từ 10 – 12 tấn/ha. Vì thấy tốt cho cây khoai mì và rẻ, nên tất cả đều dùng. Chỉ có điều, khi tưới phân xong, ruồi nhặng sinh sôi nảy nở khắp vuờn ruộng, hôi thối cả vùng. Những ngày đầu sản xuất, công ty Vedan không những cho không phân lỏng, mà còn gửi thêm tiền xăng cho các xe đến lấy phân. Dần dà, thấy nhiều người dùng, nên họ bán. Ông Hiếu, chủ một trang trại 10ha cho biết, cũng chẳng lường được lợi hại, nhưng thấy rẻ hơn các loại phân hữu cơ khác nhiều nên cứ mua tưới.

Thế rồi, chẳng biết tại sao, mùa năm kia, hầu hết diện tích trồng khoai mì của ba xã bị bệnh (nông dân nơi đây gọi là nhiễm nấm). Lá cây khoai mì vàng xuộm, èo uột như bị phun thuốc độc. Cuối vụ thu hoạch, chẳng có mấy củ, toàn sượng và nhỏ tí. Ngỡ ít phân, mọi người lại tưới thêm, nhưng kết quả thu hoạch vẫn thế, ông Long, một nông dân kể. Trung tâm khuyến nông của tỉnh về lấy mẫu kiểm tra, sau đó yêu cầu bà con thay giống mới vì có lẽ giống đang trồng đã bị thoái hoá. Nghe lời, nhiều người đổi giống nhưng khoai mì vẫn èo uột, vàng xuộm, ít củ. Người ta bắt đầu nghi ngờ nguyên nhân chết khoai mì là do phân. Một nông dân cho biết, nếu sự thật như vậy, ông sẽ kiện đòi bồi thường. Cuối cùng, những nông dân trồng khoai mì quyết định không tưới phân nữa, nhưng mọi sự vẫn thế, người trồng khoai mì vẫn thất thu, lỗ vốn. Người trồng không tưới phân, đại lý của ông K. cũng không lên công ty lấy phân về trữ nữa.

Một chủ trang trại gần đó nghi ngờ, phải chăng, cả một vùng đất toàn tưới phân này, nên bây giờ đất trồng đã chai, không còn màu mỡ, mầm bệnh cũng từ đó mà sinh ra? Nhưng sự thật tại đâu, lại phải chờ đến cơ quan chức năng. Chỉ biết, sau một số năm trồng khoai mì có lãi, nay, người nông dân lại lỗ vốn, mất đi những gì họ đã có được.

bài và ảnh Vĩnh Hoà

http://sgtt.com.vn/Detail3.aspx?ColumnId=3&NewsId=41014&RelationId=63&fld=HTMG/2008/0928/41014

Ngày 02.10.2008 Giờ 07:23

LTS: Cuối cùng phóng viên SGTT cũng tiếp cận được một vài người dính líu với Vedan, nhưng chỉ là từng dính líu hoặc quyết định hết dính líu. Trước đó, những cánh cửa của những nơi có thông tin liên quan đến Vedan đều đóng lại trước phóng viên, vì một nỗi sợ

18- Lời thuật của một nhân chứng

Vedan từng xả nước thải ở Sài Gòn

Phóng viên SGTT tiếp cận được một người chạy xe bồn bị nghỉ việc vì không chịu chở nước thải đổ xuống cống rãnh ở Sài Gòn. Vedan đã thuê đổ nước thải ở Sài Gòn từ năm 1993 đến 1998, mỗi đêm trên 600 khối, nhờ sự tiếp tay của mấy ông chủ xe bồn người Việt gốc Hoa.

Bãi tập kết xe bồn gần công ty Vedan. Những ngày này xe đang nằm không. Ảnh: Nguyễn Đình

Anh Lê N., đang sống tại xã Tam Thới Thôn, Hóc Môn, kể: “Năm 1995, tôi phải bỏ nghề lái xe bồn vì tôi không đồng ý chở nước thải cho Vedan vào đổ trong các cống ở Sài Gòn, phần vì sợ bị tù tội, phần vì thấy làm vậy mai sau con cháu mình chết hết”.

Từ năm 1993, tôi bắt đầu lái thuê xe bồn cho đoàn xe 11 chiếc của các ông chủ Sáu Đ. L., Vạn P., Bắc H. và Tư H. Công việc của chúng tôi là lái xe vào nhà máy Vedan ở Đồng Nai, đến khu vực có hai cái bồn chứa cao mười mấy mét, mở nắp họng nhận nước từ van xả đầy bồn 16 khối, rồi chạy về xả đổ thẳng xuống cầu Bến Cát, rồi về Sài Gòn dọc theo ngã năm Chuồng chó, đường Âu Cơ, cảng 1, cảng 2 bên quận 6, đổ xuống cống. Mỗi xe được trang bị hai ống kéo xuống dưới gầm cầu hai bánh sau. Lấy nước ở bồn Vedan mất 15 phút, xả mất 10 phút một xe. Vừa xả vừa run.

Vào những năm tôi làm, từ năm 1993 đến 1995, mỗi đêm như vậy, cả đoàn chạy đổ khoảng 45 chuyến, trong đó có ba xe đi Bảo Lộc, Lâm Đồng, Gia Lai. Các chuyến kia chạy về Sài Gòn ngã Bến Cát, đổ xuống cống từ mười giờ đêm đến một giờ sáng hôm sau thì ngưng. Có chiếc đổ thẳng xuống ngay cầu Phú Hữu, có chiếc đổ ngay chỗ ngày xưa có mấy ao sen, bây giờ xây nhà máy bia Tiger. Mấy chiếc đi miền Trung thường đổ vào bồn lớn để Vedan bán cho các chủ trang trại cà phê, cao su. Không hiểu sao cái loại nước đó, chỉ cần đổ vào trảng tranh cao ngút đầu ở Đồng Xoài, Bình Phước, và ngày mai tranh vàng úa. Đi lấy nước xả mà bị bắn vô mắt, cay xè, năm phút chưa mở mắt ra, nước dính tay mà đi tiểu dính vô ấy, thì rát phải biết…

Đoàn xe hồi đó đậu ở phía bên kia đường trước cổng nhà máy Vedan, dài ra có khi tới cảng Phú Hữu. Chờ đến đêm là hoạt động. Tài lấy nước thải xong, ra làm phiếu, nói tiếng là mua nước phân, chứ thực ra Vedan trả cho mỗi chuyến như thế từ năm trăm ngàn đồng đến ba triệu đồng tuỳ cự ly đổ thải xa hay gần.

Năm 1993, do có ai đó báo cáo, một chiếc xe bồn chở nước thải của Tư H. bị công an Hóc Môn bắt trên quốc lộ 1A khi đang xả ngay chỗ bây giờ là hãng bia Tiger. Ba ngày sau, Tư H. lãnh được xe ra.

Lúc đó tôi sợ quá, không chịu chở vào Sài Gòn. Tôi nói: “Lỡ tui bị bắt, mấy ông có lãnh tui ra, có lo nuôi vợ con tôi không? Mấy ông làm như vậy, không sợ tội sao? Con cháu mai sau chết hết!”. Mấy ổng bảo: “mày làm thuê, thì cứ lo làm thuê, lo gì việc đó. Bị bắt, thì ba ngày tụi tao lo cho ra. Chuyện vợ con, thì ai lo cho xuể”.

Tư H. là người gốc Hoa, hồi đó, có một nhà máy nước đá ở gần cầu Bến Cát, hùn hạp làm ăn vụ nước thải với Vedan, có đứa con trai lấy cô D. kế toán của Vedan, người ở Biên Hoà, cô này hay xuất hoá đơn cho tụi tôi mỗi khi lấy nước xong.

Tôi nghỉ, nhưng bạn còn làm ở đó cho biết: Vedan đổ nước thải ở Sài Gòn mãi đến năm 1998 mới thôi. Hôm rồi, có ông còn cho biết: Vedan mới ngừng “bán” nước thải cho tư nhân cách đây ba tháng thôi. Tài xế cũ tôi quen, bây giờ chỉ còn một, hai người thôi, cánh lơ đã lên thay thế hết.

Từ lúc tôi không chịu chở xe bồn vào Sài Gòn, nên bị buộc nghỉ việc. Tôi nghỉ chỗ Tư H., qua làm chỗ khác vài bữa, cũng lâm vào cảnh cũ, cũng chở nước thải đi đổ vào cống Sài Gòn. Tôi quay ra chạy xe 60 chỗ, 45 chỗ, 25 chỗ cho mấy người quen có xe. Ai kêu thì chạy, chứ không thể làm cái nghề đổ nước thải xuống cống. Vedan mà không triệt thì mai sau con cháu mình chết hết. Tôi không chịu được, phải nói ra, tôi không sợ gì hết.

Công Khanh – Việt Đức (ghi theo lời kể của anh Lê N.)

http://sgtt.com.vn/detail3.aspx?newsid=41167&fld=HTMG/2008/0930/41167

19- Ô nhiễm tới mức sắt, thép, bê tông cũng mòn

Đồng Nai, (NV) - Cách nay gần ba tháng, hai tàu chở hàng của Nhật đã từ chối vào Cảng Gò Dầu B, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vì mức độ ô nhiễm của sông Thị Vải cao tới mức họ sợ nước sông làm hư vỏ tàu. Mới đây, lại có thêm một số tàu chở hàng của Singapore cương quyết không... “chơi” với cảng Gò Dầu B vì lý do tương tự.

Điều này khiến những doanh nghiệp có nhà xưởng quanh Cảng Gò Dầu B “chới với”. Tàu biển không chịu vào cảng Gò Dầu B đồng nghĩa với việc không có nguyên liệu để sản xuất, sản phẩm ứ đọng vì không có phương tiện vận chuyển. Nếu tổ chức nhận và giao hàng thông qua các cảng khác thì chi phí tăng quá cao.

Tình trạng ô nhiễm ở sông Thị Vải đang đẩy công ty khai thác Cảng Đồng Nai (nơi đầu tư và khai thác cảng Gò Dầu B) vào chỗ chết dần, chết mòn. Lãnh đạo cảng này cho biết, các cầu cảng cũng như nhiều loại tài sản khác bị hư hại rất nhanh. Nước và không khí ô nhiễm đang ăn mòn sắt, thép, bê tông với tốc độ chóng mặt khiến họ phải tu sửa liên tục. Ông Nguyễn Mạnh Tiến, tổng giám đốc công ty khai thác Cảng Đồng Nai, tiết lộ với tờ Sài Gòn Tiếp Thị: Ô nhiễm còn làm sức khỏe của hầu hết cán bộ, nhân viên của cảng này sa sút trầm trọng. Họ thường xuyên bị nhức đầu, viêm xoang, liên tục đau bệnh. Theo ông Tiến, ngoài lý do bảo vệ vỏ tàu, các hãng tàu biển của nước ngoài từ chối vào Cảng Gò Dầu B còn vì sợ ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe thủy thủ.

Sau sự kiện hai tàu chở hàng của Nhật từ chối cho tàu vào Cảng Đồng Nai vì sông Thị Vải bị ô nhiễm trầm trọng, đầu tháng 7 năm 2008, Sở Tài Nguyên-Môi Trường Đồng Nai chỉ làm báo cáo gửi cho Bộ Tài Nguyên-Môi Trường để xin chỉ đạo.

Hôm 6 tháng 8, trong một cuộc họp về đề tài này, ông Nguyễn Mạnh Tiến yêu cầu: “Các cơ quan chuyên môn xác định rõ mức độ ô nhiễm ra sao, nước có thể ăn mòn vỏ tàu hay không, để tôi trả lời cho các chủ tàu” song chi cục trưởng Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Đồng Nai vẫn lặp lại điệp khúc: “Phải chờ ý kiến của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, Bộ Khoa Học-Công Nghệ, Bộ Công Nghiệp để có kết quả nghiên cứu chứ địa phương chưa đủ khả năng” mà Sở Tài Nguyên-Môi Trường thường dùng!

Trước sự phẫn nộ của doanh giới và công chúng, Sở Tài Nguyên-Môi Trường Đồng Nai phân bua: “Sông Thị Vải có một đoạn chảy qua tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nên phải nhờ các bộ”.

Ngoài sông Thị Vải, mức độ ô nhiễm của sông Đồng Nai đang tăng vọt. Hồi cuối tháng 6, ông Nguyễn Mạnh Văn, phó ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, tiết lộ: “Vì không thể ngăn chặn các doanh nghiệp xả nước thải ra sông Đồng Nai nên UBND tỉnh Đồng Nai dự trù sẽ xóa sổ Khu Công Nghiệp Biên Hòa I”. Ý tưởng này bị các nhà đầu tư nước ngoài phản đối quyết liệt. Lãnh sự quán Nhật tại Sài Gòn cũng bày tỏ sự băn khoăn trước dự tính này vì: “Trong Khu Công Nghiệp Biên Hòa I có rất nhiều doanh nghiệp của Nhật. Việc dời khu công nghiệp này đi nơi khác có thể gây thiệt hại lớn cho họ”.

Hồi đầu tháng 6, trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Võ Văn Chánh, phó giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Đồng Nai, thú nhận: Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp đang là vấn đề khiến Đồng Nai “đau đầu”. Đồng Nai hiện có 27 khu công nghiệp nhưng chưa khu công nghiệp nào có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Trong đó có 5/27 khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải. Đáng chú ý là nước thải của những khu công nghiệp lớn tại Đồng Nai đều xả thẳng vào sông Đồng Nai, sông Thị Vải, hồ Trị An và hồ Sông Mây...

Vào ngày 27 tháng 6, World Bank (Ngân Hàng Thế Giới) chính thức công bố kết quả nghiên cứu môi trường của 10 tỉnh, thành phố ở Việt Nam (Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu và Cần Thơ). Trong báo cáo có tên: “Đánh giá và phân tích tác động ô nhiễm do công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam gây ra”, World Bank nhận định, ô nhiễm môi trường là thách thức chính đối với tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của Việt Nam. Các nhận định của World Bank gián tiếp cho thấy, chính phủ CSVN chỉ biết chạy theo các chỉ số tăng trưởng, bất chấp môi trường sống đang bị hủy diệt rất nhanh.

Theo nhận định của World Bank, đến nay, Việt Nam vẫn chưa gắn việc phân bổ ngân sách với các mục tiêu cụ thể mà họ đã đề ra trong “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia” và “Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010”. Cũng theo World Bank, Việt Nam chưa có cơ chế khuyến khích, hợp tác liên ngành, ví dụ giữa các cơ quan đầu mối về quản lý môi trường và phát triển công nghiệp của các bộ khác nhau. World Bank khuyến cáo, chính phủ Việt Nam nên dành ưu tiên cho việc can thiệp quản lý ô nhiễm trong khu vực công nghiệp, làm rõ vai trò của các cơ quan quản lý ô nhiễm, củng cố việc giám sát và chế tài về ô nhiễm công nghiệp, hợp lý hóa chi phí cho việc quản lý và kiểm soát ô nhiễm.

Những nghiên cứu và khuyến cáo như trên đã được giới chuyên môn cả trong lẫn ngoài nước lặp đi, lặp lại trong hàng chục năm song mội trường sống ở Việt Nam càng ngày càng tồi tệ. (G.Đ, nguoi-viet)

Một góc sông Đồng Nai, con sông đang chết và kéo theo sau cái chết đó là sức khỏe của cả triệu người đang bị đe dọa.

http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?p=237836

Ô nhiễm môi trường:

20- Giá đắt cho phát triển không bền vững

Lao Động Cuối tuần số 41 Ngày 12/10/2008 Cập nhật: 5:10 AM, 12/10/2008

Cả một khúc sông Thị Vải bị ô nhiễm, nổi bọt trắng xoá.

(LĐCT) - Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có đến 4 triệu trẻ em tử vong vì các yếu tố môi trường, như ô nhiễm không khí, nước bẩn và phơi nhiễm hoá chất độc hại. Tổ chức này cho hay, có đến 30% số ca bệnh tật và tử vong ở trẻ em xuất phát từ yếu tố môi trường.

Trẻ em là nạn nhân chính

Châu Á là một trong những khu vực điển hình đã phải trả giá đắt cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng: Ô nhiễm không khí trầm trọng, với nạn nhân chính là trẻ em. Tại Trung tâm y tế Makati ở Manila (Philippines), bác sĩ Miguel Celdran cho biết, gần 90% bệnh nhân trẻ em mắc bệnh đường hô hấp. Ở Bandung (Indonesia), cuộc kiểm tra 62 học sinh cho thấy gần phân nửa có nồng độ chì cao trong máu rất nguy hiểm vì hít thở không khí chứa khí thải xe máy.

Trong khi đó, ở New Delhi (Ấn Độ), một thăm dò đối với 20.000 học sinh cho thấy cứ tám em thì có một em bị suyễn. Trẻ em ở đô thị của Trung Quốc cũng đang phải hít thở bầu không khí độc hại tương đương với việc hút hai gói thuốc mỗi ngày.

Tiến sĩ Anthony Hedley (thuộc ĐH Hồng Kông, khuyến cáo về một "kỷ nguyên tăm tối", nếu chính phủ các nước Châu Á không áp đặt các quy định chặt chẽ về khí thải công nghiệp và xe cộ. "Nếu không có những giải pháp quyết liệt, trẻ em Châu Á sẽ bị tổn thọ khoảng năm tuổi hoặc hơn thế nữa", ông cảnh báo.

Một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, môi trường Châu Á đã xuống cấp nghiêm trọng, đòi hỏi sự quan tâm thích đáng của chính phủ các nước. Trong số 41 thành phố có bầu không khí "cực bẩn" của thế giới, 13 thành phố hàng đầu thuộc về Châu Á. 30% các nước trong vùng không đủ nguồn nước sạch cung cấp cho dân cư... Sông ngòi châu Á ô nhiễm gấp ba lần mức ô nhiễm quân bình của sông ngòi thế giới và cao hơn 50 lần mức độ tối đa cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới.

VN: Thiệt hại hàng tỉ đồng/ngày vì khí thải xe máy

Tại VN, theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người dân, đặc biệt là với đường hô hấp. Tại Khu Thượng Đình, Hà Nội, nơi tập trung các nhà máy caosu, xà phòng và thuốc lá, tỉ lệ mắc bệnh viêm phế quản là 6,4%, cao gấp gần 3 lần so với một xã nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội. Tại Hải Phòng, tất cả các triệu chứng và bệnh liên quan đến đường hô hấp ở nơi bị ô nhiễm đều cao hơn nơi không bị ô nhiễm từ 1,9 đến 7,6 lần. Đặc biệt tại TPHCM, tỉ lệ người mắc bệnh lao cao hơn hẳn các tỉnh và thành phố khác.

Thiệt hại này nếu quy về kinh tế là rất lớn. Theo một dự án điều tra của Cục Bảo vệ môi trường (năm 2007) tiến hành tại Phú Thọ và Nam Định, mỗi người tổn thất gần 300.000 đồng mỗi năm. Nếu giả thuyết tổn hại này tương tự như Hà Nội và TP HCM, thì mỗi ngày Hà Nội, với 3,2 triệu dân, sẽ thiệt hại khoảng 2,58 tỉ đồng và TPHCM là 4,93 tỉ.

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng nước

Theo ông Pan Yue - Cục phó Cục Bảo vệ môi trường quốc gia Trung Quốc (SEPA), Trung Quốc sẽ phải đối mặt với khủng hoảng môi trường, đặc biệt là khủng hoảng nước, sớm hơn dự tính. Ông Pan Yue cho rằng, bùng nổ kinh tế làm tăng lượng chất thải hoá học và các vụ hoá chất độc hại tràn vào các con sông. Hơn phân nửa trong số 21.000 công ty hoá chất đặt gần sông Dương Tử và sông Hoàng Hà - nguồn nước uống cho hàng triệu dân và những tai nạn có thể dẫn đến "những hậu quả thảm khốc". Kể từ năm 2001, lượng nước thải và chất thải công nghiệp tuôn vào các sông hồ ở TQ tăng lên hàng năm. Trong năm 2004, hơn 200 triệu tấn nước thải và 200 triệu tấn chất thải công nghiệp đổ vào các sông hồ ở nước này.

Trong những năm vừa qua, hàng loạt vụ ô nhiễm môi trường nước đã xảy ra tại Trung Quốc, như vụ nổ nhà máy hoá chất ở Cát Lâm hồi năm 2006, làm rò rỉ khoảng 100 tấn hoá chất độc hại xuống sông Tùng Hoa. Chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân buộc phải ngừng cung cấp nước cho 3,8 triệu người dân trong 5 ngày vì sự cố này.

Năm 2004, sông Hoài, con sông lớn thứ sáu ở Trung Quốc, bị ô nhiễm nặng, buộc Cục Bảo vệ môi trường đóng cửa 52 nhà máy gây ô nhiễm trên sông. Phần lớn sông Dương Tử, con sông dài nhất Trung Quốc, đã ô nhiễm đến mức "không thể cứu vãn". Các chuyên gia cho rằng chất thải công nghiệp, ô nhiễm nông nghiệp và chất thải từ tàu thuyền là nguyên nhân khiến tình trạng sông tồi tệ đi. Hoàng Hà, con sông dài thứ hai Trung Quốc, cũng quá bẩn không thể uống nước hoặc bơi lội trên đó, theo Tân Hoa xã.

Ý kiến chuyên gia

1. "Sự tàn phá có hệ thống đối với tài nguyên đã đến một điểm mà tại đó sức sống của các nền kinh tế hiện đang bị thách thức, và đã đến mức mà hoá đơn thanh toán của chúng ta giao lại cho con cái có thể không sao thanh toán được", ông Achim Steiner - Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) - nhấn mạnh.

2. "Xét về mật độ bụi nhỏ, và TPHCM thuộc loại hàng đầu Châu Á, chỉ sau Bắc Kinh, Thượng Hải một chút", bà Nguyễn Ngọc Lý - Trưởng phòng Phát triển bền vững của Chương trình Phát triển LHQ tại VN - cho hay trong buổi công bố Báo cáo Môi trường toàn cầu (GEO-4) hồi tháng 7.2008.

3. "Chỉ tính riêng nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí, ước tính số người chết hàng năm còn cao hơn rất nhiều so với những người chết do tai nạn ô tô. Và hơn 100 triệu người dân châu Âu không có nước an toàn để uống" - báo cáo Cơ quan Môi trường Châu Âu năm 2007 cho hay.

4. "Công nghệ kiểm soát ô nhiễm sẽ tiêu tốn một khoản kinh phí khá lớn, nhưng cái giá phải trả cho ô nhiễm sẽ còn cao hơn đối với tính mạng con người, sức khoẻ và làm chậm tốc độ phát triển kinh tế. Công cụ cho việc giảm ô nhiễm đã có. Không biết sử dụng chúng sẽ là thiển cận và có tội với các thế hệ tương lai", Chuyên gia môi trường Supat Wangwongwatana - Diễn đàn Thông tin Quốc tế.

5. "Nhật Bản đã có những kinh nghiệm cay đắng trong lĩnh vực môi trường do chỉ phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai mà không chú trọng đến môi trường. Hậu quả là chi phí bỏ ra để khắc phục cao hơn nhiều lần so với khoản chi ra để đề phòng ô nhiễm môi trường từ trước. Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản là không chỉ chính phủ, trung ương mà các tổ chức đoàn thể địa phương cũng tham gia bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường hoàn toàn không ảnh hưởng xấu đến kinh tế vĩ mô", - Ông Kawakami Takao - Trưởng đoàn đối thoại chính sách về môi trường của Chính phủ Nhật Bản - trong chuyến thăm đến VN năm 2007 nhận định.

An Phong tổng hợp

http://www.laodong.com.vn/Home/Gia-dat-cho-phat-trien-khong-ben-vung/200810/109641.laodong

21- ĐỊNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN

Chủ nhật, 29 Tháng bảy 2007, 16:47 GMT+7

Những con sông đang chết do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải làng nghề, nước thải y tế…(Ảnh chụp kênh An Hạ - TP.HCM, Nguồn: TT)

Toàn cầu hóa và tự do thương mại có lẽ là hai khuôn mặt chính của lịch sử kinh tế thế giới trong những thập niên qua. Không những mang tính biểu tượng, thành quả mà hai quá trình này đem lại còn có thể ví von như một phép màu.

Phép màu đó biến những thị trấn nghèo hẻo lánh, các khu ổ chuột tồi tàn, những sa mạc khô cằn thành khu công nghiệp tối tân, những thương xá, trung tâm mua sắm tiện nghi, hàng loạt dãy nhà chọc trời hiện đại,…

Một ước mơ bùng nổ như cơn sóng thần từ Á sang Âu, lan rộng đến các nước châu Mỹ La tinh, qua cả lục địa châu Phi còn chìm trong giấc ngủ: sự khát khao của các nước chậm tiến bước nhanh sang kỷ nguyên hiện đại hóa, công nghiệp hóa, hội nhập vào thế giới toàn cầu.

Dưới tác động dòng chảy đó, chưa bao giờ đề tài “phát triển bền vững” lại trở thành thời thượng như hiện nay. Đặc biệt, khi mặt trái của vấn đề càng được các giới nghiên cứu phân tích và đưa ra công luận một cách rộng rãi, có hệ thống. Từ hiện tượng nhiệt hóa địa cầu, ô nhiễm môi sinh, đến các báo động về khoảng cách giàu nghèo đang chênh lệch, sự bất công, không bình đẳng giữa những nhóm khác nhau…

Sự lạc quan về lợi ích của lời hứa toàn cầu hóa và thương mại sẽ đem lại cho tất cả các quốc gia, đang được đặt dưới dấu chấm hỏi lớn.

Một mặt, tăng trưởng kinh tế mang lại nhiều tiền bạc, sản phẩm vật chất. Mặt khác, phát triển hiểu trên một mức cao hơn, bao gồm cả những tiến bộ về phẩm chất cuộc sống cả vật chất lẫn tinh thần. Sự chuyển động chóng mặt của thế giới xung quanh đặt chúng ta vào những bài toán hóc búa của thời cuộc.

Trong số đó nổi bật lên nan đề: nên định giá ra sao con đường phát triển của Việt Nam. Làm gì để đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các nhu cầu của thế hệ mai sau; để sự thịnh vượng lan tỏa như ánh sáng bình minh chiếu rọi không chỉ các phố phường thành thị mà đến khắp các thôn quê, làng xã; để câu quan họ, giọng ca trù, tiếng hò trên sông Vàm Cỏ không bị chôn vùi trong làn sóng văn hóa pop, rap, hip hop năm châu.

Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Mọi thứ đều có cái giá của nó”. Và cái giá cho sự phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam sẽ được đánh đổi như thế nào?

Nguyên lý đầu tiên của kinh tế học

Trong chương đầu tiên của cuốn sách nhập môn “Những nguyên lý kinh tế học”, giáo sư Mankiw viết rằng: Mặc dù kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng môn học này thống nhất với nhau về một số ý tưởng cơ bản mà ông gọi là mười nguyên lý của kinh tế học.

Trong đó, nguyên lý đầu tiên nhấn mạnh: con người luôn phải đối mặt với những sự đánh đổi. Diễn đạt cách khác, quá trình đưa ra một quyết định đòi hỏi phải đánh đổi một mục tiêu này để thực hiện một mục tiêu khác. Sự đánh đổi đó luôn tồn tại trong bất cứ lựa chọn duy lý nào của con người.

Thí dụ kinh điển ở đây ông nêu ra là sự đánh đổi giữa “súng” và “bơ”. Khi chi tiêu cho quốc phòng càng nhiều nhằm tăng khả năng phòng thủ của đất nước (súng), chúng ta phải giảm bớt ngân sách cho các hàng tiêu dùng cho cuộc sống của người dân (bơ).

Thêm một thí dụ khác. Lần này là câu chuyện “ngụ ngôn cửa kính vỡ” của nhà lý luận kinh tế người Pháp Frédéric Bastiat (1801-1850). Bastiat cho rằng vì tầm nhìn thiển cận, con người chúng ta chỉ tính toán lẽ được thua qua những yếu tố thấy được trước mắt, mà bỏ qua những nguy cơ tiềm ẩn.

Minh họa cho lý luận ấy, ông dẫn chứng bằng một câu chuyện ngụ ngôn: Một đứa trẻ ném đá làm vỡ kính, khiến chủ nhà phải thuê thợ lắp tấm kính khác. Mọi người rầy la đứa trẻ ngỗ nghịch, nhưng mừng vì người thợ làm kính đã kiếm được 6 đồng nhờ thay tấm kính vỡ.

Tuy vậy, họ quên đi rằng 6 đồng của chủ nhà đáng lẽ phải được tiêu vào việc khác, thí dụ như mua giày chẳng hạn. Cái mất của tấm kính vỡ là cái được của người làm kính, nhưng cái mất vô hình và không tính ra là của thợ giày.

Lý thuyết này đặt vào trường hợp thực tiễn của Việt Nam cho chúng ta đồng thời hai nhận xét đáng chú ý: (i) Sự tăng trưởng kinh tế là bề mặt nổi của những đánh đổi đang còn khuất dưới tảng băng chìm, (2) Một chính sách dưới tầm nhìn ngắn hạn sẽ chỉ có thể làm lợi cho một nhóm người này, mà có thể bỏ quên đi những thành phần khác.

Trong trường hợp đó, cái giá đánh đổi chắc chắn sẽ mắc hơn gấp nhiều lần. Vậy sau 20 năm đổi mới và chuẩn bị cho chặng đường phía trước, đáp ứng mục đích tăng trưởng kinh tế, chúng ta đã, đang và sẽ phải đánh đổi những gì?

Những bài toán đang tìm lời giải

Có thể nêu ra ở đây ba vấn đề “đánh đổi” nóng hổi hình thành trong quá trình mở cửa kinh tế:

(i) Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Hội nghị cập nhật nghèo do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức cuối tháng 3-2007 công bố rằng: Khoảng cách giữa các nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất đang bị nới rộng một cách liên tục và đáng kể.

Cụ thể: năm 1993, chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của gia đình giàu nhất cao gấp 5 lần so với gia đình nghèo nhất thì tỷ lệ này tăng lên 6,3 lần vào năm 2004. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi đang có xu hướng ngày càng giãn ra (1993, 20% số hộ có thu nhập cao nhất gấp 4,43 lần 20% số hộ thu nhập thấp nhất, đến 1996 - 7,3 lần; 2005 - 9 lần).

Bài toán bất bình đẳng xã hội, nhất là trong phân phối về mặt vật chất, trước hết là tài sản, thu nhập đang là một tồn tại khách quan trong xã hội (TTXVN, 30-3-2007). Vậy sự đánh đổi của tăng trưởng trong trường hợp này là sự giàu có lên của một nhóm người, và sự bần cùng của một nhóm người khác.

(ii) Báo cáo Môi trường quốc gia 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường được công bố ngày 12-4-2007 cho biết các sông Cầu, sông Đáy, sông Nhuệ và hệ thống sông Đồng Nai đang chết dần do ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng. Và điều đáng nói là tuyệt đại bộ phận suy thoái môi trường là do chính con người chúng ta gây ra. Những con sông đang chết do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải làng nghề, nước thải y tế…

Không chỉ sông Cầu, sông Đáy, sông Nhuệ và sông Đồng Nai đang chết mà những con sông khác, các hồ lớn nhỏ không được nêu trong báo cáo cũng có thể đang chết.

Hình ảnh “những dòng sông chết” khiến chúng ta nhớ lại lời bình luận của TS Nguyễn Sĩ Dũng: Phát triển thì phải có tăng trưởng, nhưng tăng trưởng không đồng nghĩa với phát triển. Một tư duy mới là rất quan trọng cho thời kỳ hội nhập.

Với tư duy này, mọi sự tăng trưởng nhờ vào việc gây thêm tổn hại cho môi trường không thể được coi là phát triển được (TT, 15-5-2007). Quả thật, “không còn môi trường trong lành, giàu có là vô nghĩa”.

(iii) Sự thịnh vượng vật chất đòi hỏi một chuẩn mực lề thói ứng xử về tinh thần tương đương mà chúng ta gọi đó là văn hóa của mỗi con người, rộng hơn nữa là của mỗi quốc gia.

Từ quá khứ đến hiện tại, con người đã trải qua nhiều quá trình từ đơn lẻ đến đồng nhất giữa hai yếu tố này: dựa vào trồng lúa, nuôi gia súc hình thành nên văn minh nông nghiệp; xã hội công nghiệp máy móc ở những năm đầu thế kỷ XIX đòi hỏi một lối tổ chức chuyên nghiệp, trên tinh thần kỷ luật; tiến tới mô hình xã hội thế kỷ XXI yếu tố văn hóa tôn trọng cá nhân, bảo vệ sở hữu tri thức trở thành tiền đề để mở cánh cửa xã hội dịch vụ và tri thức.

Như vậy, hội nhập quốc tế không chỉ đơn thuần là bài toán kinh tế, mà sâu xa hơn chính là sự va chạm của nền văn hóa dân tộc vươn ra môi trường toàn cầu. Nếu chỉ tập trung tăng trưởng kinh tế mà bỏ quên đi những yếu tố văn hóa tinh thần, thì cái giá cho sự đánh đổi này chắc chắn sẽ phải trả lại một lúc nào đó bằng một cái giá khác đắt gấp nhiều lần trong tương lai.

Hạnh phúc ở con đường

Việc nhận thức được những sự đánh đổi trong cuộc sống mang ý nghĩa quan trọng, mặc dù điều đó không cho chúng ta biết cần phải ra những quyết định thế nào. Chính phủ không nên đóng cửa hết các nhà máy công nghiệp với lý do bảo vệ môi trường.

Giảm khoảng cách giàu nghèo dựa trên sức nâng những người còn nghèo, chứ không phải trên sức kéo những người giàu hướng xuống để mọi người “bình đẳng” trong một xã hội ổn định nhưng không phát triển.

Trong khung cảnh của Việt Nam và thế giới như hiện nay, bất kỳ giải pháp cực đoan nào cũng sẽ dễ dẫn đến một hệ lụy không sao lường trước được. Cái cần thiết là một biện pháp dung hòa!

Đi tìm một tư duy mới trong cái khuôn chứa cũ, bất chợt gặp lại ý tưởng từ câu nói của Alfred D’Souza: “Happiness is a journey, not a destination”, tạm dịch: hạnh phúc ở cuộc hành trình, chứ không phải là đích đến. Phát triển là gì nếu những người lao động, lực lượng chủ yếu làm nên sự tăng trưởng kinh tế, song không được hưởng thụ một cách xứng đáng với những thành quả của mình làm ra.

Phát triển là gì, nếu môi sinh bị tàn phá, những cánh rừng, những dòng sông đang chết dần chết mòn; con người hiện đại hơn nhưng không văn minh hơn, nền văn hóa còn bị đóng khung bởi những lề thói lạc hậu. Hơn bao giờ hết, khi đã nhận thức rõ được những phương án lựa chọn, chúng ta phải xác định trách nhiệm với cộng đồng và môi trường xung quanh hơn.

Ý thức cá nhân, ý thức cộng đồng cần được bày tỏ qua các chính sách, luật pháp nhằm dung hòa lợi ích của những nhóm kinh tế, xã hội,… khác nhau, hướng đến mục tiêu ổn định cho con thuyền kinh tế Việt Nam tiến bước.

Con đường không phải trải hoa hồng, nhưng cũng không đầy chông gai tua tủa. Cảm nhận được hạnh phúc trên hành trình hướng tới tương lai của mỗi cá nhân chính là phép màu kỳ diệu nhất mà phát triển đem lại cho tất cả chúng ta.

Nguyễn Chính Tâm - Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

Việt Báo

http://vietbao.vn/Kinh-te/Dinh-gia-su-phat-trien/40212760/87/

22- Châu Á: Cái giá phải trả cho ô nhiễm

môi trường

(Nhân dân, 18/6/2003)

Ô nhiễm không khí ở châu Á là nguyên nhân dẫn đến cái chết của khoảng nửa triệu người mỗi năm. Hàng triệu phương tiện giao thông cũ kỹ bị cấm lưu hành ở châu Âu và khu vực Bắc Mỹ được đưa đến đây. Chủ các nhà máy phớt lờ các biện pháp kiểm soát ô nhiễm mà từ lâu là tiêu chuẩn các nước phát triển. Và chính phủ các nước châu Á thất bại trong việc thực thi các quy định pháp luật nhằm ngăn chặn việc không khí bị ô nhiễm.

Khi các thành phố ở châu Á tiếp tục mở rộng cùng với sự tăng lên của các phương tiện giao thông, vấn đề kiểm soát ô nhiễm càng trở lên cấp bách. Công nghệ kiểm soát ô nhiễm không khí có hiệu quả hiện đã có và đang được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và Bắc Mỹ. Đã đến lúc người châu Á nhận ra rằng ô nhiễm không khí là một vấn đề rất nghiêm trọng.

Nguồn khí thải độc hại với mức độ nguy hiểm tại hầu hết các thành phố châu Á làm cho hàng triệu người bị mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh hen, bệnh về mắt, dị ứng về da . Hậu quả là người dân nghèo thành thị phải chi những khoản tiền vốn rất khó kiếm vào việc chữa bệnh.

Chi phí cho việc chống ô nhiễm không khí sẽ làm giảm khoản ngân sách đầu tư cần thiết vào các lĩnh vực khác như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Ví dụ ở Manila, thiệt hại về kinh tế và chi phí cho các nỗ lực nhằm làm giảm tác động của ô nhiễm mỗi năm lên tới triệu USD.

Vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nên bức xúc. Trung Quốc có hơn 100 thành phố có số dân trên 1 triệu người. Số lượng các phương tiện tham gia giao thông ở những nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan sẽ tăng gấp đôi trong vòng 10 năm nữa.

Tuy nhiên, tình hình này có thể thay đổi được. Cách đây 40 năm ở thành phố Kitakyushu của Nhật Bản, trước tình trạng các nhà máy gây ô nhiễm, các bà vợ của các công nhân ngành thép đã phát động một chiến dịch ‘Chúng tôi muốn trả lại mầu xanh cho bầu trời của chúng ta.

Ngày nay, thành phố này đã có một bầu không khí trong lành và bầu trời trong xanh. Với những luật lệ chặt chẽ về môi trường, việc quản lý hợp lý chất lượng không khí, những khuyến khích về kinh tế, với sự phát triển của công nghệ và sự tham gia của xã hội đã giúp thành phố Kitakyushu trở thành mô hình cho các thành phố khác và các nước khác trong việc quản lý chất lượng không khí trong khi vẫn duy trì được tốc độ phát triển kinh tế.

Một số nơi ở châu Á cũng có tiến bộ trong bảo vệ môi trường. Năm 1998, Philippines thông qua Đạo luật Không khí trong lành, vốn trước đó bị ách lại ở Nghị viện, sau khi 5 triệu người ký vào bản kiến nghị bày tỏ sự lo lắng về nạn ô nhiễm môi trường ở thành phố.

Năm 1998, Tòa án Tối cao Ấn Độ đưa ra phán quyết rằng chính phủ nước này đã không làm hết trách nhiệm trong việc làm giảm ô nhiễm do hàng nghìn xe ô tô và xe ba bánh chạy bằng dầu diesel gây nên. Tòa đã buộc chính phủ phải có hành động ngay. Ngày nay, New Delhi có lượng xe chạy bằng gas nhiều nhất ở châu Á và mức độ ô nhiễm không khí đã giảm đáng kể.

Rất nhiều thành phố áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí và thường xuyên thông báo rộng rãi về chất lượng không khí. Xăng pha chì đã bị loại bỏ ở hầu hết các nước châu Á chỉ trừ ở Indonesia.

Đây là những bước tiến thực sự, kết quả của những cuộc vận động tích cực và kiên trì của các cá nhân và các tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm. Trong 5 năm tới các loại ô tô ở Nhật Bản, châu Âu và Bắc Mỹ sẽ giảm đến 95% lượng khí thải độc hại so với năm 1960. Chính phủ các nước châu Á cần đặt ra thời hạn cho các phương tiện sử dụng ở những nước này cần đạt được các mục tiêu tương tự. Các nhà máy điện giờ đây có thể lắp đặt các thiết bị làm giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Tất nhiên, công nghệ kiểm soát ô nhiễm sẽ tiêu tốn một khoản kinh phí khá lớn, nhưng cái giá phải trả cho ô nhiễm sẽ còn cao hơn đối với tính mạng con người, sức khoẻ và làm chậm tốc độ phát triển kinh tế. Công cụ cho việc giảm ô nhiễm đã có. Không biết sử dụng chúng sẽ là thiển cận và có tội với các thế hệ tương lai.

Supat Wangwongwatana và Jan van Heeswijk

(Theo Diễn đàn Thông tin Quốc tế)

23- Cái giá quá đắt của phát triển

Gửi ngày 17 tháng 11 năm 2007 lúc 8:53 am

Trung Quốc đã lên kế hoạch chi hàng trăm tỉ nhân dân tệ trong vài năm tới để làm sạch những con sông chính, nguồn tài nguyên vô giá đang cạn kiệt.

Bệnh nặng mới chữa

Trung Quốc là nơi tiêu thụ nguồn nước nhiều nhất. Hiện nay, khoảng 600 thành phố Trung Quốc đang thiếu nước, trong đó 100 thành phố thiếu nước nghiêm trọng. Thảm kịch thiếu nước còn tồi tệ hơn khi nó bị ô nhiễm chất thải công nghiệp.

Chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch chi ít nhất 256,5 tỉ nhân dân tệ (34,2 tỉ USD) để làm sạch 11 dòng sông bị ô nhiễm cho đến năm 2010. Lưu vực các dòng sông này chiếm khoảng 2,75 triệu km2 ở 23 tỉnh thành, nơi cư trú của 788 triệu dân. Dự án chủ yếu tập trung kìm hãm mức độ ô nhiễm, xử lý chất thải tại thành thị, hạn chế ô nhiễm lan rộng. Nếu mức thải ô nhiễm tiếp tục duy trì như hiện nay, số tiền mà chính phủ phải bỏ ra để làm sạch 11 con sông này sẽ tăng lên 400 – 450 tỉ nhân dân tệ. Ngân sách dùng cho việc làm sạch sông hồ chiếm khoảng 2% GDP năm 2006 của Trung Quốc. Trong những năm 1996 – 2004, Trung Quốc phải chi 953 tỉ nhân dân tệ kiểm soát mức độ ô nhiễm (chiếm 1% GDP).

Cái giá phải trả cho việc hiện đại hoá một cách thiếu tính toán và làm sạch hệ thống nước là một chủ đề thường xuyên gây nhiều tranh cãi. Ông Chen Jingbao, phó chủ tịch hạt Pingyang, Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang nói: “Không giảm mức độ ô nhiễm tại sông, người dân hai bên sông sẽ phản đối. Nếu làm điều đó, các cơ sở kinh doanh không bằng lòng”.

Công nghiệp hoá: con dao hai lưỡi

Khu vực Shuitou hiện được coi là “thủ đô thuộc da” vì những hoạt động công nghiệp thuộc da đã giải quyết việc làm cho khoảng 100.000 người tại 1.200 cơ sở. Ngành công nghiệp này sử dụng tràn lan hợp chất sulfide và vôi làm ô nhiễm nguồn nước tại địa phương, người dân sống dọc khu vực sông doạ biểu tình nếu tình hình không được cải thiện.

Sau nhiều năm chần chừ, áp lực của công chúng đã khiến chính quyền hạt Pingyang buộc các cơ sở giảm số lò nhuộm từ 3.300 xuống còn 500 và quy hoạch lại các cơ sở nhỏ từ 1.200 xuống còn 39 khu vực sản xuất quy mô lớn. Giang Tô đã áp dụng một luật mới yêu cầu các thành phố ở khu vực thượng lưu Thái Hồ phải bồi thường nếu những dòng nước chảy xuôi không sạch. Tỉnh này cũng ký một thoả thuận với các tỉnh Sơn Đông, An Huy và Chiết Giang cùng giải quyết vấn đề ô nhiễm của sông. Theo hiệp ước “bồi thường sinh thái vùng”, các tỉnh dọc hạ lưu sông sẽ cảnh báo cho các tỉnh thượng lưu về những mối nguy hiểm môi trường, và có quyền yêu cầu đóng cửa các nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm ở các tỉnh thượng lưu, yêu cầu các tỉnh thượng lưu trả tiền bồi thường.

Theo SGTT

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org