Nước mặn từ biển đang tràn ngược các dòng sông xâm nhập
đồng bằng sông Cửu Long vào xa đến 70km. Các chuyên gia
phải lựa chọn giải pháp nào để đối phó với tình trạng
ngập mặn nội đồng mỗi năm một nghiêm trọng hơn?
Vùng biển Mũi Nai -Châu ĐốcRFA Photo
Nguyên nhân
Mọi năm phải đến tháng 5 tháng 6 nước mặn từ biển
Đông mới xâm nhập thật sâu vào các tỉnh vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Năm nay mới 20/1 dương lịch, Viện Khoa
Học Thủy Lợi Miền Nam đã ghi nhận tình trạng nước biển
vào sâu nội đồng 70km.
Tình trạng nghiêm trọng đang xảy ra ở các tỉnh gần
biển như: Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng,
Trà Vinh, Tiền Giang. Những nơi này nước biển có độ
mặn từ 4 phần ngàn trở lên, đã xâm nhập sâu vào đất
liền 30km. Theo các chuyên gia, cây lúa chỉ có thể
thích nghi với độ mặn tối đa là 2 phần ngàn.
Hệ thống thủy lợi các vùng ven biển chưa hoàn
chỉnh. Với tôm lúa đan xen, nhiều khi người ta phá
cả đập để đem mặn vào nuôi tôm. Tất nhiên khi be bờ
lại thì nước mặn phải vào sâu hơn nhưng là xâm nhập
những dòng chính.
GSTS Lê Sâm
Chuyện hạn và tình trạng mặn xâm nhập năm nào cũng
xảy ra cho đồng bằng sông Cửu Long nhưng mức độ mỗi
ngày một tăng lên. Bên cạnh những dự báo xa nước biển
dâng vì biến đổi khí hậu, có những nguyên nhân đến từ
con người như gia tăng sản xuất lúa bằng đê bao khép
kín để chống lũ.
Nước lũ chảy hết ra biển không được tích lũy trên
đồng ruộng theo hiện tượng tự nhiên, nên khi nước biển
tràn ngược các dòng sông trong mùa khô, tình trạng
ngập mặn trở nên dễ dàng hơn. Chúng tôi nêu câu hỏi
này với GSTS Lê Sâm một chuyên gia về khoa học thủy
lợi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và được ông giải
thích:
“Hệ thống thủy lợi các vùng ven biển chưa hoàn
chỉnh, lại xuống cấp và lỗi của từng vùng. Với tôm lúa
đan xen, nhiều khi người ta phá cả đập để đem mặn vào
nuôi tôm, vùng Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang chưa thật
ổn định, tranh chấp nhau giữa người muốn nuôi tôm và
người làm lúa. Tất nhiên khi be bờ lại thì nước mặn
phải vào sâu hơn nhưng là xâm nhập những dòng chính.
Thực tế vừa qua, chương trình ngọt hóa hiệu quả rất
lớn, thế rồi giai đoạn giá lúa xuống mà con tôm lên
cao quá, dẫn tới chuyện không kiểm soát được, tranh
chấp nhau ngọt mặn trên đồng ruộng. Đây là vấn đề tồn
tại và tùy theo từng vùng tìm cách giải quyết thế nào
cho hợp lý hơn, hiệu quả hơn. Hình như Bạc Liêu vừa
qua có đầu tư một số công trình ngăn mặn vì giá trị
cân thóc lại lên cao. Ngọt hóa thì độ rủi ro rất nhiều
so với nuôi tôm, nhưng hiện nay đây là một vấn đề xã
hội.”
Theo Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam, hai tháng đầu
năm 2010, tình trạng mặn xâm nhập ở đồng bằng sông Cửu
Long cao hơn cùng kỳ năm ngoái, đến khoảng tháng 4 và
tháng 5 là thời gian có độ mặn cao nhất của năm 2010.
Nếu chỉ nói tới nước mặn với độ mặn từ 4 phần ngàn
trở lên là mức làm tổn hại cây trồng, dự báo nước mặn
sẽ xâm nhập xa khoảng 45km vào nội đồng tính từ cửa
sông. Hiện nay, huyện An Minh tỉnh Kiên Giang chịu
ngập mặn nặng nề, khoảng 2.500 ha lúa đông xuân bị
thiệt hại.
TS Phạm Văn Dư, Cục Phó Cục Trồng Trọt nhận định về
tình trạng hạn và mặn xâm nhập vùng đồng bằng sông Cửu
Long:
Nông dân trên cánh đồng ở Hà Nội.
AFP/ Hoàng Đình Nam
“Tình hình xâm nhập mặn trong những năm qua từng bước
sớm hơn một ít và có khả năng lấn sâu vô hơn, năm nay
tình hình xâm nhập và độ mặn như thế nào thì cũng đã
có chuẩn bị trước. Trong vụ đông xuân, mặn thường xâm
nhập trong khoảng tháng Giêng cho tới tháng Sáu, trong
thời gian này bà con nông dân các vùng ven biển thường
nuôi tôm nhiều hơn.
Chúng tôi khuyến khích bà con phát triển hệ thống
lúa-tôm, nếu thắng lợi vụ tôm, đến tháng Sáu có mưa
xuống, nước ngọt về cây lúa sẽ phát triển tốt hơn và
giảm nhẹ thiệt hại xâm nhập mặn. Ngoài ra chúng tôi có
chương trình ô thủy lợi giữ nước ngọt lại, để cho bà
con nông dân trong vùng ấy có thể phát triển lúa bền
vững hơn.”
Chúng tôi phối hợp nghiên cứu với các Viện, Trường
đặc biệt là Viện Đại Học Cần Thơ, thấy rằng hệ thống
tôm-lúa là hệ thống bền vững nhất hiện nay mà bà con
nông dân có thể phát triển và làm giàu được.
TS Phạm Văn Dư
Giải pháp
Đối với các tranh cãi của nông dân, người muốn nuôi
tôm, người lại chỉ muốn trồng lúa gây ra mâu thuẫn
quyền lợi, nhất là nông dân thường quan tâm tới cái
lợi trước mắt. TS Phạm Văn Dư nhận định:
“Trước đây, nông dân vùng ven biển nuôi tôm sú lợi
nhuận rất cao, trong thâm canh họ có thể nuôi liên tục
cả năm. Tình trạng này gây ra ô nhiễm đất đai canh tác
và gây nhiều bệnh hại cho con tôm, nông dân lâm vào
cảnh nghèo túng.
Như thế không thể được, nên các nhà khoa học chúng
tôi nghiên cứu là phải luân canh với cây lúa, chính bộ
rễ cây lúa đã hấp thụ những chất…mà khi nuôi tôm thâm
canh quảng canh sử dụng một lượng thức ăn rất nhiều,
tôm không tiêu thụ hết nên một lượng thức ăn đọng lại
một lớp 30cm-40cm dưới đáy ao hồ.
Sau đó chúng tôi phối hợp nghiên cứu với các Viện,
Trường đặc biệt là Viện Đại Học Cần Thơ, thấy rằng hệ
thống tôm-lúa là hệ thống bền vững nhất hiện nay mà bà
con nông dân có thể phát triển và làm giàu được.”
TS Phạm Văn Dư bày tỏ hy vọng, giải pháp luân canh
tôm-lúa nếu được thực hiện tốt trên 250 ngàn ha khu
vực dễ nhiễm mặn, thì ít nhất mỗi năm sẽ gia tăng thêm
1 triệu tấn lúa cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. TS
Phạm Văn Dư nhấn mạnh, nhà nước đang đầu tư rất lớn
cho hệ thống thủy lợi, tuy rằng vẫn chưa thực sự hoàn
hảo nhưng là hướng đúng đắn vì hàng năm sản lượng lúa
thu hoạch của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chứng tỏ
điều này.
Đó là những giải pháp thích nghi với ngập mặn hiện
nay, trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long. Đối với vấn đề biến đổi khí hậu, mà các
kịch bản dự báo đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập mặn
một diện tích rất lớn vào cuối thế kỷ, TS Phạm Văn Dư
nhấn mạnh đây là một chương trình quốc gia tổng thể
lâu dài và bao gồm nhiều bộ ngành trong chính phủ.