Ô nhiễm và bệnh tật 2

Vietsciences-        
 

Hồ sơ vụ án VEDAN

1/Ô nhiễm khói bụi và chất độc hại trong không khí:
 2/Các bệnh phát sinh do ô nhiễm môi trường
 3/Gia tăng bệnh tật vì dùng nước ô nhiễm
 4/Mối nguy của bệnh tật do ô nhiễm môi trường
 5/Sống lâu ở Hà Nội, tỷ lệ mắc bệnh hô hấp cao
 6/Bệnh tật do ô nhiễm nước, không khí tăng nhanh
 7/Dân TP HCM đổ bệnh vì ô nhiễm
 8/Môi trường ô nhiễm trầm trọng, bệnh tật tăng vọt
9/ nhiều chứng bệnh nguy hiểm tăng vọt
 10/Gần 1/4 ca bệnh tử vong là do tác động môi trường
 11/Cái giá phải trả cho ô nhiễm
 12/Ô nhiễm nguồn nước ở Hương Vân, Tiên Du (Bắc Ninh): Nỗi ám ảnh về bệnh tật
13/Xã Yên Tập – Căn bệnh hiểm nghèo cướp đi sinh mạng nhiều người
 14/Giảm thiểu ô nhiễm không khí
 15/Ô nhiễm môi trường: Giá đắt cho phát triển không bền vững
 16/Trả giá cho sự ô nhiễm
 17/Ô nhiễm đến đâu cũng mặc
 18/Người Hà Nội nghĩ gì về ô nhiễm không khí?
 19/Môi trường với vấn đề sức khoẻ
 20/"Bó tay" với thủ phạm gây ô nhiễm môi trường?
 21/Làng nghề “oằn mình” trong ô nhiễm
 22/Hà Nội, TPHCM: 2 trong 6 thành phố bụi nhất thế giới
 23/Ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
 24/Ung thư do ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật
 25/Chia sẻ rủi ro với trách nhiệm cứu "làng ung thư
 26/Phơi nhiễm môi trường có liên quan tới 1/3 số dịch bệnh ở trẻ em
 27/Môi trường ô nhiễm: Người đi xe máy chịu ảnh hưởng nhiều nhất

 

1- Ô nhiễm khói bụi và chất độc hại trong không khí:

Ô nhiễm không khí: "Kẻ giết người thầm lặng"

Mù mịt khói bụi trên xa lộ Hà Nội (ảnh chụp đoạn Q.2, TP.HCM chiều 24-3) - Ảnh: N.C.T.

TT - Ô nhiễm không khí - được mệnh danh "kẻ giết người thầm lặng" đang ở mức báo động tại TP.HCM - là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh như ung thư, bạch cầu...

Như hàng triệu người khác, chị Hoa (phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM) nói hàng chục năm qua chị chưa bao giờ dám rời khẩu trang mỗi khi ra đường vì... bụi quá nhiều. Quả thật, kết quả quan trắc liên tục của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM cho thấy suốt tám năm qua ở TP.HCM bụi tổng cộng là chỉ tiêu ô nhiễm nghiêm trọng nhất.

Cơ quan này cho biết thêm trong chuỗi số liệu cả năm 2007 đo đạc về bụi tổng cộng ở sáu trạm quan trắc chất lượng không khí, có ít nhất 81% giá trị đo đạc vượt tiêu chuẩn cho phép, mức vượt thấp nhất khoảng 1,5 lần và cao nhất gần ba lần.

Rất nghiêm trọng

Đâu là các điểm ô nhiễm bụi nhiều nhất? PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn - chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP - trả lời: khu vực ngã tư An Sương. Đứng thứ hai trong "bảng phong thần" là ngã tư Đinh Tiên Hoàng và Điện Biên Phủ, khu vực nằm sát trung tâm TP.HCM. Những khu vực tập trung mật độ giao thông cao, các ngõ TP.HCM hay nơi có nhiều hoạt động công nghiệp..., ô nhiễm không khí nói chung và ô nhiễm bụi nói riêng cũng ở mức rất quan ngại.

PGS.TS NGUYỄN ĐINH TUẤN - chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM:

Bệnh do ô nhiễm tăng nhanh

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ước tính khoảng 2/3 trường hợp tử vong và giảm tuổi thọ do ô nhiễm không khí xảy ra ở các nước đang phát triển tại châu Á. Tình trạng này cho thấy tác động do ô nhiễm không khí tại các thành phố của các nước đang phát triển, trong đó có các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội... là khá nghiêm trọng.

Thống kê của tác giả Hà Mạnh Tuấn (Bệnh viện Nhi đồng 1, năm 2006) cho thấy số ca nhập viện do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí như suyễn và viêm phổi tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó bệnh suyễn gia tăng nhanh và nhiều nhất, đồng thời tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh cũng chiếm ưu thế.

Hiện chúng tôi đã tiến hành một dự án nghiên cứu "ô nhiễm không khí, đói nghèo và sức khỏe" ở TP.HCM. Mục tiêu trước mắt là nghiên cứu mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe người nghèo.

TS Tô Thị Hiền - khoa môi trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết 11 loại hợp chất hữu cơ thơm đa vòng - viết tắt là PAHs - có từ 4-6 vòng thơm được phát hiện trong thành phần bụi không khí ở một số vị trí tại TP.HCM. Hiện đã có những bằng chứng khoa học cho thấy chúng là tác nhân gây ung thư và biến đổi gen, cũng như một số loại bệnh tật khác ở con người.

Nguồn gốc chủ yếu của PAHs có trong bụi gây ô nhiễm ở TP.HCM là khói thải từ xe cộ sử dụng nhiên liệu xăng và dầu. Đó là những muội cacbon có kích thước rất nhỏ (0,01 - 0,08 micromet) và sau khi thải vào không khí, chúng nhanh chóng kết hợp thành những hạt bụi có kích thước lớn hơn.

Nhưng đáng lo ngại hơn cả là các hợp chất hữu cơ độc hại có độc tính cao đều tập trung chủ yếu trong bụi mịn (kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet) - loại bụi dễ dàng xâm nhập cơ thể con người qua đường hô hấp và có khả năng tồn tại lâu, phát tán rất xa trong môi trường.

"Mức độ nguy hại của các hợp chất hữu cơ thơm đa vòng, đặc biệt là các hạt bụi mịn, đến cộng đồng dân cư sinh sống quanh các tuyến đường giao thông cũng như nhóm người thường xuyên qua lại là rất nghiêm trọng" - TS Hiền cảnh báo. Bà còn nhấn mạnh quá trình tiếp xúc lâu dài, hít thở bụi có chứa các hợp chất hữu cơ thơm đa vòng đã được tìm thấy trong thành phần bụi ô nhiễm ở thành phố rất dễ dẫn đến những căn bệnh ung thư và các bệnh đường hô hấp ở cộng đồng dân cư.

Trong bốn vị trí nghiên cứu tìm các chất độc hại trong bụi thì tại khu vực cách vòng xoay Phú Lâm khoảng 300m, bụi ở đây có nồng độ các hợp chất hữu cơ thơm đa vòng cao nhất so với ba vị trí còn lại (hai vị trí trên đường Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận; một vị trí trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận 5 và tại ngã tư Điện Biên Phủ - Trương Định, quận 3).

"Tấn công" vào đường hô hấp, tiêu hóa…

Nồng độ benzen trong không khí vẫn rất cao so với tiêu chuẩn cho phép. Kết luận này được Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM đưa ra sau khi tổng hợp số liệu đo đạc cả năm 2007 về chất độc hại này trong không khí. Cơ quan này còn ghi nhận có tới hơn 66% giá trị quan trắc được đối với benzen vượt chuẩn, mức vượt cao nhất ghi nhận được là 10,7 lần.

Trong sáu điểm theo dõi về các chất độc hại trong không khí, Chi cục Bảo vệ môi trường TP cho biết trạm theo dõi tại khu vực ngã tư Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng ghi nhận được nồng độ benzen cao nhất so với các khu vực còn lại. Vì sao? Các nhà chuyên môn ở cơ quan này nói có thể đây là trục đường có mật độ xe cộ lưu thông rất cao, trong khi xung quanh đường bị nhiều nhà cao tầng che chắn...

GS Chu Phạm Ngọc Sơn - chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM - cho biết loại chất này đi vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa và kể cả xuyên qua da. "Điều nguy hại nhất của benzen là khả năng gây bệnh bạch cầu ở những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn chất độc hại này". Theo GS Chu Phạm Ngọc Sơn, phần lớn những chiếc khẩu trang hiện được nhiều người dùng khi đi trên đường không có bộ lọc khí hữu hiệu, không ngăn được benzen len lỏi vào cơ thể người qua đường hô hấp.

Cũng theo GS Sơn, nguồn gốc chất độc hại này trong không khí có thể là từ xăng còn chứa hàm lượng benzen lớn so với xăng ở các nước phát triển. Ngoài ra, benzen có nguồn gốc từ khói thải của xe cộ, khói thuốc lá, các nhà máy có sử dụng benzen hoặc một số sản phẩm gia dụng như keo dán, chất tẩy rửa... GS Sơn cho biết thêm ông đã tham gia một số nghiên cứu liên quan và thấy nồng độ benzen tăng nhiều ở nơi bán xăng, trước cổng nhà trường, bệnh viện và những nơi tập trung nhiều xe cộ...

Kết quả quan trắc năm 2007 của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM cho thấy nồng độ benzen dao động với mức thấp nhất 8,2 microgam/m3 và cao nhất 136,9 microgam/m3, trong khi tiêu chuẩn cho phép không được vượt quá 22 microgam/m3 (mức trung bình giờ) và 10 microgam/m3 (mức trung bình năm).

QUỐC THANH

 

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=249134&ChannelID=3

2- Các bệnh phát sinh do ô nhiễm môi trường

Bác sĩ Phan Thị Thảo, Trưởng khoa nhi, Bệnh viện Tai mũi họng, TP.Hồ Chí Minh, cho biết: nếu tiếp xúc với tiếng ồn ở âm độ cao lâu dài rất dễ bị điếc. Không chỉ tác hại lâu dài, tiếng ồn còn tác động mạnh lên thần kinh, làm xáo trộn tâm lý, gây bất ổn cho tâm trạng. Nhưng điều bác sĩ Thảo lo lắng hơn là bệnh này thật khó phòng tránh vì tai của chúng ta tiếp nhận âm thanh một cách thụ động.

Không chỉ bệnh về tai, ghi nhận gần đây tại các bệnh viện, nhiều bệnh liên quan đến môi trường đều gia tăng. Thống kê ở Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.Hồ Chí Minh trong 10 năm lại đây, số ca nhập viện vì các bệnh liên quan trực tiếp đến ô nhiễm môi trường nói chung đều đáng báo động (xem bảng). Không chỉ gia tăng, cấp độ bệnh và độ tuổi mắc bệnh cũng được cảnh báo. Bác sĩ Trần Anh Tuấn, trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1, khẳng định: "Trước đây rất hiếm trường hợp trẻ 2 tuổi bị hen phế quản. Nay những trường hợp này ngày càng nhiều hơn, trầm trọng hơn".

Tương tự, bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, trưởng khoa tai - mũi - họng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho rằng cấp độ của bệnh đã tăng lên. Chẳng hạn, trước đây, bệnh viêm mũi thường chỉ có triệu chứng sổ mũi, nay chuyển xuống viêm họng, viêm thanh quản. Mật độ dân cư đông, ô nhiễm môi trường được cho là nguyên nhân làm trầm trọng và gia tăng bệnh tật như hiện nay.

Theo Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp, 60% trong số đó do ô nhiễm không khí. Ông Tuấn giải thích: "Mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường, không khí với các bệnh như bại não, bạch cầu cấp, dị tật bẩm sinh... khá phức tạp. Chúng có thể đi theo nhiều con đường để tác động lên người, có thể thông qua mẹ truyền qua nhau thai, tác động lên bào thai gây ra các biến đổi và các dị tật cho thai nhi".

Thống kê các ca bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 còn cho thấy những quận có mật độ dân cư đông, phương tiện giao thông nhiều, nhà máy sản xuất lắm thường có tỉ lệ trẻ mắc các bệnh về hô hấp cao hơn so với những quận khác trong TP. Chẳng hạn, quận Tân Bình chiếm đến 16% trong tổng số các ca nhập viện. Bác sĩ Võ Công Đồng, Bệnh viện Nhi Đồng 2, cũng cho rằng một số bệnh có thể chịu tác động của môi trường và ngày càng gia tăng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, tiêu chảy.

Nguồn: INFOTERRA VN (XL theo Tuổi trẻ, 13/2/2008)

Bảng về các bệnh liên quan đến môi trường tại BV Nhi Đồng 1
Loại bệnh Số ca năm 1996 Số ca năm 2006 Mức tăng (lần)
Viêm tai giữa  441 ~2.700 6,1
Suyễn 3.074 13.000 4,2
Bại não 553 1.095 1,9
Dị tật bẩm sinh  968 2.535 2,6

  

http://www.vista.gov.vn/pls/portal/PORTAL.wwv_media.show?p_id=449650&p_settingssetid=1&p_settingssiteid=33&p_siteid=33&p_type=basetext&p_textid=449651

Bệnh tật nguy hiểm do ô nhiễm môi trường

Các nhà y học thế giới cho rằng 80% các loại bệnh tật của con người đều liên quan đến nước và vệ sinh môi trường. Trong vòng 30 năm qua, có khoảng 40 bệnh mới đã phát sinh và đều có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường, trong đó có những bệnh rất nguy hiểm như SARS và bệnh cúm do vi rus H5N1 vì đây là các loại virus nguy hiểm lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Nổi bật trong số các loại bệnh do ô nhiễm môi trường là nhóm bệnh truyền nhiễm, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, viêm phổi, phổi bị tắc nghẽn mãn tính, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, cúm, tiêu chảy, hen suyễn, viêm tai giữa, điếc, các bệnh về mắt, tiêu chảy, hội chứng lỵ, bại não, sốt xuất huyết. Kế đó là các bệnh quai bị, viêm gan do virus, viêm da và các bệnh ngoài da, uốn ván, lưu thai,v.v…

Người dân sống ở gần các nhà máy, khu công nghiệp tập trung dễ bị ảnh hưởng trực tiếp do ô nhiễm công nghiệp, mắc các bệnh như nhiễm độc các loại hóa chất, các triệu chứng xấu về tim mạch và ung thư da, ung thư nội tạng. Ngoài ra, bệnh giun sán do dùng thực phẩm không sạch hoặc bị ô nhiễm cũng phổ biến: khoảng 80% dân số nước ta mắc phải bệnh này.

Ô nhiễm môi trường rất có hại cho trẻ nhỏ. Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ bị bệnh do ô nhiễm môi trường luôn tăng cao, trong đó rõ nhất là bệnh suyễn, viêm tai giữa, bại não và bệnh tật bẩm sinh. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì trong mười năm qua, bốn loại bệnh này đều tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với trước đây ở trẻ em.

Các bà mẹ mang thai cũng là đối tượng dễ bị bệnh do ô nhiễm môi trường và sau đó, truyền bệnh cho đứa con sắp chào đời (truyền qua nhau thai). Những chứng bệnh mà trẻ sơ sinh bị lây nhiễm từ mẹ phổ biến nhất là dị tật bẩm sinh, bại não, bạch cầu cấp. Cũng trong khoảng 10 năm nay, số trẻ bị các bệnh trên đã tăng gấp khoảng gần 3 lần so với trước đây.

Do tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng, những người ở nơi có nhiều bụi bặm, nơi mật độ giao thông cao hoặc gần các khu công nghiệp tập trung, cần phải tự bảo vệ mình, hạn chế đi ra đường những khi không cần thiết. Nếu phải ra đường thì nên sử dụng các loại khẩu trang có chất lọc chuyên dùng. Đặc biệt, lưu ý là loại khẩu trang vải mỏng thường được bán bên lề đường và được nhiều người đang sử dụng hoàn toàn không có tác dụng chống ô nhiễm vì không cản được bụi nhỏ và các loại khí độc.

Người ta thường cho rằng không khí buổi sớm trong lành nhất nên hàng ngày, nhiều người dân thành phố thường tập luyện thể dục thể thao vào sáng sớm. Thế nhưng cách đây không lâu, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng ở những thành phố công nghiệp và dày đặc giao thông, không khí buổi sớm không những không trong lành, mà còn bị ô nhiễm rất nặng. Lý do là ban ngày, ánh nắng mặt trời làm nhiệt độ không khí tăng cao, khói thải của các nhà máy, xe cộ và bụi đất cát do các loại xe bị cuốn lên, bay lửng lơ trong không trung. Khi mặt trời lặn, nhiệt độ không khí giảm dần và qua một đêm thì mặt đất mát dần, nhiệt lượng tỏa vào không trung cách mặt đất mấy trăm mét tạo thành tầng không khí “trên nóng dưới lạnh”, giống như chiếc nồi áp xuống mặt đất. Lúc này, các loại khí độc không thể bốc lên cao để tỏa vào tầng mây, mà chỉ luẩn quẩn gần mặt đất với nồng độ ngày càng đậm đặc. Nếu trên mặt đất lặng gió, nồng độ ô nhiễm không khí sẽ càng tăng. Vì thế, để tránh bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, người dân thành phố ở các khu vực bị ô nhiễm nên chuyển thời gian tập thể dục thể thao từ buổi sáng sớm sang buổi chiều.

Nguồn: INFOTERRA VN (XL theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần, TTO, 11/8/2008)

http://www.vista.gov.vn/pls/portal/PORTAL.wwv_media.show?p_id=491888&p_settingssetid=1&p_settingssiteid=33&p_siteid=33&p_type=basetext&p_textid=491889

Thứ Sáu, 09 Tháng Năm 2008 04:17

3- Gia tăng bệnh tật vì dùng nước ô nhiễm

Một đoạn sông Tô Lịch, Hà Nội ô nhiễm trầm trọng. (Ảnh: Nguyễn Việt Dũng)

Hàng triệu người dân đang sống chung với “tử thần” vì sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm... Đó là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo “Báo cáo hiện trạng tổng quan ngành nước Việt Nam” vừa tổ chức tại Hà Nội.

Gần 22 triệu người chưa được cung cấp nước sạch

Năm 2007, nhóm nghiên cứu hỗ trợ đánh giá kỹ thuật ngành nước Việt Nam do ngân hàng ADB tài trợ đã chọn ngẫu nhiên 208 hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan cho ăn uống và sinh hoạt tại 3 xã Hoà Hậu, Bồ Đề, Vĩnh Trụ của tỉnh Hà Nam. 100 nông dân đã được chọn ngẫu nhiên để làm các xét nghiệm cận lâm sàng.

Kết quả cho thấy: Tình hình ô nhiễm asen trong nguồn nước giếng khoan khu vực nghiên cứu thí điểm rất nghiêm trọng (94,4% cao hơn tiêu chuẩn cho phép, 57% tổng số giếng có nồng độ asen từ >100 đến >1000 mg/l).

So với một số vùng nghiên cứu khác, tỷ lệ mắc bệnh chung của 3 xã này khá cao. Một số bệnh khác cũng có tỷ lệ cao hơn so với các khu vực nghiên cứu khác như bệnh ngoài da 28,3% (các nơi khác từ 5,7-13,6%). Tỷ lệ biến đổi sắc tố da, sừng hoá, bệnh lưu thai sản khá cao...

Theo đánh giá tổng quan của Ngân hàng châu Á, tính đến đầu năm 2007, Việt Nam vẫn còn tới 22 triệu người dân chưa được cung cấp đủ nước sạch. Các chuyên gia cũng cho biết, với tình trạng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng nề như hiện nay, phương pháp dùng bể lọc thô như người dân vẫn dùng thời gian vừa qua hoặc sử dụng nguồn nước mưa thì không thể đảm bảo an toàn vệ sinh và đặc biệt là không tránh khỏi bệnh tật.

Báo động ô nhiễm nước do thuốc trừ sâu

Ông Des CLeary - Cố vấn trưởng về dự án hỗ trợ kỹ thuật đánh giá ngành nước Việt Nam cho biết: Hiện nay ao, hồ và kênh rạch đang trở thành các khu chứa nước thải và kênh tiêu. Hồ tự nhiên và kênh rạch ở các khu đô thị đang bị ô nhiễm một cách trầm trọng. Đặc biệt ô nhiễm nước do việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học đã đến mức báo động.

Ông Des CLeary khẳng định: Mặc dù Việt Nam đã có Luật về môi trường nhưng thực tế ô nhiễm nước, thậm chí tới mức gây nguy hiểm tới sức khoẻ con người, vẫn chưa được nhiều ngành quan tâm. Việc cho phép và cấp phép lượng nước thải đang thực hiện một cách chậm chạp.

Một số chuyên gia còn cho biết: Sở dĩ việc sử dụng nguồn nước giếng khoan gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhiều người dân là do từ trước đến nay, các hố khoan và giếng được xây dựng đơn giản và nước được bơm trực tiếp ngay chính từ giếng này.

Trong khi đó, chúng ta không hề có một sự nghiên cứu khảo sát kỹ lưỡng nào về chất lượng nước cũng như có chế tài để ngăn chặn việc lấy nước một cách không an toàn. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho các hộ sử dụng mà còn tạo ra nguy cơ sụt đất và các vấn đề khác.

Lan Hương

http://www.vnchannel.net/news/suc-khoe/200805/gia-tang-benh-tat-vi-dung-nuoc-o-nhiem.76100.html

4- Mối nguy của bệnh tật do ô nhiễm môi trường

Thế giới càng phát triển thì mặt trái ngược của sự phát triển cũng càng rõ nét. Một trong những lo âu đáng kể nhất là tình trạng sức khỏe của người dân ngày một bị đe dọa bởi nạn ô nhiễm môi trường. Các nhà y học thế giới cho rằng 80% các loại bệnh tật của con người đều liên quan đến nước và vệ sinh môi trường. Trong vòng 30 năm qua, có khoảng 40 bệnh tật mới đã phát sinh và đều có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường, trong đó có những bệnh rất nguy hiểm như SARS và H5N1 vì đây là các loại virus nguy hiểm lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp.

Nổi bật trong số các bệnh tật do ô nhiễm môi trường là nhóm bệnh truyền nhiễm, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, viêm phổi, phổi bị tắc nghẽn mãn tính, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, cúm, tiêu chảy, hen suyễn, viêm tai giữa, điếc, các bệnh về mắt, tiêu chảy, hội chứng lỵ, bại não, sốt xuất huyết. Kế đó là các bệnh quai bị, viêm gan do virus, viêm da và các bệnh ngoài da, uốn ván, lưu thai sản… Người dân sống ở gần các nhà máy, khu công nghiệp tập trung dễ bị trực tiếp ảnh hưởng bởi ô nhiễm công nghiệp, mắc các bệnh như nhiễm độc các loại hóa chất, các triệu chứng xấu về tim mạch và ung thư da, ung thư nội tạng. Ngoài ra, bệnh giun sán do dùng thực phẩm không sạch hoặc bị ô nhiễm cũng phổ biến: khoảng 80% dân số nước ta mắc phải bệnh này.

Ô nhiễm môi trường rất có hại cho trẻ nhỏ. Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ bị bệnh do ô nhiễm môi trường luôn tăng cao, trong đó rõ nhất là bệnh suyễn, viêm tai giữa, bại não và bệnh tật bẩm sinh. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì trong mười năm qua, bốn loại bệnh này đều tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với trước đây ở trẻ em. Các bà mẹ mang thai cũng là đối tượng dễ bị bệnh do ô nhiễm môi trường và sau đó, chuyển bệnh cho đứa con sắp chào đời (truyền qua nhau thai). Những chứng bệnh mà trẻ sơ sinh bị lây nhiễm từ mẹ phổ biến nhất là dị tật bẩm sinh, bại não, bạch cầu cấp. Cũng trong khoảng mười năm nay, số trẻ bị các bệnh trên đã tăng gấp khoảng gần ba lần so với trước.

Do tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng, xin có lời khuyến cáo với những người ở nơi có nhiều bụi bặm, nơi mật độ giao thông cao hoặc gần các khu công nghiệp tập trung như sau. Để tự bảo vệ mình, chúng ta nên hạn chế đi ra đường những khi không cần thiết. Nếu buộc phải ra đường thì nên sử dụng các loại khẩu trang có chất lọc chuyên dùng. Xin lưu ý là loại khẩu trang vải mỏng thường được bán bên lề đường và được nhiều người đang sử dụng hoàn toàn không có tác dụng vì không cản được bụi nhỏ và các loại khí độc.

Chúng ta thường quan niệm rằng không khí buổi sớm trong lành nhất nên hàng ngày, nhiều người dân thành phố thường tập luyện thể dục thể thao vào sáng sớm. Thế nhưng cách đây không lâu, các nhà khoa học đã cảnh tỉnh rằng ở những thành phố công nghiệp và dày đặc giao thông, không khí buổi sớm không những không trong lành, mà còn bị ô nhiễm rất nặng. Lý do là ban ngày, ánh nắng mặt trời làm nhiệt độ không khí tăng cao, khói thải của các nhà máy, xe cộ và bụi đất cát do các loại xe bị cuốn lên, bay lửng lơ trong không trung. Khi mặt trời lặn, nhiệt độ không khí giảm dần và qua một đêm thì mặt đất mát dần, nhiệt lượng tỏa vào không trung cách mặt đất mấy trăm mét tạo thành tầng không khí “trên nóng dưới lạnh”, giống như chiếc nồi áp xuống mặt đất.

Lúc này, các loại khí độc không thể bốc lên cao để tỏa vào tầng mây, mà chỉ luẩn quẩn gần mặt đất với nồng độ ngày càng đậm đặc. Nếu trên mặt đất lặng gió, nồng độ ô nhiễm không khí sẽ càng tăng. Vì thế, để tránh bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, người dân thành phố ở các khu vực bị ô nhiễm nên chuyển thời gian tập thể dục thể thao từ buổi sáng sớm sang buổi chiều.

BS HOÀNG MAI TRANG

http://www.nea.gov.vn/ThongTinMT/NoiDung/tintuc_11-8-08.htm

Ô nhiễm không khí:

5- Sống lâu ở Hà Nội, tỷ lệ mắc bệnh hô hấp cao

22:13' 14/03/2007 (GMT+7)

(VietNamNet)- Hơn 72% hộ gia đình có người mắc bệnh do ô nhiễm không khí. Càng sống lâu năm ở Hà Nội, tỷ lệ mắc bệnh càng cao... Kết quả điều tra mới nhất của Sở Y tế Hà Nội.

Người dân giảm 20% thu nhập và 20% sức khoẻ do ô nhiễm không khí

Một trong những giải pháp đưa ra để tránh ô nhiễm không khí là, giữ đường phố và xung quanh đường phố cho sạch! (Ảnh minh họa từ internet)

TS Phạm Lê Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội vừa cho biết về kết quả nghiên cứu thực trạng các bệnh tật của nhân dân nội thành Hà Nội liên quan đến ô nhiễm không khí (ÔNKK).

Cuộc điều tra được tiến hành tại 5 khu vực: Khu công nghiệp Thượng Đình (ô nhiễm công nghiệp); đường Pháp Vân (ô nhiễm do giao thông); chợ Đồng Xuân (ô nhiễm do dịch vụ thương mại); khu tập thể Kim Liên (ô nhiễm do sinh hoạt); khu Tây Hồ (được coi là ít ô nhiễm nhất).

Tại các khu vực trên, nhóm nghiên cứu đã điều tra ở 2.239 hộ gia đình gồm 10.111 thành viên gia đình; 6.021 học sinh, 1.368 cán bộ công nhân viên trên địa bàn Hà Nội.

Theo đó, tỷ lệ hộ mắc bệnh tại Hà Nội là 72,6%.

Trong số đó, hộ có người mắc bệnh mạn tính chiếm 43%, cao nhất là ở quận Hoàng Mai, thấp nhất là quận Tây Hồ.

Các bệnh có tỷ lệ mắc cao là bệnh tai mũi họng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh ngoài da, bệnh về mắt.

TS Phạm Lê Tuấn cho biết, những người có thời gian sống trên 10 năm ở ngay tại Hà Nội có tỷ lệ mắc bệnh mạn tính về tai mũi họng cao gần gấp đôi so với những người sống ở đây dưới 3 năm.

Tỷ lệ bệnh tật đối chiếu giữa nhóm người sống lâu ở Hà nội và nhóm người mới sống ở Hà Nội là 24,5% và 12,5%.

Đối với các bệnh cấp tính như cảm cúm, người sống trên 10 năm mắc bệnh chiếm tới 11,5%, sống dưới 3 năm là 6,8%. Xu hướng tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng cao.

Quận Hoàng Mai có tỷ lệ mắc triệu chứng tắc mũi, chảy nước mũi, viêm họng cao nhất, thấp nhất là quận Hoàn Kiếm. Các bệnh về da liễu và mắt, quận Đống Đa mắc tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Tây Hồ. Quận Hoàng Mai cũng đứng đầu bảng về tỷ lệ hộ gia đình cao nhất có người phải nằm viện hoặc nghỉ việc để điều trị bệnh do ô nhiễm không khí (ÔNKK).

Theo bác sỹ Bùi Công Đức, một trong các tác giả nghiên cứu đề tài trên, chi phí khám chữa bệnh bình quân theo hộ gia đình trong năm qua từ 1.200.000 - 2.200.000 đồng. Chi phí này ở các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ là tương đương, còn ở quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân thì cao hơn.

Theo ước tính, chỉ riêng bệnh hen, hàng năm, Việt Nam phải dành khoảng 301 USD/bệnh nhân.

Theo đó, số lần nghỉ ốm trung bình hàng năm do các bệnh liên quan đến ÔNKK từ 1,2 - 2,4 lần/người/năm. Các bệnh nhân hen phế quản có số lần nghỉ nhiều nhất. Số ngày nghỉ ốm đối với một người bệnh dao động từ 8-16 ngày, bệnh nhân mắt có số ngày nghỉ cao nhất (16 ngày), bệnh nhân hen phế quản, viêm phế quản là 14 ngày.

Bác sĩ Đức cũng nêu, bệnh liên quan đến ÔNKK còn ảnh hưởng đến người thân, tạo nên chi phí gián tiếp do nghỉ học nghỉ làm khi người thân bị ốm. Đa số người dân được hỏi sau khi nghỉ ốm để điều trị bệnh hoặc có người thân bị ốm thì bị giảm khoảng 20% thu nhập và suy giảm về sức khỏe khoảng 20% so với trước khi bị bệnh.

Thêm vào đó, những ảnh hưởng tâm lý bất ổn khiến người ta khó có thể tập trung cho công việc và học hành khiến hiệu quả năng suất không cao, thậm chí ở nhiều nghề nghiệp, sự mất tập trung sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, tính mạng.

Mỗi ngày, hơn 20m3 khí ô nhiễm vào phổi người dân!

Tiếp xúc trực tiếp với khí thải làng nghề (Ảnh: Trần Vũ)

GS Phạm Duy Hiển, cán bộ Chương trình Không khí sạch Việt Nam - Thụy Sỹ cho rằng, để biết không khí ở Hà Nội ô nhiễm đến mức nào cần xem xét 5 chỉ tiêu về chất lượng không khí gồm PM10 (bụi khí); SO2 (điôxit lưu huỳnh); NO2 (điôxit nitơ); O3 (ozôn); CO (ôxit cacbon).

Theo kết quả quan trắc đáng tin cậy nhất những năm gần đây tại Trạm khí tượng Láng (Trung tâm khí tượng thủy văn đồng bằng Bắc Bộ), hàm lượng bụi khí vượt tiêu chuẩn quy định ở mức 50 microgram/m3.

Đối với 4 chất khí còn lại chưa vượt tiêu chuẩn Việt Nam nhưng SO2 vượt tiêu chuẩn EU 20 microgram/m3.

Lượng bụi ở Hà Nội luôn vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7-2,2 lần (tại 65 vị trí quan trắc trên các tuyến đường chủ yếu của 9 quận và 5 huyện TP), còn các khí gây ô nhiễm (CO, CO2, SOx, HC...) ở mức xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép.

Sự ÔNKK trên của Hà Nội từ 3 nguồn chính: nguồn thải công nghiệp với 9 khu công nghiệp (KCN) cũ, 5 KCN mới và nhiều hộ sản xuất tư nhân nằm xen kẽ trong nội ngoại thành; nguồn thải giao thông với gần 200.000 ô tô và khoảng 1,9 triệu xe máy không đảm bảo các tiêu chuẩn xả khí thải, cùng với hiện trạng tắc nghẽn giao thông phổ biến gây ÔNKK cục bộ; và nguồn thải sinh hoạt với việc sử dụng bếp than, bếp dầu, tình trạng nhà ở mái thấp, chật chội dẫn đến ô nhiễm khí SO2, CO, NOx...

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, 2 vạn lần hít thở mỗi ngày của mình đã đưa vào lá phổi 20m3 không khí từ các nguồn ô nhiễm đó!

Theo các nhà nghiên cứu về thực trạng các bệnh tật của nhân dân nội thành Hà Nội liên quan đến ÔNKK thì, những người dân (hoặc nhóm người dân) tỏ ra rất ít thông tin về những tác hại có thể có của biến đổi môi trường. Điều này có thể do việc giáo dục truyền thông tại nơi làm việc sinh sống diễn ra chưa thật có hiệu quả!

Ông Phạm Tùng Lâm, cán bộ Chương trình Không khí sạch Việt Nam - Thụy Sỹ nhận định, nhận thức của người dân Hà Nội và thậm chí của cả những nhà quản lý về ÔNKK còn... tương đối thấp. Nguyên nhân ÔNKK chủ yếu từ chính con người gây ra!

Cộng đồng vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân

Một xe búyt xả khói trên đường Âu Cơ (Ảnh: Phan Trần)

TS Phạm Lê Tuấn cùng các cộng sự đề xuất giải pháp, chính quyền và người dân cần có cam kết trong việc bảo vệ môi trường không khí, dự phòng ÔNKK, dự phòng lây nhiễm bệnh từ môi trường do ÔNKK.

Đồng thời, đưa tiêu chí bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó có môi trường không khí thành điều kiện quan trọng để đánh giá ’’Làng văn hoá sức khỏe’’ hoặc ’’Khu phố văn hoá sức khỏe’’.

Nhiều giải pháp khác cũng được Sở Tài nguyên-Môi trường và Nhà đất (TNMT&NĐ) Hà Nội đưa ra trong thời gian tới như: không đầu tư và phát triển mở rộng diện tích các khu công nghiệp cũ mà khuyến khích đổi mới công nghệ sản xuất, di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm trong nội thành ra các khu công nghiệp; đầu tư xây dựng các ngành sản xuất sạch, ít phát sinh chất thải, đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng và kiểm soát thực hiện các giải pháp BVMT; không cấp phép cho các cơ sở nhỏ gây ô nhiễm mà không có khả năng xử lý; khen thưởng đối với các doanh nghiệp có thành tích trong BVMT...

KS Đặng Dương Bình, Trưởng phòng Quản lý Môi trường, Khí tượng và Thủy văn Sở TNMT&NĐ nêu, đối với ÔNKK do các hoạt động giao thông vận tải, cần áp dụng một số chính sách cụ thể ưu tiên đầu tư hiện đại hoá các phương tiện giao thông công cộng, giảm thuế, bù lỗ để giảm giá vé xe công cộng, tăng thuế và lệ phí đối với xe cá nhân. Theo ông Bình, cần cải tiến kiểu dáng và hạ giá thành xe đạp, khuyến khích mọi người sử dụng xe đạp nhiều hơn, đồng thời xây dựng các tuyến đường dành riêng cho xe đạp...

Tuy nhiên, GS Phạm Duy Hiển cho rằng: ’’Ở Việt Nam mới chỉ có văn bản luật pháp về BVMT nhưng chế tài thực hành chưa có, mới đây thành lập cảnh sát môi trường nhưng không hiểu thế nào? Chính sách giảm phương tiện cá nhân sử dụng phương tiện công cộng cũng đâu có giảm được, mà ngay cả xe buýt cũng bị kêu là ’’chúa’’ gây ô nhiễm. Hiện nay, nhiều người vẫn ’’đổ tội’’ ÔNKK tại công nghiệp, tại phương tiện giao thông thì... hòa cả làng!’’

Theo ông Phạm Tùng Lâm: ’’Người dân vẫn còn ’’hồn nhiên’’ điều khiển xe cộ xì khói, đun nấu bếp than hàng ngày, đốt rác, đổ đất ra đường... thì còn ÔNKK. Nâng cao chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe cho mình, mỗi người dân hãy cứ bắt đầu bằng hạn chế những việc tưởng như vô thức đó’’!

• Kiều Minh

http://vietnamnet.vn/khoahoc/moitruong/2007/03/673172/

6- Bệnh tật do ô nhiễm nước, không khí tăng nhanh

Thứ năm, 30 Tháng mười một 2006, 15:18 GMT+7

Trẻ em mắc bệnh viêm phổi do ô nhiễm không khí đang tăng nhanh Ảnh: T. D

Số liệu từ Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM cho biết từ năm 2001 đến tháng 9-2006, mức ô nhiễm vi sinh trong nước sông Sài Gòn vượt từ 3 đến 168 lần cho phép. Đáng lo hơn, nước sông Sài Gòn còn chứa 0,03 mg/lít hàm lượng dầu, trong khi tiêu chuẩn không hề cho phép có sự hiện diện của dầu.

Tại trạm Đông Thạnh và Linh Trung, chỉ tiêu kim loại nặng như nhôm, đồng, kẽm, thủy ngân đều khá cao; nhôm ở mức 6,75 đến 11,23 mg/lít.

Ô nhiễm không khí cũng thực sự đáng lo. Chỉ riêng tại vòng xoay Hàng Xanh, nồng độ bụi đo trong 9 tháng đầu năm 2006 dao động từ 170 - 2.167 mg/m3, vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần.

Thống kê trong 10 năm tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, những bệnh được cho có liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng tăng mạnh. Bệnh suyễn, trong năm 1996 chỉ có 3.074 trẻ, năm 2005 lên đến 11.491 trẻ; bệnh viêm tai giữa, năm 1996 chỉ có 441 trẻ, năm 2005 là 1.999 trẻ; trẻ bị bại não, năm 1996 chỉ có 553, năm 2005 đã có 895 em; dị tật bẩm sinh năm 1996 chỉ có 968, đến năm 2005 là 2.335 trẻ.

Theo

http://vietbao.vn/Suc-khoe/Benh-tat-do-o-nhiem-nuoc-khong-khi-tang-nhanh/40175257/248/

7- Dân TP HCM đổ bệnh vì ô nhiễm

Cập nhật lúc : 10:33 AM, 22/08/2008

Có đất không trồng trọt, có nhà không muốn ở, bệnh tật liên miên... là tình cảnh của hàng trăm nghìn người dân sống quanh các khu chế xuất, khu công nghiệp ở TP HCM.

Từ ba năm nay, anh Phạm Văn Thành, ấp 7, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh đã bỏ hoang hai công đất, chỉ canh tác trên một nửa còn lại. Anh phàn nàn: “Đất đai bây giờ bạc màu hết ráo rồi, trồng cây rau gì cũng èo uột. Có vụ không thu hoạch được nên đành bỏ hoang”.

Theo Phòng Cảnh sát môi trường TP HCM, khu công nghiệp Lê Minh Xuân đang nằm trong “Top 3” khu công nghiệp, khu chế xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn thành phố. Nước thải chảy ra kênh rạch, rồi chảy vào kênh thủy lợi nội đồng của các xã Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Tân Nhựt…, ảnh hưởng lớn đến hoạt động nông nghiệp, thủy lợi trên hàng nghìn ha. Ngiêm trọng hơn, nước thải công nghiệp tràn ra khắp nơi, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của cư dân quanh vùng.

Ông Trần Văn Thanh ở ấp 6, xã Lê Minh Xuân, chỉ tay xuống dòng kênh B, dọc đường Láng Le - Bàu Cò, nói: “Hồi xưa, tụi tui còn giăng câu thả lưới ở đây. Giờ lội nước còn không dám chứ đừng nói bắt cá lên ăn. Tội nghiệp mấy đứa nhỏ ‘mùa hè xanh’ lội xuống kênh dọn vệ sinh, về đến nhà chân cẳng nổi mẩn đỏ ngứa ngáy, rồi nổi mưng mủ, phải dùng thuốc điều trị”. Rồi ông Thanh vén ống quần chỉ vào hàng chục vết sẹo lớn nhỏ, vết tích của những lần bị ghẻ lở do lội kênh vớt rác.

Cống thoát nước gần công ty dệt Việt Thắng (Thủ Đức) luôn có bột trắng và mùi hôi. Ảnh: Tố Tâm.

Tương tự, người dân Hóc Môn, Củ Chi cũng đang khốn đốn vì chất thải từ các nhà máy và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Ông Tư Sảy, chủ quán nước ven quốc lộ 22, ấp Trảng Bom, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, luôn miệng than vãn vì quán ngày càng ế ẩm do phải sống chung với mùi hôi thối bốc lên từ dòng kênh đen ngòm.

“Mùa mưa nước kênh loãng ra nên bớt mùi, quán thi thoảng còn có khách, đến mùa nắng thì vắng hẳn vì chẳng ai chịu nổi mùi hôi thối từ kênh Trạm Bơm trước khu công nghiệp Tân Phú Trung”, ông Tư nói.

Còn ở ấp Trảng Lắm, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, chị Nguyễn Thị Thanh và những người dân khác vẫn tưới rau bằng loại nước đùng đục có màu vàng và thoảng mùi tanh, lấy từ cái giếng khoan sát nhà máy K. trong khu công nghiệp Tây Bắc. “Đem bỏ mối ngoài chợ chứ người trồng ở đây không dám ăn đâu” - chị Thanh thú thật.

Hằng năm, Trung tâm y tế dự phòng TP HCM đều lấy mẫu nước quanh các khu công nghiệp về xét nghiệm, kết quả cho thấy mức độ ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép 10%. Nồng độ các chất hữu cơ, ammoniac, natri, nitrit trong nước đang có chiều hướng gia tăng.

Bệnh tật rình rập

Theo tìm hiểu của Đất Việt, rất nhiều người dân sống quanh khu công nghiệp Tân Phú Trung bị viêm xoang mạn tính do năm này qua tháng khác hít phải hóa chất độc hại từ nước thải của các nhà máy. “Tụi tui là dân thường, không cần phải là nhà khoa học cao siêu cũng nhận thấy môi trường sống xung quanh mình ô nhiễm nặng nề. Làm ăn không được, sống thì nơm nớp lo sợ bệnh tật, nhưng biết tính sao?” - ông Tư Sảy bày tỏ.

Ông Trần Văn Long, nhà ở thị trấn Củ Chi, nói: “Hồi xưa, dân đất Thép này có đời nào biết đến bệnh tật, giờ thì từ người lớn đến sắp nhỏ ai nấy đều đổ bệnh. Mỗi tháng, mấy đứa cháu tôi đi khám vì viêm mũi cả chục lần. Tui có ông bạn láng giềng bỗng dưng bị ung thư gan, qua đời cách đây 2 tháng. Đau ở chỗ là cả đời ổng không đụng đến bia bọt, ăn uống bậy bạ”.

Ở nội thành cũng chẳng khá hơn. Bà Nguyễn Thị Hai ở phường 16, quận 4 cho biết, cả chục năm nay, người dân khu vực này phải sống chung với cảnh khói bụi mịt mù thải ra từ nhà máy thủy tinh gần đó. Có đến một nửa hộ dân sống sát bên nhà máy bị viêm đường hô hấp, có một gia đình cả nhà đều bị bụi phổi, phải điều trị cả năm trời.

Trao đổi với Đất Việt về vấn đề bệnh tật do ô nhiễm môi trường, bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, nhận xét: “Rất khó phán đoán mối liên hệ giữa ung thư và ô nhiễm môi trường vì đây là một vấn đề phức tạp, cần thời gian nghiên cứu sâu”. Tuy nhiên, theo bác sĩ Hùng, người dân sống ở gần các nhà máy, khu công nghiệp tập trung dễ bị ảnh hưởng trực tiếp do chất ô nhiễm từ nguồn nước thải. Họ có khả năng bị nhiễm độc hóa chất, bị bệnh tim mạch và ung thư da, ung thư nội tạng, suy gan, thận…

Thu Thảo - Hữu Ký

http://www.baodatviet.vn/Home/Dan-TP-HCM-do-benh-vi-o-nhiem/20088/11471.datviet

8- Môi trường ô nhiễm trầm trọng, bệnh tật tăng vọt

Tuesday, February 12, 2008

SÀI GÒN, (NV) - Theo tờ Tuổi Trẻ, nhiều chứng bệnh nguy hiểm như: nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, tiêu chảy cũng như điếc, viêm tai giữa, suyễn, bại não đã tăng vọt mà nguyên nhân là do môi trường ô nhiễm trầm trọng.

Tờ Tuổi Trẻ dẫn trường hợp một người đàn ông ngụ ở phường 25, quận Bình Thạnh bị điếc chỉ vì làm việc, sinh hoạt trong môi trường bị ô nhiễm vì tiếng ồn, khiến thần kinh thính giác tê liệt để báo động về sự nguy hiểm của tiếng ồn. Tờ báo này dẫn tiếp ý kiến của y giới để cảnh báo khi Sài Gòn đang bị ô nhiễm trầm trọng về tiếng ồn (mọi lúc, mọi nơi), rất khó để tránh hậu quả. Một bác sĩ tên Phan Thị Thảo là trưởng khoa nhi của bệnh viện Tai Mũi Họng ở Sài Gòn khẳng định: Nếu thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn ngoài chuyện rất dễ bị điếc. Về lâu dài, tiếng ồn còn tác động đến thần kinh, làm xáo trộn tâm lý, gây sự bất ổn về tâm trạng.

Trong một báo cáo về tương quan giữa sức khỏe và môi trường được thực hiện vào năm 2007, giới hữu trách đã xác định tại Việt Nam hiện có bảy loại bệnh phổ biến liên quan mật thiết với ô nhiễm môi trường: bệnh ung thư, các bệnh về hệ tuần hoàn, các bệnh về hệ thần kinh, ngộ độc, các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng, các bệnh về hệ tiêu hóa, các bệnh về hô hấp.

Tùy theo tình trạng ô nhiễm môi trường của từng khu vực mà những chứng bệnh này có tỉ lệ khác nhau. Ví dụ tại khu vực Thượng Đình ở Hà Nội, tỉ lệ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính là 6.4%, trong khi ở các nơi khác chỉ có 2.8%. Tương tự, tỉ lệ mắc các bệnh về hô hấp ở Thượng Đình lên tới 36.1%, trong khi ở các nơi khác là 13.1%. Các bệnh về mắt tại đây là 28.5%, trong khi tại các nơi khác chỉ có 16.1%. Tỉ lệ rối loạn chức năng thông khí phổi ở Thượng Đình lên tới 29.4%, trong khi các nơi khác chỉ là 22.8%.

Y giới Việt Nam khẳng định, gần đây, tại các bệnh viện, những căn bệnh liên quan đến môi trường đang tăng vọt. Một thống kê của bệnh viện Nhi Đồng 1, ở Sài Gòn cho thấy, trong 10 năm qua, số bệnh nhi mắc các bệnh liên quan trực tiếp đến ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động.

Ngoài tỉ lệ bệnh nhân gia tăng, độ tuổi mắc bệnh và cấp độ bệnh cũng tăng. Một bác sĩ tên Trần Anh Tuấn là trưởng khoa hô hấp của bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết: “Trước đây rất hiếm trường hợp trẻ 2 tuổi bị hen phế quản. Còn nay những trường hợp này ngày càng nhiều và mức độ mắc bệnh càng ngày càng trầm trọng hơn”.

Một bác sĩ khác tên Đặng Hoàng Sơn là trưởng khoa tai-mũi-họng của bệnh viện Nhi Đồng 1, cho rằng, cấp độ của bệnh đã tăng lên rất nhiều. Trước đây, người bị viêm mũi thường chỉ có triệu chứng sổ mũi, nay còn viêm họng, viêm thanh quản.

Mật độ dân cư đông, ô nhiễm môi trường trầm trọng được cho là căn nguyên.

Bác Sĩ Hà Mạnh Tuấn, giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết, theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, mỗi năm có đến 2 triệu trẻ tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp, 60% trong số đó do ô nhiễm không khí. Ông Tuấn giải thích: “Mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường, không khí với các bệnh như bại não, bạch cầu cấp, dị tật bẩm sinh... khá phức tạp. Chúng có thể đi theo nhiều con đường để tác động lên người, có thể thông qua mẹ truyền qua nhau thai, tác động lên bào thai gây ra các biến đổi và các dị tật cho thai nhi”.

Tờ Tuổi Trẻ viết: Thống kê về các ca bệnh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 còn cho thấy những quận có mật độ dân cư đông, phương tiện giao thông nhiều, nhiều nhà máy sản xuất thường có tỉ lệ trẻ mắc các bệnh về hô hấp cao hơn so với những quận khác. Tỉ lệ trẻ em ở quận Tân Bình hiện chiếm đến 16% số ca nhập viện.

Một bác sĩ tên Võ Công Đồng, ở bệnh viện Nhi Đồng 2, cũng thừa nhận, các chứng bệnh hình thành do tác động của môi trường đang ngày càng tăng. Số bệnh nhi được đưa đến bệnh viện Nhi Đồng 2 vì: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, tiêu chảy,... đang tăng đều đặn. (G.Đ)

http://209.85.175.104/search?q=cache:9bMCgz6RJhMJ:www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp%3Fa%3D73748+b%E1%BB%87nh+t%E1%BA%ADt+v%C3%A0+%C3%B4+nhi%E1%BB%85m&hl=en&ct=clnk&cd=29

9- nhiều chứng bệnh nguy hiểm tăng vọt

[Mục Lục: Hot News Về Việt Nam Và GiáoHộiCôngGiáo]

SÀI GÒN, (NV) - Theo tờ Tuổi Trẻ, nhiều chứng bệnh nguy hiểm như: Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, tiêu chảy cũng như điếc, viêm tai giữa, suyễn, bại não đã tăng vọt mà nguyên nhân là do môi trường ô nhiễm trầm trọng.

Tờ Tuổi Trẻ dẫn trường hợp một người đàn ông ngụ ở phường 25, quận Bình Thạnh bị điếc chỉ vì làm việc, sinh hoạt trong môi trường bị ô nhiễm vì tiếng ồn, khiến thần kinh thính giác tê liệt để báo động về sự nguy hiểm của tiếng ồn. Tờ báo này dẫn tiếp ý kiến của y giới để cảnh báo khi Sài Gòn đang bị ô nhiễm trầm trọng về tiếng ồn (mọi lúc, mọi nơi), rất khó để tránh hậu quả. Một bác sĩ tên Phan Thị Thảo là trưởng khoa nhi của bệnh viện Tai Mũi Họng ở Sài Gòn khẳng định: Nếu thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn ngoài chuyện rất dễ bị điếc. Về lâu dài, tiếng ồn còn tác động đến thần kinh, làm xáo trộn tâm lý, gây sự bất ổn về tâm trạng.

Trong một báo cáo về tương quan giữa sức khỏe và môi trường được thực hiện vào năm 2007, giới hữu trách đã xác định tại Việt Nam hiện có bảy loại bệnh phổ biến liên quan mật thiết với ô nhiễm môi trường: bệnh ung thư, các bệnh về hệ tuần hoàn, các bệnh về hệ thần kinh, ngộ độc, các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng, các bệnh về hệ tiêu hóa, các bệnh về hô hấp.

Tùy theo tình trạng ô nhiễm môi trường của từng khu vực mà những chứng bệnh này có tỉ lệ khác nhau. Ví dụ tại khu vực Thượng Đình ở Hà Nội, tỉ lệ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính là 6.4%, trong khi ở các nơi khác chỉ có 2.8%. Tương tự, tỉ lệ mắc các bệnh về hô hấp ở Thượng Đình lên tới 36.1%, trong khi ở các nơi khác là 13.1%. Các bệnh về mắt tại đây là 28.5%, trong khi tại các nơi khác chỉ có 16.1%. Tỉ lệ rối loạn chức năng thông khí phổi ở Thượng Đình lên tới 29.4%, trong khi các nơi khác chỉ là 22.8%.

Y giới Việt Nam khẳng định, gần đây, tại các bệnh viện, những căn bệnh liên quan đến môi trường đang tăng vọt. Một thống kê của bệnh viện Nhi Đồng 1, ở Sài Gòn cho thấy, trong 10 năm qua, số bệnh nhi mắc các bệnh liên quan trực tiếp đến ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động.

Ngoài tỉ lệ bệnh nhân gia tăng, độ tuổi mắc bệnh và cấp độ bệnh cũng tăng. Một bác sĩ tên Trần Anh Tuấn là trưởng khoa hô hấp của bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết: “Trước đây rất hiếm trường hợp trẻ 2 tuổi bị hen phế quản. Còn nay những trường hợp này ngày càng nhiều và mức độ mắc bệnh càng ngày càng trầm trọng hơn”.

Một bác sĩ khác tên Đặng Hoàng Sơn là trưởng khoa tai-mũi-họng của bệnh viện Nhi Đồng 1, cho rằng, cấp độ của bệnh đã tăng lên rất nhiều. Trước đây, người bị viêm mũi thường chỉ có triệu chứng sổ mũi, nay còn viêm họng, viêm thanh quản.

Mật độ dân cư đông, ô nhiễm môi trường trầm trọng được cho là căn nguyên.

Bác Sĩ Hà Mạnh Tuấn, giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết, theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, mỗi năm có đến 2 triệu trẻ tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp, 60% trong số đó do ô nhiễm không khí. Ông Tuấn giải thích: “Mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường, không khí với các bệnh như bại não, bạch cầu cấp, dị tật bẩm sinh... khá phức tạp. Chúng có thể đi theo nhiều con đường để tác động lên người, có thể thông qua mẹ truyền qua nhau thai, tác động lên bào thai gây ra các biến đổi và các dị tật cho thai nhi”.

Tờ Tuổi Trẻ viết: Thống kê về các ca bệnh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 còn cho thấy những quận có mật độ dân cư đông, phương tiện giao thông nhiều, nhiều nhà máy sản xuất thường có tỉ lệ trẻ mắc các bệnh về hô hấp cao hơn so với những quận khác. Tỉ lệ trẻ em ở quận Tân Bình hiện chiếm đến 16% số ca nhập viện.

Một bác sĩ tên Võ Công Đồng, ở bệnh viện Nhi Đồng 2, cũng thừa nhận, các chứng bệnh hình thành do tác động của môi trường đang ngày càng tăng. Số bệnh nhi được đưa đến bệnh viện Nhi Đồng 2 vì: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, tiêu chảy,... đang tăng đều đặn. (G.Đ)

(Trích từ Người Việt Online)

[Mục Lục: Hot News Về Việt Nam Và GiáoHộiCôngGiáo]

Mittwoch, 13. Februar 2008 - 12:15 Uhr (CET)

http://de.blog.360.yahoo.com/blog-ENPUyn8laal_3MnIR7GQwkZSJXk-?p=608

 

Dân trí) - Người dân phải sống chung với ô nhiễm không khí, nguồn nước, rác thải…và cũng từ ô nhiễm môi trường mà hàng loạt dịch bệnh bùng phát, gia tăng.

http://images4.dantri.com.vn/Uploaded//phuongtt/o-nhiem-MT-251006.jpg

Sống chung với ô nhiễm

Tại diễn đàn Sức khoẻ môi trường được tổ chức sáng nay (25/10) tại Hà Nội, Ông Nguyễn Duy Bảo, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (YHLĐ và VSMT) cho biết: người Việt Nam đang phải sống chung với ô nhiễm môi trường.

Chỉ tính riêng TPHCM, có tới 800 nhà máy, xí nghiệp lớn và hơn 30.000 cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ nằm xen lẫn trong các khu dân cư, trong đó có 260 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và chỉ có 2/12 KCN trên địa bàn thành phố có hệ thống xử lý nước thải…

Có khu công nghiệp thải ra tới 500.000 m3 chưa qua xử lý mỗi ngày, một số ngành công nghiệp như hoá chất, phân bón, khai thác chế biến khoáng sản có lượng nước thải lớn, lượng nước thải này được đổ trực tiếp ra các con sông, ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của dân cư xung quanh.

Đặc biệt là tình trạng nguồn nước ngầm dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu ngày càng bị ô nhiễm do lượng asen (thạch tín) vượt quá nồng độ cho phép. Như kết quả một khảo sát tại Hà Nội cho thấy, gần 70% mẫu nước ở tầng trên và 48% mẫu nước ở tầng dưới có nồng độ Asen cao trên mức cho phép của Việt Nam và quốc tế.

Bụi và khói từ khí đốt là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu (chiếm 70%). Kết quả nghiên cứu bước đầu về ô nhiễm không khí đô thị ở Hà Nội của Viện YHLĐ và VSMT cho thấy ở các nút giao thông, nồng độ bụi hô hấp là 0,17 mg/m3 vượt giới hạn cho phép, nồng độ SO2 vượt giới hạn cho phép, tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép...

Không chỉ người dân thành thị mà ở nông thôn, người dân cũng phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nước, hoá chất bảo vệ thực vật… Thuốc trừ sâu bị sử dụng bừa bãi, các loại bao, túi đựng thuốc trừ sâu vương vãi bên bờ ruộng, cạnh đường làng… nhiều nơi.

Theo kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn VN của Cục Y tế dự phòng, thì chỉ có 25% tỷ lệ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh. Ty lệ trường học, nhà trẻ, mẫu giáo có công trình vệ sinh và cấp nước đạt tiêu chuẩn là 70%. Vẫn tồn tại tập quán sử dụng phân người, gia súc để bón ruộng (30%) số hộ nông thôn Việt Nam… đây là những yếu tố nguy cơ cao gia tăng tình trạng ô nhiễm ở nông thôn.

Dịch bệnh gia tăng

Theo PGS.TS Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, có tới 80% các bệnh tật của con người có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường. 50% số bệnh nhân trên thế giới phải nhập viện và 25.000 người chết hàng ngày do các bệnh này.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục Y tế dự phòng, năm 2005, các bệnh truyền nhiễm gây dịch hàng đầu tại Việt Nam có liên quan nhiều đến tình trạng nước sạch và vệ sinh môi trường như cúm, tiêu chảy, hội chứng lỵ, sốt xuất huyết, quai bị, viêm gan virus, HIV… Tình trạng nhiễm giun rất phổ biến, chiếm khoảng 80% dân số.

Còn Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Nguyễn Huy Nga thì cho rằng, trong 30 năm qua tại Việt Nam đã có hơn 40 bệnh mới xuất hiện, mà nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do môi trường bị ô nhiễm. Trên thực tế, các bệnh đường hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí có tỷ lệ cao so với các nước trong khu vực. Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng năm 2005, tỉ lệ người dân mắc bệnh viêm phổi là khoảng 415 người/100.000 dân, 309 người viêm họng và viêm amidal cấp, 305 người viêm phế quản và tiểu phế quản cấp.

Khảo sát của Viện YHLĐ và VSMT cho thấy, trẻ ở lứa tuổi học đường sống quanh các nút giao thông có biểu hiện triệu chứng rõ rệt tới sức khoẻ như kích thích các hệ cơ quan mắt, mũi, họng, da và thần kinh thực vật.

Theo các nhà khoa học, tiếp xúc với Asen với hàm lượng vượt chuẩn cho phép có thể gây tình trạng nhiễm độc Asen, có thể gây ra các bệnh như ung thư da, ung thư nội tạng và một số bệnh tim mạch, có thể gây tử vong nếu nhiễm hàm lượng cao trong thời gian ngắn.

Để giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh, các loại bệnh mới, theo các chuyên gia, vấn đề bảo vệ sự trong sạch của môi trường cần được thực hiện nghiêm túc. Có như thế, sức khoẻ của người dân mới được bảo vệ tốt nhất, đảm bảo sự phát triển thể chất, trí tuệ tốt nhất cho thế hệ trẻ Việt Nam.

THEO DAN TRI

 

http://www.tialia.com/archive/index.php/t-99634.html

10- Gần 1/4 ca bệnh tử vong là do tác động môi trường

Thứ Ba, 25/12/2007, 22:13 (GMT+7)

Gần 1/4 ca bệnh tử vong là do tác động môi trường

Nhiều người dân sẽ phải tới bệnh viện hơn vì môi trường sống ngày càng ô nhiễm-Ảnh: Tư liệu

(TBKTSG Online) - Có khoảng 24% gánh nặng bệnh tật và 23% số ca tử vong tại Việt Nam là do yếu tố môi trường. Khoảng 36% số ca tử vong trẻ em từ 0-6 tuổi do tác nhân môi trường gây ra. Đây là công bố của Bộ Y tế tại “Diễn đàn Quốc gia về sức khoẻ môi trường lần thứ ba” diễn ra sáng nay, 25-12 tại Hà Nội.

Diễn đàn này do Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đồng tổ chức. Theo Bộ Y tế, các gánh nặng bệnh tật thường thấy trong đời sống do môi trường gây ra như tiêu chảy, viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh sốt rét. Bộ này cho rằng những “làng ung thư” hay các đợt dịch tiêu chảy cấp xảy ra đã chứng minh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Theo thống kê của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, năm 2005 cả nước có khoảng 4.000 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 50 ca tử vong. Năm 2007 dịch tiêu chảy cấp lan nhanh 14 tỉnh, thành và gần 2.000 người bị mắc bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, là một minh chứng rất cụ thể cho vấn đề môi trường sống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đại diện WHO cho biết Việt Nam là một trong những khu vực có tỷ lệ dân số mắc bệnh và tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà thuộc nhóm cao nhất trên thế giới. Theo thống kê y tế hàng năm, 3 loại bệnh có tỷ lệ cao nhất ở Việt Nam gồm viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản cấp. Đó là những loại bệnh mà thế giới cho rằng có liên quan tới chất lượng môi trường không khí.

Theo ghi nhận của Bộ Y tế, tính đến nay cả nước có khoảng 51 làng, xã nằm rải rác ở 25 tỉnh, thành phố trong cả nước được xem là những “làng ung thư”. Tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung - nơi diễn ra các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và làng nghề với cường độ cao hoặc gần các kho bảo vệ thực vật cũ.

Cả nước có hơn 1.500 làng nghề truyền thống và tại các làng nghề này, tỷ lệ dân mắc bệnh thông thường và bệnh hiểm nghèo do ô nhiễm môi trường cao gấp 2-3 lần các làng, xã thuần nông. Theo thống kê của Sở Y tế Nam Định, năm 2006, số người mắc tiêu chảy có nguy cơ từ môi trường là 9.714 người. Hiện Nam Định là địa phương đang bị cảnh báo về ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của hoạt động làng nghề.

HỒNG VĂN

http://tnmtnd.hanoi.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=7&Itemid=14

Nguồn: www.vovnews.vn

Số: Ngày: 27/08/2007

11-  Cái giá phải trả cho ô nhiễm

http://www.vovnews.vn/?page=109&nid=47470

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, 80% dân số Việt Nam nhiễm giun sán. Hàng loạt bệnh truyền nhiễm gây dịch liên tục xuất hiện thời gian gần đây như: cúm, tiêu chảy, lỵ, sốt xuất huyết… đều có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường.

Đồng thời, sự xuất hiện của những “làng ung thư” liên tục trong thời gian gần đây cho thấy, cái giá phải trả cho ô nhiễm môi trường là quá đắt.

Theo thứ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên, chúng ta hiên nay đang bắt đầu phải trả giá về sự quan tâm chưa đầy đủ đến vấn đề sức khoẻ môi trường. Ngày xuất hiện càng nhiều điểm nóng ô nhiễm môi trường, mà điển hình có thể thấy như các “làng ung thư” ở Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Nghệ An, đặc biệt tại nhiều tỉnh thành phía Nam thuộc ĐBSCL.

Báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, 80% các bệnh tật của con người có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường. 50% số bệnh nhân trên thế giới và 25.000 người chết hàng ngày do các bệnh này. 40% các ca tử vong do bệnh sốt rét và 94% các ca tử vong do bệnh tiêu chảy có thể tránh được nếu có những quản lý tốt hơn về môi trường.

Theo Bộ Y tế, tình hình mắc bệnh nghề nghiệp do ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Bình quân hàng năm chỉ có 10% công nhân lao động được khám sức khoẻ định kỳ, đa số sức khoẻ chỉ đạt loại 2 –3. Hầu như công nhân nào cũng mắc các bệnh viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi. Tỷ lệ lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp cao nhất là khu công nghiệp (CN), các làng nghề, các HTX thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm.

Báo động đỏ về môi trường và ô nhiễm

TS. Trần Hồng Hà, Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường-Bộ TN&MT cho biết, tính đến tháng 6/2006, nước ta có 134 khu Công nghiệp, khu chế xuất, trong đó, chỉ có 33 khu đã có công trình xử lý nước thải tập trung. Các khu Công nghiệp, chế xuất này thải ra hàng triệu tấn rác thải mỗi năm, trong đó có hàng vạn tấn chất thải nguy hại. Việc xử lý chất thải ở nước ta chủ yếu dùng công nghệ chôn lấp là chính (cả nước hiện có 852 bãi chôn lấp rác thải đang vận hành, trong đó chỉ có 8 bãi là hợp vệ sinh). Chỉ có 12 cơ sở xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Chỉ tính riêng Tp. Hồ Chí Minh, có tới hơn 800 nhà máy, xí nghiệp lớn nhỏ, hơn 30.000 cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư, trong đó đã có 260 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tỷ lệ nhà máy có hệ thống xử lý rác thải rất ít. Trong số 12 khu Công nghiệp ở đây, chỉ có 2 khu Công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải. Hàng năm, các nhà máy trong khu Công nghiệp, khu chế xuất tại Tp.Hồ Chí Minh thải ra gần 63.000 tấn chất thải rắn. Con số này tăng lên gấp 10 lần nếu tính cả các nhà máy ngoài khu Công nghiệp.

Bên cạnh việc ô nhiễm thuốc sâu, ô nhiễm nguồn nước cũng làm cho người nông dân nông thôn và các vùng ngoại thành hứng chịu nhiều bệnh tật. Đoạn sông Thị Vải kéo dài trên 10 km từ xã Long Thọ (Nhơn Trạch, Đồng Nai) cho đến thị trấn Phú Mỹ (Tân Thanh, Bà Rịa-Vũng Tàu) là một minh chứng rõ nét nhất về việc bị ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.

Theo điều tra của ngành môi trường, hiện nay nước sông Nhuệ, sông Đáy bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng, lơ lửng, mùi hôi, độ màu và vi khuẩn; một số khu vực đã có dấu hiệu ô nhiễm do kim loại nặng. Lưu vực sông Cầu, sông Sài Gòn - Đồng Nai… cũng bị ô nhiễm nặng nề. Tại một hội thảo quốc gia về môi trường có liên quan đến sức khoẻ, một đại diện của Trung tâm y tế dự phòng Thừa Thiên - Huế cho biết: Thừa Thiên - Huế có tới 70% dân số là nông thôn, trong đó, vùng đầm phá chiếm gần một nửa.

Nhiều người dân sống bằng nghề trên sông nước, tệ nạn phóng uế bừa bãi, thải rác tuỳ tiện, chất thải từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, từ các chợ, hàng quán… chưa được xử lý triệt để. Trong khi đó, người dân lại có thói quen dùng nước đá, ăn rau sống, các sản phẩm chế biến sống như gỏi, mắm vẫn còn phổ biến.

Cho đến nay, hơn một nửa dân số nông thôn ở tình này vẫn chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, thậm chí là chưa có nhà tiêu. Tp.Huế có 3 nhà máy nước lớn và hàng chục trạm cấp nước lớn nhỏ, nhưng chỉ có khoảng 59% người dân nông thôn có được nguồn nước hợp vệ sinh, trong đó sử dụng nước máy đô thị là 15%. Hầu hết người dân sử dụng nước giếng khoan, giếng đào, nước mua được cấp nước sạch.

Ở ĐBSCL hơn 90% hộ gia đình không có nhà tiêu, chủ yếu là sử dụng cầu tiêu ao cá. Đây là điều kiện lý tưởng để các bệnh lây lan đường nước (tả, lỵ, thương hàn…) lan rộng, kéo dài trong khu vực./.

TBKT

 

12- Ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Hương Vân, Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh:

Bài 2: Mòn mỏi chờ nước sạch

(ANTĐ) - Trong khi người dân ở Hương Vân đang phải đối mặt với nỗi lo bệnh tật và sự thiếu nước sạch sinh hoạt, thì dự án nước sạch đã được quy hoạch từ năm 2003 cho đến nay vẫn nằm “im lìm” trên giấy chờ ngày triển khai xây dựng.

Nhắm mắt dùng liều

Khi phóng viên chúng tôi về tìm hiểu tình hình ô nhiễm ở Hương Vân, nhiều người dân đã bày tỏ sự bức xúc: “Năm 2004 các cơ quan cũng nói rằng sắp có nước sạch về nhưng từ đó đến nay vẫn chưa thấy “giọt nước” sạch nào về với chúng tôi. Cũng không biết đến bao giờ chúng tôi mới được dùng nước sạch” - ông Nguyễn Công Bắc, 74 tuổi nói.

Phía sau cánh đồng là ngôi làng bị ô nhiễm

Theo ông Ngô Quang Toán - Phó GĐ Sở NN& PTNT Bắc Ninh cho biết: “Vì kho thuốc sâu mang về Hương Vân sơ tán đã quá lâu, nên hiện tại cơ quan cũng không xác định được là của đơn vị nào. Hơn nữa chúng tôi cũng không được nghe báo cáo về sự việc này”. Sau khi thấy nhân dân phản ánh về sự ô nhiễm nguồn nước chúng tôi cũng đã cử đoàn kiểm tra về xác minh và đúng là có một lượng thuốc sâu còn sót lại ở Hương Vân”.

Sau đó Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Bắc Ninh báo cáo UBND tỉnh tìm cách khắc phục. Khi được hỏi về dự án xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân ở Hương Vân, ông Toán cũng quy trách nhiệm cho Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Đem sự thắc mắc của người dân về sự chậm trễ của dự án cung cấp nước sạch ở Hương Vân, ông Đặng Xuân Tịu - Chủ tịch UBND xã Lạc Vệ giải thích: Dự án cung cấp nước sạch đã được quy hoạch và phê duyệt từ năm 2004. Nhưng không hiểu vì lý do gì dự án này từ năm 2004-2006 vẫn không được thực hiện. Sau khi dự án được bàn giao cho UBND xã, chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ để nhanh chóng đưa nước sạch về cho bà con”.

Trong khi người dân ở Hương Vân mòn mỏi chờ dự án cung cấp nước sạch thì các cơ quan chức năng lại đá “quả bóng” trách nhiệm cho nhau. Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Văn Diện - Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Bắc Ninh cũng không nắm rõ được vấn đề này và ông cho rằng nó thuộc trách nhiệm của Trung tâm Quan trắc môi trường của Sở Tài nguyên Môi trường.

Mặc dù các cơ quan chức năng đã có những cảnh báo về việc nguồn nước ở Hương Vân bị nhiễm lượng chất hóa học rất lớn nhưng do thiếu nguồn nước để sử dụng nên người dân nơi đây vẫn phải “nhắm mắt” chịu đựng.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Do đặc điểm địa hình nằm ven núi, nên nguồn nước ngầm ở Hương Vân vô cùng khan hiếm, nhiều gia đình đào giếng sâu từ 25-30m nhưng vẫn không có nước dùng. Để có nước sinh hoạt, không còn cách nào khác những gia đình có điều kiện thì đầu tư khoan giếng, còn những gia đình khó khăn thì đành đi xin nước về ăn. Nhiều gia đình đã khoan đến độ sâu hơn 100m nhưng lượng nước vẫn chỉ là “nhỏ giọt”, không đủ dùng.

Người dân Hương Vân mỏi mòn chờ nước sạch

Chị Nguyễn Thị Sen, một người dân cho biết: “Đa phần giếng khơi trong thôn đều bị nhiễm thuốc sâu khá nặng, còn một số giếng khoan sâu hơn 100m thì không có mùi, nước không còn màu trắng sữa nhưng vẫn không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, vì không có nước sinh hoạt nên mọi người vẫn phải sử dụng liều”.

Trước thực trạng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng ở Hương Vân, năm 2003 UBND tỉnh Bắc Ninh đã giao cho Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở NN&PTNN tỉnh Bắc Ninh về khảo sát tình hình ô nhiễm nguồn nước ngầm ở đây. Sau khi có kết quả báo cáo của Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Bắc Ninh, UBND tỉnh đã giao cho đơn vị lập dự án xây dựng hệ thống nước sạch đưa về Hương Vân.

Nhưng từ năm 2003-2006, đơn vị này không đảm bảo được tiến độ thi công của công trình. Sau khi thấy dự án triển khai quá lâu và không đảm bảo được tiến độ, UBND xã đã nhiều lần đề nghị Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Bắc Ninh đẩy nhanh tiến độ thi công, nhưng mọi công việc vẫn dậm chân tại chỗ.

Vì vậy, đến cuối năm 2006 đầu năm 2007 UBND tỉnh đã có Quyết định số 132/QĐ-UBND giao dự án nước sạch cho UBND xã Lạc Vệ làm chủ đầu tư thực hiện dự án. Theo ông Đặng Xuân Tịu - Chủ tịch UBND xã Lạc Vệ thì dự án sẽ xây dựng 2 bể chứa nước sạch, một bể 200m3 đặt tại đỉnh núi, một bể 300m3 đặt tại chân núi, với công suất giai đoạn 1 là 184m3/ngày đêm và giai đoạn 2 là 1.943m3/ngày đêm.

UBND xã đã khẩn trương thuê đơn vị thiết kế lập dự án đưa nước sạch về Hương Vân. Nhưng theo kế hoạch, ngày 20-10-2008, dự án mới được mở thầu để chọn nhà thầu thi công. Đã 4 năm trôi qua, dự án thì vẫn nằm “im lìm” trên giấy, các cơ quan chức năng thì vẫn loay hoay tìm nhà thầu thi công trong khi người dân Hương Vân vẫn từng ngày phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật và từng ngày mòn mỏi chờ nước sạch về.

Việt Anh - Lê Quân

http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=34381&ChannelID=92

 

http://www.envietnam.org/E_News/E_231/Cai_gia_phai_tra_cho_o_nhiem.html

Thứ năm, 12/01/2006 15:13 GMT+7

_______________________________________________________________________

13- Xã Yên Tập – Căn bệnh hiểm nghèo cướp đi sinh mạng nhiều người?

* Ba năm có 16 người chết vì ung thư

• Nguyên nhân đang được làm rõ

Anh Đỗ Minh Độ cùng vợ con bên căn nhà hoang.

Trạm trưởng trạm y tế xã Yên Tập (huyện Cẩm Khê) Phan Kim Ninh không giấu được sự lo lắng về căn bệnh ung thư đang hoành hành ở quê mình mấy năm trở lại đây. Mới từ năm 2003 đến nay, ở cái xã công giáo nghèo này có tới 16 người về với Chúa bởi căn bệnh ung thư và con số này chắc chắn không dừng lại ở đây. Và những người dân ở cái làng này đang sống trong nơm nớp lo sợ trước nguy cơ bệnh tật...

• Nỗi đau dòng họ Đỗ

Nỗi đau ấy xuất phát từ thôn Quang Trung, khu 2 xã Yên Tập một xã công giáo toàn tòng của huyện nghèo Cẩm Khê. Khác với cảnh người xe nườm nượp ngoài quốc lộ 32C, khu 2 hiện ra với sự vắng vẻ, heo hút đến khác thường. Xóm làng, nhìn gương mặt ai cũng thấy vẻ thảng thốt, lo âu.

Làm việc với Trạm y tế xã, chúng tôi không khỏi giật mình khi nghe con số thống kê: Năm 2003, toàn xã có 14 ca tử vong, trong đó có 8 ca do căn bệnh ung thư di căn; năm 2004, có 3 trong số 9 người tử vong là do căn bệnh ung thư. Năm 2005, số người tử vong do ung thư là 5 người trên tổng số 13 người chết. "Đấy là những con số ghi được trong bệnh án của Trạm y tế xã, con số thực có thể lớn hơn nhiều vì dân Yên Tập nghèo lắm, có mấy người, đi khám kỹ được ở bệnh viện đâu" - một cán bộ y tế xã buồn rầu nói với chúng tôi.

Khu 2, một khu vỏn vẹn có 9 hộ sinh sống - nơi được coi là "tâm điểm" của bệnh ung thư, với nhiều gia đình, đã trở thành căn bệnh di căn truyền từ đời này sang đời khác. Có gia đình cả 3 đời đều bị chết bởi ung thư gan, phổi...

Theo chỉ dẫn của cán bộ y tế xã, vượt qua mấy con dốc ngoằn ngèo, chúng tôi tìm đến nhà anh Đỗ Kế Tân (48 tuổi) - người vừa mới được bệnh viện trả về vì căn bệnh ung thư gan đã chuyển sang giai đoạn cuối. Anh Tân giờ chỉ còn da bọc xương. Đôi mắt buồn giờ đây lại thêm hoắm sâu vì những ngày không ngủ được vì đau đớn. Đưa mắt ra hiệu cho vợ đỡ mình dậy, dựa lưng vào vợ, anh thều thào: "Trước đây tôi khỏe lắm, một mình vác bao thóc 50 cân cứ chạy băng băng. Vậy mà bây giờ...! Lúc đầu chỉ thấy người mệt mỏi, đến giờ thì tức ngực, không ăn được gì cả. Mới có hơn một tháng, tôi đã sút mất mấy kg rồi...". Trước đó, ông nội anh là Đỗ Văn Súc, bố anh là ông Đỗ Văn Nơi cùng 2 người anh trai là Đỗ Quế Phượng, Đỗ Đức Trí cũng bị chết bởi ung thư¬ gan. Cạnh nhà anh Tấn, có 2 gia đình ông Đỗ Thái Học, 2 bố con ông Đỗ Minh Lẫn và Đỗ Minh Tân đều cũng đã chết vì ung thư phổi khi mới ở tuổi 53. Chị Đỗ Thị Tuyến, vợ anh Tấn sụt sùi kéo chúng tôi ra sân kể về nỗi đau của gia đình. Kinh tế khó khăn lại thêm căn bệnh đeo đuổi chồng con, chị chẳng biết phải làm sao để xoay sở. Gánh nặng gia đình lại oằn trên vai những người vợ, người con, những người chưa phát hiện được bệnh một cách chính thức vì chưa lần nào đi khám.

Chỉ riêng dòng họ Đỗ ở khu 2 đã có hơn chục người chết vì ung thư. Những người xấu số này hầu như đều là lao động chính, là chỗ dựa cho cả nhà. Những người dân còn lại ai cũng đều gầy gò, ốm yếu. Nhiều nhà do không chịu được cảnh sống phập phồng trong lo sợ những cái chết đến gần với thế hệ sau đã chuyển ra khỏi khu vực đang sinh sống nhưng căn bệnh ung thư vẫn còn đeo bám mãi không thôi. Bố chết vì ung thư, chú chết vì ung thư, anh trai cũng chết vì ung thư, anh Đỗ Minh Đệ đã phải chuyển nhà đến 3 lần trong vòng chưa đầy 10 năm. Cái nghèo khó do không ổn định chỗ ở lại càng nặng nề hơn khi vợ anh vừa phải về Hà Nội cắt đi buồng trứng vì căn bệnh ung thư trong khi anh và 3 đứa con trứng gà trứng vịt ngày ngày phải "đánh vật" với căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp nặng... Nhiều gia đình nghèo quá phải dựa vào sự đùm bọc của cộng đồng mới tồn tại được. Cuộc sống vốn đã nghèo nàn, giờ lại mắc chứng bệnh nan y khiến nhiều gia đình hoang mang. Hầu hết các bệnh nhân ở đây đều không có tiền để chữa trị, có người chỉ ra đến bệnh xá xã thì về, nhiều bệnh nhân đã phải “ra đi” trong sự túng quẫn của gia đình.

Không chỉ ở khu 2, cách "trọng điểm" của "làng ung thư" chưa đầy 300m đường chim bay, có một người mẹ khốn khổ cũng đang hàng ngày, hàng giờ sống trong nước mắt vì căn bệnh ung thư - chị là Nguyễn Thị Nghị, nhà ở khu 5 xã Yên Tập. Chỉ trong một năm, tai họa liên tiếp ập xuống đầu gia đình chị. Bắt đầu là cái chết do TNGT của chồng chị trên đường đưa cậu con trai đi nhập học ở Thái Nguyên. “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”, tưởng như mất mát ấy cũng đã đủ quật ngã người phụ nữ nhỏ bé ấy. Thế nhưng, nỗi đâu như chỉ mới ngày hôm qua chưa kịp làm tĩnh tâm thì chị lại kinh hoàng khi biết mình cũng đã mắc bệnh ung thư như người chị gái và cậu em trai. Đủ mọi bệnh viện, đủ mọi thuốc thang, bệnh không thuyên giảm, chị càng bàng hoàng hơn khi biết con gái thứ hai của mình đang học lớp 12 bị ung thư máu. Sau hơn một tháng vật vã trong những cơn đau, Phan Thị Thành - con gái chị cũng đã ra đi khi chỉ còn vài ngày nữa em bước sang tuổi 18.

• Nguyên nhân từ đâu?

Đưa chúng tôi tập đơn đề nghị, viết tay có, đánh máy có, được gói cẩn thận trong mấy lớp túi ni long, anh Đỗ Trọng Kiểm – người đại diện cho bà con khu 2 bức xúc: "Chúng tôi đang sống trên một "bãi tha ma" thuốc sâu. Khu 2 ngày nay vào những năm 1967 là nơi Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh và trạm vật tư nông nghiệp Cẩm Khê sơ tán đặt kho thuốc trừ sâu (gồm 2 khu nhà 7 gian nằm trên gò Môm Chum). Đến năm 1969, một số thuốc đã ngấm chảy ra ngoài bao bì; người ta đã dùng một đoàn vận chuyển gồm các xe trâu, xe bò đưa các hóa chất này đi nơi khác. Tuy nhiên, do kho quá lớn và di chuyển gấp nên vẫn còn sót lại nhiều thuốc trừ sâu được đựng trong các lọ bằng nhôm, thủy tinh, nilon… mỗi khi mưa xuống, nước ngấm vào đất, hòa vào thuốc. Các mạch nước ngầm từ đỉnh gò chảy khắp tới những nơi thấp hơn. Khu 2 và các khu lân cận, nước giếng đào và quả cây trái mọc trên đất đều nặng mùi thuốc sâu.

Khắp gò Môm Chum, mấy chục năm đã qua, các hố chôn lấp phế phẩm của kho thuốc trừ sâu trước đây giờ đã bị lộ thiên do mưa gió. Những túi nilon - vỏ bao thuốc trừ sâu phơi bày trên mặt đất ngổn ngang. Những lọ thủy tinh vỡ ngập sâu vào lòng đất. Thuốc trừ sâu qua năm tháng đã thẩm thấu xuống lòng đất và tiếp tục lan toả gây ô nhiễm môi trường, trong đó nghiêm trọng nhất là ô nhiễm nguồn nước. Vào những ngày hè nóng nực, bất chợt có trận mưa, mùi thuốc sâu bốc lên nồng nặc. Giếng nước, ao hồ xuất hiện những váng nước màu vàng. Đã có thời điểm tôm, cá bắt được từ ao lên không ăn được do nồng nặc mùi thuốc sâu, những con cá đầu to mình bé lại như những sinh vật bị dị tật… Các loại bao bì vỏ thuốc trừ sâu đã lộ thiên sau thời gian bị vùi chôn dưới đất, nhưng không biết còn bao nhiêu lọ, túi vẫn còn bị lấp sâu gây ra sự nguy hiểm cho môi trường? Ông Đỗ Hữu Tín - chủ một hộ hiện đang ở trọn trên nền khu nhà kho ngày trước khẳng định: “Khi tôi dỡ nhà làm nền lại, ngửi thấy mùi thuốc 666 rất nặng (có lẽ chính vì thế mà trong nhà không bao giờ có ruồi, muỗi, gián?). Chăn nuôi, sản xuất ở khu vực này cũng không phát triển được!”. Còn vợ anh, khi thấy chúng tôi đến cứ sụt sùi: " Cả bố và mẹ em cũng đều đã ra đi vì căn bệnh ung thư. Những người hàng xóm của em cũng đều có cái chết vật vã như thế. Chẳng có thứ thuốc nào đủ linh nghiệm để kéo dài cuộc sống, giảm bớt đau đớn cho họ. Chúng tôi sẽ phải sống như thế này bao lâu nữa đây...?!".

Chúng tôi rời Yên Tập khi trời đã nhá nhem tối, trời sập sùi mưa cộng với cái lạnh của mùa đông làm cho cảnh vật càng thêm hắt hiu, vắng vẻ. Ông Nguyễn Văn Muộn- Bí thư Đảng ủy xã khẳng định nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư cho người dân xã ông là do ảnh hưởng của kho thuốc trừ sâu có từ thời chiến tranh. Thời gian qua, đã có nhiều đoàn công tác của tỉnh, của huyện về kiểm tra, xác minh và bàn biện pháp khắc phục. Theo đó, huyện và xã đã thống nhất chủ trương di dời các hộ trên ra khỏi vùng bị ô nhiễm. Tuy nhiên vấn đề thủ tục hành chính, kinh phí và những công việc còn lại đều phải nhờ và huyện, tỉnh và Trung. Nhưng mà các anh biết đấy, tới giờ vẫn chưa có gì mới cả.”

Vẫn còn dự lượng chất độc nằm dưới những ruộng lúa, những mảnh vườn và liền kề với con người. Câu nói ấy cứ gieo vào đầu tôi nỗi ám ảnh: Nếu không có biện pháp di rời khu dân cư, nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm mỗi trường sẽ còn bao nhiêu người dân phải sống trong lo âu và bệnh tật như nỗi đau mà bà con khu 2 Yên Tập phải chịu đựng trong những năm qua.

Đinh Vũ

http://www.benhvienxaydung.org.vn/bvxd/module/news/viewcontent.asp?id=50&langid=1

14- Giảm thiểu ô nhiễm không khí

03:52-14/02/2006

Nếu không nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, từ các cấp quản lí tới người dân bình thường, tương lai sẽ phải trả giá rất đắt cho tình trạng ô nhiễm không khí ngày một gia tăng, nhất là tại các thành phố lớn và đông dân như Hà Nội và TP HCM...

Mở mắt đã ngửi thấy mùi ô nhiễm

Ít nhất hơn 8 triệu người ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng hàng ngày đang phải hít một lượng không khí bị ô nhiễm một cách “đáng báo động”. Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia 2005 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, nồng độ bụi

Cách đơn giản nhất để bảo vệ sức khoẻ trước tình trạng ô nhiễm môi trường là đeo khẩu trang. Ảnh: Quốc Tuấn

trong không khí trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần. Tại các nút giao thông thì nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn từ 2-5 lần. Còn ở các khu đang xây dựng trong đô thị, nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn là từ 10-20 lần. Bụi trong không khí trên đường phố chủ yếu là bụi đường (trên 80%). Ô nhiễm bụi riêng ở Hà Nội, theo đề tài nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Xuân Cơ (Đại học Khoa học tự nhiên) ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người còn gây ra các thiệt hại to lớn khác như giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, hư hỏng thiết bị, suy giảm tuổi thọ công trình và làm mất mỹ quan cơ sở hạ tầng. Các thiệt hại về kinh tế có thể lượng hóa bằng tiền với mức thiệt hại ước tính khoảng 200-500 tỉ đồng (12-31 triệu đô la) một năm.

Không chỉ bụi, nồng độ khí CO và NO2 tại các nút giao thông lớn trong đô thị cũng đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải, do lưu lượng xe lớn và tình trạng kẹt xe liên tục tại các nút giao thông gây ra chiếm tỉ lệ khoảng 70%. Tác hại của ô nhiễm môi trường hiện nay ở Hà Nội, theo Giáo sư vật lý Phạm Duy Hiển tương đương với việc người ta hút... 2 bao thuốc mỗi ngày.

Hạ tầng giao thông đô thị kém

Theo số liệu thống kê, tại các đô thị lớn, các chỉ tiêu về hạ tầng giao thông hiện rất thấp, chỉ đáp ứng được khoảng 35-40% so với như cầu cần thiết. Tại Hà Nội, diện tích đất lưu thông chiếm khoảng 7,8%, mật độ đường đạt 3,89 km/km2. Tại thành phố Hồ Chí Minh, diện tích đất giao thông khoảng 7,5%, mật độ đường đạt 3,88 km/km2. Hệ thống giao thông công cộng tại hầu hết các đô thị lớn ở Việt Nam còn rất yếu kém, ở Hà Nội mới đáp ứng được khoảng 10-12% nhu cầu đi lại, ở TP HCM mới đáp ứng được 7%.

Nguồn:Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn-Bộ Xây dựng

Vẫn theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia 2005, y học hiện đại đã ghi nhận nhiều bệnh tật đường hô hấp do môi trường không khí bị ô nhiễm bởi bụi, hơi khí độc CO, CO2, NO và chì như: viêm nhiễm do vi khuẩn, virut, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản và ung thư. Các nghiên cứu ở Hà Nội cũng đã xác định có mối quan hệ rõ rệt giữa ô nhiễm không khí và các bệnh đường hô hấp. Trong các năm từ 2001-2003 đã có gần 5.000 trẻ em dưới 15 tuổi điều trị tại các khoa nhi bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội vì mắc các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Tỉ lệ mắc hen phế quản của dân cư các quận nội thành cao gấp 1,4 lần dân cư các huyện ngoại thành. Cũng như vậy, thống kê tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỉ lệ mắc bệnh hen phế quản phải điều trị của Hà Nội là 23,52%, cao gần 4 lần so với tỉnh phụ cận Hà Tây (6,75%). Riêng tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai, năm 2001 tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp tăng 2,1 lần so với trung bình hàng năm của giai đoạn 1991-1995 và tăng 1,9 lần so với trung bình hàng năm giai đoạn 1996-2000. Trong đó, riêng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có chiều hướng gia tăng mạnh nhất với tỉ lệ là 25,2%.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội nhiều và “quen” tới mức có người đã nói đùa “ngủ dậy, mở mắt đã ngửi thấy mùi ô nhiễm”. Mùi ô nhiễm ở đây chính là mùi quạt than tổ ong của nhà... hàng xóm.

Một nghiên cứu mới đây của Giáo sư Phạm Duy Hiển cho thấy một hiện tượng gia tăng ô nhiễm không khí về đêm ở Hà Nội vào mùa đông do nguyên nhân nghịch nhiệt. Những đợt gió mùa đông bắc khiến các chất ô nhiễm sau cả ngày lắng đọng phát tán nhanh hơn vào buổi tối. Cách duy nhất để đề phòng là hạn chế ra đường về ban đêm. Như vậy, những người có thói quen tập thể dục buổi tối, đêm cũng cần đổi sang buổi sáng để tránh những hậu quả đáng tiếc (Xem thêm bài Hà Nội bị ô nhiễm nhiều hơn về mùa đông).

Làm gì để hạn chế ô nhiễm?

Hầu hết các kết quả nghiên cứu về tình hình ô nhiễm không khí ở Việt Nam đều cho thấy các nguồn gây ô nhiễm hiện nay chủ yếu là từ các hoạt động công nghiệp (ở các thành phố lớn) và tiểu thủ công nghiệp (ở các làng nghề), từ các hoạt động giao thông vận tải, do quá trình xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật, do sinh hoạt của nhân dân (đun than, dầu, củi) và do cháy hoặc ảnh hưởng từ các quốc gia lân cận.

Bộ Tài nguyên và Môi trường và nhiều thành phố lớn hiện đã và đang thiết lập các hệ thống quan trắc và phân tích môi trường để thu thập các thông tin môi trường nước, không khí, đất và chất thải rắn. Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống quan trắc hiện nay là điều đáng bàn. Với số tiền đầu tư cộng với số tiền bảo dưỡng hàng năm rất lớn mà các kết quả quan trắc mới chủ yếu để cung cấp thông tin nhằm lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm thì quả là một sự lãng phí lớn (xem thêm bài Hệ thống quan trắc môi trường: mạnh ai nấy mua).

Sản xuất công nghiệp là một trong những nguồn gây ô nhiễm ở Hà Nội. Ảnh: Quốc Tuấn

Năm 2003, Chính phủ cũng đã ra Quyết định 64 nhằm từng bước loại bỏ những cơ sở cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn. Theo đó, kế hoạch thực hiện đề ra mục tiêu đến năm 2005 xử lý triệt để 51 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đến năm 2007, xử lý 388 cơ sở và đến năm 2012 xử lý hơn 3.800 cơ sở còn lại. Tuy nhiên, số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy đến tháng 9/2005, mới có 104/439 cơ sở áp dụng các biện pháp để không còn gây ô nhiễm môi trường. 335 cơ sở còn lại mới ở các giai đoạn “đang trong quá trình xây dựng hoặc triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm”. Còn tới 70 cơ sở trong số này hoàn toàn chưa có biện pháp nào để triển khai quyết định này của Chính phủ. Như vậy, mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở này để khỏi gây ô nhiễm đến năm 2007 quả là điều khó khăn, chưa nói đến mục tiêu tận... 2012. Đơn giản vì 3 năm đầu của chương trình (từ năm 2003) đến nay mới giải quyết được ¼ các cơ sở gây ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu gây tiến độ chậm là do các cơ sở gây ô nhiễm đều thiếu nguồn vốn để thực thi các biện pháp xử lý triệt để.

Người dân Hà Nội nói gì về ô nhiễm môi trường

Theo tôi thấy, môi trường ở Hà Nội và cả nước nói chung đang trong tình trạng ô nhiễm nặng nề. Trước hết là ô nhiễm bụi trên đường phố, bụi có thể nói là như mưa giăng. Tiếp đến là ô nhiễm về rác thải do cách tổ chức thu gom rác chưa được tốt và ý thức người dân và cộng đồng chưa cao. Người Việt Nam dù sống ở các thành phố lớn vẫn mang đặc tính của người nông dân. Ăn xong thẳng tay vứt rác xuống đường. Hút xong điếu thuốc, đầu mẩu và vỏ bao tiện tay ném ngay bất kể đó là công viên, nhà ga hay bến xe mặc dù cách đó không xa có thùng rác công cộng. Và cuối cùng là môi trường nước, cả nước sinh hoạt và nước thải công nghiệp đều ô nhiễm. Nước sạch cung cấp cho sinh hoạt không đảm bảo. Nước thải công nghiệp tuy đã có điều luật song việc thực thi chưa nghiêm khắc. Đoàn kiểm tra đến thì các nhà máy xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường nhưng đoàn kiểm tra đi thì đâu lại vào đấy. Điều này dẫn đến hiện tượng ở một làng có hàng trăm người bị ung thư (Lập Thạch, Vĩnh Phú). Chưa kể, người dân có thể khoan nước ngầm vô tội vạ.

Để giải quyết vấn đề này tôi cho cần có chính sách đồng bộ ở tầm vĩ mô và thực thi chính sách đó một cách nghiêm túc. Ngoài ra phải tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, làm sao để mọi người thấy ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân họ. Bộ Tài nguyên và môi trường cùng các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể, cho tới từng phường, từng cụm dân cư, tổ dân phố phối hợp làm sao để hàng tuần có được ngày toàn dân tổng vệ sinh thôn xóm tiến tới hàng tháng có được 2 – 3 ngày tất cả mọi người đều ra đường khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải. Nếu làm được như thế thì dù chưa giải quyết triệt để vấn đề môi trường nhưng trước mắt sẽ có bước tiến.

Hồ Minh Trí, P1 – C3 Tập thể Khí tượng Thủy văn

Ở Hà Nội, tôi thấy hầu hết phụ nữ ra đường đều đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe song trong cuộc sống hàng ngày chúng ta lại không thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh chung để đảm bảo môi trường sống trong sạch. Thậm chí, ở khu chung cư nơi tôi từng sống (khu tập thể H2 của Tổng công ty xây dựng sông Đà), người dân ở tầng trên cứ vô tư ném rác xuống tầng một, rác chất đống ngày một nhiều đến độ mấy xe rác có lẽ vẫn chưa chở hết. Mọi người đều nói môi trường là vấn đề cấp thiết và quan trọng nhưng người dân thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, các cơ quan nhà nước đưa ra nhiều văn bản, quy định song thực hiện thì chưa được mấy.

Hàn Nguyệt (Sinh viên lớp K49, Khoa Báo chí, Trường ĐH KHXH&NV)

Riêng tại Hà Nội, để khắc phục tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng, nhiều đề xuất đã được đưa ra như khuyến khích sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng (LPG) cho xe taxi, triển khai thực hiện các dự án tăng cường giao thông đô thị (cải tạo hệ thống mạng lưới giao thông lớn, tổ chức quản lý và phát triển giao thông công cộng), di dời các nhà máy gây ô nhiễm... nhưng hiệu quả đạt được còn rất thấp. Những chiếc xe chạy nhiên liệu khí hóa lỏng vẫn chỉ ở giai đoạn thí điểm và ngày càng teo tóp. Hệ thống đường vành đai và các dự án cầu vượt giao thông vẫn ở giai đoạn triển khai, chưa hoàn thiện. Mạng lưới giao thông công cộng, cụ thể là xe buýt có gia tăng nhưng chính số lượng xe buýt ngày càng lớn lại là một trong những nguyên nhân khiến tắc nghẽn giao thông nhiều hơn. Vẫn còn các nhà máy gây ô nhiễm trong nội đô chưa được di dời (Công ty Thuốc lá Thăng Long, Nhà máy rượu Hà Nội...).

Bài học đắt giá của nhiều nước đã và đang phát triển (xem bài Châu Á “khó thở” vì ô nhiễm từ Trung Quốc) dường như ít tác động tới hoàn cảnh của Việt Nam và dường như nền kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục vận động mà ít bị ảnh hưởng của Luật Môi trường. Cụ thể là mặc dù đạo luật này đã được ban hành hơn 10 năm nay (1993) nhưng cho tới nay chưa có bất cứ tội danh nào trong việc hủy hoại môi trường sống và sức khỏe con người được đưa ra xét xử, trừng phạt.

Theo PGS.TS Hoàng Xuân Cơ, tất cả các chương trình giảm thiểu ô nhiễm bụi hiện nay chỉ có thể hiệu quả trong điều kiện có sự quản lý, tổ chức thực hiện tốt và đặc biệt là có đủ... kinh phí. Như vậy, nỗ lực cần có không chỉ từ cơ quan quản lý môi trường mà của nhiều người, nhiều ngành nghề và đặc biệt là của nhân dân. Điều cần làm trước mắt là việc nâng cao nhận thức về môi trường, bảo vệ môi trường của người dân. Trong các chiến dịch truyền thông lớn cần khẳng định rằng trong câu chuyện ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí, mỗi người dân vừa là tác nhân gây ô nhiễm và cũng là nạn nhân của ô nhiễm. Ngay trong đầu năm 2006 này, dự tính bản tin dự báo chất lượng không khí

Ô nhiễm không khí tại các đô thị và vùng kinh tế trọng điểm

Không khí đường phố đô thị nước ta bị ô nhiễm nặng vì bụi, khí CO và hơi xăng dầu. Ô nhiễm không khí ở các vùng kinh tế trọng điểm gây ra bởi các hoạt động xây dựng, sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải với cường độ lớn. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là vùng bị ô nhiễm không khí nhiều nhất.

Ngoài vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn và một số các khu vực khác cũng đang bị ô nhiễm không khí cục bộ bởi bụi, khí dioxit lưu huỳnh SO2, đặc biệt ở các khu vực gần nhà máy xây dựng vật liệu xây dựng.

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005-Bộ Tài nguyên và Môi trường

sẽ được Viện Khí tượng-Thủy văn đưa lên website www.imh.ac.vn. Hy vọng đây sẽ là bản tin “cảnh tỉnh” về tình trạng ô nhiễm trong không khí đối với mỗi người dân, nhằm hạn chế các hành động gây ô nhiễm môi trường ở nước ta.

Tỷ lệ mắc bệnh do ô nhiễm không khí tại vùng ô nhiễm Thượng Đình (Hà Nội)

Bệnh Tỉ lệ mắc bệnh ở Thượng Đình Tỉ lệ mắc bệnh ở vùng đối chứng

Viêm phế quản mãn 6,4 % 2,8 %

Viêm đường hô hấp trên 36,1 % 13,1 %

Viêm đường hô hấp dưới 17,9 % 15,5 %

Triệu chứng về mắt 28,5 % 16,1 %

Triệu chứng về mũi 17,5 % 13,7 %

Triệu chứng về họng 31,4 % 26,3 %

Triệu chứng về da 17,6 % 6,5 %

Triệu chứng thần kinh thực vật 30,6 % 21,5 %

Triệu chứng đáp ứng thần kinh 40,7 % 37,7 %

Rối loạn chức năng thông khí phổi 29,4 % 2,8 %

Nguồn: Dự án nâng cao chất lượng không khí tại các nước đang phát triển ở Châu Á, 2004

Người dân Hà Nội nói gì về ô nhiễm môi trường!

Ở Hà Nội, tôi thấy hầu hết phụ nữ ra đường đều đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe song trong cuộc sống hàng ngày chúng ta lại không thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh chung để đảm bảo môi trường sống trong sạch. Thậm chí, ở khu chung cư nơi tôi từng sống (khu tập thể H2 của Tổng công ty xây dựng sông Đà), người dân ở tầng trên cứ vô tư ném rác xuống tầng một, rác chất đống ngày một nhiều đến độ mấy xe rác có lẽ vẫn chưa chở hết. Mọi người đều nói môi trường là vấn đề cấp thiết và quan trọng nhưng người dân thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, các cơ quan nhà nước đưa ra nhiều văn bản, quy định song thực hiện thì chưa được mấy.

Hàn Nguyệt (Sinh viên lớp K49, Khoa Báo chí, Trường ĐH KHXH&NV)

Hoàng An _ Nguyễn Vạn

http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=77&CategoryID=31&News=832

 

15- Ô nhiễm môi trường: Giá đắt cho phát triển không bền vững

Lao Động Cuối tuần số 41 Ngày 12/10/2008 Cập nhật: 5:10 AM, 12/10/2008

Cả một khúc sông Thị Vải bị ô nhiễm, nổi bọt trắng xoá.

(LĐCT) - Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có đến 4 triệu trẻ em tử vong vì các yếu tố môi trường, như ô nhiễm không khí, nước bẩn và phơi nhiễm hoá chất độc hại. Tổ chức này cho hay, có đến 30% số ca bệnh tật và tử vong ở trẻ em xuất phát từ yếu tố môi trường.

Trẻ em là nạn nhân chính

Châu Á là một trong những khu vực điển hình đã phải trả giá đắt cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng: Ô nhiễm không khí trầm trọng, với nạn nhân chính là trẻ em. Tại Trung tâm y tế Makati ở Manila (Philippines), bác sĩ Miguel Celdran cho biết, gần 90% bệnh nhân trẻ em mắc bệnh đường hô hấp. Ở Bandung (Indonesia), cuộc kiểm tra 62 học sinh cho thấy gần phân nửa có nồng độ chì cao trong máu rất nguy hiểm vì hít thở không khí chứa khí thải xe máy.

Trong khi đó, ở New Delhi (Ấn Độ), một thăm dò đối với 20.000 học sinh cho thấy cứ tám em thì có một em bị suyễn. Trẻ em ở đô thị của Trung Quốc cũng đang phải hít thở bầu không khí độc hại tương đương với việc hút hai gói thuốc mỗi ngày.

Tiến sĩ Anthony Hedley (thuộc ĐH Hồng Kông, khuyến cáo về một "kỷ nguyên tăm tối", nếu chính phủ các nước Châu Á không áp đặt các quy định chặt chẽ về khí thải công nghiệp và xe cộ. "Nếu không có những giải pháp quyết liệt, trẻ em Châu Á sẽ bị tổn thọ khoảng năm tuổi hoặc hơn thế nữa", ông cảnh báo.

Một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, môi trường Châu Á đã xuống cấp nghiêm trọng, đòi hỏi sự quan tâm thích đáng của chính phủ các nước. Trong số 41 thành phố có bầu không khí "cực bẩn" của thế giới, 13 thành phố hàng đầu thuộc về Châu Á. 30% các nước trong vùng không đủ nguồn nước sạch cung cấp cho dân cư... Sông ngòi châu Á ô nhiễm gấp ba lần mức ô nhiễm quân bình của sông ngòi thế giới và cao hơn 50 lần mức độ tối đa cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới.

VN: Thiệt hại hàng tỉ đồng/ngày vì khí thải xe máy

Tại VN, theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người dân, đặc biệt là với đường hô hấp. Tại Khu Thượng Đình, Hà Nội, nơi tập trung các nhà máy caosu, xà phòng và thuốc lá, tỉ lệ mắc bệnh viêm phế quản là 6,4%, cao gấp gần 3 lần so với một xã nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội. Tại Hải Phòng, tất cả các triệu chứng và bệnh liên quan đến đường hô hấp ở nơi bị ô nhiễm đều cao hơn nơi không bị ô nhiễm từ 1,9 đến 7,6 lần. Đặc biệt tại TPHCM, tỉ lệ người mắc bệnh lao cao hơn hẳn các tỉnh và thành phố khác.

Thiệt hại này nếu quy về kinh tế là rất lớn. Theo một dự án điều tra của Cục Bảo vệ môi trường (năm 2007) tiến hành tại Phú Thọ và Nam Định, mỗi người tổn thất gần 300.000 đồng mỗi năm. Nếu giả thuyết tổn hại này tương tự như Hà Nội và TP HCM, thì mỗi ngày Hà Nội, với 3,2 triệu dân, sẽ thiệt hại khoảng 2,58 tỉ đồng và TPHCM là 4,93 tỉ.

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng nước

Theo ông Pan Yue - Cục phó Cục Bảo vệ môi trường quốc gia Trung Quốc (SEPA), Trung Quốc sẽ phải đối mặt với khủng hoảng môi trường, đặc biệt là khủng hoảng nước, sớm hơn dự tính. Ông Pan Yue cho rằng, bùng nổ kinh tế làm tăng lượng chất thải hoá học và các vụ hoá chất độc hại tràn vào các con sông. Hơn phân nửa trong số 21.000 công ty hoá chất đặt gần sông Dương Tử và sông Hoàng Hà - nguồn nước uống cho hàng triệu dân và những tai nạn có thể dẫn đến "những hậu quả thảm khốc". Kể từ năm 2001, lượng nước thải và chất thải công nghiệp tuôn vào các sông hồ ở TQ tăng lên hàng năm. Trong năm 2004, hơn 200 triệu tấn nước thải và 200 triệu tấn chất thải công nghiệp đổ vào các sông hồ ở nước này.

Trong những năm vừa qua, hàng loạt vụ ô nhiễm môi trường nước đã xảy ra tại Trung Quốc, như vụ nổ nhà máy hoá chất ở Cát Lâm hồi năm 2006, làm rò rỉ khoảng 100 tấn hoá chất độc hại xuống sông Tùng Hoa. Chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân buộc phải ngừng cung cấp nước cho 3,8 triệu người dân trong 5 ngày vì sự cố này.

Năm 2004, sông Hoài, con sông lớn thứ sáu ở Trung Quốc, bị ô nhiễm nặng, buộc Cục Bảo vệ môi trường đóng cửa 52 nhà máy gây ô nhiễm trên sông. Phần lớn sông Dương Tử, con sông dài nhất Trung Quốc, đã ô nhiễm đến mức "không thể cứu vãn". Các chuyên gia cho rằng chất thải công nghiệp, ô nhiễm nông nghiệp và chất thải từ tàu thuyền là nguyên nhân khiến tình trạng sông tồi tệ đi. Hoàng Hà, con sông dài thứ hai Trung Quốc, cũng quá bẩn không thể uống nước hoặc bơi lội trên đó, theo Tân Hoa xã.

Ý kiến chuyên gia

1. "Sự tàn phá có hệ thống đối với tài nguyên đã đến một điểm mà tại đó sức sống của các nền kinh tế hiện đang bị thách thức, và đã đến mức mà hoá đơn thanh toán của chúng ta giao lại cho con cái có thể không sao thanh toán được", ông Achim Steiner - Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) - nhấn mạnh.

2. "Xét về mật độ bụi nhỏ, và TPHCM thuộc loại hàng đầu Châu Á, chỉ sau Bắc Kinh, Thượng Hải một chút", bà Nguyễn Ngọc Lý - Trưởng phòng Phát triển bền vững của Chương trình Phát triển LHQ tại VN - cho hay trong buổi công bố Báo cáo Môi trường toàn cầu (GEO-4) hồi tháng 7.2008.

3. "Chỉ tính riêng nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí, ước tính số người chết hàng năm còn cao hơn rất nhiều so với những người chết do tai nạn ô tô. Và hơn 100 triệu người dân châu Âu không có nước an toàn để uống" - báo cáo Cơ quan Môi trường Châu Âu năm 2007 cho hay.

4. "Công nghệ kiểm soát ô nhiễm sẽ tiêu tốn một khoản kinh phí khá lớn, nhưng cái giá phải trả cho ô nhiễm sẽ còn cao hơn đối với tính mạng con người, sức khoẻ và làm chậm tốc độ phát triển kinh tế. Công cụ cho việc giảm ô nhiễm đã có. Không biết sử dụng chúng sẽ là thiển cận và có tội với các thế hệ tương lai", Chuyên gia môi trường Supat Wangwongwatana - Diễn đàn Thông tin Quốc tế.

5. "Nhật Bản đã có những kinh nghiệm cay đắng trong lĩnh vực môi trường do chỉ phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai mà không chú trọng đến môi trường. Hậu quả là chi phí bỏ ra để khắc phục cao hơn nhiều lần so với khoản chi ra để đề phòng ô nhiễm môi trường từ trước. Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản là không chỉ chính phủ, trung ương mà các tổ chức đoàn thể địa phương cũng tham gia bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường hoàn toàn không ảnh hưởng xấu đến kinh tế vĩ mô", - Ông Kawakami Takao - Trưởng đoàn đối thoại chính sách về môi trường của Chính phủ Nhật Bản - trong chuyến thăm đến VN năm 2007 nhận định.

An Phong tổng hợp

http://www.nea.gov.vn/Sukien_Noibat/Tinkhac/Thang%2010-2008/ld_12-10b.htm

16- Trả giá cho sự ô nhiễm

(Khoa học, công nghệ và môi trường, số 12/2003, tr. 34+35)

Môi trường tồi tàn chịu trách nhiệm trực tiếp về tỷ lệ 25% các ốm đau, bệnh tật trên toàn thế giới hôm nay, 2/3 trong số nạn nhân này là trẻ em.

Chúng ta mắc bệnh do 2 nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là thiếu các nguồn tài nguyên thiết yếu, trong số đó quan trọng là nước sạch, lương thực, nhà ở, nhiên liệu và không khí.

Bệnh tật ở con người xuất hiện do tiếp xúc với các mối nguy hại trong môi trường. Nhiều bệnh liên quan đến các vấn đề môi trường nan giải như nguồn nước sạch bị ô nhiễm, xử lý chất thải không đạt yêu cầu, không khí ô nhiễm và sự tiếp xúc với muỗi và các vật truyền bệnh khác. Một số chất ô nhiễm như các loại thuốc bảo vệ thực vật, phát thải từ giao thông và các dung môi công nghiệp sinh ra từ các hoạt động của con người. Các tác nhân khác gồm thạch tín (asen), hay tia cực tím, hình thành một cách tự nhiên song trở nên trầm trọng hơn bởi sự góp phần của các hoạt động do con người.

Các chất ô nhiễm này có thể “mài mòn” sức khoẻ của chúng ta theo nhiều cách, như gây ra các bệnh viêm cuống phổi hay bệnh hen, ung thư hay các khuyết tật bẩm sinh, làm tổn thương hệ miễn dịch của cơ thể khiến con người trở nên mẫn cảm trước các rủi ro sức khoẻ.

Các thay đổi trong lối sống và làm việc cũng góp phần làm tăng đột biến các bệnh đã từng bị mắc hơn là làm xuất hiện các căn bệnh mới. Sự gia tăng dân số và quá trình công nghiệp hoá cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của hàng triệu người ở các nước đang phát triển. Sự xuất hiện của khoảng 30 căn bệnh mới trong 20 năm qua hồm HIV, Ebola và sốt xuất huyết đã trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng ngày càng được quan tâm. Hút thuốc là khiến 11.000 người tử vong mỗi ngày trên toàn thế giới.

* Áp lực do tăng dân số

Dân số tăng nhanh là một trong các động lực đối với sức khoẻ môi trường. Nó có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về môi trường, tăng các áp lực đối với cơ sở hạ tầng, dịch vụ, tác động trực tiếp đến ô nhiễm không khí, sự được hưởng dụng các điều kiện vệ sinh cơ bản, nước sạch, cung cấp thực phẩm an toàn và hợp lý. Ngoài gia tăng dân số còn thúc đẩy quá trình đô thị hoá, dẫn tới sự hình thành các khu ổ chuột và các khu nhà lụp xụp tồi tàn.

Dân số toàn cầu tăng làm tăng áp lực đến phát triển nông nghiệp, đường xá và hệ thống giao thông tại các khu trước đây chưa có dân sinh sống. Chuyển đổi đất nông nghiệp cũng có thể khuyến khích sự lan rộng của bệnh dịch. Ví dụ, bệnh leishmaniasis, một dạng bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới qua vết đốt của ruồi cát với số người nhiễm bệnh là 12 triệu tại các vùng mới khai hoang ở châu Phi, Mỹ Latinh và Tây Á. Tỷ lệ bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền cũng tăng cao, khai hoang rừng luôn đi kèm với tỷ lệ mắc bệnh sốt rét cao.

* Nghèo đói

Nghèo đói ảnh hưởng tới sức khoẻ do nghèo đói quyết định các rủi ro môi trường đối với mỗi người, cũng như các nguồn lực để giải quyết các rủi ro đó. Tại nhiều nước nghèo, sức khoẻ của người dân trong tình trạng nguy hiểm vì thường xuyên phải tiếp xúc với các vật truyền sinh học trong môi trường trung gian. Hơn 1 tỷ người ở các nước đang phát triển đang sống trong các khu nhà không thể chấp nhận, hơn 1 tỷ người khác thiếu nước sạch, và khoảng 2,4 tỷ người không có cơ hội được hưởng các điều kiện vệ sinh hợp lý - tất cả các yếu tố này đều có vai trò tối quan trọng cho một sức khoẻ lành mạnh. Không có khả năng có được nguồn nhiên liệu sạch, các dạng bếp lò cải tiến, người nghèo phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu sinh học để đun nấu và sưởi ấm.

Các vấn đề trên có lịch sử gắn liền với các vùng nông thôn, nay cũng đi kèm ở khu vực đô thị các khu định cư ổ chuột tại ở các thành phố lớn trên thế giới. Thu gom rác thải và hệ thống thoát nước thường không được thực hiện đối với người nghèo, nên tạo ra các môi trường lý tưởng cho các loài côn trùng và các véctơ truyền bệnh. Sự đông đúc quá mức cũng làm tăng rủi ro truyền bệnh.

Ở các nước đang phát triển, những người nghèo nhất thường không được hưởng các lợi ích từ sự thịnh vượng của nền kinh tế, mà lại phải chịu các rủi ro về sức khoẻ liên quan đến tăng trưởng kinh tế. Các khu nhà ổ chuột đô thị thường xuất hiện dọc theo các quốc lộ lớn, các nhà máy hoặc các bãi chôn lấp chất thải, người dân tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nặng, hoặc các rủi ro về sự cố công nghiệp. Thậm chí ở các nước giàu, các mối đe doạ môi trường tới dân chúng nói chung có thể không đáng kể, song lại là mối đe doạ lớn đối với người nghèo và các cộng đồng thiểu số.

“Nghèo khổ là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật. Song sự sung túc cũng gây ra các vấn đề nan giải về sức khoẻ môi trường. Sử dụng năng lượng toàn cầu tăng gần 70% kể từ 1971, và chắc chắn tăng hơn 2%/năm trong 15 năm tới. Điều này sữ làm tăng 50% các phát thải khí nhà kính so với mức hiện nay, trừ phi một nỗ lực lớn được thực hiện nhằm tăng hiệu quả năng lượng và chuyển hướng sự phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn nhiên liệu hoá thạch hiện nay. Các chất ô nhiễm công nghiệp và các hoá chất sẽ nhiều hơn nếu kinh tế toàn cầu mở rộng, tăng gấp 4 hay 5 lần trong vòng 50 năm tới, nếu chúng ta chưa tìm ra được các cách tiếp cận mới về sản xuất bền vững.

N.N.H (theo WHO – Protection of the Human Environment Report 2003)

http://203.162.12.202/thongtinmt/noidung/khc2_12_03.htm

17- Ô nhiễm đến đâu cũng mặc

ThienNhien.Net, ngày 24/10/2007

Với chính sách "mở toang cửa thu hút đầu tư" của mình từ hàng chục thập niên trước, một chính sách thông thoáng đến quá mức, TP. Việt Trì đã và đang "bắn súng lục vào hiện tại" và thảm họa môi trường sẽ là "phát đại bác" mà tương lai dành cho địa phương này. Một thảm họa về môi trường đang tới và rất có thể chỉ vài năm nữa đây sẽ là địa phương ô nhiễm nhất nhì miền Bắc!

Thành phố "ô nhiễm"

Thành phố Việt Trì là Thành phố loại II, là thành phố của lễ hội, tại vị trí "ngã ba sông", điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ghi nhận năm 2005 là 18%. Thu nhập bình quân trên đầu người tăng nhanh, trung bình đạt 500USD/năm. Đô thị hóa là nhân tố của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên quá trình này đã tác động không nhỏ tới môi trường. Và giờ đây, có không ít hộ gia đình đang muốn chạy trốn khỏi mảnh đất này trước nguy cơ bệnh tật đang ập về với họ.

Tại Việt Trì, hiện tài nguyên đất đô thị đang bị khai thác triệt để để xây dựng các công trình, diện tích cây xanh và mặt nước giảm, gây ra úng ngập. Mỗi khi lâm vào cảnh này, người dân lại chứng kiến thêm cả việc "bơm nước thải ô nhiễm theo mưa" của hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố. Lợi dụng mưa to, họ mặc sức bơm nước thải ra ngoài. Trong lúc mưa to gió lơn, ai nấy đều lo toan cho gia đình mình, hơi đâu mà đi rình, đi "úp" những kẻ đang tâm làm những việc như vậy. Thành thử, cứ sau cơn mưa là mùi không khí lại thối, lại hôi đến rùng mình ở xung quanh các phường như Bến Gót, Bạch Hạc.

Đến nay, tại Việt Trì sự chồng chéo trong việc phân bố các cơ sở sản xuất rải rác dọc theo thành phố đã biểu hiện rõ nét hơn bao giờ hết khi mà cả thành phố không có khu xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt tập trung. Mặt khác, do quá trình đô thị hóa mà đến nay các cơ sở sản xuất lại "nằm gọn" trong các vùng dân cư đông đúc, trung tâm của thành phố. Ông Nhạc Văn Tiến, Bí thư, Chủ tịch HĐND phường Bến Gót bức xúc cho biết: "Các vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, như hệ thống cấp thoát nước, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và không khí… chưa được thành phố quan tâm đúng mức. Kỳ họp nào chúng tôi cũng có kiến nghị lên thành phố, UBND tỉnh nhưng kết quả đều rơi vào im lặng...Thế là "tít mù nó chạy vùng quanh", người dân kêu mãi thì hết hơi, mỏi mồm, "nằm yên" ở nhà mà "hưởng ô nhiễm”!

Thương thay những dòng sông

Đến thời điểm hiện nay, "nạn nhân" của sự ô nhiễm môi trường tại thành phố công nghiệp này không chỉ dừng lại ở những người dân sống tại đây, mà nó đã tác động nghiêm trọng đến nguồn nước sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Bứa,.. khi chảy qua địa phương này. Riêng các đầm, ao, hồ nằm trên địa bàn TP.Việt Trì có thể được coi như những cãi phễu hứng trọn vẹn nguồn nước thải đô thị và công nghiệp của thành phố. Theo thống kê sơ bộ thì chỉ khoảng 3,2% lượng nước thải công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn cho phép ra môi trường.

Qua phân tích 08 mẫu nước với tần xuất 4 lần/năm từ thượng lưu sông Hồng chảy về hạ lưu qua các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao, Thành phố Việt Trì (tại các vị trí Bờ trái sông Hồng trên và dưới cửa xả của công ty Giấy lửa Việt cự ly 100m, xuôi về Bến phà Ngọc Tháp, cầu Phong Châu là vị trí sau khi tiếp nhận nước thải của Công ty Giấy Bãi Bằng và Công ty supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, xuôi về Phường Bến gót nơi tiếp nhận, chịu ảnh hưởng nước thải của các cơ sở sản xuất phía Nam Việt Trì như: Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì, công ty Pangrim Noetext, Công ty TNHH Miwon Việt Nam,…) thì đa phần đều vượt tiêu chuẩn cho phép, khiến dòng sông vốn hiền hòa thơ mộng, nay trở nên ô nhiễm, mang mầm mống bệnh tật.

Theo báo cáo Hiện trạng môi trường năm 2006 của Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, hàm lượng ô nhiễm (BOD5, NH4+, -N, DO, COD, TSS...) so sánh với Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt (cột A) TCVN 5942:1995 thì nồng độ các chất ô nhiễm tại các sông lớn (sông Hồng, sông Lô, sông Đà) chảy qua Phú Thọ mấy năm gần đây cao hơn so với những năm trước.

Những đầm, ao "chết"!

Trong khu vực nội thành của TP. Việt Trì và các cụm, khu công nghiệp. Hệ thống các ao, hồ, đầm, kênh , mương là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp, khu dân cư. Hiện nay, hệ thống này đều ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, có nhiều chỉ tiêu ô nhiễm vượt quá nhiều lần giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt (TCVN 5942:1995). Các đầm, hồ trong thành phố phần lớn ở trạng thái phú dưỡng, nhiều hồ bị phú dưỡng đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ.

Đầm Sen thuộc địa phận phường Thanh Miếu hứng nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn phía Nam Việt Trì như Công ty Dệt Trí Đức, Công ty TNHH Plastic, HTX Phú Cát…và nước thải sinh hoạt của khu dân cư. Chất lượng nước ở đây ô nhiễm nặng và gây mất cân bằng sinh thái. Nồng độ các chất hữu cơ như COD vượt 1,4 - 2lần, BOD5 vượt 1,2 – 2,1lần, Chất rắn lơ lửng vượt 1,1 – 1,4lần, NH4+ vượt 1,6 – 1,8 lần; Hàm lượng Coliform vượt 1,1 – 1,2 lần. Tương tự như vậy, Đầm Gia thuộc địa phận phường Tiên Cát và đầm Cẩm Đội thuộc thuộc địa phận Khu Công nghiệp Thụy Vân cũng chịu chung số phận.

Hiện nay, hầu hết nước dưới đất tại các vùng công nghiệp, đô thị ở Thành phố Việt Trì đều có dấu hiệu ô nhiễm về sắt, NH4+, Coliform, pH nằm ngoài giới hạn cho phép. Đặc biệt, ô nhiễm cục bộ tại một số địa điểm tại Thành phố, nồng độ As cao hơn tiêu chuẩn cho phép như: Bạch Hạc, Khu công nghiệp Thụy Vân.

Nhắm mắt dùng liều

Công tác quản lý khai thác và sử dụng nước sinh hoạt ở TP. Việt Trì hiện nay còn nhiều bất cập, việc khoan giếng tùy tiện, không khảo sát và không đúng quy trình đã tạo ra các cửa sổ địa chất thủy văn làm cho xâm nhập nhiều lượng chất ô nhiễm vào sâu trong lòng đất gây nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất tăng lên. Một số vùng ở thành phố Việt Trì nằm ở các dộc ruộng, đồi xa đường ống nước chung của thành phố. Người dân đã đào giếng lấy nước để sử dụng dùng nước cấp cho sinh hoạt, chất lượng nước ngầm đã bị ô nhiễm bởi nước bề mặt và các công trình vệ sinh tự hoại như khu 4 tại phường Vân Cơ, khu 2 xã Minh Phương, Minh Nông.

Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho nước dưới đất bị hạ thấp. Về mùa khô, rất cạn kiệt. Đến nay trên địa bàn Thành phố Việt Trì có 11 cơ sở sản xuất đang sử dụng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Nước ngầm phường Thanh Miếu do chịu tác động một phần của nước thải, khí thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp phía Nam Việt Trì cộng với nước thải sinh hoạt, nồng độ Fe có trong nước dưới đất tại khu phố Thanh Bình đã vượt tiêu chuẩn 1,1 – 1,2 lần.

Ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân địa phương. Tại các vùng có nguồn nước ô nhiễm, tỷ lệ dân cư mắc bệnh cao hơn, bệnh nặng hơn các vùng khác. Các bệnh thường gặp là các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, về mắt, các bệnh liên quan đến thần kinh, bệnh phụ khoa và đường ruột. Đối tượng chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là phụ nữ và trẻ em.

Tình trạng ô nhiễm sông hồ, ao đầm nước do nhận đồng thời nhiều nguồn thải, lại chưa qua xử lý là nguyên nhân đang đe dọa hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Tại đầm Gia, ngày 09/06/2006 đã xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt do nồng độ ô xy hòa tan trong nước đột biến xuống quá thấp (0,4mg/l). Đồng thời, tình trạng này cũng góp phần tăng thêm sức ép đối với môi trường sản xuất nông nghiệp của Việt Trì.

Ông Nguyễn Bá Thọ, cán bộ Phòng Quản lý môi trường- Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ đã phải thừa nhận với chúng tôi về sự quá tải trong quá trình thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các đơn vị gửi đến. Công việc cứ ngày một tăng theo cấp số nhân, mà biên chế cán bộ thì quá mỏng. Cả phòng quản lý môi trường có 7 cán bộ (trong đó có một cán bộ vừa mới về), suốt ngày chỉ đọc các hồ sơ đánh giá tác động môi trường của các dự án mới đã mệt, thì còn thời gian đâu mà đi kiểm tra, thanh tra ô nhiễm môi trường nữa.

Trong tình trạng nhốn nháo hiện nay, các cơ sở sản xuất ở TP. Việt Trì thi nhau gây ô nhiễm mà mắt thường cũng có thể nhận biết được. Tiếc rằng, không hiểu các cơ quan chức năng quản lý về môi trường của tỉnh Phú Thọ ở đâu mà họ lại làm ngơ theo kiểu "mũ ni che tai" như vậy?!.

Đem những suy nghĩ này trao đổi với một cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, chúng tôi chỉ nhận được một lời biện hộ: “Xử lý ô nhiễm môi trường khó lắm đâu phải đơn giản. Để phạt một cơ sở thì phải có các xét nghiệm, thử mẫu chất thải... nhưng việc này lại là chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ. Sở Khoa học và Công nghệ lại không có trách nhiệm trong quản lý môi trường... Nói chung để xử lý một vụ việc là khó lắm”.

Trước những nguy cơ bệnh tật luôn luôn rình rập, những người dân sinh sống bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp ô nhiễm nặng thuộc TP. Việt Trì đang cố vùng vẫy nhưng có vẻ rằng lối thoát duy nhất của họ chỉ còn cách "bán xới" khỏi mảnh đất này. Nhưng phận người nông dân nghèo khó, gia tài bán không có người mua thì "bói" đâu ra tiền để kiếm được "tấc đất cắm dùi" nơi khác. Còn mong cho các nhà máy, xí nghiệp ở đây di chuyển đến các khu công nghiệp tập trung của tỉnh này ư? Xem ra điều đó chỉ có xảy ra ở một tương lai rất xa nào đó mà thôi.

Nắm chắc bệnh tật và cái chết đến dần từ ô nhiễm môi trường mà không tránh, không tự cứu lấy được mình - đó là một thảm kịch đối với những người dân sinh sống trên mảnh đất này. Biết người dân của mình đang từng ngày sống trong nơm nớp lo âu, trong sự ô nhiễm trầm trọng mà không có cách can thiệp, giải quyết đến nơi đến chốn - đó cũng là thảm kịch của những người làm cán bộ nơi đây.

Nói như bà Trạm trưởng Trạm y tế phường Bến Cót, TP. Việt Trì - bác sỹ Lê Phương Loan thì: "Không có gì là lạ nếu các làng, các phường "ung thư" sẽ xuất hiện ngày càng nhiều tại thành phố công nghiệp này". Vậy, lãnh đạo TP. Việt trì, tỉnh Phú Thọ có "cảm giác" gì không về những dự báo chính xác mười mươi đó?!

Vũ Văn Tiến

http://quanlymoitruong.1talk.net/forum-f10/topic-t150.htm

Thứ Năm, 05/06/2008, 09:06

Nhân ngày Môi trường Thế giới 5-6:

18- Người Hà Nội nghĩ gì về ô nhiễm không khí?

(ANTĐ) - Ô nhiễm không khí tại Hà Nội không còn là “nguy cơ” hay “báo động” mà đã thực sự ảnh hưởng tới đời sống của tất cả người dân. Nhận thức rõ về mức độ ô nhiễm, chỉ có 2% người dân được hỏi cho rằng, không khí Hà Nội còn trong lành. Người dân cũng xác định, để “cứu” bầu không khí Thủ đô, không nên chỉ trông chờ các cơ quan chức năng mà còn có trách nhiệm của mỗi công dân thành phố.

98% nói không khí ô nhiễm

Nghiên cứu của Chương trình không khí sạch Việt Nam - Thụy Sỹ (SVCAP), do Công ty Tư vấn môi trường và phát triển Việt Nam thực hiện với ý kiến của 1.500 người dân về ô nhiễm không khí ở Hà Nội cho biết, có 32% người được hỏi cho là ô nhiễm nhẹ; 56,3% cho là ô nhiễm khá nặng và 9,3% cho rằng ô nhiễm nặng và đặc biệt chỉ có... 2% người dân cho là không khí còn trong lành.

Tương tự nhận định của người dân, số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cho biết, môi trường không khí của thành phố đang bị ô nhiễm bụi khá nặng. Tính trung bình trên toàn thành phố, nồng độ bụi gấp 1,5 đến 3 lần tiêu chuẩn cho phép.

Tại các khu vực đang xây dựng, sửa chữa công trình và một số đường giao thông vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, nồng độ bụi gấp 7-10 lần. Ước tính, thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra đối với Hà Nội khoảng 1 tỷ đồng/ngày, chưa tính đến thiệt hại đối với nông nghiệp và cây xanh.

Khu vực giao thông Pháp Vân (quận Hoàng Mai) đứng đầu về ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Trong khi nồng độ bụi lơ lửng ở Hà Nội cao hơn tiêu chuẩn cho phép (TCCP) 2,5 lần thì khu vực Pháp Vân có nồng độ cao gấp 4,1 lần TCCP. Đối với nồng độ bụi mịn, nồng độ bụi chì, bụi asen, khí CO, khí NO2, khí SO2... thì khu vực Pháp Vân cũng đứng vị trí cao nhất. Khu vực này còn ô nhiễm rất cao về nồng độ vi sinh vật, nấm mốc. Tổng số vi khuẩn tan máu/m3 cũng cao hơn 100 lần TCCP vào mùa lạnh và cao hơn 400 lần vào mùa nóng.

Đa số người dân cho rằng, thủ phạm gây ô nhiễm không khí là khói ôtô, xe máy (84%) và cát bụi, vật liệu xây dựng (73%). Theo Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, xe máy chiếm hơn 87% tổng lưu lượng xe hoạt động trong nội thành Hà Nội.

Đây là đối tượng chính gây ô nhiễm không khí cho thành phố. Ngoài ra, còn hàng loạt tác nhân nguy hiểm khác như khói công nghiệp, khí thải công nghiệp, khói lò than, nước thải cống rãnh, bếp củi, mùi xăng dầu...

Về nhân tố xã hội - môi trường gây ô nhiễm không khí, người dân cho rằng, rác thải cũng là thủ phạm đáng kể. Ngoài ra, không khí ô nhiễm còn do dân cư đông đúc; nước thải gây ô nhiễm từ các sông ngòi, cống rãnh; nhận thức người dân kém; cơ sở hạ tầng yếu; thiếu cây xanh, hồ nước bị lấp; quá trình đô thị hóa... trong khi chính quyền lại thiếu chính sách, quy hoạch, quản lý đô thị chưa thích hợp.

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Cũng theo nghiên cứu của SVCAP, về các vùng ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, gần như 100% người dân ở 9 quận nội thành Hà Nội đều cho rằng ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tới sức khỏe và khoảng trên 40% cho rằng có ảnh hưởng tới sản xuất và giao thông.

Về bệnh tật do ô nhiễm không khí gây ra, trên 80% cho rằng gây ra các bệnh về mắt và bệnh phổi; hơn 60% cho rằng ảnh hưởng tới phụ nữ đang mang thai và gây bệnh ngoài da; 74% cho rằng có ảnh hưởng tới tuổi thọ.

Ô nhiễm bụi ảnh hưởng tới sức khỏe người dân

Nghiên cứu tình hình sức khỏe của người dân Hà Nội do Sở Y tế thực hiện cho thấy, số người mắc bệnh do ô nhiễm không khí, nhất là trẻ em, người già, đang ngày một tăng. Trong đó, các bệnh có tỷ lệ mắc cao là bệnh tai mũi họng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh ngoài da, bệnh về mắt...

Các nghiên cứu khoa học cũng khẳng định, chất gây ô nhiễm từ khí thải xe cơ giới xâm nhập vào phổi và thậm chí vào máu con người có thể gây ra các vấn đề về mắt và hệ thống hô hấp. Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo những tác động lâu dài của khí thải xe cơ giới có thể dẫn tới các bệnh rất nguy hiểm như vô sinh, các bệnh về tim, thận và ung thư phổi...

Trách nhiệm của ai?

Có tới 84% người được hỏi cho rằng, trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí thuộc về mọi người dân. Đồng thời, trách nhiệm còn thuộc về các cấp chính quyền và cơ quan quản lý môi trường...

Đa số người dân được hỏi cho rằng, cần có hành động cấp bách làm giảm ô nhiễm không khí. Số đông kiến nghị nên tăng tốc phủ xanh thành phố cũng như sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, nên tăng cường dùng chung xe, tắt động cơ khi dừng xe quá lâu cũng như khuyến khích đi bộ, sử dụng xe đạp, tránh dùng than, củi, che chắn kỹ các công trình xây dựng và tuân thủ tuyệt đối các chế tài của chính quyền.

Tuy nhiên, chỉ có 26% số người được hỏi đồng ý nộp tiền phạt hành chính khi vi phạm. Để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm không khí, nhiều người dân cho rằng, ngoài việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật môi trường cần quy định rõ ràng hơn các chế tài xử lý vi phạm song song với đẩy mạnh giáo dục trong nhà trường.

Thành Nam

http://www.anninhthudo.vn/TIANYON/Index.aspx?ArticleID=25327&ChannelID=5

19- Môi trường với vấn đề sức khoẻ

Mặc dù trong những năm gần đây lĩnh vực y tế không ngừng được cải thiện, nhưng các yếu tố về môi trường vẫn là những nguyên nhân chính phát sinh các loại bệnh tật và tỷ lệ tử vong tương đối cao, đặc biệt những nước lạc hậu và đang phát triển.

Theo một báo cáo tổng quan về môi trường do Viện Tài nguyên thế giới và chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc cùng Ngân Hàng thế giới (WB) phối hợp soạn thảo và công bố gần đây, hàng năm trên thế giới có tới hàng triệu người mắc bệnh và bị thiệt mạng do những nguyên nhân có liên quan trực tiếp đến môi trường.

Các yếu tố ô nhiễm môi trường bao gồm các loạí hoá chất, ô nhiễm không khí, nguồn nước và rác thải. Các loại bệnh do môi trường tạo nên là các loại bệnh lây lan như tiêu chảy, sốt rét và dịch tả.

Những loại bệnh gây tử vong do môi trường chiếm 25% trong tổng số những ca tử vong trên toàn thể giới. Đây là gánh nặng đối với các nước đang phát triển lẫn các nước công nghiệp. Hiện nay, có tới 1/5 dân số thế giới được xếp vào diện quá nghèo với mức sống dưới 1 đô la Mỹ một ngày và phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất do môi trường để lại. Những vấn đề môi trường có liên quan đến nghèo nàn và lạc hậu như thiếu nước sạch, thiếu lương thực, dịch vụ y tế không đầy đủ. Hàng năm do thiếu nước sinh hoạt, vệ sinh không đảm bảo và việc tái sử dụng các chất phế thải mất vệ sinh đã làm cho hàng triệu người ở các nước đang phát triển bị mắc bệnh viêm nhiễm và tử vong, đặc biệt là ở các nước châu Á và châu Phi.

Trẻ em là những nạn nhân đầu tiên bị ảnh hưởng bởi những loại bệnh phát sinh từ môi trường. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tại các vùng nghèo nhất của thế giới hiện nay cứ 5 trẻ em thì có một, (hay 11 triệu trẻ em) không sống qua khỏi lần sinh nhật thứ năm, ngoài ra, có khoảng 4 triệu trẻ em khác bị chết vì nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, do không khí bị ô nhiễm vì khí thải của các Phương tiện giao thông và các khu công nghiệp. Ba triệu trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy do mất vệ sinh và sử dụng các nguồn nước không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, trẻ em còn mắc một số bệnh khác như bệnh não, bệnh thận do tiếp xúc với sơn có chì và chì phát tán trong các sản phẩm từ xăng đưa vào môi trường không khí.

Ở các nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh như Trung Quốc, Bra-xin, người dân ở đây còn phải đối mặt với hai vấn để môi trường là nguồn nước và vệ sinh nguồn nước và sự ô nhiễm phát ra từ các khu công nghiệp. Ở Trung Quốc chẳng hạn, hầu hết nguồn nước sinh hoạt đều bị ô nhiễm bởi các chất thải của con người và các chất ô nhiễm công nghiệp.

Ở các nước công nghiệp phát triển, tình trạng ô nhiễm cũng không mấy sáng sủa. Các nước ở Bắc Mỹ và châu Âu, các chất thải công nghiệp phát tán vào không khí và nước đã để lại những hậu quả nghiêm trọng, đó là sự phát sinh các loại bệnh như ung thư, tim mạch. Những người nghèo trong các nước này là tầng lớp bị thiệt thòi trước tiên. Mỹ là một quốc gia được coi là một trong số những nước giàu nhất thế giới, nhưng tỉ lệ trẻ sơ sinh ở vùng đồng bằng Mississippi hay ở thủ đô Washington đã đạt tới con số kỷ lục, trong khi đó tuổi thọ của người dân ở đây tương ứng với một số quốc gia đang phát triển khác như Namibia, Lexôthô hay Ấn Độ.

Ngoài việc thiếu lương thực, thuốc men, quần áo, những người nghèo còn phải chịu hậu quả của những bệnh có liên quan đến cuộc sống kéo dài trong môi trường độc hại quá lâu như bệnh hen, bệnh lao và một số loại bệnh truyền nhiễm khác.

Tương lai, vấn để ô nhiễm môi trường sẽ còn tiếp diễn do con người áp dụng những biện pháp tăng vụ trong nông nghiệp, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và tăng cường sử dụng các loại nhiên liệu hoá thạch. Đó chính là nhũng nhân tố làm thay đổi các hình thái môi trường, thay đổi các chế độ khí hậu thời tiết có liên quan đến cuộc sống con người.

Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, do tăng vụ mà hàng năm số lượng thuốc trừ sậu sử dụng ở các nước đang phát triển sẽ không ngưng tăng nhanh, gây ô nhiễm, độc hại. Bên cạnh đó nạn phá rừng để lấy đất canh tác và nạn cháy rừng vẫn không ngừng phát triển làm cho đất canh tác bạc màu phát sinh lũ lụt, hạn hán, bệnh tật và gây ô nhiễm bầu khí quyển.

Năm 1997, riêng ở các nước Nam Á do nạn cháy rừng kéo dài nên không khí bị ô nhiễm nặng nề, những đụn khói lớn treo lơ lửng hàng tháng trên bầu trời khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng và gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế của các nước này. Ngoài ra, do điều kiện khí hậu thất thường, làm nhiệt độ trái đất ấm lên, nắng nóng, hạn hán, mưa bão kéo dài phát sinh bệnh tật.

Những vấn đề phát minh từ môi trường trên đây là những yếu tố có thể tránh được. Vậy báo cáo nói trên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quản lý môi trường và những tác động của con người. Theo đó các chính phủ các tổ chức phi chính phủ, cộng đông quốc tế và mỗi người trong số chúng ta hãy nhận thức đầy đủ hơn nữa tầm quan trọng sống còn của công tác bảo vệ môi trường mà có những việc làm tích cực, để trái đất của chúng ta ngày một tốt hơn.

KHẮC NAM

________________________________________

http://www.vinachem.com.vn/XBPViewContent.asp?DetailXBPID=1216&CateXBPDetailID=94&CateXBPID=1&Year=1999

Thứ tư, 10/9/2008, 6:43'

20- "Bó tay" với thủ phạm gây ô nhiễm môi trường?

Gần đây, dư luận đề cập nhiều tới thực trạng sông ngòi, kênh rạch ở TP.HCM bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân thì đã xác định là do chất thải độc hại từ các khu công nghiệp xung quanh thành phố. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao đối tượng gây ô nhiễm thì đã được xác định, nhưng các cơ quan chức năng vẫn không thể xử phạt hoặc buộc các doanh nghiệp phải bồi thường?

Kênh Ba Bò, TP.HCM lâu nay vẫn được người dân gọi là cống hôi. Sở TN - MT TP.HCM đã xác định: Chất thải độc hại phần lớn từ hai khu công nghiệp của Bình Dương là Sóng Thần I và Sóng Thần II đã làm ô nhiễm nghiêm trọng con kênh này. Một vấn đề được đặt ra là: Doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng, cơ quan chức năng sẽ xử lý các doanh nghiệp đó như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó GĐ Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM, cho rằng: "Hành vi này không bắt được quả tang thì không thể khẳng định được".

Người dân sống xung quanh kênh Ba Bò lo ngại về những hiện tượng bất thường đang diễn ra ở đây: Đồ đạc, nhà cửa bị ô xi hoá, và những căn bệnh như ung thư phổi. Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng, quận Thủ Đức, TP.HCM, cho biết: "Các doanh nghiệp rất khôn. Chưa bao giờ họ xuống hỏi người dân xem mức độ ảnh hưởng thế nào hoặc cho lấy một cuốn số bảo hiểm để đi khám. Bây giờ tôi đã phải xạ trị, tóc rụng hết. Chúng tôi phải đi vì không thể chịu nổi nữa".

Còn bà Võ Thị Ngọc Hạnh, Phó Giám đốc Sở TN-MT Bình Dương thì cho rằng: "Nói là doanh nghiệp nào gây ảnh hưởng cho người dân, muốn bồi thường thì mình phải chứng minh được rằng do chính doanh nghiệp đó. Nếu mình chứng minh được ai sai thì sẽ xử phạt người đó".

Vấn đề là chỉ có các cơ quan chức năng mới có thể chứng minh mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường và bệnh tật. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu chính thức nào được thực hiện để giải thích hiện tượng ô xi hoá hay những căn bệnh lạ tại khu vực dân cư xung quanh kênh Ba Bò…

Mới đây, chính quyền TP.HCM và tỉnh Bình Dương đã thực hiện dự án tốn 208 tỷ đồng để cải tạo kênh Ba Bò. Vốn hoàn toàn do Nhà nước bỏ ra. Cải thiện môi trường là một trong những mục đích của dự án. Tuy nhiên, các doanh nghiệp gây ô nhiễm lại không đóng góp gì vào dự án này.

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó GĐ Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, nói: "Tại sao nguyên nhân ô nhiễm phần lớn là do các khu công nghiệp và cụm công nghiệp gây ra, nhưng việc xử lý thì giờ nhà nước phải chịu?"

Với cách quản lý như hiện nay, liệu có cơ quan chức năng nào có trách nhiệm và có đủ khả năng để phần tích xem, trong dòng chất thải đang chảy này, chất nào gây bệnh và nó bắt nguồn từ nhà máy nào … mà như vậy, cũng không biết ai sẽ phải chịu xử phạt…

Theo VTV

Thứ ba, 23/9/2008, 16:35'

21- Làng nghề “oằn mình” trong ô nhiễm

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 100 làng làm nghề chế biến nông sản thực phẩm, thì hầu hết đều nằm trong tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điển hình là “bộ ba” làng nghề nổi tiếng ở huyện Hoài Đức, bao gồm các xã: Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế.

Dịp cuối năm là thời gian cao điểm của các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm. Đây cũng là thời điểm làm ăn hiệu quả nhất của các làng nghề này. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây đang là một bài toán khó giải.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 100 làng làm nghề chế biến nông sản thực phẩm, thì hầu hết đều nằm trong tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điển hình là “bộ ba” làng nghề nổi tiếng ở huyện Hoài Đức, bao gồm các xã: Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề này đã được cảnh báo gần 20 năm nay. Song, do vấn đề mưu sinh, nên hoạt động sản xuất không những không bị thu hẹp, mà còn phát triển với quy mô ngày càng lớn hơn. Hiện tại, “bộ ba” làng nghề này có hơn 100 hộ chuyên chế biến bột đao, gần 500 hộ chế biến sắn, 150 hộ sản xuất tinh bột, gần 100 hộ chuyên làm miến dong, hơn 200 hộ chế biến bún phở khô, 70 hộ và 2 cơ sở chuyên nấu nha. Trung bình mỗi ngày, các hộ làm nghề thải ra môi trường từ 200 - 300 tấn bã, hơn 15.000 m3 nước. Nước thải không qua xử lý, được xả trực tiếp vào hệ thống mương tiêu thoát, đổ thẳng ra sông Nhuệ, sông Đáy. Chính vì môi trường bị ô nhiễm, nhiều loại bệnh đã xuất hiện. Tại xã Cát Quế tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa là hơn 70% và số người tử vong do ung thư ở xã Dương Liễu có những thời điểm chiếm tới 30%, chủ yếu là ung thư phế quản, dạ dày và da.

Trước thực trạng đó, năm 1998 xã Cát Quế tiếp nhận một Dự án xử lý nước thải chế biến của Viện khoa học Thủy lợi, song kết quả không được như mong muốn. Năm 2002, “bộ ba” làng nghề Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai đã được đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý nước thải, nhưng cũng không thể hoạt động được, vì thiếu kinh phí chi trả nhiên liệu, bảo dưỡng. Mặt khác, lượng chất thải quá lớn, mà công suất của nhà máy thì hạn chế.

Còn ở huyện Quốc Oai mặc dù xã Cộng Hòa chỉ có khoảng hơn 30 hộ sản xuất tinh bột sắn, bình quân mỗi ngày chế biến từ 20-30 tấn sắn củ, nhưng ô nhiễm môi trường cũng rất nghiêm trọng. Kết quả phân tích mẫu nước thải đo được tại vị trí sau cống thoát nước của HTX Đoàn kết cho thấy, hàm lượng nhu cầu ô-xy sinh hóa BOD5 là 397 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) 13 lần; hàm lượng nhu cầu ô-xy hóa học COD là 607 mg/l, vượt TCCP 18 lần; hàm lượng DO rất thấp, chỉ đạt 0,72 mg/l; hàm lượng chất rắn lơ lửng là 197 mg/l, vượt TCCP 2,45 lần. Đặc biệt, chất lượng nước ngầm trong khu vực xã Cộng Hòa đang bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng Cyanua trong nước giếng đã vượt TCCP 108 lần; lượng Nitơrat vượt 1,71 lần; số lượng khuẩn từ 236 - 241 con/100 ml.

Đối với xã Hữu Hòa (Thanh Trì) cũng vậy. Cả xã có hơn 30 hộ làm miến dong, bánh đa…, với công suất từ 30 - 40 tấn mỗi ngày. Công đoạn làm ô nhiễm môi trường ở đây là ngâm và tẩy trắng. Muốn sản xuất được 1 tấn miến phải cần tới 4 - 5 m3 nước sạch. Toàn bộ nước thải từ ngâm, tẩy trắng bột, cùng với nước thải trong chăn nuôi và sinh hoạt hàng ngày đều chảy trực tiếp vào hệ thống cống rãnh của địa phương, rồi đổ xuống dòng sông Nhuệ. Ông Đào Bá Nguyên, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Việc xử lý nước thải sau sản xuất rất tốn kém và phải tập trung các hộ sản xuất vào một khu thì mới có hiệu quả. Năm 2004, xã đã thí điểm xây dựng 2 trạm xử lý nước thải, có công suất hơn 10 m3/ngày, nhưng không đáp ứng được nhu cầu chung của cả thôn và dự án đã bị đổ bể và cứ như vậy, từ nhiều năm nay, dù nhiều cơ quan đã vào cuộc nhưng rồi cho đến hiện tại vẫn chưa có một giải pháp nào giải quyết được tổng thể tình trạng ô nhiễm và các làng nghề chế biến nông sản vẫn phải “oằn mình” chống chọi với rác bẩn độc hại.

Theo Hà Nội Mới

Hà Nội, TPHCM: 2 trong 6 thành phố bụi nhất thế giới

Thứ Sáu, 26/10/2007, 21:31

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=99959&ChannelID=46

TPO - Đây là thông tin được ông Hoàng Dương Tùng, Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Thông tin môi trường (Cục Bảo vệ Môi trường) đưa ra tại buổi công bố báo cáo “Triển vọng Môi trường toàn cầu 4” của UNDP hôm 26/10 tại Hà Nội.

22- Ô nhiễm bụi ở Hà Nội

Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của ô nhiễm

Việt Nam đang phải đối mặt với hầu hết vấn đề nêu trong Báo cáo

Khẳng định trên được ông Tùng đưa ra trong buổi họp báo ngày hôm nay tại Hà Nội.

Theo ông Tùng, có một thực tế không thể phủ nhận là tác hại của việc phá hoại môi trường đang từng ngày, từng giờ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cả ở thành thị và nông thôn.

Đó không chỉ là ô nhiễm khói, bụi, nước, suy thoái đất đai, mà còn là sự giảm thiểu về số lượng các loài cá thể, biến đổi khí hậu…

TTXVN

Theo ông Tùng, hiện Cục Bảo vệ Môi trường đang xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường không khí năm 2007 và sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy Việt Nam hiện là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề của ô nhiễm.

Cũng theo các nghiên cứu, đánh giá do cán bộ của Cục tiến hành thì hiện trạng môi trường không khí của chúng ta không khả quan, đặc biệt là bụi.

Riêng về ô nhiễm bụi ở hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TPHCM hiện chỉ kém các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc), New Dehli (Ấn Độ) và Dhaka (Bangladesh).

Đại diện Cục Bảo vệ Môi trường cũng cho biết các thành phần nào cũng có ô nhiễm, từ đất, nước, không khí, đa dạng sinh học.. Ví dụ như vấn đề rác thải, rác công nghiệp rất đáng báo động với những vụ việc nhập khẩu rác liên tiếp bị phát hiện. Hay như 2 tuần vừa rồi đã có những thảm họa do lũ lụt gây ra, có thể nói đây là "sản phẩm" của chúng ta bởi phá rừng qúa nhiều nên lũ lụt ngày càng nghiêm trọng. Người nghèo là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.

“Chúng tôi rất muốn xây dựng một Chỉ số môi trường bền vững cho môi trường nước ta vào năm 2008. Trên thế giới đã có chỉ số này. Năm 2006, tại một hội nghị về môi trường ở Thụy Sĩ đã công bố một chỉ số môi trường bền vững cho tất cả các nước.

Chỉ số này dựa trên 70 bộ chỉ số khác nhau do các chuyên gia ĐH Yale đưa ra. Theo đó, Việt Nam xếp hàng cuối cùng trong số các nước Đông Nam Á với 8 quốc gia được xem xét”- Ông Tùng cho biết.

Hệ sinh thái, sức khỏe con người ở châu Á đang xấu đi

Bà Nguyễn Ngọc Lý, Trưởng phòng Phát triển bền vững UNDP cho biết báo cáo lần thứ 4 gồm 10 chương của UNDP về các vấn đề liên quan đến môi trường lần này được lập rất công phu với các chủ đề liên quan đến môi trường và phát triển toàn cầu.

Bản báo cáo cũng chỉ rõ khu vực châu Á và Thái Bình Dương, nơi sinh sống của hơn 60% dân số thế giới đang đạt được những tiến bộ nổi bật trong việc giảm nghèo. Tuy nhiên đi kèm sự tiến bộ đạt được này là những hệ lụy ảnh hưởng đến môi trường: Chất lượng không khí xấu đi, sự căng thẳng về nước ngọt, hệ sinh thái bị xuống cấp, sử dụng đất nông nghiệp và rác thải tăng lên.

Báo cáo cũng cho thấy, việc cung cấp nước ăn đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong thập kỷ qua nhưng nạn vận chuyển buôn bán trái phép rác thải điện tử và nguy hại là một thách thức mới ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

“Các hệ sinh thái và sức khỏe con người tại châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục bị xấu đi, trong khi sự tăng dân số và phát triển kinh tế nhanh chóng đã khiến cho môi trường suy thoái nghiêm trọng và mất mát tài nguyên thiên nhiên”-Báo cáo cho biết.

Bản báo cáo cũng cho thấy mối đe dọa thay đổi khí hậu hiện đã ở tình trạng khẩn cấp. Nhiệt độ cao hơn rất có thể sẽ làm tăng bệnh tiêu chảy, sốt rét và làm giảm sản lượng lương thực toàn cầu.

“Phơi nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra gần một phần tư tất thảy các loại bệnh tật. Nó góp phần gây ra bệnh về hô hấp, một số loại ung thư, các bệnh lây nhiễm qua vật trung gian, truyền bệnh từ động vật sang người ngày càng tăng và ảnh hưởng đến dinh dưỡng”- Bà Lý dẫn lời báo cáo cho biết.

Bản báo cáo cũng cho thấy thế giới cũng đang phải đối mặt với mối đe dọa về năng lượng: Cung ứng năng lượng bất cập, bất ổn định và tổn hại môi trường từ việc tiêu dùng quá nhiều năng lượng. “Việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch hơn trên thế giới vẫn còn ở mức “tối thiếu” trong khi một môi trường lành mạnh là điều thiết yếu để đạt được các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ”- Bản báo cáo nhấn mạnh.

Hiện đã có chứng cứ “hữu hình và rõ ràng” về những tác động của thay đổi khí hậu và sự đồng thuận rằng các hoạt động của con người có ý nghĩa quyết định đối với sự thay đổi đã quan sát được cho đến nay: Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên khoảng 0,74 độ C kể từ năm 1906 và sự tăng nhiệt độ của thế kỷ này dự báo là khoảng từ 1,8 – 4 độ C.

Ô nhiễm hóa chất diễn ra dưới nhiều hình thức và đang đà tăng lên: trên 50.000 hợp chất được sử dụng một cách thương mại, thêm hàng trăm chất nữa được bổ sung hàng năm và sản phẩm hóa chất toàn cầu dự tính sẽ tăng 85% trong 20 năm tới.

Chất lượng nước đang suy giảm, bị ô nhiễm bởi những mầm bệnh vi sinh vật và các chất dinh dưỡng nhiều quá mức. Trên toàn cầu nước bị ô nhiễm vẫn là nguyên nhân lớn nhất cho bệnh tật và tử vong của con người.

Phạm Tuyên

________________________________________

23-  Ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

14/11/2006

Giao thông ở Hà Nội là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí Ảnh: Hồng Vĩnh

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tại Việt Nam, bệnh lý đường hô hấp là nguyên nhân thường gặp nhất trong mô hình bệnh tật, và một trong những nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí.

Theo báo cáo của Viện Y học Lao động, cứ 100.000 người có 415 người viêm phổi, 309 người viêm họng và viêm amidan cấp, 305 người viêm phế quản và tiểu phế quản cấp.

Vào giờ cao điểm, nồng độ bụi của riêng TP Hà Nội gấp 4 lần tiêu chuẩn cho phép, nồng độ khí CO cao hơn 2,5 lần, hơi xăng cao hơn 12,1 – 2000 lần tiêu chuẩn cho phép. Trẻ ở lứa tuổi học đường sống quanh các nút giao thông có biểu hiện triệu chứng rõ tới sức khoẻ như kích thích các hệ cơ quan mắt, mũi, họng, da và thần kinh thực vật.

Bên cạnh vấn đề ô nhiễm không khí, việc thiếu nước sạch cũng là một nguyên nhân làm gia tăng bệnh tật. Đến nay mới có 62% dân số Việt Nam được sử dụng nước sạch (báo cáo của Cục Môi trường). Nguyên nhân khiến nước bị ô nhiễm thường gặp là do nguồn nước cách nhà tiêu và khu vực nhiễm bẩn dưới 10m, không có rãnh thoát nước gây ứ đọng, không có rào chắn hợp lý, rò rỉ do ống dẫn nước bị hỏng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan v.v…

Trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước thách thức giảm chất lượng sống do ô nhiễm môi trường trầm trọng, Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Trịnh Quân Huấn và Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường, ông Phạm Khôi Nguyên, cam kết hai Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ trong thời gian tới nhằm đề ra các giải pháp chung hạn chế tối đa ô nhiễm và dịch bệnh.

admin (Theo Tiền phong)

http://www.khoahocchonhanong.com.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=236

24- Ung thư do ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc BVTV vẫn còn rất nhiều ở xóm 1.

20 năm qua, ở xóm 1 và xóm 2, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An có gần 20 người chết vì bệnh ung thư. Hàng chục phụ nữ sinh đến đứa con thứ hai mà vẫn chưa một lần được gọi mẹ. 100 hộ dân xóm 1 và xóm 2 đang phải sống chung với bệnh tật, với ô nhiễm bởi kho thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nằm trên xóm.

Cả xóm cùng bị mắc bệnh

Mới ngoài 50 tuổi, nhưng tóc ông Việt đã bạc trắng, khuôn mặt đầy những nếp nhăn khắc khổ. Ông vốn sinh hạ được 3 người con, nhưng cả ba đứa đều mắc những chứng bệnh rất khó hiểu. Đầu tiên là đứa con gái lớn, lúc 15 tuổi tự nhiên bị liệt một chân. Gia đình phải chạy chữa khắp nơi, bệnh tình của cháu mới thuyên giảm.

Chuyện đau lòng về đứa con gái đầu lòng chưa nguôi thì nỗi đau về đứa thứ hai lại đến. Cháu Võ Thị Anh, năm 16 tuổi tự nhiên đôi mắt cứ mờ dần. Ông Việt đã đưa con đi khám khắp các bệnh viện huyện, rồi tỉnh đều không tìm ra nguyên nhân. Hàng ngày ngồi nhìn đôi mắt con mờ dần mà lòng ông đau như cắt. Ông đưa con ra Bệnh viện Việt - Nhật chữa chạy. Cũng may mà bệnh viện xác định được bệnh, nên mất vài tháng điều trị cháu Anh đã dần sáng mắt. Đổi lại gia đình ông mất đi nửa gia tài để lo tiền thang thuốc.

Đứa con gái thứ hai vừa khỏi bệnh thì đến cậu con trai út lăn đùng ra ốm. Hết bệnh đau đầu rồi nổi u ở dưới xương cằm. Các con bị bệnh đã khiến gia đình ông lao đao nhiều phen. Vậy mà nỗi ám ảnh bệnh tật vẫn chưa buông tha gia đình ông.

10 năm qua, vợ ông mắc bệnh đau dây thần kinh không sao chữa khỏi được. Còn ông cũng nổi một cái u to bằng nắm tay ở hông. Những hôm trở trời là cả nhà ông cùng ốm. Ông Việt lo lắng: “Bệnh đau đầu, uống thuốc chỉ đỡ được thôi, chứ nỏ khỏi được mô”.

Em trai ông Việt là Võ Văn Trung còn rơi vào tình cảnh bi đát hơn. Trước đây anh Trung ở cùng ông Việt. Khi lấy vợ anh mới ra ở riêng. Một năm sau, vợ chồng anh sinh được một đứa con kháu khỉnh. Tuy nhiên, cháu bé càng lớn càng phát triển không bình thường. Trong 10 năm liền, cháu bé chỉ biết nằm. Vợ chồng anh đã đưa con đi khám ở khắp các bệnh viện, nhưng đều không mang lại kết quả.

Năm 2003, cháu bé mang cả bệnh tật... “ra đi”. Nỗi buồn về đứa con đầu của anh Trung chưa nguôi thì nỗi đau khác lại ập đến. Đứa con thứ hai ra đời bị câm, điếc bẩm sinh. Năm nay 12 tuổi mà khi giao tiếp với mọi người cháu chỉ ú a, ú ớ.

Cũng giống như gia đình ông Việt, ở xóm 1 còn rất nhiều gia đình khác cũng đang sống trong nỗi đau đó. Đi dọc làng thỉnh thoảng chúng tôi lại bắt gặp những em bé ngây ngô, nhiều thanh niên 20 tuổi rồi mà hình dạng như cháu bé lên 10.

Vào thăm nhà ai cũng đều nghe thấy những chuyện đau lòng. Những người mẹ sinh con mà chưa một lần nhìn thấy mặt con và nỗi khát khao được nghe thấy tiếng con gọi mẹ vẫn xa vời. Những ông bố phải gồng mình lên lo cái ăn rồi tiền thuốc thang khi đau ốm...

Gia đình chị Nguyễn Thị Linh “tiêu biểu” cho sự bất hạnh đó. Chị đã 4 lần sinh con mà chỉ có 2 còn sống. Thế nhưng hai đứa nhỏ sống được thường ốm quặt ốm quẹo. Chị Linh đang lo, không biết tương lai của chúng rồi đây sẽ ra sao, vì vợ chồng chị cũng thường xuyên mắc bệnh đau đầu, nhà có bao nhiêu của nả đều phải bán lấy tiền mua thuốc.

Tại xóm 2, xã Nghĩa Trung, sức khỏe của hàng trăm hộ dân cũng đã và đang bị ảnh hưởng bởi tồn dư của thuốc BVTV có trong đất và nước sinh hoạt.

Anh Hồ Trung Mạnh, trưởng xóm 2 cho biết: “Nước giếng của nhiều hộ dân trong xóm có màu vàng. Xóm có 15 gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp vì sống gần các kho thuốc. Do môi trường sống, nguồn nước ăn bị ô nhiễm, nên nhiều người dân trong xóm thường bị “ngất ngơ, ngất ngưởng” và mắc các bệnh như rụng tóc, bệnh ngoài da, đau đầu...”.

Theo anh Ngô Sỹ Tiến, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nghĩa Trung, những người sống ở khu vực có kho thuốc BVTV thường bị mắc bệnh đau đầu và một số bệnh khác. Tỉ lệ các cháu bị dị tật ở đây cao hơn nhiều so với các gia đình sống ở các xóm lân cận của xã.

Ông trưởng xóm đi tìm nguyên nhân

Trước năm 2000, những gia đình ở xóm 1 không hề biết đến nguyên nhân nào dẫn đến chuyện con cái họ bị bệnh. Khi bà con đang hoang mang thì ông Võ Trung Việt, khi ấy là trưởng xóm tình cờ nghe được thông tin trên Đài Truyền hình Việt Nam nói về tác hại của thuốc 666 và DDT. Ông Việt mới sực tỉnh, hóa ra cả xóm mình đang sống trên kho thuốc độc.

Trong số 100 hộ dân thì có 6 nhà sống trực tiếp trên nền kho thuốc. Mỗi khi trời mưa là mùi thuốc 666 bay khắp xóm. Nguy hiểm hơn là giếng khơi (nguồn nước ăn và sinh hoạt) của gia đình cũng đầy mùi thuốc 666. Ông Việt đưa ra nhận định: Có thể những căn bệnh mà cả xóm ông đang mắc phải là do ăn và ngửi phải thuốc sâu. Ông đã đến từng gia đình để ghi triệu chứng bệnh của từng người. Ông tổng kết được các triệu chứng bệnh mà mọi người thường mắc giống nhau như đau khớp, đau đầu, trẻ con phát triển không bình thường...

Từ năm 1980 đến nay, cả xóm có 17 người chết vì bệnh ung thư, trong đó phần lớn là người trẻ. Ngay trong năm 2000, ông đã nhiều lần làm đơn gửi lên xã, lên huyện để phản ánh về tình trạng này. Tuy nhiên, khi ấy các cơ quan chức năng đều bỏ “ngoài tai”. --PageBreak--

Chúng tôi ngồi tiếp chuyện ông Việt được một lúc, tự dưng thấy đầu óc bị choáng váng. Ông Việt liền bảo: “Chúng tôi ngửi quen rồi, chứ người lạ như các anh đến nhà chơi, ai ngồi được một lúc cũng thấy đau đầu”. Nói chưa dứt câu ông liền dẫn chúng tôi ra nền kho thuốc sâu phía sau nhà. Ông vừa bới nhẹ cái rãnh nước cạnh bờ rào đã nhìn thấy thuốc 666.

Ông Việt càng đào sâu thì lượng thuốc càng thấy nhiều. Cầm một ít thuốc trên tay, ông bức xúc nói: “Sự thực là đây mà tui nói họ vẫn nỏ tin. Những hôm trời mưa mùi thuốc bốc lên nồng nặc, chẳng ai ngửi được”. Chưa đầy 5 phút sau, bà con xóm 1 đã vây kín lấy chúng tôi.

Anh Võ Văn Trung bế đứa con nhỏ đẩy về phía chúng tôi nói: “Các anh nhìn đi. Đứa con 4 tuổi của tôi mà vẫn phải bế đây này”. Cũng may mà từ ngày ông Việt báo cho mọi người biết tác hại của thuốc 666, nên họ mới không vào lấy thuốc đi bón rau, bón lúa nữa. Tuy nhiên, bệnh tật vẫn đang hằng ngày, hằng giờ hành hạ, rình rập cái xóm nghèo này.

Không thể dửng dưng trước nỗi đau của gia đình mình cũng như của bà con làng xóm. Suốt 6 năm qua, ông Việt không quản ngại đường xa, điều kiện kinh tế eo hẹp, mang đơn “kêu cứu” gửi đến các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An.

Ông Việt tâm sự: “Tui chỉ mong họ về tìm hiểu cho rõ nguồn cơn. Chứ cứ để tình trạng này kéo dài thì khổ lắm. Nhiều gia đình sợ con mình bị nhiễm bệnh đã phải gửi con đến ở nhà người quen ở nơi khác. Thanh niên bỏ xứ đi làm ăn. Ai cũng muốn đi khỏi cái xóm 1 này càng xa càng tốt. Chứ ở đây sống mòn, sống mỏi thì nguy lắm”.

Chính quyền đã vào cuộc, nhưng vẫn chưa xong

Rất may là lời kêu cứu khẩn cấp của ông Việt cuối cùng đã có hồi âm. Năm 2005-2006, đã có 7 đoàn nghiên cứu về đây lấy mẫu đất trên nền kho thuốc BVTV.

Theo báo cáo mới nhất của Phòng Quản lý môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An thì môi trường ở xóm 1 bị ô nhiễm nặng do hóa chất. Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1966 đến 1982, xóm 1 bệnh viện (xóm 1) và làng Lọ (xóm 2) là nơi đặt trụ sở của 3 bệnh viện: Bệnh viện Lao, bệnh viện dã chiến và bệnh viện Hữu nghị Nghĩa Đàn.

Sau 18 năm đóng trên địa bàn, 3 bệnh viện này có 5 điểm dự trữ thuốc BVTV phân bố trong phạm vi chiều dài 600m, chiều rộng 250m đều thuộc vùng dân cư sống xen kẽ. Khi các bệnh viện chuyển đi cũng là thời điểm các kho dự trữ bị sập, dột nát, thuốc BVTV tồn trong các kho bị bục vỡ trộn lẫn vào trong đất và nguồn nước. Một số kho có lượng thuốc BVTV lớn được dân ở đây chôn vùi xuống 2 giếng nước.

Hiện tại một số vùng đất là nền móng của kho và các khu vực xung quanh các kho vẫn còn có những cục màu trắng có mùi DDT nồng nặc. Kết quả lấy mẫu phân tích cho thấy tồn dư thuốc BVTV trong đất, bùn và nguồn nước tại Nghĩa Trung đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép 443 đến 20.500 lần, nay đã phát tán rộng trên 100.000m2.

Do địa hình của xóm 1, xóm 2 có độ dốc lớn, khi trời mưa các dòng chảy từ các nguồn đều chảy tràn qua các kho và nhà ở của dân rồi đổ về các con mương sát đường đi của xóm.

Trong quá trình san lấp các nền kho, nhiều người dân đã lấy đất ở đây để đắp đường giao thông xóm. Đây là nguy cơ làm cho thuốc và đất bị nhiễm thuốc BVTV có điều kiện lan tỏa, phát tán ra diện rộng hơn, thậm chí thuốc DDT còn lẫn trong đất canh tác trong vườn của nhiều gia đình.

Đến nay đã có nhiều bộ, ngành về kiểm tra và nhiều biện pháp được đưa ra như cấp nước sạch, di dân tái định cư cho các hộ sống trên nền các kho hoặc cạnh kho thuốc, xử lý lượng thuốc tồn dư và cấp nước sạch cho những gia đình sống ở khu vực xung quanh.

Tuy nhiên, mọi việc vẫn còn nằm trên giấy. Trong một cuộc họp gần đây, cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An hứa sẽ di dời những hộ dân sống trên nền các kho thuốc BVTV đến nơi ở mới, nhưng đến nay những hộ dân này vẫn phải tiếp tục sống trong nỗi lo bệnh tật.

Hiện tại có 202 hộ dân, trong đó có 98 hộ gia đình sống trên các vùng kho hoặc cạnh kho trước đây (vùng đang có nguy cơ bị ô nhiễm nặng). Họ mong muốn chính quyền tỉnh Nghệ An sớm giải quyết nước sinh hoạt và những hộ sống trên nền kho sớm được di chuyển ra khỏi vùng ô nhiễm. Thiết nghĩ đây cũng là nguyện vọng chính đáng của những người dân ở xóm 1 và 2

http://antg.cand.com.vn/N

25- Chia sẻ rủi ro với trách nhiệm cứu "làng ung thư

"04:04' 17/02/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - Sau nhiều tháng phát hiện "bất ổn" trong môi trường xã Thạch Sơn (Lâm Thao, Phú Thọ), Bộ Tài nguyên & Môi trường vẫn phải điểm mặt, chỉ việc các Bộ ngành, đơn vị liên quan và gia hạn cứu dân. Trong đó nhấn mạnh, giải quyết ngay việc cung cấp nước sạch cho nhân dân khu vực xã Thạch Sơn có nguồn nước giếng bị ô nhiễm trong quý I năm 2006.

Lấy mẫu đất trên cánh đồng Thạch Sơn về xét nghiệm xác định độ ô nhiễm (Ảnh: Trần Vũ)

Môi trường Thạch Sơn vẫn ''bẩn''

Trong báo cáo mới nhất về kết quả giải quyết tình hình bệnh ung thư và ô nhiễm môi trường tại xã Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ mà Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) trình Thủ tướng Chính phủ có nêu: Các thông số ô nhiễm chính trong môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm tầng mặt (nước giếng đào), đất, trầm tích, một số thực phẩm (rau, cá...)... đều vượt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam cho phép; hàm lượng các hơi khí độc (SO2, SO3, HF, H2S, bụi chì...) trong môi trường không khí và các kim loại nặng Asen, Chì, Cadimi...

Trong nước mặt, đất, một số giếng nước ngầm khá cao, đặc biệt là đã tìm thấy dấu vết của nguyên tố phóng xạ Thalium trong chất thải và một số mẫu rau trong khu vực.

Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là do chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn...) của các cơ sở đang hoạt động sản xuất trong khu vực gây ra. Đặc biệt có 4 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho Thạch Sơn gồm: Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Công ty Cổ phần pin ắc quy Vĩnh Phú, Công ty Giấy Bãi Bằng, Công ty TNHH Toàn Năng, cùng một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp khác trong khu vực.

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh tật cho nhân dân xã Thạch Sơn. Cũng theo báo cáo này, từ năm 1991 đến nay xã Thạch Sơn có 304 người chết, trong đó có 106 người chết do bị bệnh ung thư, chiếm 34,86%. Hiện nay có 22 người bị mắc bệnh ung thư và đang được điều trị tại các cơ sở y tế. Các bệnh ung thư thường gặp là ung thư phổi, vòm họng, gan và dạ dày.

Trong cuộc kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại 15 cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ mới đây cũng cho kết quả, hầu hết các cơ sở sau khi được thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nội dung trong báo cáo ĐTM được phê duyệt. Trong 15 cơ sở được kiểm tra, chỉ có 2/15 cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường; 3/15 cơ sở đã xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn cho phép; 10/15 cơ sở thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ nhưng báo cáo rất sơ sài, mang tính hình thức.

Trong số 20 mẫu nước hóa chất, có tới 90% là nguồn gây ô nhiễm môi trường.

Qua điều tra nội tại cũng cho thấy, kho thuốc trừ sâu trên địa bàn Thạch Sơn "có vấn đề", cần được xử lý về ô nhiễm. Đáng lưu ý là các mẫu khói tại gần trăm lò gạch (mà các đơn vị sản xuất nghi ngờ gây ô nhiễm - PV) vẫn đạt tiêu chuẩn thải; có thể loại trừ khỏi danh sách nguồn gây bệnh ung thư.

Bộ TN&MT vừa ký cấp cho Phú Thọ 22 tỷ 500 triệu đồng để xử lý ô nhiễm môi trường, trong đó ưu tiên xử lý môi trường Thạch Sơn.

Đại diện Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam cũng cho biết, Công ty Supe và hóa chất Lâm Thao cũng mới được cấp duyệt 15-20 tỷ đồng cho xử lý môi trường.

Phải có ngay nước sạch cho người dân Thạch Sơn

Tại cuộc họp liên bộ bàn cách "cứu" môi trường và người dân xã Thạch Sơn vừa qua có ý kiến cho rằng, đơn vị chịu trách nhiệm nặng nhất là Bộ Công nghiệp, thứ đến là UBND tỉnh Phú Thọ.

Về giải pháp di dời di dời 200 hộ dân khỏi Thạch Sơn là không đơn giản (do nhiều hộ chưa muốn đi). Giải pháp cấp bách nhất được thống nhất là đưa nước sạch về Thạch Sơn.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên nói, Liên đoàn Địa chất đưa ra đề án 1,5 tỷ đồng để đưa nước sạch đến Thạch Sơn, đề nghị Bộ NN&PTNT giải quyết, hạn chót là quý I/2006 phải xong. Thậm chí với phương án này, nếu Bộ Công nghiệp chỉ đạo thì 2-3 tháng có thể huy động được.

Nước giếng khoan ở một số khu vực xã Thạch Sơn có hàm lượng chì trong trầm tích đáy giếng rất cao, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh và rất nguy hiểm cho người sử dụng (Ảnh: Trần Vũ)

UBND tỉnh Phú Thọ cũng được yêu cầu giải quyết ngay việc cung cấp nước sạch cho nhân dân khu vực xã Thạch Sơn có nguồn nước giếng bị ô nhiễm trong quý I năm 2006, nguồn kinh phí thực hiện dự án cấp nước sạch bố trí từ Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Song song với vấn đề giải quyết nước sạch, Thứ trưởng Nguyên cho rằng, Bộ Y tế cũng cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề sức khỏe của người dân Thạch Sơn. Trước mắt bộ này nên tăng cường kiểm tra tìm ra cơ chế bệnh tật và điều trị sớm cho dân, kể cả vấn đề bảo hiểm y tế. ''Cúm gà chưa gây chết người nhiều như thế mà Nhà nước đã chi ra hơn 3 nghìn tỷ đồng trong khi trong vòng 10 năm đã có hàng trăm người chết vì ung thư''. - Thứ trưởng Nguyên nói.

Bản báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ cũng nêu trách nhiệm cụ thể của các công ty gây ô nhiễm môi trường Thạch Sơn, trong đó: Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao xây dựng kế hoạch tổng thể xử lý triệt để các nguồn chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN), báo cáo Bộ Công nghiệp và Bộ TN&MT và UBND tỉnh Phú Thọ trong tháng 2/2006; xử lý triệt để ô nhiễm môi trường bãi xỉ pyrit chậm nhất trong tháng 3/2006 và hoàn thành các công trình xử lý chất thải khác trong năm 2006; hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo và chuyển đổi công nghệ mới, phù hợp nhằm đảm bảo TCVN chậm nhất trước ngày 30/6/2007;

Công ty Cổ phần pin-ắc quy Vĩnh Phú, Công ty TNHH Toàn Năng xây dựng kế hoạch tổng thể xử lý triệt để các nguồn chất thải đạt TCVN, báo cáo UBND tỉnh Phú Thọ trong tháng 2 năm 2006; hoàn thành các công trình xử lý chất thải đảm bảo TCVN trong năm 2006.

Công ty Giấy Bãi Bằng xây dựng kế hoạch tổng thể xử lý triệt để các nguồn chất thải đạt TCVN, báo cáo Bộ Công nghiệp và Bộ TN&MT và UBND tỉnh Phú Thọ trong tháng 2 năm 2006; hoàn thành các công trình xử lý chất thải đảm bảo TCVN trong năm 2006.

“Ba nhà máy nên hỗ trợ cho dân bằng cách cấp nước sạch với tinh thần chia sẻ rủi ro, bệnh tật chứ không cần phải cho mỗi gia đình 500 ngàn hay một triệu đồng. Mấy nhà máy một năm lãi bao nhiêu tỷ nên chậm nhất quý I/2006 phải có nước sạch'' - lãnh đạo Bộ TN&MT yêu cầu.

Các giải pháp khác

- UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra tình hình sức khỏe của cán bộ, công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các nhà máy hóa chất theo quy định của ngành y tế, đánh giá tình hình bệnh tật, bệnh nghề nghiệp và đề xuất biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại các cơ sở đó.

- Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học để xây dựng và thực hiện dự án nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và bệnh tật, làm rõ nguyên nhân gây ung thư trong khu vực xã Thạch Sơn, đề xuất biện pháp bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong khu vực.

- Bộ Công nghiệp tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở công nghiệp thuộc Bộ quản lý, chỉ đạo Tổng Công ty hóa chất Việt Nam kiểm tra, chấn chỉnh ngay công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy hoá chất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, có chính sách hỗ trợ thích hợp, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong khu vực.

- Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất hóa chất trên phạm vi toàn quốc và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/ 2006.

• Kiều Minh

ews/PrintView.aspx?ID=61896

26- Phơi nhiễm môi trường có liên quan tới 1/3 số dịch bệnh ở trẻ em

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), trên toàn cầu, hơn 33% số bệnh mà trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải là do phơi nhiễm môi trường. Ngăn chặn hiểm họa môi trường này mỗi năm có thể cứu sống 4 triệu trẻ em. Hai mươi tư phần trăm bệnh tật mà cả trẻ em và thiếu niên mắc phải do phơi nhiễm môi trường sẽ được ngăn ngừa nhờ những can thiệp kịp thời.

Báo cáo này là cơ sở để xác định mối liên hệ giữa môi trường và sức khoẻ và đưa ra bằng chứng tốt nhất về mối liên hệ này với 85 loại bệnh và tổn thương. Do đó, việc đầu tư khôn ngoan để tạo ra một môi trường hỗ trợ sẽ là chiến lược thành công nhằm cải thiện sức khoẻ và đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Báo cáo với tiêu đề "Ngăn ngừa bệnh tật nhờ môi trường lành mạnh - hướng tới đánh giá gánh nặng môi trường do bệnh tật” cho đến nay, đây là báo cáo nghiên cứu toàn diện và có hệ thống nhất nhằm đưa ra biện pháp đẩy lùi nhiều loại bệnh và tổn thương do sự nguy hiểm của môi trường gây ra.

Các khảo sát của 100 chuyên gia trên toàn thế giới và việc đánh giá tài liệu một cách có hệ thống đã được đưa vào nội dung của báo cáo, xác định các căn bệnh cụ thể do tác động của những nguy hiểm về môi trường được nhiều người biết đến.

Bằng chứng cho thấy các yếu tố môi trường nguy hiểm gây ra 80% số dịch bệnh được WHO thông báo đều đặn. Bốn bệnh chủ yếu do ảnh hưởng của môi trường nghèo nàn là bệnh tiêu chảy, căn bệnh gây chết nhiều người nhất; thứ hai là các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp; nhiều dạng tổn thương ngoài ý muốn mà không phải do tai nạn giao thông đường bộ và bệnh sốt rét.

Báo cáo nêu rõ, hơn 94% số người chết vì bệnh tiêu chảy và 40% người chết vì bệnh sốt rét - 2 trong số các bệnh gây tử vong nhiều nhất thế giới, có thể ngăn chặn được nhờ quản lý môi trường hiệu quả hơn.

Hai trong số các giải pháp mà WHO đưa ra hiện nay có thể được áp dụng để giảm gánh nặng môi trường này có liên quan tới nước - đẩy mạnh các biện pháp trữ nước an toàn tại các hộ gia đình và đảm bảo vệ sinh tốt hơn cũng như quản lý tài nguyên nước hiệu quả hơn.

Ngoài ra, biện pháp sử dụng các nhiên liệu sạch và an toàn hơn, nâng cao độ an toàn cho môi trường được xây dựng, sử dụng và quản lý hiệu quả hơn các chất độc tại nơi ở và nơi làm việc cũng được đề xuất nhằm ngăn ngừa bệnh và tổn thương do môi trường gây ra.

Theo đánh giá của báo cáo, có thể ngăn chặn các nguyên nhân về môi trường gây ra hơn 13 triệu người chết mỗi năm. Gần 1/3 ca tử vong và dịch bệnh ở các khu vực kém phát triển là do ô nhiễm môi trường.

Gs. Maria Neira, Trưởng ban Sức khoẻ Cộng đồng và Môi trường của WHO cho rằng, lần đầu tiên, báo cáo mới này chỉ rõ các bệnh và tổn thương cụ thể bị ảnh hưởng bởi các nguy cơ môi trường ra sao và ở mức độ nào. Quả thực, đó là danh sách các vấn đề về sức khoẻ và môi trường cần được giải quyết khẩn cấp.

Báo cáo xếp các bệnh do môi trường gây ra trở thành gánh nặng lớn nhất hàng năm của ngành y tế thành các loại: tử vong, ốm đau và thương tật theo phương pháp DALYs (Disability Adjusted Life Years) - Trường hợp tuổi thọ bị giảm do bệnh tật. DALYs là tổng số trường hợp tuổi thọ có khả năng bị giảm do chết non và bệnh tật.

Bệnh tiêu chảy - 58 triệu DALYS/năm; 94% gánh nặng của bệnh tật chủ yếu do sử dụng nước không an toàn, điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới - 37 triệu DALYs/năm; 41% tổng số ca trên toàn cầu chủ yếu do ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời.

Tổn thương ngoài ý muốn không giống với tổn thương do giao thông đường bộ - 21 triệu DALYs/năm; 44% tổng số trường hợp trên toàn cầu, việc phân loại bao gồm tai trong ngành công nghiệp và tại nơi làm việc.

Bệnh sốt rét - 19 triệu DALYs/năm; 42% tổng số trường hợp trên toàn cầu do quản lý tài nguyên nước, nhà ở và sử dụng đất chưa hiệu quả nên không hạn chế được các quần thể sinh vật truyền bệnh một cách hiệu quả.

Tổn thương do giao thông đường bộ - 15 triệu DALYS/năm; 40% tổng số ca này trên toàn cầu là do thiết kế hệ thống giao thông còn chưa hợp lý về mặt môi trường và đô thị.

Bệnh phổi nghẽn tắc mãn tính – căn bệnh tiến triển chậm có đặc điểm là làm mất dẫn chức năng của phổi - 12 triệu DALYs/năm; 42% ca mắc bệnh trên toàn cầu là do tiếp xúc với khói bụi ở nơi làm việc cũng như các dạng ô nhiễm không khí khác ở trong nhà và ngoài trời.

Thời kỳ mang thai - 11 triệu DALYS/năm; 11% tổng số ca trên toàn cầu.

Ngoài ra, hầu hết các bệnh do môi trường gây ra được xếp vào loại bệnh gây tử vong cao nhất mặc dù khả năng gây tử vong của chúng là khác nhau.

Những bệnh có số người chết mỗi năm rất nhiều do các yếu tố môi trường có thể giảm bớt nhờ sử dụng các công nghệ, chính sách, biện pháp phòng ngừa và tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe cộng đồng, đó là:

• 2,6 triệu người chết mỗi năm vì bệnh tim mạch

• 1,7 triệu người chết mỗi năm vì bệnh tiêu chảy

• 1,5 triệu người chết mỗi năm do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

• 1,4 triệu người chết mỗi năm vì bệnh ung thư

• 1,3 triệu người chết mỗi năm vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

• 470 000 triệu người chết mỗi năm vì tai nạn giao thông đường bộ

• 400 000 người chết mỗi năm vì tổn thương ngoài ý muốn

Theo Gs. Neira, báo cáo nêu rõ những lợi ích mà sức khoẻ cộng đồng và môi trường nói chung mang lại nhờ một chuỗi những “khoản đầu tư minh bạch và kết hợp”.

WHO đang kêu gọi bộ y tế, môi trường các nước và các đối tác khác cùng nhau phối hợp để biến những lợi ích về môi trường và sức khỏe công cộng này trở thành hiện thực.

Nguồn: ens-newswire, 6/2006

________________________________________

Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia

http://vst.vista.gov.vn/home/item_view?objectPath=home/database/an_pham_dien_tu/MagazineName.2004-06-01.4343/2006/2006_00014/MItem.2006-07-28.1602/MArticle.2006-07-28.1849

27- Môi trường ô nhiễm: Người đi xe máy chịu ảnh hưởng nhiều nhất

Cập nhật ngày: 14/08/2008

Các thành phố lớn đang bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Đây chính là thủ phạm gây nên các bệnh lý ở đường hô hấp và làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ ngay từ trong bụng mẹ.

Đó là một trong những nội dung mới được công bố tại báo cáo về Môi trường không khí đô thị Việt Nam, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành.

Theo báo cáo này, các loại khí thải độc hại từ các khu công nghiệp (KCN) và các phương tiện tham gia giao thông (ngày càng gia tăng) đang làm cho sức khỏe cư dân thành phố bị suy giảm nhanh. Các đối tượng dễ mắc phải là: người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời...

Theo thống kê trên toàn quốc của Bộ Y tế, tỷ lệ người dân mắc bệnh các bệnh viêm phổi là 4,16%; bị bệnh viêm họng và viêm amidan cấp là 3,1% và 3, % người dân bị viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp. Nguyên nhân trực tiếp của các bệnh này là do ảnh hưởng của ô nhiễm khí thải phát từ các phương tiện giao thông. Các tác nhân này gây ra các bệnh: viêm nhiễm đường hô hấp, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản mãn, ung thư...

Báo cáo về môi trường đô thị cũng nêu rõ, tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp của dân cư sống ở gần các KCN cao hơn nhiều so với vùng nông thôn. Ví dụ số người mắc bệnh viêm phế quản ở khu Thượng Đình - Hà Nội là 6,4%, cao gấp 2,9 lần số với cư dân sống ở Gia Lâm, nơi không có KCN. Tại Hải Phòng, nghiên cứu cho thấy tất cả các triệu chứng và bệnh tật liên quan đến đường hô hấp ở nơi không bị ô nhiễm từ 1,9 - 7,6 lần.

Bên cạnh đó, những hộ dân sống ở thành phố trên 10 năm có tỷ lệ mắc các bệnh tai, mũi họng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm phổi, viêm phế quản, cảm cúm, các bệnh về da và mắt cao gần gấp đôi so với những hộ dân sống ở cùng nơi nhưng dưới 3 năm.

Ô nhiễm không khí không những gây nên các bệnh lý ở đường hô hấp mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi - nguyên nhân làm chậm phát triển hệ thần kinh, trí não ở trẻ.

Một số nghiên cứu đã cho thấy khi lưu thông trên đường bằng các phương tiện giao thông khác nhau, người sử dụng xe máy sẽ chịu tác động của ô nhiễm không khí nhiều nhất dẫn đến ảnh hưởng đến sức khoẻ nhiều nhất so với các phương tiện khác.

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu không có những biện pháp kiểm soát hiệu quả, mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng sẽ tăng lên gấp 2,5 - 5 lần.

( Theo Dân trí )

Ô nhiễm nguồn nước ở Hương Vân, Tiên Du (Bắc Ninh): Nỗi ám ảnh về bệnh tật

9:17, 30/09/2008

________________________________________

Nhiều người dân ở Hương Vân vẫn đang phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm từ các giếng khơi.

Nép mình dưới chân núi Hương Vân, cận kề đường 38, thôn Hương Vân - xã Lạc Vệ - Tiên Du - Bắc Ninh vẫn giữ nguyên được vẻ bề ngoài của một làng quê bình dị. Tuy nhiên, ẩn chứa đằng sau là nỗi lo về căn bệnh hiểm nghèo đang rình rập từng ngày, từng giờ của những người nông dân chất phát ở vùng quê này.

Lời khẩn cầu từ Hương Vân

Chị Nguyễn Thị Lượt chưa hết bàng hoàng, nước mắt ngắn dài khi nói về nỗi đau mà chị phải trải qua trong một thời gian ngắn. Chồng chị, anh Trịnh Công Quynh đang khoẻ mạnh bỗng nhiên mắc phải căn bệnh quái ác: ung thư. Anh qua đời ngay sau khi được Bệnh viện K chẩn đoán là ung thư thực quản khoảng 3 tháng vào cuối năm 2007.

Một mình chị phải lo toan gánh vác việc gia đình và nuôi ba đứa con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học. Vừa qua một trăm ngày chồng, em chồng chị là anh Trịnh Công Quảng cũng chết do mắc phải bệnh ung thư. Trước đây, bố chồng chị cũng mất do căn bệnh ung thư quái ác này.

Nỗi đau chồng chất nỗi đau. Tuy nhiên, gia đình chị cũng chỉ là một trong số nhiều gia đình trong thôn phải hứng chịu nỗi đau ấy. Gia đình ông Hoàng Thế Hưởng có vợ và con gái chết vì ung thư, gia đình ông Cảnh cả hai vợ chồng cùng chết do ung thư...

Cả thôn Hương Vân có 174 hộ với 659 nhân khẩu, tuy nhiên chỉ trong khoảng chục năm qua đã có hơn 30 người chết vì căn bệnh ung thư, chiếm hơn 60% số ca tử vong trong thôn. Tỷ lệ người chết vì bệnh ung thư trong thôn ngày càng trẻ hoá và rơi vào độ tuổi trung niên từ 35 đến 50 tuổi.

Đã xuất hiện những trường hợp mắc bệnh khi chưa đầy 20 tuổi khiến người dân rất hoang mang. Trước tình hình bệnh tật phổ biến, năm 2004 Viện Khoa học trực thuộc Bộ Tư lệnh hóa học đã về lấy mẫu nước đi xét nghiệm và có kết luận: nước ở đây đã bị ô nhiễm, không đủ tiêu chuẩn sinh hoạt. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tỷ lệ người chết do mắc bệnh ung lên rất cao ở làng.

Vào những năm 1960, núi Hương Vân được chọn làm nơi cất giấu kho thuốc sâu của Bộ Nông nghiệp. Trong thời gian cất giấu tại đây, một lượng lớn thuốc sâu đã bị rò rỉ và thẩm thấu vào lòng đất, mạch nước ngầm. Hoà bình lập lại, khi di chuyển kho thuốc sâu, một lượng lớn đã bị rơi vãi nhưng cơ quan chủ quản không có biện pháp tẩy rửa, làm sạch môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Điều đáng quan ngại là trong một thời gian dài suốt hơn 40 năm qua không một người dân nào được cảnh báo về tình trạng trên.

Theo thông tin từ Trạm y tế xã Lạc Vệ, người mắc bệnh ung thư ở Hương Vân chủ yếu là ung thư phổi và ung thư đường tiêu hoá như: dạ dày, gan, đường ruột... Và hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da cũng đang tăng lên. Đã xuất hiện tình trạng nhiều cháu bé có thể chất và trí tuệ kém. Một không khí ảm đạm, đau buồn đang bao trùm lên Hương Vân.

Bốn năm dự án nước sạch vẫn nằm trên giấy

Nguồn nước giếng khơi đã bị ô nhiễm nặng nề, cứ nấu cơm đun nước là nước nổi váng và hơi mùi thuốc sâu nên không thể sử dụng được. Nhưng chi phí để làm một chiếc giếng khoan cũng hết trên chục triệu, mà nhiều khi khoan sâu đến hơn 100m nước vẫn còn có mùi thuốc sâu. Đối với người dân thuần nông như ở Hương Vân không phải hộ nào cũng có một khoản tiền như thế để khoan giếng.

Trong làng cũng chỉ có khoảng 30% hộ gia đình có giếng khoan. Những gia đình nào không có thì đành phải đi xin nước từ những gia đình khác hoặc dùng nước mưa nếu có bể chứa, nhưng không thể đủ. Do vậy, Hương Vân luôn khát khao có được nguồn nước sạch. Năm 2005, Chi cục Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (Sở NN & PTNT Bắc Ninh) đã về khảo sát và đưa ra dự án xây nhà máy nước sạch ở đây để cung cấp nước sạch cho điểm nóng này với trị giá gần 3,9 tỷ đồng trong đó 40% là vốn của nhà nước, 40% là tỉnh cho và 20% là vốn của dân đóng góp.

Người dân đã rất vui mừng, mặc dù không có tiền, thôn cũng đã vay xã 50 triệu để nộp tiền đặt cọc dự án. Tuy nhiên, gần 4 năm nay dự án đó vẫn chỉ đang nằm trên giấy. Chủ tịch UBND xã Lạc Vệ, ông Đặng Xuân Tựu cho biết, lẽ ra dự án công trình hệ thống nước sạch thôn Hương Vân do Chi cục Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn làm chủ đầu tư xây dựng.

Nhưng khi về khảo sát và khoan thăm dò tại hai điểm thì xác định tại khu vực này không đủ điều kiện cung cấp nước, do vậy phải thay đổi thiết kế. Trước tình trạng quá bức xúc về bệnh tật tại đây, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chuyển dự án về cho UBND xã Lạc Vệ và sẽ lấy nước từ TP Bắc Ninh. Đến tận cuối năm 2007 vừa qua dự án mới được UBND tỉnh phê duyệt. Cũng theo ông Tựu, nguyên nhân của sự chậm trễ là do trượt giá, nên hiện nay vốn đầu tư ban đầu không thể thực hiện được và UBND xã Lạc Vệ lại phải làm tờ trình lên UBND tỉnh để phê duyệt bổ sung vốn đầu tư dự án lên hơn 5,6 tỷ.

Bên cạnh đó còn phải tìm nhà tư vấn thiết kế và tìm nhà thầu. Các cơ quan, ban, ngành chức năng cần phải có những hành động thiết thực để đưa Hương Vân thoát khỏi tình cảnh này. Hãy đừng để những lời khẩn cầu, than vãn của người dân dài thêm nữa

Phan Hoạt

Thứ Ba, 14/10/2008, 08:40

 

©  http://vietsciences.org http://vietsciences.free.fr-