Những bài cùng tác giả
Liên hợp quốc (LHQ) đã đưa ra cảnh báo rằng, việc Trung Quốc xây dựng một
loạt đập thủy điện trên sông Mekong sẽ là mối đe dọa lớn cho tương lai của
Đông Nam Á.

Đập nước được xây dựng từ khe sâu thẳm trên sông LanThương (Cách gọi sông
Mê Kông của Trung Quốc) (Ảnhinternationalrivers)

Khi hoàn thành, đây sẽ đập nước cao nhất thế giới (Ảnh sinohydro)
Theo AP, Trung Quốc đã xây tám đập nước ở phần thượng lưu sông Mekong,
thuộc tỉnh Vân Nam, trong đó có đập nước Tiểu Loan cao 292m khi hoàn thành
sẽ là đập cao nhất thế giới, sức chứa bằng các hồ nước ở Đông Nam Á cộng
lại. 
Nhà máy điện Tiểu Loan ở đập Tiểu Loan tại tỉnh Vân Nam (Ảnh mekongriver)

Công trình đập Tiểu Loan (Ảnh iwhr)
LHQ nhận định, việc xây đập Tiểu Loan sẽ làm thay đổi lượng nước và nhịp
độ của dòng sông, làm giảm chất lượng nước và làm mất tính đa dạng sinh thái
của sông Mekong.

Cày ruộng ở khu vực là hồ chứa tương lai của đập Tiểu Loan
(Ảnhinternationalrivers)

Toàn cảnh hạ du hữu ngạn công trình Tiểu Loan (Ảnh THX)

Toàn cảnh hạ du tả ngạn công trình Tiểu Loan (Ảnh THX)
Phần kết: Đập 'giết' sông Mekong, trầm tích sẽ 'giết' đập
Các đập thủy điện Lan Thương sẽ giết chết Mekong và rồi trầm tích sẽ làm
tiêu tan các đập thủy điện ấy. Những nước hạ nguồn và cả Trung Quốc sẽ phải
trả giá đắt cho dự án phát triển “ngông cuồng” và thiếu thận trọng này.

Bình minh Mekong - đoạn chảy qua Pakbeng, Lào (Ảnh flickr)
Lợi ích đáng ngờ
Uỷ ban sông Mekong về cơ bản đã xem xét lại quan điểm của mình về
hệ thống đập trên dòng chính Mekong. Một trong những sự cân nhắc ấy là dự án
“nắn dòng” quy mô lớn. Các dự án nắn dòng vẫn khá phổ biến với giới chính
khách Thái Lan khi họ mong muốn nó sẽ hỗ trợ cho các khiếm khuyết từ hệ
thống đập ở Thái. Nhưng đó là suy nghĩ không đúng đắn, và chính khách Thái với quan điểm như
vậy thường bị gọi là “khủng long”. Những dự án thuỷ lợi trong mùa khô ở đông
bắc Thái Lan thường làm suy thoái chất lượng đất do quá trình kiềm hoá và
muối hoá. Dự án thuỷ điện Nam Theun 2 của Lào cũng đang gây tranh cãi. Nó có thể giết
chết cá và nghề cá ở ba lưu vực sông: Nam Theun, Nam Hinboun, và Xe Bang
Fai. Kế hoạch tái định cư và trồng rừng phòng hộ là phi hiện thực. Việc dự
án sẽ mang lại các lợi ích như các nhà thúc đẩy dự án hứa hẹn là điều đáng
ngờ. Nam Theun 2 sẽ để lại những hậu quả và tranh cãi về môi trường, xã hội
như đập Pak Moon của Thái Lan. Xâm nhập mặn ở tiểu vùng Mekong cơ bản là một hiện tượng tự nhiên. Hệ sinh
thái cửa sông Mekong dựa trên đặc tính thuỷ triều bao gồm “xâm nhập mặn”.
Đời sống thực vật, động vật cửa sông và ven biển đã cùng “hoà hợp” với thuỷ
triều, với sự thay đổi độ mặn. “Gạo hương nhài” - sản phẩm của Thái Lan nổi tiếng trên thị trường quốc tế,
đã thích hợp với loại đất trồng độ mặn cao. Những loại cây trồng tương tự
rất phổ biến ở tiểu vùng Mekong. Việc tưới tiêu trong tiểu vùng phụ thuộc
phần lớn vào thuỷ năng thuỷ triều tận dụng để đưa nước ngọt vào kênh thuỷ
lợi và ra các cánh đồng. Do dòng chảy giảm trong mùa mưa và giảm bớt khả
năng rửa đất, sự muối hoá và kiềm hoá ở các đồng bằng cửa sông, bao gồm
những vựa lúa lớn của tiểu vùng Mekong, sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi sự
“kiểm soát” của Trung Quốc với dòng chảy Mekong trong mùa mưa, mùa khô. Lợi ích lớn nhất mà các đập thuỷ điện Lan Thương (Trung Quốc) có thể mang
lại cho những quốc gia hạ nguồn, đặc biệt là Campuchia và Việt Nam, có thể
là kiểm soát lũ lụt và ngăn chặn hoặc giảm nhẹ khô hạn. Lũ lụt Mekong trở
nên thường xuyên và mạnh mẽ hơn trong vài năm gần đây, và xu thế này dường
như vẫn tiếp tục. Nguyên nhân chính là do phá rừng và sự ấm nóng toàn cầu. Về ngắn hạn, các đập thuỷ điện Lan Thương, đặc biệt là hai đập lớn, trên
thực tế sẽ cung cấp một biện pháp ngăn chặn lũ lụt nếu nước được giữ lại
trong các hồ chứa. Tuy nhiên, về dài hạn, các đập Tiểu Loan và Nuozhadu có thể gây ra lũ lụt
lớn hơn thời điểm trước khi chúng được xây dựng. Mục đích chính của các con
đập này là cung cấp điện cho tiến trình công nghiệp hoá của Trung Quốc. Điều
này không phù hợp với vai trò ngăn chặn lũ lụt lớn bất thường. Trong một
viễn cảnh tồi tệ, các đập thuỷ điện này sẽ gây ra lũ lụt lớn hơn nhiều trước
đây. Gây thêm hạn hán, lũ lụt ở các nước hạ nguồn Người dân ở tiểu vùng Mekong và đặc biệt là tại các nước hạ nguồn như
Campuchia và Việt Nam đặc biệt lo lắng về lũ lụt. Hạn hán thậm chí đe doạ
hơn. Về mặt lý thuyết, người dân có thể chuẩn bị và đối phó với lũ lụt tốt
hơn là hạn hán. Sự thương vong và tổn thất từ lũ lụt gây chú ý lớn nhưng hạn
hán có thể kéo dài hơn, hậu quả tàn phá lớn hơn và thậm chí làm mất khả năng
tự cung cấp lương thực cho một quốc gia hay một khu vực. Hạn hán có lẽ là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự huỷ diệt những loài
cá nước ngọt trong các lưu vực sông nhiệt đới. Những loài cá rất khác nhau
về khả năng tránh được tác động của hạn hán cũng như khả năng chống chọi hạn
hán. Trong khi một số loài cư ngụ ở đầm lầy có sức kháng cự cao với khô hạn,
thì rất nhiều loài khác không thể sống mà không có dòng chảy liên tục. Đa số loài cá nước ngọt sống ở những môi trường dòng chảy từ các dòng sông
lớn nhất tới con suối nhỏ nhất. Dòng chảy sẽ ngừng lại nếu thiếu nước hoặc
hạn hán. Các loài cá ven sông sẽ có sự thích nghi khi đối mặt với hạn hán
bằng cách theo dòng chảy ra khỏi khu vực thượng hoặc hạ nguồn. Số khác ẩn
sâu vào bãi ngầm hoặc lòng sông nơi chúng ít hoạt động cho tới khi dòng chảy
khôi phục trở lại. Con người sống ở các khu vực dân cư đông đúc với nhiều thành phố lớn có
lượng nước bề mặt hoặc lượng mưa phong phú (như Bangladesh, Campuchia và
Việt Nam) đặc biệt rất dễ tổn thương với sự đe doạ của lũ lụt cũng như hạn
hán. Đập thuỷ điện Lan Thương của Trung Quốc và lịch trình nắn dòng Mekong thành
tuyến đường thuỷ có thể góp phần gây ra hạn hán ở nhiều cách khác nhau.
Trong thời gian ba năm trữ đầy hồ chứa tương đối nhỏ (1993-1996), đập Manwan
của Trung Quốc là nguyên nhân khiến các dòng chảy mùa khô thấp hơn mức thông
thường tại hạ nguồn bắc Thái Lan và Lào từ Chiang Saen. Ảnh hưởng tới giao
thông đường thuỷ do dòng chảy giảm thậm chí còn tác động tới cả những tàu
thuyền nhỏ trên sông và tác động tới nông nghiệp, nhưng chưa quá lớn. Trữ đầy các hồ chứa khổng lồ của đập Tiểu Loan và Nuozhadu có thể là nguyên
nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực với mùa khô hạ nguồn, tàn phá nông nghiệp,
nghề cá và cả cuộc sống con người. Kết quả rõ ràng khi nước giữ lại trong các hồ chứa lớn là sự bay hơi. Lượng
nước bay hơi từ hồ chứa có thể khá lớn. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao
gồm diện tích bề mặt hồ chứa, nhiệt độ nước, vận tốc gió, độ ẩm và áp lực
không khí. Những thực vật sống ở nước như dạ lan hương nước với tỉ lệ thoát
hơi nước cao có thể khiến một lượng lớn bay hơi từ hồ chứa. Loại thực vật ngoại lai gây hại này giờ đây khá phổ biến ở các vùng trung và
thấp trong lưu vực Mekong và tràn vào các hồ chứa cũng như dòng chính Mekong
và đồng bằng châu thổ Campuchia gồm cả Tonle Sap. Kế hoạch điều khiển dòng chảy Mekong của Trung Quốc sẽ làm gia tăng sự xâm
nhập của dạ lan hương nước, với hậu quả trực tiếp là nước bay hơi cũng như
bị giảm chất lượng. Tạo ra và duy trì một hệ thống đường thuỷ trong dòng
chính Mekong cũng sẽ góp phần gia tăng những thảm hoạ bất ngờ như hạn hán,
lũ quét. Khô hạn đặc biệt nghiêm trọng sẽ xảy ra ở những đồng bằng nằm sâu trong nội
địa của Campuchia (gồm cả Biển Hồ) và tiểu vùng Mekong tại Việt Nam. Dòng
nước lụt Mekong không đủ khả năng tới những khu vực này, hoặc giảm lưu
lượng, thời gian tồn tại cũng như quy mô, sẽ góp phần làm hạn hán gia tăng
và mở rộng hơn. Điều đáng lo ngại là số phận của mực nước ngầm. Trong vòng sáu tháng hoặc
hơn thế mỗi năm, hầu hết các đồng bằng cửa sông của Campuchia bị khô hạn,
rất ít hay không có mưa. Nước trở nên khan hiếm, con người bị ảnh hưởng, và
khó tiến hành gieo trồng. Thu hoạch mùa màng phụ thuộc vào nhiều yếu tố may
mắn. Trong một năm, nơi này có thể bội thu, nhưng nơi khác lại thất bát do
lũ lụt, hoặc hạn hán. Việc Trung Quốc kiểm soát Mekong và hạn chế lũ lụt ở vùng đồng bằng châu thổ
- nơi nông nghiệp và hoạt động nghề cá của Campuchia phụ thuộc, sẽ có hai
chọn lựa: lượng mưa giảm không thể lường trước và ảnh hưởng tới mức nước
ngầm. Nước ngầm duy trì ở một số khu vực bằng mùa lụt hàng năm của Mekong.
Mực nước ngầm sụt giảm sẽ là một tác động tiêu cực khác về lâu dài của đập
thuỷ điện cũng như lịch trình nắn dòng Mekong của Trung Quốc với các nước
vùng hạ nguồn. Các nỗ lực giải quyết việc cung cấp nước cho nông nghiệp tại các vùng đồng
bằng thấp ở Mekong bằng cách hút nước ngầm tưới đất sẽ không thành công,
hoặc không đáng tin cậy. Những khó khăn dự đoán trước bao gồm những vấn đề
về kiềm hoá, muối hoá, phí tổn và thảm hoạ lũ lụt phơi bày. Vấn đề nước ngầm
nhiễm thạch tín (như ở Bangladesh) có thể nảy sinh.
Đoạn kết
Câu hỏi cuối cùng sẽ là “vấn đề gì lớn nhất?”: Duy trì số lượng,
chất lượng cá và sự đa dạng sinh thái, hoặc cung cấp một cuộc sống tốt hơn
cho con người (hiện tại và tương lai) ở hai quốc gia vào loại nghèo nhất thế
giới là Lào và Campuchia? Trung Quốc đã đạt được một thoả thuận ngầm với Thái Lan là sẽ cung cấp điện
từ dự án thuỷ điện Jinghong. Bản “ghi nhớ về việc phát triển tài nguyên nước
ở Vân Nam và xuất khẩu điện” đã được ký giữa Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và
Thái Lan năm 1993. “Thoả thuận Hợp tác phát triển các dự án thuỷ điện và
xuất khẩu điện sang Thái Lan” ra đời tiếp theo vào tháng 2/1994. Chính phủ
hai nước đã ký kết “thoả thuận xuất khẩu điện sang Vương quốc Thái Lan từ
Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” vào tháng 11/1998. Trung Quốc cũng giành được sự chấp thuận ngầm từ Myanmar, Lào và Thái Lan để
đảm nhận sứ mệnh mở rộng “cải tổ đường thuỷ” trên 300km dòng chính Mekong
đoạn chảy qua biên giới giữa Lào và Myanmar. Tuy nhiên, những tài liệu này không nên hiểu là thoả thuận của các nước vùng
hạ nguồn để Trung Quốc tiếp tục chương trình thuỷ điện Lan Thương. Thái Lan nên xem xét việc thu hồi thoả thuận mua điện Jinghong. Myanmar, Lào
và Thái Lan cũng nên cân nhắc khả năng thực thi kế hoạch đường thủy Mekong
khi dự án này không có sự thảo luận công khai nào bao gồm cả những đánh giá
về ảnh hưởng môi trường và xã hội. Campuchia và Việt Nam – hai nước vùng hạ nguồn nên phản đối các thiết kế
phát triển Mekong của Trung Quốc bằng sự mạnh mẽ nhất có thể. Về dài hạn, sự phát triển nóng vội, thiếu thận trọng với Mekong của Trung
Quốc sẽ bất lợi cho các lợi ích tốt nhất của tất cả quốc gia liên quan.
Trung Quốc cũng không thoát khỏi hậu quả tiêu cực từ dự án thuỷ điện và nắn
dòng Mekong. Khi cái giá khổng lồ về môi trường và xã hội trở nên rõ ràng,
thì mọi trách nhiệm sẽ đổ trực tiếp vào Trung Quốc. Các kế hoạch thủy điện Lan Thương và nắn dòng Mekong của Trung Quốc sẽ đẩy
Mekong vào sự suy giảm về mặt sinh học, ô nhiễm nặng nề, trở thành “dòng
sông chết” như Dương Tử và nhiều con sông lớn khác ở Trung Quốc. Những lợi
ích dài hạn từ các dự án này là đáng ngờ. Trung Quốc sẽ không thể điều khiển
dòng Mekong như từng làm với Dương Tử, như châu Âu với dòng Danube, hay Mỹ
với Mississippi. Thủy điện Lan Thương và hướng Mekong thành một tuyến đường thuỷ sẽ buộc các
nước hạ nguồn phải nỗ lực một cách kiệt sức nhằm tự bảo vệ khỏi các tác động
môi trường, với những tổn thất về nông nghiệp, nghề cá và sinh kế. Các đập thủy điện Lan Thương sẽ giết chết Mekong và trầm tích sẽ làm tiêu
tan các đập thủy điện ấy. Những nước hạ nguồn và cả Trung Quốc sẽ phải trả
giá đắt cho dự án phát triển “ngông cuồng” và thiếu thận trọng này
|