Vụ án Vedan Việt Nam - Hồ sơ 6

Vietsciences-           

 

Vụ án Vedan Việt Nam

(1) Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm vụ "Vedan "bức tử" sông Thị Vải"
(2) Vụ xả nước thải ô nhiễm ra môi trường của Vedan: Phát hiện thêm hàng loạt sai phạm mới
(3) Vedan có bị khởi tố hình sự?
(4) 12 hành vi bị phạt tiền 267,5 triệu đồng của Vedan
(5) MSG maker sees higher profits
(6) Người dân nói về vụ Vedan Phải xử lý nghiêm khắc hơn!
(7) Bộ TN&MT kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai tạm thời đình chỉ hoạt động Công ty Vedan
(8) Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: Việc bảo vệ môi trường còn hình thức và đối phó
(9) Hàng ngàn hộ nông dân điêu đứng!
(10) Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà:
Sẽ xem xét tổng thể các giải pháp xử lý vụ gây ô nhiễm của Cty Vedan

(11) Vụ việc của Vedan buộc VN nhận thức lại mình và luật
(12) "Hoàn cảnh phạm luật " của Vedan
(13) Cán bộ bớt giữ ghế, VN đã không có "những Vedan"
(14) Bài học từ vụ Vedan
(15)Vụ Vedan dưới góc nhìn chuyên gia: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cả xã hội
(16) Đồng Nai với hiểm họa từ những “đại” Vedan
(17) Xác định tội danh Vedan và những người liên đới
(18) Số tiền phạt Vedan không mua nổi chiếc ôtô
(19 Nhà máy liên doanh tinh bột sắn Kon Tum: Mang lại kinh tế, hủy hoại môi trường

________________________________________________________________

 

1- Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm vụ "Vedan "bức tử" sông Thị Vải"

Công an nhân dân, 18/09/2008

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo xử lý nghiêm và tới tận cùng vụ việc này. Đây sẽ là bản án răn đe cho tất cả các doanh nghiệp muốn kiếm lợi nhuận tối đa, bất chấp những vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngày 17/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, tính đến ngày 15/9/2008, đoàn kiểm tra của Bộ phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công an đã có đủ căn cứ khẳng định, Công ty Vedan có khối lượng dịch thải sau lên men xả ra môi trường lên đến 44.800m3/tháng, nước thải hơn 5.159m3/ngày.

Vedan tái phạm nhiều lần

Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1993 đến nay, Công ty Vedan liên tiếp có nhiều sai phạm gây ô nhiễm môi trường: Năm 1994, công ty thải hóa chất ô nhiễm làm thủy sản chết hàng loạt trên sông Thị Vải; năm 2005, Vedan mới đồng ý đền bù với danh nghĩa hỗ trợ nông dân nuôi trồng thủy sản với số tiền 15 tỷ đồng; năm 2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai qua kiểm tra đã phát hiện Vedan có hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 5.600 lần… Hiện Công ty Vedan đã bị tạm đình chỉ hoạt động để cơ quan chức năng điều tra làm rõ sai phạm.

Trước mắt Vedan sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với tình tiết tăng nặng và mức phạt tiền tối đa của các khung hình phạt: Tước quyền sử dụng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; đình chỉ hoạt động để khắc phục ô nhiễm môi trường; Vedan có trách nhiệm đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với hành vi gây ô nhiễm của công ty. Đại tá Lương Minh Thảo, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công an cho biết, cơ quan điều tra đã có đủ căn cứ khởi tố hình sự Công ty cổ phần Hữu hạn Vedan.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo xử lý nghiêm và tới tận cùng vụ việc này. Đây sẽ là bản án răn đe cho tất cả các doanh nghiệp muốn kiếm lợi nhuận tối đa, bất chấp những vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên thẳng thắn phân tích: Nếu ngừng hoạt động của Công ty Vedan, chúng ta sẽ phải đối mặt với những vấn đề khá phức tạp: nhiều người lao động mất việc làm, sản lượng đáng kể nguyên liệu khoai mì của bà con nông dân khó tiêu thụ, thất thu một phần thuế…, nhưng không vì thế mà nương nhẹ những sai phạm nghiêm trọng của công ty này.

Vedan từng phải bỏ ra số tiền đền bù do ô nhiễm môi trường tới 15 tỷ đồng, nhưng vẫn tiếp tục sai phạm, chứng tỏ Vedan đã thu được siêu lợi nhuận do không tuân thủ quy trình xử lý chất thải. Tới đây, cơ quan chức năng sẽ làm rõ mức độ thiệt hại về môi trường, sức khỏe người dân mà Vedan phải chịu trách nhiệm. Thông thường, một công ty phải bỏ ra 10-20% tổng kinh phí đầu tư xây dựng khu công nghiệp để xử lý chất thải gây ô nhiễm. Nhưng theo báo cáo của Vedan khi mới xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam, họ chỉ bỏ ra 1,5/100 triệu USD kinh phí để xử lý môi trường.

Sẽ còn nhiều "Vedan" khác bị tố giác

Không chỉ có Công ty Vedan, mà còn có nhiều công ty, khu công nghiệp khác có sai phạm nghiêm trọng gây ô nhiễm môi trường sẽ bị tố giác trong thời gian tới - Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên. Trước mắt, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, tại lưu vực sông Thị Vải, cơ quan chức năng đã phát hiện doanh nghiệp Giấy Mỹ Xuân có những hành vi gian dối trong xử lý chất thải tương tự như Vedan với khối lượng lớn, doanh nghiệp thủy sản Tiến Đạt có hệ thống xử lý chất thải "ngụy trang", nhưng đã phát hiện đường ống ngầm đấu nối ra sông Thị Vải.

Hiện khu vực sông Thị Vải bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, kéo dài do các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất lơ lửng, mùi hôi và vi khuẩn. Ngoài khối lượng lớn chất thải của Công ty Vedan, còn có nguồn chất thải lên tới hàng ngàn m3/ngày của khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (gồm 4 Công ty SY.Vina, Hualon, Choong Nam, Nam Phương), Nhơn Trạch 1, Gò Dầu, Nhơn Trạch 3, Mỹ Xuân A, A2, Phú Mỹ 1… không được xử lý hoặt xử lý không đạt quy chuẩn kỹ thuật.

Năm 2005, với chiều dài 76km, trong đó có khoảng 4km bị ô nhiễm nghiêm trọng, dự báo sông Thị Vải sẽ có 10km không còn sự sống và thành dòng sông chết vào năm 2010. Nhưng đến nay, với tốc độ ô nhiễm trên con sông này đã nhanh hơn dự báo với 15km ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Nhìn vào những con số đáng báo động ở lưu vực sông Thị Vải, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần tìm ra lời giải thỏa đáng cho bài toán phát triển kinh tế và gìn giữ môi trường.

Thanh Loan

http://www.nea.gov.vn/Sukien_Noibat/Tinkhac/Thang%209-2008/cand_18-9-08.htm

 

 

 

2- Vụ xả nước thải ô nhiễm ra môi trường của Vedan: Phát hiện thêm hàng loạt sai phạm mới

Thứ bảy, 27/09/2008, 00:01 (GMT+7)

• Xác định Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải lên đến hơn 100.000 m³/tháng

Bể chứa nước thải chưa qua xử lý của Vedan.

Chiều 26-9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, đoàn công tác kiểm tra hệ thống nước thải chưa qua xử lý xả ra sông Thị Vải gây ô nhiễm môi trường của Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (gọi tắt là Vedan) đã hoàn tất công việc. Đoàn tạm thời bàn giao lại cho Bộ Công an tiếp tục làm rõ nhiều vấn đề liên quan để xem xét các yếu tố hình sự trong vụ việc này.

Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, ngoài 10 hành vi vi phạm của Vedan đã được đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính trước đó (Báo SGGP đã thông tin), những ngày gần đây, đoàn kiểm tra còn phát hiện thêm hàng loạt sai phạm mới của Vedan vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường.

Cụ thể, Vedan đã thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật để bơm dịch thải sau lên men của nhà máy sản xuất bột ngọt và lysine từ bể chứa bán âm dung tích 6.000 - 7.000m³, bồn chứa 15.000m³ và một số bồn bể khác theo hệ thống đường ống (có đoạn chôn ngầm, có đoạn đi trên bề mặt đất) ra cầu cảng số 1 qua đường ống cao su gân thép chìm sâu dưới sông Thị Vải và ra cầu cảng số 2 qua 2 trụ bơm được cắm sâu xuống sông Thị Vải khoảng 7m - 8m. Đồng thời, trên bề mặt cầu cảng số 2 có 1 miệng xả hở bằng thép đường kính 20cm xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải.

Đoàn kiểm tra nhận định, việc lắp đặt hệ thống xả dịch thải nêu trên của Vedan là trái với quy trình kỹ thuật xử lý chất thải, không đúng với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Tổng khối lượng dịch thải sau lên men xả trực tiếp ra sông Thị Vải bước đầu đã được đoàn kiểm tra xác định là 105.600 m³/tháng, trong đó nước thải xả trực tiếp ra sông Thị Vải từ xưởng lysine là 80.000 m³/tháng và từ các bể chứa bán âm là 25.600 m³/tháng.

Vedan bất chấp chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Theo đoàn kiểm tra, năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên – Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm tra toàn diện công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất và KCN trên lưu vực sông Thị Vải. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp (trong đó Vedan là công ty có lưu lượng nước thải lớn) có nguồn nước thải ra sông Thị Vải phải xây dựng và hoàn thành các công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn VN và phải lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động một số ô nhiễm thông số đặc trưng trong nước thải sau xử lý. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Vedan vẫn bất chấp, chưa lắp đặt hệ thống đo lưu lượng và quan trắc tự động.

Ngoài ra, trong khuôn viên của Vedan còn có 1 trại chăn nuôi heo với 26 chuồng, nuôi 208 con heo (trọng lượng từ 50kg đến 100kg/con). Tại khu vực này Vedan sử dụng 1 giếng khoan để vệ sinh chuồng, trại heo. Tất cả nước thải chăn nuôi heo được xả trực tiếp vào hệ thống mương thoát hở chảy ra ngoài môi trường mà không qua hệ thống xử lý. Mức nước thải tại khu vực này cũng vượt tiêu chuẩn từ 5 đến 10 lần.

Đoàn kiểm tra kết luận, hành vi thiết kế, lắp đặt hệ thống bồn chứa, bể chứa, máy bơm, hệ thống đường ống kỹ thuật của Vedan rất tinh vi, được ngụy trang bằng các hệ thống bơm nước, đường ống có đoạn chìm dưới đất, có đoạn nổi trên bề mặt đất để xả trực tiếp dịch thải sau lên men ra sông Thị Vải.

Các hành vi vi phạm cố ý xả trực tiếp dịch thải sau lên men của Vedan ra sông Thị Vải mang tính hệ thống, có tổ chức và kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đoàn kiểm tra yêu cầu Vedan giữ nguyên hiện trạng toàn bộ hệ thống đường ống đoàn kiểm tra đã phát hiện vi phạm để chờ kết quả xử lý của cơ quan chức năng. Chấm dứt việc bơm dịch thải lỏng và các loại chất thải khác chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam cho phép ra sông Thị Vải.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà, những hành vi vi phạm mới của Vedan vượt quá quyền hạn xử lý của đoàn, nên đoàn kiểm tra sẽ báo cáo vụ việc lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường xem xét xử lý.

Đan Hà

http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2008/9/166465/

 

 

 

3- Vedan có bị khởi tố hình sự?

02-10-2008 00:06:52 GMT +7

 

Tổng mức phạt hành chính đối với Công ty Vedan VN chỉ dừng lại ở con số 267,5 triệu đồng. Có 3 hành vi vi phạm của Công ty Vedan VN không phạt tiền được do hết thời hiệu

Sáng 1-10, tại Công ty Vedan VN (Đồng Nai), thanh tra Bộ Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) đã lập biên bản vi phạm hành chính cuối cùng (của đợt kiểm tra) về các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường của Công ty Vedan VN. Căn cứ vào biên bản trên, tổng mức phạt hành chính đối với Công ty Vedan VN chỉ dừng lại ở con số 267,5 triệu đồng. Theo dự thảo, sẽ không áp dụng hình thức phạt bổ sung.

“Bó tay” với 3 hành vi của Vedan

Tính tổng cộng, Công ty Vedan VN có 15 hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường nhưng có 3 hành vi không thể xử phạt tiền. Cụ thể, gồm: Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất đối với phân xưởng sản xuất xút - axít từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng đã xây dựng và đưa vào hoạt động dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysine từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng...

Qua tìm hiểu của phóng viên Báo NLĐ, việc không thể xử phạt các hành vi trên đối với Công ty Vedan VN là do thời điểm phát hiện vi phạm đã hết thời hiệu xử phạt hành chính (quá 2 năm). Vậy vấn đề cần phải làm rõ là tại sao trong 2 năm qua, các cơ quan tỉnh Đồng Nai lại không phát hiện được những vi phạm trên?

Bắt Vedan bồi thường thiệt hại ra sao?

Cũng theo dự thảo, ngoài truy thu khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp Công ty Vedan VN trốn nộp (chưa có con số cụ thể), Công ty Vedan VN phải có trách nhiệm đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường do hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sông Thị Vải theo quy định tại các điều 130 đến điều 134, mục 2, chương XIV của Luật Bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cũng sẽ buộc Công ty Vedan VN thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sông Thị Vải.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo NLĐ, những người am hiểu về luật môi trường cho rằng để bắt Vedan thực hiện những vấn đề trên không phải dễ, vì theo quy định phải có sự thỏa thuận giữa các bên hoặc yêu cầu trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại tòa.

Một cán bộ của Bộ TN-MT cho rằng có thể bắt Công ty Vedan VN bồi thường thiệt hại bằng cách tính như sau: Ví dụ chi phí để xử lý 1 m3 dịch sau lên men là 1 triệu đồng, một tháng Vedan thải ra hơn 105. 000 m3 dịch sau lên men thì Vedan đã “tiết kiệm” trên 105 tỉ đồng/tháng. Lấy số tiền này nhân với thời gian Vedan đã xả lén sẽ thành số tiền rất lớn bắt buộc Công ty Vedan VN phải trả, để Nhà nước sử dụng thực hiện các dự án khắc phục ô nhiễm trên sông Thị Vải. Theo TS Mai Tuấn Anh, Viện Môi trường và Tài nguyên- ĐH Quốc gia TPHCM, nếu tính cả chi phí đầu tư xây dựng nhà máy, để xử lý 1 m3 dịch sau lên men phải mất khoảng 50 triệu đồng.

Khởi tố hay không?

Chiều 1-10, trao đổi với phóng viên Báo NLĐ, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (C36) – Bộ Công an, đại tá Lương Minh Thảo, cho biết hiện Bộ TN-MT và C36 đang rà soát lại toàn bộ sai phạm của Công ty Vedan VN trong việc xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải trong nhiều năm qua để hoàn tất báo cáo.

Trước băn khoăn của dư luận về mức xử phạt hành chính Vedan quá thấp, ông Thảo lý giải: “Đây chỉ là mức xử phạt hành chính theo quy định hiện hành. Còn đối với những thiệt hại về môi trường, sự suy thoái của sông Thị Vải và sản xuất nông nghiệp, thủy sản của người dân ở lưu vực sông, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện để Vedan đền bù. Ngoài ra, những khoản phí xử lý nước thải hàng trăm tỉ đồng mà Vedan trốn tránh trách nhiệm trong nhiều năm qua, sẽ được cơ quan chức năng tính toán triệt để nhằm yêu cầu Vedan phải bồi hoàn”. Theo ông Thảo, các cơ quan chức năng đang bắt tay vào việc tính toán các thiệt hại về môi trường, kinh tế do Vedan gây ra. Việc có tiến hành khởi tố hình sự những người chịu trách nhiệm và liên quan đến sai phạm của Vedan, ông Thảo cho hay cần phải có thời gian để hoàn tất các thủ tục.

Được biết hôm nay (2-10), Bộ TN-MT và C36 tiếp tục họp để góp ý vào việc xây dựng báo cáo về sai phạm và hướng xử lý đối với Công ty Vedan VN để trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối tuần tới.

Tạm đình chỉ các hoạt động có phát sinh nước thải

Về các biện pháp khắc phục hậu quả, theo dự thảo, sẽ cấm Công ty Vedan VN xả chất thải (dịch thải sau lên men, nước thải, dung dịch bùn thải) không đạt tiêu chuẩn Việt Nam ra môi trường và sông Thị Vải. Khi chánh Thanh tra Bộ TN-MT ký quyết định xử phạt hành chính, trong vòng 10 ngày sẽ tạm thời đình chỉ các hoạt động sản xuất của Công ty Vedan VN ở bộ phận có phát sinh nước thải ra môi trường và sông Thị Vải để khắc phục ô nhiễm, buộc Vedan thực hiện các việc sau: Cải tạo toàn bộ hệ thống thu gom, xử lý chất thải lỏng bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải theo quy định. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải lỏng của công ty phải thiết kế và xây dựng lại bằng bê tông cốt thép, mương dẫn hở để thuận tiện cho công tác kiểm tra giám sát. Cửa xả nước thải sau xử lý phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát... Bên cạnh đó, Công ty Vedan VN phải lắp đặt hệ thống đo lưu lượng và quan trắc tự động, liên tục một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sau xử lý.

T.Thanh

 

 

 

4- 12 hành vi bị phạt tiền 267,5 triệu đồng của Vedan

1- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ở Nhà máy sản xuất tinh bột: 33 triệu đồng

2- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ở Nhà máy sản xuất Bột ngọt và Lysine: 23 triệu đồng

3- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ở các nhà máy khác: 23 triệu đồng

4- Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc...cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: 30 triệu đồng

5- Hành vi thải mùi hôi thối trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường: 500 ngàn đồng

6- Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định: 10 triệu đồng

7- Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép: 6 triệu đồng

8- Xả nước thải (dịch thải lỏng sau lên men bột ngọt có các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần: 33 triệu đồng

9- Xả nước thải (dịch thải lỏng sau lên men Lysin có các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần: 33 triệu đồng

10- Xả nước thải bùn vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên: 33 triệu đồng

11- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần ở trại chăn nuôi heo và: 20 triệu đồng

12- Không nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: 50 triệu đồng

Tr. Thanh

TRUNG THANH – THẾ DŨNG

http://www.nld.com.vn/tintuc/do-thi-hom-nay/241279.asp

____________________________________________________________________________________

5- MSG maker sees higher profits

By Dominique Patton

31-Aug-2006 -

Higher sales of the flavouring agents MSG and glutamic acid boosted first half earnings at Vedan, the Vietnamese food and feed additive maker that is looking to increase its offering to the food industry.

The company, which reported a 20.6 per cent rise in turnover to US$141.5 million for the first half, said sales improved in all products except for lysine, an amino acid used primarily by the feed industry.

The ingredient has seen significant downward price pressure for some time and Vedan has as a result switched some of its production capacity to MSG and glutamic acid.

Turnover of lysine was almost 12 per cent lower than the previous year at US$9.2 million, said Vedan.

MSG and glutamic acid, on the other hand, were the group's "major growth drivers", it said. MSG sales were up by 14.3 per cent to $96.3 million while glutamic reached US$16 million.

Vedan uses locally grown cassava and sugarcane to produce MSG, a flavouring agent popular in the group's biggest market, Japan, which accounts for more than half of its total sales.

Sales to China also increased during the period, growing 19 per cent to $20.2 million. The growth mainly came from the increase in sales of GA in the country as well as a new business, Shandong Vedan Snowflake, which started operation.

But the firm wants to increase its sales in this market and is currently building a value-added seasoning production line in Shanghai, scheduled to come on stream in the fourth quarter. It may also add a MSG production line in Shandong Vedan Snowflake early next year, it said.

Vedan is also increasing its sales of modified starch, with first half turnover from this product up 4.1 per cent to $7.3 million. The firm is expanding its starch plants in Vietnam to meet continued growth.

It wants to strengthen its brand and develop new modified starch food applications and different carbohydrate substitutes to create added value and lower production costs.

Vedan chairman Yang Tou Hsiung warned however that the second half will still be challenging because of high raw materials costs and the international sales price of lysine.

"Despite that, we will push forward…to develop new products and new markets so as to remain competitive and deliver better results for our shareholders."

http://www.ap-foodtechnology.com/layout/set/print/content/view/print/178484

 

 

 

6- Người dân nói về vụ Vedan Phải xử lý nghiêm khắc hơn!

Thứ tư, 01/10/2008, 14:42 (GMT+7)

Vedan đáng bị xử lý hình sự!

Sáng nay, qua thông tin trên báo đài, tôi rất bất bình khi Vedan chỉ có thể bị phạt hành vi xả chui chất thải tối đa là 216,5 triệu đồng. Công ty Vedan đã vi phạm ít nhất 12 lỗi, làm dòng sông Thị Vải thành dòng sông chết, gây ra bao tổn thất chưa thể tính được cho cuộc sống người dân. Thế nhưng, mức phạt này chẳng đáng là bao so với những thiệt hại mà Vedan đã gây ra!

Thông qua báo đài, người dân cũng đã lên tiếng rất nhiều, các cơ quan có trách nhiệm xử lý những sai phạm của Vedan nên xem xét ý kiến của người dân chúng tôi. Theo tôi, Vedan đáng bị xử lý hình sự để làm gương, để các doanh nghiệp khác lấy đó làm bài học, không dám gây ra tổn hại cho môi trường của đất nước ta nữa.

Các doanh nghiệp khi đã đến sản xuất, kinh doanh trên đất nước Việt Nam thì phải tôn trọng luật pháp Việt Nam, Vedan đã vi phạm pháp luật Việt Nam nên cần được xử lý nghiêm. Tôi thấy Bộ TNMT cũng đã có đề nghị cơ quan công an điều tra, làm rõ những hành vi của Vedan như gian trá thiết kế và trốn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải lên đến hàng trăm tỷ đồng. Người dân chúng tôi rất hy vọng cơ quan công an nhanh chóng điều tra làm rõ, xử lý hình sự đối với những hành vi sai phạm của Vedan.

Nguyễn Hữu Lâm (167 đường Linh Trung, phường Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM)

 

Dù là mức phạt cao nhất nhưng vẫn quá nhẹ!

Cống xả ngầm của Công ty Vedan trên sông Thị Vải. Ảnh: HỒ THU

Với 12 lỗi vi phạm nhưng Công ty Vedan chỉ bị phạt 216,5 triệu đồng và “đau lòng” thay đây lại là mức phạt cao nhất! Với hành vi hủy hoại môi trường trong cả thời gian dài (suốt 14 năm qua) của một công ty có tầm cỡ, quy mô lớn, số tiền phạt nói trên không phải là nhẹ mà là quá nhẹ.

Tôi xin chia sẻ với cơ quan chức năng, bởi đây là mức phạt theo luật định và luật thì chưa theo kịp thực tiễn cuộc sống. Nhưng, tôi đoan chắc một điều rằng mức phạt như trên không thỏa mãn sự mong đợi của nhân dân cả nước nói chung và người dân ở các địa phương lân cận Công ty Vedan.

Mức phạt như vậy đối với một doanh nghiệp cố tình vi phạm và vi phạm có tổ chức, có hệ thống là không thỏa đáng và không khéo các cơ quan chức năng sẽ tạo tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp khác - đang hoạt động tương tự như Vedan mà chưa bị phát hiện.

Điều băn khoăn của riêng tôi (và chắc cũng là của nhiều người quan tâm đến vụ Vedan) là ngoài mức nộp phạt như trên thì Công ty Vedan phải chịu trách nhiệm về tài chính và tinh thần như thế nào đối với đời sống tinh thần và vật chất của người dân sử dụng nước sông Thị Vải trong sinh hoạt và sản xuất.

Theo các chuyên gia, việc xử lý, giải quyết những tác hại mà Vedan gây ra cho sông Thị Vải phải mất cả chục năm. Vậy trong khoảng thời gian đó, người dân sẽ sinh sống, trồng trọt như thế nào? Ngoài ra, một vấn đề bức xúc khác của người dân là việc xử lý đối với sự tắc trách của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương khi để xảy ra “câu chuyện” này.

Ngô Phương Điệp(Phường 8, quận Phú Nhuận)

 

Chúng ta nên “nói không” với Vedan!

Tôi thật sự bị sốc khi nghe Vedan chỉ bị xử phạt “mút khung” là 216,5 triệu đồng cho bao nhiêu lỗi mà công ty này đã gây ra. Tôi thấy những hành vi của Vedan chứng tỏ công ty này không tôn trọng luật pháp nước ta, càng không xem trọng tính mạng, đời sống của người dân dọc theo lưu vực sông Thị Vải.

Một công ty như Vedan có đáng được hoạt động ở đất nước chúng ta không? Tôi nghĩ lần này Vedan mà bị xử lý nhẹ thì sẽ tạo thành tiền lệ không tốt, khiến cho các doanh nghiệp khác cũng “lờn thuốc” rồi vẫn vô tư xả thải chui. Bên cạnh việc xử lý nghiêm Công ty Vedan, người dân cũng nên tẩy chay sản phẩm của công ty này.

Tôi trước kia thường xuyên sử dụng bột ngọt Vedan nhưng tôi đã nói “không” với Vedan ngay từ khi có thông tin công ty này xả nước thải chui. Khi người dân tẩy chay thì không doanh nghiệp nào có thể hoạt động lâu dài được. Người dân chúng ta nên có cách của chúng ta để các doanh nghiệp khác không dám có những hành động tương tự Vedan.

Cao Thanh Châu (376/23B Âu Cơ, phường 10, quận Tân Bình, TPHCM)

Theo tôi, hành vi xả nước thải công nghiệp vào sông Thị Vải của Vedan đã vi phạm Bộ luật Hình sự. Điều 183 Bộ luật Hình sự (“Tội gây ô nhiễm nguồn nước”) quy định: Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm; Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm; Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Chính vì thế, chúng tôi đang trông chờ một quyết định nghiêm khắc đối với Vedan từ các cơ quan có thẩm quyền.

Bùi Thị Thương (quận Thủ Đức, TPHCM)

http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2008/10/166939/

 

 

7- Bộ TN&MT kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai tạm thời đình chỉ hoạt động Công ty Vedan

(15:32 01/10/2008)

Phát hiện nhiều loại rác thải dưới đáy biển

Buổi làm việc chiều ngày 30/9 giữa Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà với các đoàn kiểm tra, đã cơ bản thống nhất một số biện pháp xử lý đối với những vi phạm về bảo vệ môi trường của Công ty Vedan và Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin (HVS)...

Xử hết các tội danh về bảo vệ môi trường đối với Công ty Vedan...

Với những hành vi vi phạm cố ý xả trực tiếp dịch thải sau lên men và nước thải ra sông Thị Vải mang tính hệ thống, có tổ chức và kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với sông Thị Vải của Công ty Vedan, Bộ TN&MT đề nghị:

Xử phạt vi phạm hành chính với tình tiết tăng nặng theo quy định của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, cụ thể: phạt tiền tối đa của các khung hình phạt, với số tiền 216.500.000 đồng cho 12 lỗi vi phạm. Đình chỉ hoạt động xả thải đối với Công ty Vedan để khắc phục ô nhiễm môi trường. Công ty Vedan phải cải tạo toàn bộ hệ thống thu gom, xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải theo quy định; hệ thống thu gom và cửa xả nước thải phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điều 82 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Bộ TN&MT sẽ kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai tạm thời đình chỉ sản xuất Công ty Vedan.

Truy thu khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trốn nộp theo quy định tại Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí và lệ phí. Truy thu chi phí xử lý nước thải đối với các loại chất thải lỏng Công ty Vedan phải xử lý theo quy định. Theo quy định của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Công ty Vedan đã trốn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp khoảng 127 tỷ đồng. Ngoài ra, về mặt kỹ thuật nếu muốn xử lý khoảng 5.880 m3/ngày dịch thải và nước thải có nồng độ các ô nhiễm hữu cơ cao (BOD5 từ 2.700 mg/l đến 52.850 mg/l) thì phải tốn chi phí đầu tư ban đầu khoảng 143 tỷ đồng, đồng thời chi phí vận hành hàng năm để các hệ thống xử lý này hoạt động có hiệu quả, đạt quy chuẩn kỹ thuật về nước thải cần khoản kinh phí khoảng 210 tỷ đồng.

Công ty Vedan phải có trách nhiệm đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường của Công ty gây ra theo quy định.

Nếu vụ việc vi phạm của Công ty Vedan có dấu hiệu tội phạm sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng để điều tra và truy tố theo quy định của pháp luật.

Phát hiện nhiều loại rác thải dưới đáy biển..

Cũng tại buổi làm việc, ông Lê Quốc Trung – Chánh Thanh tra Bộ TN&MT đã báo cáo kết quả thanh tra môi trường Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin (HVS)

Để xác định lượng thải thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động của HVS, Đoàn thanh tra đã kiểm tra toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc vận chuyển, xử lý chất thải của HVS từ năm 2004 đến nay; các tài liệu liên quan đến việc nhập khẩu, sử dụng hạt nix từ năm 1999 đến nay; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền, thực hiện nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt từ 2007 đến nay và tiến độ triển khai các dự án xử lý nix thải của HVS; các tài liệu liên quan đến việc xử lý số bùn thải bị PC36-Công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ.

Đoàn thanh tra cũng đã kiểm tra thực tế tại thôn Mỹ Giang, tiếp xúc với Trưởng thôn và các hộ dân cư thôn Mỹ Giang sát tường rào nhà máy (chịu ảnh hưởng trực tiếp bụi nix từ nhà máy). Qua phản ảnh của nhân dân và kiểm tra thực tế một số hộ, hiện tượng ô nhiễm bụi đã giảm thiểu. Tuy nhiên, nhân dân tiếp tục phản ảnh ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động xây dựng của HVS.

Ông Lê Quốc Trung cho biết thêm, qua kết quả chụp ảnh khảo sát đáy biển, cạnh cầu cảng HVS cách cầu tàu khoảng 50 m (khoảng một thân tàu) đã phát hiện sắt, thép, vỏ thùng, rác,... có cả khối thép lớn nằm dưới đáy biển.

Đoàn Thanh tra yêu cầu Công ty TNHH Nhà máy tàu biển Hyundai - Vinashin tiếp tục thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Khẩn trương tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhanh chóng khắc phục các mặt tồn tại mà Đoàn Thanh tra đã nêu trên. Tích cực phối hợp với Công ty cổ phần Khoáng sản luyện kim Hà Nội để đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án xây dựng nhà máy xử lý hạt nix nhằm đảm bảo tiến độ xử lý toàn bộ lượng nix thải phế liệu đến năm 2010; Công ty HVS phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để chậm tiến độ xử lý nix thải theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. Cần có kế hoạch thường xuyên rà soát, nạo vét đáy biển gần khu vực cầu tàu, có biện pháp giảm thiểu các loại rác thải, vật liệu rơi xuống biển trong quá trình sửa chữa ngoài Ụ khô...

PV

http://www.nea.gov.vn/Sukien_Noibat/Tinkhac/Thang%2010-2008/monre_1-10.htm

 

 

8- Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: Việc bảo vệ môi trường còn hình thức và đối phó

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Phạm Khôi Nguyên cho rằng tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường thời gian qua không chỉ do các doanh nghiệp thiếu ý thức, mà cũng phải nói đến năng lực kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý các cấp chưa đạt yêu cầu. Ông Nguyên cho biết: Thực tế kiểm tra vừa qua cho thấy có nhiều doanh nghiệp đã vì lợi nhuận trước mắt sẵn sàng có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với các hình thức tinh vi, xảo quyệt nhằm che giấu sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Cụ thể trường hợp Công ty Vedan là một ví dụ điển hình.

Mặt khác, cũng từ kết quả kiểm tra cho thấy vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và ý thức về bảo vệ môi trường rất thấp. Các hoạt động về bảo vệ môi trường chủ yếu mang tính hình thức và đối phó. Trong khi công tác kiểm tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu; công cụ chế tài xử phạt chưa đủ mạnh và chưa huy động được cộng đồng dân cư địa phương cùng phối hợp theo dõi, giám sát.

Ông đánh giá sao về tình hình các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hiện nay?

Năm 2003 khi tiến hành đánh giá tổng thể, Bộ TN-MT đã trình Thủ tướng phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong đó, đặt ra mục tiêu đến năm 2012 xử lý dứt điểm 4.295 cơ sở gây ô nhiễm và các cơ sở mới phát sinh. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương hiện nay tình hình ô nhiễm môi trường xảy ra với mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân. Trong đó ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng tại các lưu vực sông, có nơi đã vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục, hàng trăm lần.

Mặt khác, các cơ sở gây ô nhiễm cũng tập trung ở các đô thị, thành phố lớn, làng nghề và các khu công nghiệp. Trong đó nổi lên một vấn đề là cơ sở hạ tầng về BVMT không được xây dựng đầy đủ theo quy định, dẫn tới vi phạm về môi trường tập trung chủ yếu trên các lưu vực sông với phạm vi rộng và phân tán. Đó là hậu quả của sự phát triển kinh tế nhanh không có quy hoạch hoặc quy hoạch chưa hợp lý, tốc độ phát triển kinh tế vượt quá sự phát triển của cơ sở hạ tầng.

Ông có nghĩ rằng với những vi phạm rõ ràng, có tính toán như trường hợp của Vedan… mọi hình thức xử phạt đang bị xem nhẹ?

Đúng là mức xử phạt các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hiện chưa tương xứng và chưa đủ sức răn đe. Hiện tại, Bộ đang khẩn trương hoàn thiện trình sửa đổi Nghị định số 81/2006 theo hướng bổ sung các hành vi bị xử phạt, nâng mức xử phạt tối đa lên 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, bộ cũng đang tham gia tích cực quá trình sửa đổi Bộ luật hình sự 1999 về tội phạm môi trường do Bộ Tư pháp chủ trì cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

M.Quang - Xuân Long (thực hiện)

http://www.nld.com.vn/tintuc/do-thi-hom-nay/241279.asp

___________________________________________________________________________________

9- Hàng ngàn hộ nông dân điêu đứng!

Lao Động số 227 Ngày 02/10/2008 Cập nhật: 8:00 AM, 02/10/2008

Ông Hà Thanh Thuận: "Gần 70ha mì của gia đình sắp thu hoạch, bán cho ai đây?".

(LĐ) - Việc đóng cửa Nhà máy Vedan Bình Phước đã dẫn tới một hệ lụy không ai ngờ: Hàng ngàn hộ nông dân trồng mì (sắn) cung ứng cho Vedan Bình Phước lâu nay, thuộc 3 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh và Đắc Nông lâm vào tình cảnh khốn khổ, vì không tiêu thụ được mì.

Ngày 26.9, sau khi phát hiện Nhà máy tinh bột mì Vedan (Cty CP hữu hạn Vedan VN) ở Phước Long - Bình Phước có dấu hiệu xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường, các cơ quan chức năng Bình Phước đã quyết định đình chỉ hoạt động của Nhà máy này.

Vi phạm của Vedan Bình Phước là rất đáng lên án, và quyết định đình chỉ hoạt động của Nhà máy trong 10 ngày thậm chí còn là nhẹ. Song, đáng buồn là việc đóng cửa Nhà máy đã dẫn tới một hệ lụy không ai ngờ: Hàng ngàn hộ nông dân trồng mì (sắn) cung ứng cho Vedan Bình Phước lâu nay, thuộc 3 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh và Đắc Nông lâm vào tình cảnh khốn khổ, vì không tiêu thụ được mì.

Gần 2.000 tấn mì/ngày sẽ bị... đổ bỏ?

Có mặt tại Nhà máy Vedan Bình Phước sáng ngày 1.10, trước mắt chúng tôi là một khung cảnh vắng lặng, đìu hiu. Khoảng 20 xe tải chở ngót nghét gần 500 tấn mì vào bán, phía Vedan Bình Phước đã lấy lý do Nhà máy bị đình chỉ sản xuất, nên không thể thu mua mì cho nông dân nữa...

Hàng chục nông dân đã vô cùng sửng sốt, cãi cọ xảy ra ầm ĩ giữa nông dân với cán bộ Vedan Bình Phước. Nhiều nông dân toan đổ cả xe tải mì trước cổng Nhà máy để phản đối việc không mua mì.

Trao đổi với chúng tôi, ông Chen Tung Ming - Xưởng trưởng Nhà máy Vedan Bình Phước - cho biết: Vedan Bình Phước là trung tâm tiêu thụ khoai mì cho nông dân lớn nhất của Vedan VN. Nơi đây có trách nhiệm mua mì cho nông dân 3 tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và Đắc Nông.

Bình quân mỗi ngày, Nhà máy mua của nông dân từ 1.600 - 2.000 tấn mì, với giá 1.000 đồng/kg. Sau đó, sơ chế thành tinh bột và chuyển về cho Nhà máy chính của Vedan ở Đồng Nai sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu.

Bình quân mỗi năm, Vedan Bình Phước tiêu thụ khoảng 200.000 - 210.000 tấn mì của khoảng 5.500 hộ nông dân (tương đương 11 - 12 ngàn hécta). Song, việc Vedan Bình Phước bị đình chỉ, dù bước đầu mới là 10 ngày, nhưng Nhà máy không thể nào mua tiếp khoai mì cho người dân được nữa. Khoảng 200 xe tải (gần 2.000 tấn mì), buộc phải chở mì đi... lòng vòng, tìm nơi khác bán. Nếu bán không được, chỉ còn cách mang đi làm thức ăn cho gia súc hay... đổ bỏ.

Người nông dân lo lắng cho hàng trăm tấn mì thu hoạch, nguy cơ sẽ bị đổ bỏ.

Hàng chục ngàn người ăn theo cây mì gặp khó!

Ông Trịnh Xuân Tưởng - nông dân xã Long Hà, huyện Phước Long đang sở hữu 100ha mì - như ngồi trên đống lửa, than thở với chúng tôi: "Thật tai hại, Vedan đóng cửa đúng vào lúc mì đang bắt đầu vào vụ thu hoạch".

Ông Tưởng phân tích, tính bình quân 5 nhân khẩu/hộ, thì 5.500 hộ đã có tới 30.000 người sống nhờ cây mì; chưa kể, theo ông Chen Tung Ming, tại Nhà máy có 400 công nhân và bên ngoài Nhà máy, lúc nào cũng có khoảng 3.000 người làm công đáp ứng nhu cầu vận chuyển, bốc vác, vệ sinh... các xe chở mì từ các nơi đổ về - một khi Vedan Bình Phước đóng cửa, không chỉ nông dân, hàng ngàn con người này sẽ thất nghiệp và điêu đứng vì... mì.

Trong lúc đó, ông Vũ Văn Ban - ngụ thôn 7, tiết lộ: Ngay trong thời điểm này, hàng trăm hộ dân trồng khoảng 700ha mì tại vùng bán ngập vùng lòng hồ thuỷ điện Thác Mơ, Cần Đơn và Sok Phu Miêng cũng đang... kêu cứu. Bởi trong vài ngày tới, thuỷ điện đang bắt đầu tích nước cho hồ, nếu không khẩn trương thu hoạch mì, nước dâng sẽ làm hư hỏng toàn bộ 700ha mì đang bắt đầu vào vụ thu hoạch. Nhưng nếu nhổ 700ha mì ngay lúc này, thì không biết mang mì đi bán cho ai?...

Gặp chúng tôi, ông Trần Công Dũng - Chủ tịch UBND xã Long Hà - bức xúc: "Chuyện hàng ngàn hộ nông dân đang điêu đứng vì cây mì, do không bán được mì cho Vedan, chúng tôi đang theo dõi đây. Chúng tôi hết sức lo lắng, nhưng không biết tính sao".

Ông Dũng thừa nhận, gần hết 15.000 nhân khẩu ở xã Long Hà đều sống nhờ vào cây mì. Gần đây, khoảng 4.000ha điều cũng được người dân chuyển sang trồng caosu, xen với trồng mì. Chăm chút cả năm, trông vọng vào việc thu hoạch bán mì, không bán được mì, những hộ dân này sẽ gặp khó khăn rất nhiều.

Ông Dũng cho hay, xã Long Hà vừa thoát khỏi diện xã nghèo, thì với tình hình này, nguy cơ Long Hà tái nghèo sẽ... trong tầm tay.

Việc Vedan Bình Phước vi phạm về môi trường là việc rất đang lên án. Song song với việc đình chỉ DN này, thiết nghĩ các cấp chính quyền cũng cần có biện pháp gỡ khó cho nông dân.

 

 

 

10- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà: Sẽ xem xét tổng thể các giải pháp xử lý vụ gây ô nhiễm của Cty Vedan

Trước thông tin về việc Bộ TNMT sẽ chỉ đề xuất xử phạt vi phạm hành chính 216,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường của Cty Vedan, ngày 1.10, trao đổi với PV Báo Lao Động, Thứ trưởng Trần Hồng Hà đã không đồng tình với những thông tin này, bởi trong quyền hạn của mình, Bộ TNMT hoàn toàn có quyền ra quyết định xử phạt theo quy định pháp luật đối với những sai phạm đã phát hiện tại Cty Vedan.

Ông Trần Hồng Hà khẳng định: Bộ TNMT đang xem xét tổng thể để đề xuất giải pháp xử lý vụ Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải. Các giải pháp này bao gồm: Tính lại phí gây ô nhiễm suốt trong thời gian qua, xem xét xử phạt theo luật pháp hiện hành... trong đó, đề xuất phạt tiền chỉ là một giải pháp rất nhỏ trong các giải pháp tổng thể... Công Thắng

Cao Hùng

Vụ việc của Vedan buộc VN nhận thức lại mình và luật

07:06' 03/10/2008 (GMT+7)

- Quyết định xử phạt hành chính 200 triệu đồng đối với việc Vedan gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Thị Vải 14 năm được coi là mức hình phạt cao nhất hiện nay, song nhiều người lại cho rằng "chẳng bõ bèn gì". Còn theo PGS - TS Nguyễn Đình Hoè- Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, có thể nâng mức phạt bằng tổng thu nhập hàng năm của doanh nghiệp vi phạm.

Lòng tốt phải có đi có lại!

- Nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Vũ Phạm Quyết Thắng đã nói: "Xử phạt hành chính Vedan hơn 200 triệu đồng, không bõ bèn gì, chẳng mua nổi một chiếc xe ôtô cho quan chức địa phương đi công tác. Quá nhẹ, nhưng cũng không thể nặng hơn vì thiếu luật. Vì vậy, cái án phạt nặng nhất là hãy làm cho người dân biêt tôn trọng sản phẩm của DN có trách nhiệm với môi trường". Với tư cách là chuyên gia môi trường và Ủy viên Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, ý kiến của ông như thế nào về vấn đề này?

 

 

 

11- Vụ việc Vedan khiến chúng ta phát hiện nhiều bất cập trong khâu quản lý nhà nước cũng như trào lưu ứng xử lách luật của không ít doanh nghiệp.

Miệng cống xả nước thải ra sông Thị Vải (Ảnh: Hồ Thu)

Khâu quản lý nhà nước cũng có phần trách nhiệm lớn trong việc để cho doanh nghiệp không bảo vệ môi trường. Xử phạt hành chính quá nhẹ, không sắc sảo trong khâu lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, không chặt chẽ trong khâu cấp phép cũng như chồng chéo và chậm trễ trong khâu thanh tra kiểm tra,… tạo nhiều khe hở cho không ít doanh nghiệp vi phạm môi trường.

Khung hình phạt của chúng ta còn quá nhẹ, quá mềm dẻo, chưa phản ánh đúng mức độ gây ô nhiễm của DN nói chung và Vedan nói riêng. Qua vụ việc của Vedan chúng ta ngộ ra nhiều điều, chúng ta hiểu mình, hiểu người và hiểu luật của chúng ta hơn.

Luật bảo vệ môi trường của chúng ta vẫn còn sơ sài, đơn giản, không để ý đến mức độ tàn phá môi trường của DN, chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Chúng ta đã đối xử tốt với khách và mong khách đối xử tốt lại, nhưng quốc tế hóa cần phải thực hiện nghiêm theo Luật.

Món nợ môi trường có thể phải trả bằng sinh mệnh của DN

- Ngoài khung hình phạt hành chính gần 217 triệu, Vedan phải làm gì để trả món nợ môi trường đã gây ra? Liệu Vedan có khả năng trả được món nợ này?

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ và Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Phú Thọ vừa tiến hành kiểm tra đột xuất Công ty Miwon, chuyên sản xuất bột ngọt tại TP Việt Trì, Phú Thọ. Kết quả thanh tra cho thấy, từ năm 1996 đến nay, Miwon đã xả thẳng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ra sông Hồng.

Đường ống dẫn nước thải của Miwon còn bị vỡ khiến người dân xung quanh phải sống trong cảnh ô nhiễm.

Miwon đã thừa nhận trung bình xả ra sông Hồng 150m3 nước thải chưa qua xử lý mỗi ngày.

- Trách nhiệm của Vedan còn nhiều. Ví dụ truy thu phí nước thải, đền bù cho những hộ dân ven sông Thị Vải bị thiệt hại sinh kế, đền bù cho các hộ trồng sắn sử dụng “phân bón” vedagro, đóng góp làm sạch môi trường sông Thị Vải.

Ngoài ra, DN này có thể còn phải trách nhiệm hình sự theo quy định ở Chương 17 Bộ luật Hình sự Việt Nam…

Việc Vedan có đủ khả năng trả món nợ này hay không thì chỉ có Vedan biết. Nếu không đủ thì Vedan phải phát mại tài sản như bất cứ pháp nhân vi phạm khác, không thể phân biệt.

Tuy nhiên, trách nhiệm Vedan đến đâu phải chờ pháp luật quyết định.

- Vụ bê bối môi trường của Hyundai Vinashin cũng chỉ bị phạt hành chính 10 triệu. Nay còn có thông tin cả Công ty Miwon (Phú Thọ) cũng mắc sai phạm giống như Vedan - mỗi ngày xả hàng trăm mét khối nước thải chưa xử lý ra thẳng sông Hồng. Như vậy, đã đến lúc phải sửa luật chưa?

- Vấn đề Vedan quá bức xúc và như một giọt nước tràn ly. Trước thực trạng bức tranh ô nhiễm môi trường của chúng ta hiện nay, đã quá muộn để hoàn thiện các văn bản pháp lý và Luật bảo bảo vệ môi trường. Vedan là trường hợp chúng ta cần phải tổng kết.

Ngay Bộ TN-MT đã rất lúng túng trước sự kiện này. Bộ này đã thông qua Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam tổ chức hội thảo trách nhiệm giữa DN và xã hội ngày 25/10 tới, trong đó có phân tích kỹ vấn đề của Vedan.

Quản lý môi trường phải có "tai mắt" của dân

- Nhìn từ vụ vi phạm môi trường của Vedan, Miwon và trước đây là vụ Hyundai-Vinashin, đều coi nhẹ trách nhiệm với môi trường. Theo ông, mấu chốt vấn đề ở đây là gì? Trách nhiệm sẽ thuộc về ai?

Cống xả nước thải của Công ty Miwon ra sông Hồng. Ảnh: ANTĐ

- Trách nhiệm ở cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Mặt khác nếu cơ quan quản lý chịu khó để ý đến ý kiến và biết dựa vào nhân dân địa phương thì sự việc không đến nỗi trở nên tồi tệ như hiện trạng Vedan bây giờ.

Tai mắt của nhân dân có ở mọi nơi và không có gì có thể che mắt được nhân dân. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận nhà quản lý “nhìn mà không thấy hoặc cố tình không thấy, nghe mà không hiểu hoặc cố tình không hiểu”.

Ở Đồng Nai cũng có nhiều doanh nghiệp vốn nước ngoài lớn và trong số họ, có những DN gương mẫu trong thực thi trách nhiệm với môi trường. Cùng một điều kiện như nhau, hành xử của Vedan cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp là chủ yếu.

- Vừa qua Cục bảo vệ môi trường hạ quyết tâm đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội nâng mức xử phạt lên 500 triệu đồng đối với cơ sở gây ô nhiễm, theo ông mức xử phạt này đã đủ sức răn đe?

- Như tôi đã nói, mức phạt này chưa phản ánh đúng mức độ gây ô nhiễm của DN. Tại sao chúng ta không nâng mức phạt bằng tổng thu nhập hàng năm của DN hoặc bằng mức độ DN đã gây ô nhiễm? Nếu như chất thải của Vedan có chất phóng xạ thì kể cả mức phạt 500 triệu không thấm vào đâu so với việc phải xử lý ô nhiễm.

- Về mặt luật pháp, chúng ta phải làm gì để đủ răn đe và ngăn chặn những Vedan, Hyundai-Vinashin, Miwon và các DN vi phạm khác?

- Điều này thì các cơ quan quản lý sẽ trả lời. Tuy nhiên, vấn đề quản lý môi trường cũng không có gì mới. Nhiều nước công nghiệp hóa xung quanh ta có đủ kinh nghiệm quản lý tốt môi trường. Sang học tập họ cũng không có gì khó khăn. Vấn đề là chúng ta có muốn quản lý tốt và bài bản như các nước ấy hay không.

Tôi nói “muốn” bởi vì vẫn còn có người coi trọng tăng trưởng kinh tế hơn bảo vệ môi trường, vẫn còn có người chưa quán triệt tốt Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị và Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững của Việt Nam do Chính phủ ban hành.

• Minh Nguyệt (thực hiện)

http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/806721/

 

 

 

12- "Hoàn cảnh phạm luật " của Vedan

01:59-03/10/2008

http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=76&CategoryID=3&News=2389

Là một cán bộ công tác lâu năm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, và là người từng được tham gia nghiên cứu công nghệ sản xuất và phân tích các nguồn thải của Vedan từ năm 1995-1996, (ngay khi báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) của Vedan được phê duyệt), người viết bài này xin cung cấp một số thông tin liên quan đến công nghệ sản xuất của Vedan cũng như một số suy nghĩ còn bất cập trong quản lý và bảo vệ môi trường để có thể hiểu rõ "hoàn cảnh phạm luật" của Vedan, cụ thể là:

Hệ thống xử lý nước thải hiện có của Vedan được xây dựng từ 1994-1995 (và sau đó đã được nâng cấp) nhằm mục đích xử lý nước thải sản xuất từ các công đoạn sản xuất xút - axit clohydric, sản xuất tinh bột sắn, sản xuất bột ngọt (natri glutamat). Hệ thống xử lý này không xử lý được dịch thải sau lên men từ sản xuất axit glutamic – nguyên liệu để sản xuất bột ngọt. (Theo số liệu từ 1995-1996, lượng dịch thải sau lên men này có tải lượng khoảng 500 m3/ngày đêm với nồng độ BOD lên tới 120 kg/m3, tương ứng với công suất 30.000 tấn bột ngọt/năm). Bột ngọt được sản xuất từ tinh bột sắn là chủ yếu, với hiệu suất lên men khoảng 35%. Vì vậy, sau khi chiết axit glutamic thành phẩm ra, dịch thải sau lên men còn lại có khối lượng rất lớn với độ pH thấp; thành phần chủ yếu là cacbonhydrat (gluxit) chưa chuyển hoá, không chứa các chất độc hại nào khác (kể cả hợp chất cyanua thường có trong chất thải của quá trình sản xuất tinh bột sắn thành phẩm - nguyên liệu của sản xuất axit glutamic).

Năm 1995, khi bắt đầu hoạt động, Vedan đã kiến nghị cho phép sử dụng phương pháp "dumping and dilution" để giải quyết dịch thải sau lên men. Đây là phương pháp đổ thải các chất thải hữu cơ (gồm có dịch thải sau lên men của Vedan) dễ phân huỷ, không chứa các chất độc hại xuống vùng biển nghèo dinh dưỡng, mà không bị coi là vi phạm Công ước về Luật biển (1982) cũng như Công ước về phòng ngừa ô nhiễm biển do đổ chất thải và các chất khác (1972). Phương pháp này đã được một số nước áp dụng (trong đó có cả đổ thải dịch thải sau lên men từ sản xuất bột ngọt) với sự kiểm soát nghiêm ngặt của các cơ quan bảo vệ môi trường có thẩm quyền. Kiến nghị của Vedan đã được Bộ Thuỷ sản cân nhắc và đồng ý (với sự chỉ định vùng biển nghèo dinh dưỡng thích hợp tiếp nhận dịch thải sau lên men của Công ty Vedan). Tuy nhiên Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường không chấp thuận và yêu cầu Vedan phải xử lý dịch thải sau lên men tại chỗ, kể cả tái chế thành phân bón hữu cơ.

Hiện nay, phân xưởng Vedagro của Vedan chính là phân xưởng sản xuất phân hữu cơ từ dịch thải sau lên men. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quá trình ủ hiếu khí sản xuất phân bón Vedagro chưa đảm bảo lên men hoàn toàn (thời gian cần thiết > 20 ngày), vì vậy khi sử dụng loại phân này có hiện tượng cây cối bị úa vàng, người sử dụng bị mẩn ngứa chân tay (do phân hữu cơ Vedagro trong điều kiện tự nhiên vẫn tiếp tục lên men, làm giảm pH – tương tự hiện tượng xảy ra khi bón phân tươi).

Như vậy, không phải vấn đề xả nước thải chưa xử lý chung chung xuống sông Thị Vải như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa, (việc Vedan xác nhận 3/10 điểm liên quan đến xả nước thải vượt quy định, cộng với 7 điểm khác không liên quan gì tới việc xả thải dung dịch thải sau lên men; theo ý kiến cá nhân điều này còn có thể giúp Vedan, về mặt pháp lý, bị phạt ít hơn nhiều so với việc Vedan xả thải dịch thải sau lên men xuống sông Thị Vải); mà chính vấn đề làm thế nào xử lý triệt để dịch thải sau lên men của sản xuất bột ngọt để có thể thải an toàn ra môi trường đang là câu hỏi nan giải ở nước ta. Và vấn đề này không chỉ là nan giải đối với Vedan mà còn cả với các công ty sản xuất bột ngọt khác từ tinh bột sắn (Ajinomoto, Miwon,…). Được biết, hiện công suất sản xuất bột ngọt của Công ty Vedan là 15.000 tấn/ tháng; và dịch thải sau lên men hiện nay còn phát sinh thêm từ công đoạn sản xuất lysin (công suất 1.400 tấn/tháng); có nghĩa là tổng lượng dịch thải sau lên men hiện nay có thể lên tới 6.000 m3/ngày, tương ứng với công suất của các công đoạn liên quan.

Để chứng minh điều các cơ quan quản lý môi trường cấp Trung ương và địa phương "đã nghi ngờ từ lâu" (14 năm), rằng Vedan "đổ trộm" chất thải chưa xử lý ra ngoài chỉ cần xem xét cân bằng vật chất liên quan tới công suất sản xuất bột ngọt và các công đoạn lên men sinh học khác; tới tình hình tiêu thụ phân bón Vedagro là có thể khẳng định "nghi ngờ" đó chính xác hay không (xin lưu ý rằng, tập quán trồng trọt hiện nay ở nước ta ưa thích sử dụng phân bón hóa học hơn sử dụng phân bón hữu cơ).

Theo chủ quan, người viết bài này cho rằng, nếu tồn tại một "đường ống bí mật" để xả thải, thì Vedan đã sử dụng đường ống này xả thải định kỳ lượng dịch thải sau lên men dư không được sử dụng để sản xuất phân hữu cơ Vedagro xuống sông Thị Vải. Dịch thải sau lên men với công suất sản xuất hiện nay, là một khối lượng khổng lồ, ngoài sản xuất phân bón hữu cơ Vedagro, không thể xử lý triệt để bằng các phương pháp xử lý hoá lý hay hoá sinh thông dụng nào khác. Để biến toàn bộ khối lượng dịch thải sau lên men thành phân hữu cơ, Vedan cần phải có các bồn chứa lớn (vì thời gian lên men khá dài), cái mà Vedan hiện không có.

Vì vậy, nếu các cơ quan bảo vệ môi trường Việt Nam không cho phép Vedan xả thải dung dịch sau lên men xuống vùng biển nghèo dinh dưỡng như một số nước vẫn làm, và nếu Vedan không có một phương án khả thi nào khác, e rằng sau khi chịu phạt lần này, Vedan vẫn phải tiếp tục "đổ trộm" chất thải dung dịch sau lên men ra đâu đó, nếu muốn tiếp tục sản xuất bột ngọt và các sản phẩm công nghệ sinh học. Và chắc chắn, nếu các cơ quan quản lý môi trường nhân dịp này thanh tra, kiểm soát chặt chẽ tất cả các nhà máy khác sản xuất bột ngọt ở nước ta, họ cũng sẽ phát hiện các công ty đó cũng hành xử giống Vedan.

Ngoài ra, người viết bài này cũng kiến nghị cần sớm kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy kiểm tra giám sát việc thực thi Luật bảo vệ môi trường tại cả Trung ương và địa phương. Rõ ràng, 7 điểm trong số 10 điểm mà Vedan xác nhận vi phạm trong thời gian dài, liên quan đến tổ chức và năng lực quản lý của các cơ quan quản lý môi trường Việt Nam (không nộp đủ số liệu, không cam kết bảo vệ môi trường, không đánh giá ĐTM, xả thải không đúng quy định …).

---------

* Giám đốc Công ty Tư vấn Pi C&E

Lê Hoàng Lan*

 

13- Cán bộ bớt giữ ghế, VN đã không có "những Vedan"

03/10/2008 10:51 (GMT + 7)

Giải quyết lịch sử bao giờ cũng khó. Bài học về môi trường có nhiều, nhưng có bài học, chưa chắc VN đã chịu học. Cán bộ bớt nhậu, bớt giữ ghế, tận tuỵ với nhiệm vụ, "những Vedan" đã không xảy ra - GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường nói.

Sông Thị Vải liệu có thể trở lại hiện trạng ban đầu? Ảnh: Nongnghiep.vn

Khôi phục hiện trạng: Điểm chốt khó gỡ

Thông thường, với tư duy làm luật VN bao giờ cũng áp dụng mức tiền phạt hành chính thấp và có thể áp dụng các hình phạt bổ sung ở mức cao hơn. Với Vedan, áp theo luật hiện hành, tổng số tiền phạt với 13 tội danh chỉ hơn 200 triệu đồng. Tuy nhiên, yêu cầu cao hơn là phải khôi phục lại hiện trạng trước khi hành vi vi phạm xảy ra. Đây chính là điểm mấu chốt của vấn đề, và là điểm chốt khó gỡ.

Muốn khôi phục hiện trạng thì cần phải có đánh giá tác động đến mức nào và từ đó yêu cầu đối tượng vi phạm xử lý. Tuy nhiên, pháp luật VN lại không có quy định cụ thể về việc xử lý khôi phục ra sao.

Lực lượng cảnh sát môi trường cũng chỉ có thể thao tác ở một số khu vực, không thể bao sân, làm thay cho cơ quan quản lý nhà nước.

Đặc biệt, với môi trường, một khi bị tàn phá tới một ngưỡng nào đó, muốn khôi phục cũng không trở lại hiện trạng ban đầu được nữa.

Áp thuế để không ăn quỵt môi trường

Theo đánh giá, cái chết của sông Thị Vải do hoạt động sản xuất của Vedan chiếm tới 70%, do chất thải từ quá trình sản xuất bột ngọt từ tinh bột sắn rất khó xử lý, tàn phá môi trường lớn.

Thực ra, DN ăn quỵt về môi trường là điều bình thường trên thế giới. Nếu cơ quan chức năng không quản lý chặt, kiểm tra tốt, DN sẽ tìm mọi cách giảm tối đa chi phí để xử lý ô nhiễm và khắc phục những tác động xấu của sản xuất vào môi trường, bởi chi phí cho việc này rất tốn kém.

Ở các nước, họ có quy trình rất tốt để kiểm tra việc DN có giải quyết và xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Người ta còn áp dụng các loại phí hoặc thuế môi trường, tức là áp dụng công cụ quản lý bằng kinh tế. Đến lúc VN cũng nên áp dụng giải pháp này.

Ví dụ, với sản phẩm ô tô, giá thành rất khác nhau, mà nhiều khi không đơn thuần do chất lượng hoặc giá trị thương hiệu mà giá thành đội lên vì đã có hệ thống xử lý chất thải hiện đại, khói xe ra môi trường đã được khử gần hết C02, đạt chuẩn euro 2. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn dùng xe giá rẻ hay đắt, tuy nhiên, nếu anh sử dụng xe giá rẻ và thiếu hệ thống xử lý chất thải, anh sẽ phải chịu một khoản thuế môi trường cao hơn. Dựa trên các thông số kỹ thuật cụ thể, người ta có thể lượng hóa được mức thuế tương đương.

Môi trường sạch là tài sản chung, ai cũng có quyền tận hưởng. Nếu gây ảnh hưởng môi trường nhiều hơn, anh phải có nghĩa vụ bù đắp lại những thiệt hại do mình gây ra bằng phí hoặc thuế môi trường.

Phí hoặc thuế môi trường được xem như một công cụ quản lý thứ hai của các nước, bên cạnh công cụ quản lý bằng hành chính đối với hệ thống xử lý chất thải trước khi ra môi trường. Khoản phí hoặc thuế này là phần trách nhiệm của người làm hỏng môi trường đối với những người khác.

Môi trường sạch là tài sản chung, ai cũng có quyền tận hưởng. Với việc sử dụng và sản xuất những sản phẩm rẻ nhưng tàn phá môi trường lớn hơn, ảnh hưởng môi trường nhiều hơn phải có nghĩa vụ bù đắp lại những thiệt hại do mình gây ra, do đó, phải đóng góp dưới dạng phí hoặc thuế.

Công cụ thuế môi trường được áp dụng phổ biến ở nhiều nước châu Âu, cả người sản xuất và người tiêu dùng, tùy vào từng sản phẩm, miễn là họ là người làm tổn hại môi trường.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, không phải trường hợp nào cũng áp dụng thuế môi trường cao hơn cho người gây tổn hại lớn hơn. Đơn cử, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất là nông thôn Trung Quốc, nơi họ sử dụng chủ yếu là than và củi làm khí đốt, nhưng không thể áp thuế cao hơn với đối tượng này.

Hình thức giải quyết vấn đề môi trường bằng biện pháp, công cụ kinh tế chỉ có thể áp dụng trong từng ngữ cảnh, trường hợp. Với VN, khu vực công nghiệp và dịch vụ có thể xem xét để áp dụng thu phí hoặc thuế môi trường, buộc họ thực hiện nghĩa vụ tài chính với hành vi gây thiệt hại môi trường.

Chúng ta thường hô hào khuyến khích sản xuất sạch, nhưng khuyến khích như thế nào lại chưa đủ đa dạng ngoài cơ chế được vay một phần vốn đầu tư từ Quỹ môi trường. Mà Quỹ chắc cũng không đủ sức để bao hết các dự án sản xuất sạch trên diện rộng. Thông thường, sẽ không DN nào chịu bỏ tiền mua công nghệ sản xuất sạch khi giá thành cao gấp đôi.

Để khuyến khích công nghệ sạch, VN có thể thực hiện chính sách đánh thuế cao với những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm, và giảm thuế cho những DN sử dụng công nghệ sạch. Từ đó, nhà đầu tư, DN cần tính toán, cân nhắc bài toán lợi nhất trên tổng các giai đoạn đầu tư.

Nếu chỉ khuyến khích bằng khẩu hiệu, hô hào suông thì rất khó làm cho môi trường sạch hơn. Nhà nước cần tạo động lực kinh tế cho DN lựa chọn công nghệ sạch.

Cảnh sát môi trường không thể bao sân, làm thay cơ quan quản lý nhà nước

Để bảo vệ môi trường, chắc chắn cần có một hệ thống hành chính để quản lý. Hệ thống đó thế giới đặt ra từ rất lâu và VN cũng tuân theo những chuẩn mực như vậy. VN đã áp dụng đánh giá môi trường chiến lược với mọi quy hoạch và ở từng dự án đều yêu cầu đưa ra đánh giá tác động môi trường và giải pháp môi trường trong quá trình sản xuất... Khi đã đi vào hoạt động, cơ quan hành chính tiến hành kiểm tra thường xuyên, đánh giá lại tác động môi trường, cả hiện trạng môi trường trước đó và thực tế vận hành hoạt động sản xuất, kinh doanh có độ vênh như thế nào.

Chúng ta thường hô hào khuyến khích sản xuất sạch...Thông thường, sẽ không DN nào chịu bỏ tiền mua công nghệ sản xuất sạch khi giá thành cao gấp đôi. Nếu chỉ khuyến khích bằng khẩu hiệu, hô hào suông thì rất khó làm cho môi trường sạch hơn. Nhà nước cần tạo động lực kinh tế cho DN lựa chọn công nghệ sạch.

Cũng phải thừa nhận, với môi trường, VN tiếp cận chưa lâu, trong giai đoạn đầu. Vấn đề môi trường mới được đặt ra từ thời điểm Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ra đời. Để thành lập một hệ thống quản lý tốt cho một vấn đề mới nhận thức là rất khó.

Thực tế, những công cụ thế giới đang dùng, VN cũng dùng để tiếp cận và quản lý, nhưng làm một cách thực chất, chính xác và hiệu quả thì VN còn xa mức đó. Ở nhiều nơi, nhiều ngành, chúng ta vẫn không quan tâm, hoặc quan tâm không triệt để.

VN có quan tâm tới hệ thống quản lý, đánh giá, kiểm tra môi trường nhưng chất lượng và hiệu quả còn chưa đảm bảo. Nói cách khác, ngay từ khâu đầu vào của giám sát quản lý môi trường cũng chưa thực chất, thiếu kiểm tra trong quá trình vận hành và đánh giá lại.

Với việc ô nhiễm của sông Thị Vải, chúng ta đã họp ở trung ương, ở địa phương cũng đến cả chục lần, nhưng mọi giải pháp đều không đến đâu, trong khi thủ phạm chính là Vedan thì chỉ mới được phát hiện cách đây chưa lâu, khi lực lượng cảnh sát môi trường nhập cuộc.

Người ta thường nói, với trách nhiệm quản lý thì chỉ cần các quan chức bớt nhậu, bớt giữ ghế..., tận tụy hơn với nhiệm vụ của mình thì những vụ việc như Vedan đã không xảy đến hoặc nếu có thì sẽ được xử lý sớm hơn và quyết liệt hơn. Nhưng lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ vẫn tồn tại lớn, kìm chân những nỗ lực vì môi trường song song với câu chuyện tăng trưởng.

Cũng phải nói thêm, bản thân việc thành lập lực lượng cảnh sát môi trường đã là bước đi tốt, tạo ra một công cụ hữu hiệu hơn để kiểm tra mạnh và tốt hơn. Việc thành lập lực lượng này là đúng, và có thể đã là hơi muộn với VN, khi môi trường đã bị tàn phá. Nghĩa là thực ra tư duy về kiểm tra môi trường chỉ vừa bắt rễ chưa lâu, để tạo lực đủ mạnh thúc đẩy một công cụ mới ra đời.

TP.HCM lấy mẫu nước sông Thị Vải để tiến hành nghiên cứu đánh giá. Ảnh: TTO

Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát môi trường cũng chỉ có thể thao tác ở một số khu vực, không thể bao sân, làm thay cho cơ quan quản lý nhà nước. Chúng ta cần xác định rất cụ thể trách nhiệm của mỗi bên, mỗi cấp như thế nào. Đến thời điểm này, vẫn chưa xác định được trong vụ việc Vedan, trách nhiệm của trung ương, của địa phương tới đâu.

Thâu nhận ý kiến của dân, sai phạm như Vedan đã không bị lọt

Bên cạnh công tác kiểm tra, VN cũng cần đẩy mạnh công cụ giám sát, chính là Quốc hội, HĐND các cấp, những cơ quan đại diện cho người dân và chính những người dân. VN cần xem lại cách thu thập ý kiến giám sát của dân và xử lý ý kiến giám sát ấy như thế nào.

Trong vấn đề môi trường, cũng như vụ việc Vedan, nhân dân chính là người phát hiện ra nhiều và cung cấp nhiều thông tin nhất. Tuy nhiên việc thu nhận và xử lý thông tin của VN vẫn còn khó và yếu. Không cải thiện, chúng ta khó có được hoạt động hiệu quả về thanh tra và kiểm tra môi trường, nhất là khi khu vực hành chính còn nhiều tồn tại, còn bất cập trong cả kiểm soát đầu vào và kiểm soát quá trình vận hành.

Với trách nhiệm quản lý thì chỉ cần các quan chức bớt nhậu, bớt giữ ghế..., tận tụy hơn với nhiệm vụ của mình thì những vụ việc như Vedan đã không xảy đến hoặc nếu có thì sẽ được xử lý sớm hơn và quyết liệt hơn. Nhưng lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ vẫn tồn tại lớn, kìm chân những nỗ lực vì môi trường.

Điểm chốt của việc đẩy công cụ giám sát chính là biết cách thu nhận thông tin của dân, tạo điều kiện để người dân được nói và có chỗ nói và được lắng nghe, từ đó xử lý nhanh, quyết liệt.

Google cách đâu chưa lâu đã đưa ra ý tưởng tận dụng công nghệ thông tin, tạo sự kết nối đến cả những nơi xa nhất, để người dân phản ánh tình hình môi trường liên quan tới biến đổi khí hậu và rất được hoan nghênh. Một ý tưởng "bảo vệ môi trường là sự nghiệp của nhân dân".

Cũng như vậy, VN có thể sử dụng công cụ chính là mạng lưới Internet để mọi người dân có thể đóng góp vào việc theo dõi môi trường, từ đó, tạo công cụ tốt để người dân giám sát môi trường.

Chương trình này có thể triển khai song hành với chương trình đưa Internet về nông thôn, hỗ trợ thông tin cho sản xuất nông nghiệp. Không chỉ giám sát, người dân sẽ trở thành mắt xích trong quá trình theo dõi hiện tượng môi trường, phát hiện những nơi ô nhiễm, điều mà chúng ta đang cố gắng làm bằng một hệ thống cồng kềnh mà chưa hẳn đã hiệu quả.

Muốn tăng cường giám sát của dân thì một trong những ưu tiên là phải nâng cao ý thức cộng đồng với môi trường, qua những hình thức truyền thông hiệu quả, song song với việc đào tạo lực lượng làm môi trường chính quy và đảm bảo chất lượng.

Tuy nhiên, cách thức truyền thông phải thay đổi, đa dạng hơn, tích cực hơn và bớt tính hình thức hơn. Đơn cử, thay vì tổ chức thi sáng tác văn nghệ về môi trường, sao không tổ chức để người dân thi các sáng kiến, giải pháp môi trường, bởi hầu hết các phát kiến có giá trị trong đời sống thực tế của VN đều từ những người lao động bình thường nhất.

Điểm chốt của việc đẩy công cụ giám sát chính là biết cách thu nhận thông tin của dân, tạo điều kiện để người dân được nói và có chỗ nói và được lắng nghe, từ đó xử lý nhanh, quyết liệt...Người dân sẽ trở thành mắt xích trong quá trình theo dõi hiện tượng môi trường, phát hiện những nơi ô nhiễm, điều mà chúng ta đang cố gắng làm bằng một hệ thống cồng kềnh mà chưa hẳn đã hiệu quả.

Không chỉ người dân là người sát việc, mà bản thân chính quyền cơ sở cần phải được giao trách nhiệm giám sát và quản lý chặt hơn. Nếu chúng ta có những quy định chế tài về xử lý trách nhiệm của cấp cơ sở khi để lọt vi phạm môi trường trên địa bàn, câu chuyện có thể đã khác.

Đương nhiên, chế tài trách nhiệm đó phải gắn với trách nhiệm của cá nhân cụ thể. Trách nhiệm đã gắn mà để xẩy ra vi phạm thì người có trách nhiệm phải bị xử lý nghiêm.

Phát triển và Bền vững: VN vẫn chưa vượt được tư duy cũ

Với hành vi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải ngầm của Vedan đã đủ bằng chứng để có thể truy tố hình sự. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp phá hủy môi trường của DN, cũng cần đặt ra trách nhiệm của cơ quan nhà nước, khi đã đặt ra yêu cầu môi trường quá thấp để chấp nhận và chào mời đầu tư, trải chiếu hoa rước họ vào. Nhà nước cần xử lý tốt bài toán đảm bảo gìn giữ môi trường, và có lợi cho cả nhà đầu tư và Việt Nam.

Ngay từ khâu đầu vào của giám sát quản lý môi trường cũng chưa thực chất, thiếu kiểm tra trong quá trình vận hành và đánh giá lại.

Câu chuyện Vedan lại trở về với bài toán muôn thuở của Nhà nước: lựa chọn cân bằng giữa phát triển kinh tế và bền vững môi trường.

Thời điểm này, VN vẫn chưa tính được lời giải hợp lý cho bài toán giữa phát triển và bền vững, chọn ưu tiên cho cái nào và mức độ ưu tiên đến cỡ nào. Muốn vậy, cần phải xem xét cả trong chiến lược phát triển và quy hoạch không gian. Hiện các địa phương thường để bền vững ở vị trí thấp, gây thiếu chắc chắn cho phát triển. Các tỉnh thi nhau trải chiếu hoa mời nhà đầu tư, gật dự án vô điều kiện, nhất là với các tỉnh ít dự án.

Đây là hạn chế trong bản thân tư duy quản lý của VN.

Mặt khác, trong nhiều trường hợp, quan chức gật đầu bỏ qua yếu tố môi trường khi nhà đầu tư đưa ra những hứa hẹn nhất định, vì lợi ích của cá nhân và của địa phương mình. Thậm chí, có thể có yếu tố tham nhũng can dự vào.

Bên cạnh đó, trình độ, năng lực và tri thức của cán bộ để xem xét thấu đáo, thấy được chiều sâu và tác động lâu dài đối với môi trường của các dự án cũng là một hạn chế lớn hiện nay. Đến khi nhận thức được tai họa thì đã quá muộn để ngăn chặn hoặc ngay cả khi ngăn chặn được thì cái giá phải trả cũng quá cao.

Nếu dự báo được, có những chuẩn bị cần thiết thì sẽ tốt hơn.

Xử lý vụ việc Vedan, cũng thử xem xét theo hướng, điều quan trọng là giải quyết câu chuyện môi trường hiện nay, ngăn chặn sự phá hủy tương lai, còn việc giải quyết hậu quả của lịch sử chỉ là một phần, đủ để răn đe, đủ để bù đắp, đồng thời không khiến các nhà đầu tư e ngại, rút dù, bỏ của chạy lấy người, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư.

• Phương Loan (ghi)

G

http://www.tuanvietnam.net//vn/sukiennonghomnay/4965/index.aspx

 

 

 

14Bài học từ vụ Vedan

Hanoinet, ngày 30/09/2008

Vụ nhà máy Vedan đổ nước thải độc hại ra sông Thị Vải từ nhiều năm nay, mới được phát hiện, đã trở thành sự kiện nổi bật trong cuộc chiến chống ô nhiễm, một cuộc chiến được coi là trọng điểm của đất nước đang trong bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vụ Vedan cũng là bài học cảnh tỉnh cho bất kỳ địa phương nào trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến môi trường. Cuộc chiến bảo vệ môi trường đang là một vấn đề mang tính thời đại, trên phạm vi toàn cầu, khi khí hậu trái đất đang biến đổi, gây những tác hại vô cùng lớn cho cuộc sống của toàn nhân loại. Tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới - Liên hợp quốc đã coi vấn đề chống biến đổi khí hậu là một cuộc chiến cấp bách trên phạm vi toàn cầu. Vấn đề này chiếm một vị trí trung tâm trong chương trình nghị sự của các khóa họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc, cũng như tại các diễn đàn quan trọng nhất thế giới: Hội nghị thượng đỉnh các tổ chức như nhóm 8 nước công nghiệp phát triển nhất - G.8, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương - APEC, Diễn đàn Kinh tế thế giới, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN… Ngoài ra, hằng năm còn diễn ra không dưới 10 hội nghị cấp cao trên phạm vi toàn cầu và khu vực bàn thảo các vấn đề về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường…

Tại Việt Nam có 200 - 230 ca/triệu dân/năm mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí; nguồn nước ngầm tại các vùng ven biển bị nhiễm mặn; một số tỉnh đã bị ô nhiễm phốt phát (P-PO4) và thạch tín; ô nhiễm nước mặt, nước ngầm diễn ra khá phổ biến ở các lưu vực sông... Tại nhiều nơi, đã xuất hiện những "dòng sông chết" như sông Thị Vải ở miền Nam, sông Nhuệ ở miền Bắc; những con kênh đen như kênh Ba Bò ở TP Hồ Chí Minh, sông Tô Lịch ở Hà Nội, những "làng ung thư" ở nhiều nơi… Sự xuất hiện của những dòng sông chết là hệ quả của sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Các khu công nghiệp, các làng nghề (có mức độ ô nhiễm do bụi là từ 3 - 4 lần tiêu chuẩn quy định của Việt Nam) đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế cao của đất nước, nhưng đấy cũng là một nguồn gây ô nhiễm vô cùng lớn đối với môi trường sinh thái của cả nước. Riêng ở các làng nghề, mức độ ô nhiễm do bụi là từ 3 - 4 lần tiêu chuẩn quy định của Việt Nam. Tại các khu công nghiệp, rất nhiều nhà máy không tuân thủ nghiêm những quy định về nước thải, rác thải, do các nhà đầu tư triệt để "tiết kiệm" trong việc xây dựng cơ sở vật chất. Trong khi đó, các nhà quản lý các khu công nghiệp lại tỏ ra quá lỏng lẻo trong việc này. Vụ Vedan và nhiều nhà máy xả nước thải không qua xử lý ra sông, hồ là dẫn chứng điển hình.

Vấn đề bảo vệ môi trường đang ngày càng được nhiều quốc gia coi như một điều kiện không thể thiếu trong hoạt động giao lưu thương mại hiện nay. Vì vậy, các doanh nghiệp ở Việt Nam muốn thâm nhập thị trường quốc tế buộc phải áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng đầu vào, nhằm vượt qua các yêu cầu về bảo vệ môi trường để có cơ hội chứng minh chất lượng sản phẩm cũng như quảng bá hình ảnh của mình trên các thị trường trong nước và quốc tế.

Để phát triển công nghiệp hóa theo hướng thân thiện với môi trường, giải pháp cấp bách trước mắt là tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, hỗ trợ các doanh nghiệp này, nhất là chính sách mở rộng đào tạo nhân lực; chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch. Cần có những quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho từng khu vực theo hướng coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo, trong đó đặc biệt coi trọng việc áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thích hợp trong sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường. Cần phải gắn kết các hoạt động về bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe con người ở nước ta nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc về sức khỏe cộng đồng hiện nay và thực hiện tốt hơn, với hiệu quả cao hơn các mục tiêu về bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường đã được xác định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao nhận thức và hiểu biết về mối quan hệ giữa bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường của các cơ quan Nhà nước, của cán bộ, của các tổ chức của nhân dân và đông đảo nhân dân. Kiện toàn tổ chức thể chế và hệ thống văn bản quy phạm pháp quy đủ đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường vì sức khỏe cộng đồng. Năng lực của các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học và công nghệ liên quan phải được nâng cao và kiện toàn. Những rủi ro do ô nhiễm môi trường được dự báo sớm, giải quyết sớm và nhanh chóng những vấn đề nóng về sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường… Vụ nhà máy Vedan cần được xử lý nghiêm để làm bài học cho các doanh nghiệp coi thường vấn đề bảo vệ môi trường.

Nguyễn Chiến

http://www.nea.gov.vn/Sukien_Noibat/Tinkhac/Thang%209-2008/hnnet_30-9-08.htm

 

Thứ Ba, 30/09/2008, 10:56 (GMT+7)

15- Vụ Vedan dưới góc nhìn chuyên gia: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cả xã hội

Cống xả nước thải của Vedan ra sông Thị Vải

Những ngày qua, vụ việc Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý đầu độc sông Thị Vải bị phát hiện đã gây nhiều phản ứng trong dư luận. Các chuyên viên thân hữu của Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần đã có những nhìn nhận riêng về vấn đề này.

Chuyên viên kinh tế Nguyễn Văn Sơn cho biết: “Tôi rất ngạc nhiên với cách giới hữu quan xử lý vấn đề của Công ty Vedan. Khi đã “bắt quả tang” công ty này đổ nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải như báo chí đã nêu thì đã có thể xử lý ngay, chứ còn “xem xét” gì nữa.

Cách đây 40 năm, tôi từng quản lý một nhà máy sản xuất bột ngọt (1968-1975), vấn đề này đã rất minh bạch. Ngay từ khi lập dự án đã phải có quy trình và danh sách các trang thiết bị xử lý chất thải chống ô nhiễm môi trường rồi. Xây nhà máy xong, phải mời cơ quan quản lý xuống thẩm tra, nếu họ thấy hệ thống xử lý chất thải chưa đạt yêu cầu thì dĩ nhiên nhà máy không được cấp giấy phép hoạt động. Vedan là một công ty lớn, chắc chắn họ đã đầu tư hệ thống này.

Cần biết rằng việc trang bị hệ thống xử lý chất thải rất tốn kém, thường chiếm đến 20% trị giá toàn bộ máy móc. Và việc trang bị đến hai hệ thống ống như của Vedan (khi có kiểm tra thì chuyển qua hệ thống xử lý, khi không ai kiểm tra thì chuyển sang đường ống đổ thẳng ra sông) tiền đầu tư rất lớn. Nhưng họ làm như vậy vì thực tế tiền đầu tư thêm này chẳng thấm vào đâu so với chi phí xử lý chất thải. Bởi với một quy trình xử lý chất thải có nhiều BOD và tính axít của ngành bột ngọt, chi phí này làm đội giá thành lên trung bình khoảng 15%. Việc gì phải đặt vấn đề “có đóng cửa Vedan hay không” mà “phải ngưng hoạt động và bồi thường thiệt hại môi trường ngay theo đúng luật pháp hiện hành”, chứ không cần “cân nhắc” gì cả. Đến khi Vedan hoàn thiện hệ thống đạt yêu cầu (trong trường hợp này là xóa bỏ hệ thống xả trực tiếp ra sông) thì sẽ được cấp giấy phép hoạt động trở lại”.

Ông Phan Chánh Dưỡng thì liên hệ với mô hình Khu chế xuất Tân Thuận thời ông làm quản lý: “Khi mới hình thành, rất may những nhà đầu tư cho rằng đây là vấn đề quan trọng nên họ mời một nhóm quan chức quản lý Khu chế xuất Cao Hùng (Đài Loan) qua tư vấn cho chúng tôi. Đó là những nhà kỷ trị và lại không bị lệ thuộc vào nhà đầu tư, nên những điều họ tư vấn là thuần túy chuyên môn, kỹ thuật, theo quy chế thì cái này phải làm gì, xử lý ra sao...

Điều đặc biệt là họ nhìn nhận vấn đề dưới góc độ những người quản lý nhà nước, nên tôi đã học được rất nhiều. Một trong những điều kiện tiên quyết họ đưa ra là phải thu phí để làm nhiệm vụ mà nay ta gọi là bảo vệ môi trường. Nên mới có chuyện tách riêng chi phí thuê đất và chi phí bảo vệ khu chế xuất. Phần thuê đất là của nhà đầu tư, còn phần thu dưới danh nghĩa chi phí duy tu bảo dưỡng, quản lý khu chế xuất dùng để sửa điện, đường, bảo vệ, y tế, phòng cháy chữa cháy… và đặc biệt dùng để bảo vệ môi trường, trong đó có xử lý chất thải.

Chi phí nộp được tính theo một tỷ lệ trên doanh số, doanh số càng tăng thì tỷ lệ nộp càng giảm dù giá trị tuyệt đối sẽ tăng, nhưng cũng không vượt quá một mức trần quy định. Khi ấy, tất cả chất thải của doanh nghiệp đều phải được xử lý bước đầu, sau đó cho chảy vào đường ống chung của khu chế xuất; tại đây sẽ có bộ phận lo việc xử lý cuối cùng và thoát ra ngoài. Chẳng doanh nghiệp nào tính đến chuyện đổ nước thải ra ngoài, vì họ đã đóng tiền để xử lý rồi. Dù phải chịu áp lực từ nhiều phía, đặc biệt là các doanh nghiệp “khiếu nại” khi thấy tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất khác không hề thu phí này, nhưng chúng tôi vẫn cương quyết áp dụng. Thực tế đã chứng tỏ những nơi không thu phí ấy đều có thể xảy ra nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, vì họ không có kinh phí để làm chuyện đó”.

Chuyên viên kinh tế Trần Sĩ Chương phân tích căn cơ: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề nan giải với những nước đang phát triển. Nhiều cái khó đang bó cái khôn, bởi đang nghèo nên phải lo miếng ăn trước khi lo chuyện giữ sạch, làm sạch. Vả lại doanh nghiệp đầu tư vào các phương tiện bảo vệ môi trường không sinh lời trước mắt, chỉ thấy có chi phí, mà họ phải tính lời hàng ngày, nhất là các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển vốn phải đối phó với quá nhiều những rủi ro kinh doanh khác. Chưa kể thói quen cứ để “ông trời” xử lý, chưa có một căn bản giáo dục tôn trọng thiên nhiên và đặc biệt là thói quen đùn đẩy trách nhiệm cá nhân cho tập thể xã hội.

Trước chúng ta, Thái Lan, Indonesia và nay sát ngay chúng ta là Trung Quốc, đang gánh nặng thảm họa môi trường từ hậu quả của cái gọi là “hiện đại hóa, công nghiệp hóa” trong ba thập niên qua. Con số tăng trưởng GDP thì rất hạn hẹp, nhưng nếu phải tính luôn cái giá phải trả để xử lý những hệ quả môi trường thì con số có khi âm. Từ những năm 1980, Giáo sư Charlie Pearson của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã cảnh báo lãnh đạo Thái Lan là tăng trưởng thật của Thái Lan có thể là 0 nếu không kịp thời xử lý các vấn đề môi trường của họ. Càng để lâu càng tốn kém. Mới đây một số báo cáo ước tính là Trung Quốc phải chi cả 10% GDP mỗi năm để làm sạch, hồi phục lại môi trường và để chi trả các dịch vụ y tế cho các nạn nhân của ô nhiễm môi trường.

Vấn đề môi trường sẽ không được giải quyết nghiêm túc nếu chỉ kêu gọi tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp và các hình thức xử phạt (dĩ nhiên là phải có, và phải rất nghiêm ngặt). Doanh nghiệp phải tự họ tìm ra cách bảo vệ môi trường mà vẫn có lợi; hoặc xã hội phải tạo điều kiện cho họ có lợi trong việc bảo vệ môi trường. Xã hội thường khắt khe với doanh nghiệp khi có sự cố, nhưng lại quên rằng doanh nghiệp cũng là một bộ phận của ta; họ là thành phần tạo công ăn việc làm cho ta, cho con em ta; họ là chúng ta. Vậy thì xã hội chúng ta phải có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho họ làm đúng, để chúng ta không phải trả cái giá quá lớn khi họ quá “năng nổ” trong kinh doanh mà quên trách nhiệm xã hội. Con số các doanh nghiệp cố ý lách luật ở nước nào, thời nào, ngày nào, ngay cả ở Mỹ, cũng không phải là ít.

Môi trường có được bảo vệ cho sự nghiệp phát triển bền vững hay không tùy thuộc vào: (1) Giáo dục, từ “thuở lên ba”, để con người xã hội từ trong xương tủy đã có khái niệm biết quý và tôn trọng môi trường; (2) Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo vệ môi trường qua những chính sách thuế, tín dụng ưu đãi…, để doanh nghiệp có thể sống “đàng hoàng” với xã hội mà không phải quá so đo về mặt lợi nhuận; (3) Tích cực hỗ trợ, quảng bá những kỹ thuật, công nghệ có thể giúp doanh nghiệp sinh lời trong đầu tư bảo vệ môi trường.

Thí dụ, một công ty thuộc da của Đức đang đầu tư vào một nhà máy ở Bình Dương. Họ đã thiết kế nhà máy này để đạt được tiêu chuẩn xanh nhất, sạch nhất, và sẽ giúp họ “giảm” chi phí hoạt động hàng năm lên đến 20-30%, hòa vốn đầu tư cho hệ thống tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường chỉ trong vòng 2-3 tháng sau khi đi vào hoạt động! Nhà tư vấn thiết kế và quản lý của dự án này, ABBO Engineering, cho biết thiết kế nhà máy sử dụng rất nhiều công nghệ thông minh thiên nhiên (như rễ cây tre, cây sậy…) kèm theo công nghệ hiện đại để xử lý nước thải”.

Hệ thống xử lý nước thải tại khu chế xuất Tân Thuận (TP.HCM)

Từ Đức, chuyên gia về chính sách công Nguyễn Chính Tâm, người từng có nhiều bài phân tích sâu về các nhóm lợi ích trên chuyên trang Vấn đề của báo DNSGCT - bày tỏ quan điểm: “Vụ Vedan đặt ra cho chúng ta nhiều câu hỏi mở, từ góc nhìn những nhóm lợi ích. Một mặt, việc làm của Vedan được lý giải là một cá thể lấy mục đích tăng lợi nhuận làm tối thượng. Rằng nhà kinh doanh nào cũng muốn chi tối thiểu và thu tối đa, nên ít ai muốn phát sinh thêm phí tổn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mặt khác, hành động này gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của một nhóm xã hội khác - người dân hai bên bờ và những người sinh sống dựa vào khai thác lợi tức của dòng sông.

Vấn đề ở đây là trong khi nhóm hưởng lợi ích từ chính sách “che mắt” của Vedan nhỏ hơn rất nhiều so với những nhóm người dân bị ảnh hưởng xấu từ hành động đó (chưa kể đến tác động xấu về sức khỏe, môi trường sống, mà khó kết toán kinh tế nào làm rõ được), thì tiềm lực theo đuổi lợi ích của Vedan lại vượt trội hoàn toàn. Những người dân bên bờ Thị Vải là những cá nhân, hộ gia đình đơn lẻ, xét về mọi phương diện tài chính, tiếng nói, khả năng tổ chức đều không thể so sánh với Vedan.

Trong trường hợp này, chúng ta đứng trước một bài toán đang còn thiếu hai ẩn số. Đầu tiên là khả năng quản lý vĩ mô của Nhà nước trong lĩnh vực môi trường. Rõ ràng với những gì báo chí đưa tin, Vedan có thể “che mắt” được gần 14 năm, thậm chí còn được nhận bằng khen về bảo vệ môi trường, đã cho thấy còn nhiều bất cập trong công tác kiểm tra và phát hiện kịp thời những sai phạm. Ẩn số còn lại thể hiện qua sự thiếu vắng những nhóm lợi ích công mà tôn chỉ tập trung bảo vệ những lợi ích cộng đồng (như hội bảo vệ môi trường, nguồn nước, rừng, người tiêu dùng,…).

Ở các nước phát triển, những nhóm này tạo thành một kênh phát ngôn quan trọng có ảnh hưởng lớn trong quá trình hoạch định chính sách. Như vậy, chuyện Vedan không chỉ là bài toán về môi trường, mà còn là câu hỏi về mô thức quản trị xã hội, nhìn từ khía cạnh chính sách vĩ mô đối với những nhóm lợi ích”.

Theo LY LAM

Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

 

16- Đồng Nai với hiểm họa từ những “đại” Vedan

Thứ ba, 30/09/2008, 23:25 (GMT+7)

Sau “sự kiện” Vedan, số liệu mới nhất từ Đồng Nai cho thấy, trong số 27 khu công nghiệp (KCN) của Đồng Nai hiện chỉ có 10 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung (XLNTTT), 11 KCN đang và chuẩn bị xây dựng hệ thống XLNTTT, 6 KCN còn lại đang thu hút đầu tư nên kế hoạch xây dựng khu xử lý nước thải xem ra còn khá xa vời. Một điểm chung của tất cả các KCN này là dù đã qua xử lý cục bộ, xử lý tập trung hay chưa xử lý, nước thải ra môi trường đều chưa đạt chuẩn cho phép và có thể coi các KCN tại Đồng Nai là những “đại” Vedan…

Giữa hai luồng nước bẩn

 

Chị Nguyễn Thị Tú, ấp 3 xã Long Thọ đang chỉ tay vào chỗ nước dâng lên khi nước từ các KCN của Nhơn Trạch xả ra. Ảnh: C.D.

Huyện Nhơn Trạch có thể được coi là nơi có mật độ các KCN dày đặc nhất tỉnh Đồng Nai, từ KCN Nhơn Trạch 1 đến KCN Nhơn Trạch 5, rồi KCN dệt may Nhơn Trạch…

Đây cũng là một trong những khu vực có lượng lớn nước thải chưa qua xử lý và được “đánh giá” là tác nhân cùng với Vedan “giết chết” sông Thị Vải. Sáng 30-9, khu vực cống Lò Rèn, thuộc ấp 2 xã Long Thọ huyện Nhơn Trạch, có 3 miệng cống xả với lượng nước khá ít nhưng có màu nâu đen và mùi hôi bốc lên.

Theo một hộ dân sống sát bên cống, vào buổi tối, ngày cuối tuần hoặc khi trời mưa, nước thải ra thật kinh khủng, mùi hôi thối bốc lên lan ra cả xã. Còn ngày thường, lượng nước thải ra rất ít và mùi hôi thối “tạm chấp nhận” được do người dân nơi đây đã quen sau nhiều năm chịu đựng.

Sau khi tìm hiểu kỹ, chúng tôi được biết, ba miệng cống lộ thiên nói trên chỉ là hệ thống thoát nước mưa của các KCN, còn nước xả thải từ khu vực sản xuất thì chảy theo hệ thống cống ngầm ra gần đến sông mới lộ ra. Giải thích cho việc vì sao chỉ dùng để thoát nước mưa mà nước từ đây là có màu đen và mùi hôi, ông Trần Tiến Nhạn, cán bộ phụ trách giao thông –thủy lợi xã Long Thọ cho biết: “Mang tiếng là để thoát nước mưa, nhưng cứ hễ mưa xuống thì hệ thống xả thải này được “mượn tạm” để xả nước thải sản xuất chưa qua xử lý. Chính vì vậy trời càng mưa nước nơi đây càng ô nhiễm…”.

Dẫn chúng tôi đến miệng cống lộ thiên của hệ thống cống xả thải nước sản xuất, một dòng nước đen nâu chảy ra, sủi bọt và bốc mùi hôi. Bà Nguyễn Thị Tú, ấp 3 xã Long Thọ, có nhà nằm sát con suối, dòng chảy chính của dòng nước bị nhiễm bẩn trên bức xúc: “Mới tối hôm qua 29-9 thôi, nước xả quá trời, mùi hôi chịu không nổi. Những lúc mưa hoặc nước lên, nước mưa cộng với nước xả thải tràn vô cả sân trông ghê lắm.

Tại UBND xã Long Thọ, lời nói của bà Tú được chứng minh một cách rất xác đáng, chỉ trong vài ngày trở lại đây, UBND xã đã nhận được 39 đơn thư của 179 người dân của xã khởi kiện, kiến nghị về những thiệt hại do ô nhiễm môi trường nguồn nước của sông Thị Vải. Từ những lá đơn trên, chúng tôi lội bộ vào tận những đập tôm nằm sát đầu dòng sông Thị Vải. Quả thật, khá nhiều đập tôm bỏ không nằm phơi nắng.

Theo anh Nhạn: “Không biết nên gọi đoạn này là đầu hay cuối sông Thị Vải vì khi nước lên, bao nhiêu ô nhiễm từ phía dưới khu vực nhà máy Vedan đẩy lên, còn khi nước xuống thì ô nhiễm từ các KCN Nhơn Trạch chảy ra. Ô nhiễm nơi đây ứ đọng vì chỉ chảy vào chứ không thể chảy ra theo con nước được…”. Đây chính là lý do khiến những người làm nghề nuôi trồng đánh bắt thủy sản nơi đây thất nghiệp từ nhiều năm qua.

Theo số liệu mới nhất từ các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, hiện chỉ riêng KCN Nhơn Trạch 2 có 35 dự án đang hoạt động có tổng lượng nước thải khoảng 12.000m3/ngày, đêm nhưng không có hệ thống XLNTTT (đang hoàn thiện nhưng cũng chỉ có công suất 5.000m3/ngày đêm ) chỉ có 12 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng chỉ có 3 doanh nghiệp đạt chuẩn… Có thể khẳng định, người dân xã Long Thọ đang gánh chịu hai nguồn nước bẩn, một từ Vedan đẩy lên, hai là từ các KCN của Nhơn Trạch chảy ra.

KCN Biên Hòa 1: Ô nhiễm toàn diện

Hiện nay, mỗi ngày KCN Biên Hòa 1 thải ra sông Cái (một nhánh của sông Đồng Nai) gần 9.000m3 nước thải, nhưng chỉ có 200m3 được xử lý “nhờ” qua hệ thống xứ lý nước thải của KCN Biên Hòa 2, số còn lại chưa hề được xử lý và được xả thẳng ra sông. Theo báo cáo mới nhất của Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai, hầu hết nước thải của Biên Hòa 1 được đổ thẳng ra sông Cái. Hàm lượng nhiều loại chất độc, kim loại vượt chuẩn nhiều lần. Điển hình như: Xí nghiệp ắc quy Đồng Nai (chất N-NH3 vượt chuẩn 53 lần, chì vượt gần 15 lần), Công ty Ajinomoto Việt Nam (N-NH3 vượt 16 lần, Coliform vượt 31 lần).

Cá biệt, Công ty cổ phần Cơ khí thực phẩm và xây lắp Biên Hòa có hàm lượng chất N-NH3 vượt 241 lần… Đây cũng mới chỉ là thông tin chưa đầy đủ vì còn một bộ phận doanh nghiệp không có thông tin. Chuyện ô nhiễm chất thải công nghiệp nguy hại tại Biên Hòa 1 cũng đáng báo động. Theo cơ quan chức năng tỉnh, mới chỉ khảo sát, điều tra một phần các doanh nghiệp nơi này, mỗi tháng có gần 1.500 tấn chất thải công nghiệp nguy hại được thải ra, nhưng cũng chỉ có hơn 200 tấn trong số này được ký hợp đồng xử lý.

Tại bất cứ đâu dọc đoạn sông Đồng Nai chảy qua KCN Biên Hòa 1 cũng có thể nhìn thấy những miệng cống xả nước thải trực tiếp ra sông. Tại Công ty cổ phần Vận tải Sonadezi, một công nhân của công ty dẫn chúng tôi ra bờ sông, nơi một miệng cống của một công ty dệt nhuộm bên cạnh đang xả trực tiếp dòng nước đen kịt xuống sông Đồng Nai, cho biết: “Tình trạng cá chết nổi lềnh bềnh khi công ty này xả nước là chuyện thường gặp. Chúng tôi đã liên lạc phản ánh với Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai nhưng tình hình cũng không cải thiện…”.

UBND tỉnh Đồng Nai đang xây dựng kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ về việc xin chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành trung tâm thương mại dịch vụ với lý do KCN này đã và đang trực tiếp gây ô nhiễm không khí lẫn nguồn nước của khu dân cư cũng như hạ lưu sông Đồng Nai.

CHIẾN DŨNG – LÊ LONG

 

 

17- Xác định tội danh Vedan và những người liên đới

Cập nhật: 5:06 PM, 02/10/2008

Người đại diện của Vedan đã thừa nhận gây ô nhiễm nhưng chỉ chấp nhận một phần việc khắc phục nạn ô nhiễm của sông Thị Vải với lý do còn có nhiều cơ sở cũng đã gây ô nhiễm thì phải chung chi. Tuy nhiên, Vedan cần phải hiểu rằng ít nhất phải hoàn trả môi trường sống của lưu vực sông Thị Vải như khi Vedan mới đặt chân đến.

Việc khắc phục là toàn diện chứ không phải chỉ riêng việc nước thải được xử lý.

Nhà nước sẽ tiếp tục truy tìm những đơn vị gây ô nhiễm nhưng Vedan phải có trách nhiệm ngay từ khi bị phanh phui. Một nhóm tội phạm gồm nhiều tên cùng ăn cắp một chiếc xe đạp chẳng hạn thì không có nghĩa là mỗi tên chỉ phạm tội với mức độ ăn cắp chia nhỏ ra là phụ tùng của chiếc xe mà mỗi tên trong nhóm ăn cắp đều có tội danh ăn cắp xe đạp. Không những thế, tội danh còn bị tình tiết tăng nặng vì ăn cắp có tổ chức. Vì thế, đơn vị nào phạm tội bị truy tố thì đều phải chịu án phạt và thực hiện việc đền bù cho đến khi hoàn trả môi trường.

Quá trình vi phạm xảy ra từ rất lâu, có thủ đoạn tinh vi, do một tập thể trí thức thực hiện đến mức độ đã thành chủ trương (thiết kế một hệ thống xả thải ngầm nhằm cố tình che dấu để vụ lợi) chứng tỏ Vedan đã ý thức được rất rõ mức độ vi phạm. Vì vậy, vi phạm là cực kỳ nghiêm trọng, khung hình phạt phải rất nặng.

Với những tác hại như thế, các công ty vi phạm không phải chỉ có một tội danh mà phải chịu đồng thời nhiều tội danh: a- Gây ô nhiễm môi trường ở mức độ rất trầm trọng, liên tục, kéo dài. Tác hại không chỉ trong một thế hệ và môi trường lưu vực sông Thị Vải cũng không thể hồi phục ngay khi những đơn vị vi phạm đã đền bù và khắc phục xong

b- Phá hoại sức khỏe của cộng đồng dân sinh, hủy diệt mọi sinh vật thuộc lưu vực sông Thị Vải và vùng hạ lưu.

c- Cản trở người thi hành công vụ và lừa dối cơ quan chức năng bằng cách thi công hệ thống xả thải ngầm nhằm khó phát hiện.

d- Trốn thuế môi trường phải thực hiện trong suốt thời gian dài.

Do đó, đồng thời với việc xử lý công ty Vedan thì cũng cần xử lý, truy tố những quan chức địa phương đã làm lơ chứ không phải là không biết.

Ngoài ra, bất kỳ một xí nghiêp công nghiệp nào cũng có nhiều hệ thống và những người vận hành chắc chắn phải biết rất rõ vai trò, tác dụng và sự liên quan lẫn nhau của từng hệ thống trong toàn xí nghiệp. Đương nhiên là ai quản lý và vận hành hệ thống nào thì người đó phải nắm sâu, nắm chắc hệ thống đó hơn những những người ở bộ phận khác. Vì vậy, không thể nói là do không bắt được quả tang Vedan xả chất thải độc hại ra sông như hai vị lãnh đạo (phó GĐ sở TN-MT tỉnh Đồng Nai và các lãnh đạo khác đã biện hộ). Vedan đã vận hành gần hai chục năm, cả một vùng lưu vực sông nay chỉ còn thoi thóp mà không biết thì quả là không có lý. Trong một số trò chơi có phương thức loại trừ để kết luận vấn đề thì đây chính là cách xác định thủ phạm. Vậy sao mấy vị quản lý công ty Vedan không vận dụng? Mấy vị còn nói do trình độ bản thân yếu kém nên không thể phát hiện thì quả thật là ngụy biện.

Những lý do đó không thể biện hộ cho tội lỗi của họ. Tự thấy yếu kém thì sao không từ chức để những người đủ năng lực thay thế, thấy nghi ngờ sao không đề xuất để các cơ quan chức năng khác vào cuộc mà còn tham quyền cố vị đến khi các cơ quan chức năng phanh phui?

Trong vấn đề này, định hướng thẩm định, điều tra việc làm của Vedan là do lãnh đạo. Vấn đề là họ có định làm hay không. Cho nên, phải cách chức và truy tố, xác định đầy đủ tội danh những người liên đới quản lý Vedan không làm tròn trách nhiệm hoặc không bật đèn đỏ, để Vedan gây hậu quả rất nghiêm trọng trong thời gian dài!

Bạn Lê Quốc Tuấn

http://www.laodong.com.vn/Home/Xac-dinh-toi-danh-Vedan-va-nhung-nguoi-lien-doi/200810/108837.laodong

Chủ Nhật, 05/10/2008, 21:10 (GMT+7)

 

18- Số tiền phạt Vedan không mua nổi chiếc ôtô

Lao Động số 227 Ngày 02/10/2008 Cập nhật: 7:36 AM, 02/10/2008

Nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Vũ Phạm Quyết Thắng.

(LĐ) - "Xử phạt hành chính Vedan hơn 200 triệu đồng, không bõ bèn gì, chẳng mua nổi một chiếc xe ôtô cho quan chức địa phương đi công tác. Quá nhẹ, nhưng cũng không thể nặng hơn vì thiếu luật.

Vì vậy, cái án phạt nặng nhất là hãy làm cho người dân biêt tôn trọng sản phẩm của DN có trách nhiệm với môi trường". Nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Vũ Phạm Quyết Thắng đã nói như vậy với PV xung quanh việc Bộ TNMT đề xuất Thủ tướng xử phạt Vedan vì đã "đầu độc" sông Thị Vải suốt 14 năm qua... Ông Thắng nói:

- Tuy là chậm nhưng còn hơn là không, Bộ TNMT đã rất quyết liệt trong việc làm rõ và xử lý sai phạm Vedan, một sai phạm tồn tại tới 14 năm trời mà địa phương không biết, không hay...

Dẫu vậy, chúng ta không nên trông chờ với hơn 200 triệu đồng xử phạt đó để Vedan thay đổi, mà ta cần trông chờ vào những hình thức quản lý tổ chức mới, quy định mới buộc các DN phải thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường (BVMT). Nếu không hoặc chưa có thì không có "luật" nào tốt nhất là "luật" của dân chúng, của khách hàng. Uy tín DN quyết định sự tồn tại của họ. Án phạt nặng nhất là hãy làm cho người dân nâng cao ý thức, chỉ trân trọng sản phẩm của DN có trách nhiệm với môi trường.

Bộ TNMT cũng đề xuất Vedan phải đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường do hành vi mình gây ra. Thời gian qua, người dân ở khu vực Thị Vải cũng làm đơn kêu cứu, kiện Vedan. Tuy nhiên, ô nhiễm Thị Vải không chỉ một Vedan. Vậy phải làm thế nào để xác định được đối tượng gây thiệt hại và mức độ thiệt hại của dân?

- Nếu để người dân đi kiện thiếu chứng cứ, thiếu xác định đối tượng... thì làm sao mà kiện được người ta. Theo tôi, các cơ quan công quyền, hành pháp, y tế của bộ, ngành hay địa phương phải đi giám định cụ thể thiệt hại, giúp dân để tìm ra chứng cứ. Chẳng hạn thiệt hại về mặt sức khoẻ, thì ngành y tế phải vào cuộc chứ(?!). Mà không chỉ làm một Vedan này rồi thôi, bởi cả nước này còn rất nhiều "Vedan", phải làm trên cả nước nữa.

Từng là Trưởng đoàn Thanh tra Chính phủ thanh tra vụ "xẻ thịt"hồ Trị An ở Đồng Nai, ông nhìn nhận thế nào trước thừa nhận của ban, ngành tỉnh này rằng, vì năng lực yếu kém nên mới không phát hiện ra sự gian dối "siêu đẳng" của Vedan?

- Đổ lỗi năng lực yếu kém là không thể chấp nhận được. Nếu năng lực yếu kém thì sao anh lại đi nhận công việc vượt quá khả năng để làm? Trách nhiệm vụ Vedan, phải xem lại ngay từ địa phương. Tôi cho rằng vấn đề dân chủ của dân với vấn đề môi trường ở đây đã không được phát huy đầy đủ. Cho nên địa phương mới không biết, không thấy, không kiểm tra không phát hiện được. Chứ còn cứ xuống sông Thị Vải, thì bất kỳ ai cũng thấy, cần gì phải chờ báo cáo.

Từ sự kiện Vedan cho thấy hệ thống quản lý các cấp cũng như tính chất pháp lý chung của ta có vấn đề. Vậy theo ông, chúng ta phải làm gì để không còn những "Vedan"?

- Trước hết phải hoàn thiện lại pháp lý, chế tài đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và an sinh xã hội, đừng vì lợi ích trước mắt mà quên mất lợi ích lâu dài.

Còn trước mắt việc phải làm ngay là phải quyết phong toả, buộc ngừng hoạt động, buộc phải làm lại hệ thống xử lý đạt chuẩn mới cho phép hoạt động lại. Nếu không, không nên tiếc một DN để huỷ hoại môi trường và khiến các DN "lờn thuốc" với luật pháp.

Các ý kiến xung quanh vụ Vedan

"Các chế tài trong lĩnh vực môi trường chưa theo kịp thực tiễn". Dưới góc độ của người nghiên cứu luật, tôi thấy khó hiểu khi nghe tin Vedan có thể bị phạt hành vi xả chui chất thải với mức tối đa là 216,5 triệu đồng. Tôi biết và thông cảm với cơ quan chức năng, vì đây là mức phạt theo luật định. Tiếc rằng, các chế tài trong lĩnh vực môi trường ở nước ta vẫn chưa theo kịp thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu hành vi xả nước thải công nghiệp vào sông Thị Vải của Vedan là đã vi phạm Bộ luật Hình sự. Tôi nghĩ, với mức phạt tối đa 216,5 triệu đồng sẽ không thoả mãn sự mong đợi của mọi người, nhất là người dân ở các địa phương lân cận Cty Vedan. Ông Đặng Văn Cường - Phó Chủ tịch Hội Luật gia quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Ở đâu cũng phải xử" nghiêm. Vedan vi phạm pháp luật nên phải bị xử lý thật nặng, nếu thấy đủ dấu hiệu vi phạm hình sự thì cần phải khởi tố hình sự, cần xử lý "tột khung" để nghiêm phép nước, không du di. Bởi, Vedan vi phạm có hệ thống, kéo dài, che giấu cơ quan chức năng, đó là những tình tiết tăng nặng. Hơn nữa, vi phạm của Vedan làm nguy hại đến môi trường. Cuộc chơi phải sòng phẳng, DN không thể chỉ vì lợi ích của riêng mình mà không đếm xỉa gì đến quyền lợi của nhân dân, của đất nước. Ở đâu cũng phải "xử" nghiêm, nếu chuyện xảy ra ở Khu KTM Chu Lai, chúng tôi cũng sẽ xử thật nghiêm. Ông Nguyễn Văn Lúa - Phó Trưởng ban BQL Khu KTM Chu Lai.

Sao không thấy đề nghị xử lý trách nhiệm địa phương? Qua báo chí, tôi ngạc nhiên là không thấy Bộ TNMT - cơ quan chủ quản chuyên môn - đề nghị xử lý trách nhiệm của Sở TNMT tỉnh Đồng Nai (ngành dọc). Bởi suốt 14 năm qua, Vedan sai phạm ngay trước mắt, trách nhiệm của sở này đến đâu mà không phát hiện, lại còn đề xuất khen thưởng Vedan, đề nghị cấp phép cho Vedan. Tôi cho rằng xảy ra hậu quả nghiêm trọng này, trách nhiệm của Sở TNMT Đồng Nai là rất lớn. Ông Nguyễn Văn Duy (Q.Thủ Đức, TPHCM).

Chỉ hy vọng xử lý hình sự. Với hành vi "đầu độc" sông Thị Vải suốt 14 năm trời của Vedan - một Cty có tầm cỡ, quy mô lớn - mà chỉ bị phạt hơn 200 triệu đồng, quả thực không phải là nhẹ mà là quá nhẹ, không xứng với vi phạm của Vedan. Ở vụ Vedan này, tôi chỉ hy vọng việc cơ quan chức năng làm rõ được thiệt hại của dân, của môi trường để buộc Vedan phải bồi thường. Còn công an điều tra làm rõ và khởi tố những người chỉ đạo, người liên quan để Vedan "bức hại" sông Thị Vải. Có như vậy sức răn đe "hậu Vedan" mới hiệu quả. Ông Huỳnh Ngọc Hiếu (TP.Biên Hoà - Đồng Nai).

Mức phạt 216,5 triệu đồng là khó chấp nhận. Vedan vi phạm đến 12 lỗi, trốn nộp phí môi trường 127 tỉ đồng; bức tử sông Thị Vải trong 14 năm; gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của hàng ngàn hộ dân sống xung quanh, nhưng chỉ phạt có 216,5 triệu đồng là khó chấp nhận. Theo tôi, hành động của Cty Vedan đáng phải xử lý hình sự, hoặc ít ra cũng phải đóng cửa nhà máy. Ông Nguyễn Xuân Nguyên (TP.Huế).Nhóm P.V

Ngô Sơn thực hiện

http://www.laodong.com.vn/Home/So-tien-phat-Vedan-khong-mua-noi-chiec-oto/200810/108681.laodong

 

19- Nhà máy liên doanh tinh bột sắn Kon Tum: Mang lại kinh tế, hủy hoại môi trường

Nước từ hồ số 4 chảy qua hồ số 5 đen ngòm.

TTO - Trước đây, mỗi khi thu hoạch, nông dân phải chặt sắn rồi phơi khô mới bán được cho tư thương, giá cả thì bị o ép. Khi Nhà máy liên doanh tinh bột sắn Kon Tum hoạt động, nông dân bán được giá cao hơn, lại ít phải tốn công chặt và phơi. Nhưng...

Chúng tôi có mặt tại thôn Bình Giang, xã Sa Bình nơi người dân sinh sống gần khu vực nhà máy, anh Nguyễn Trường Hoàng (SN 1966) bức xúc "Buổi tối tui đóng hết cửa, thả mùng mền mà vẫn không hết mùi hôi. Khổ lắm!".

Chị Đỗ Thị Thắng (SN 1956) và ông Quảng Giới (SN 1940) cho biết đàn bò của gia đình khi chăn thả phải "canh me" từng tí, nếu sơ hở mà uống nước thải từ nhà máy coi như bò "tiêu liền" và dẫn chứng: hai con bò của gia đình ông Đinh Hoàng Ấn và bà Quảng Thị Lựu trong thôn đã chết vì uống nước trong khu vực nước thải của nhà máy.

Anh Nguyễn Trường Hồng thôn Bình Giang, xã Sa Bình bức xúc vì môi trường ô nhiễm.

Bí thư Đảng ủy xã Sa Bình Nguyễn Văn Liên cho biết: hàng ngàn người thuộc các thôn Bình Giang, Bình An, Bình Trung rất bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường, đã nhiều lần kiến nghị với các đại biểu HĐND các cấp tại các kỳ tiếp xúc cử tri, nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết thấu đáo.

Đỉnh điểm là những ngày cuối tháng 9 vừa qua, hồ chứa số 4 nước thải bị tràn bờ, khiến một số cây cối và cá ở sông PôKô bị chết rất nhiều, người dân bức xúc báo cáo chính quyền địa phương. Ngày 1-10-2008 các ngành chức năng đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra và lập biên bản ghi "Tại hồ chứa số 5 có xả nước trực tiếp ra ngoài chảy ra lòng hồ (Yaly), nước có màu trắng sữa, hôi thối, cá dưới lòng hồ bị chết... nước nổi màu váng đục ô nhiễm".

Trao đổi với chúng tôi, Quyền tổng giám đốc Nguyễn Quốc Toản - cho biết: nhà máy đang thương thảo với một đối tác để xây dựng dự án phát triển nhà máy xử lý nước thải yếm khí và thu khí gas... dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 9-2009. Khi nào nỗ lực này được thực hiện, nhà máy mới xử lý được vấn đề môi trường bấy lâu gây bức xúc cho người dân.

Họat động từ 2005 nhưng bây giờ mới thương thảo chuyện xử lý nước thải. Chỉ như vậy là đủ biết dòng sông PôKô và môi trường quanh nhà máy bột sắn gặp nguy hiểm đến mức nào.

Nhà máy liên doanh tinh bột sắn Kon Tum nằm trên địa bàn xã Sa Bình, huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) được khánh thành và đi vào hoạt động từ năm 2005.

Hiện nay mỗi ngày nhà máy này tiêu thụ và chế biến 350-450 tấn sắn, với trên 100 tấn tinh bột thành phẩm. Nhà máy không những tiêu thụ sản phẩm của nông dân trên địa bàn huyện mà còn thu mua khắp các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Kon Tum và một số huyện của tỉnh Gia Lai. Hơn 100 thanh niên địa phương được nhận vào làm việc, thu nhập bình quân gần 2 triệu đồng/tháng.

TRẦN THẢO NHI

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=281806&ChannelID=3

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org