
Ngày 2 tháng 10 năm 2005
Hôm nay Đài Loan và Trung quốc lại
bị cơn bão Long Vương đe dọa, hồi
đầu tuần trận cuồng phong Damrey
thổi qua vùng Đông Nam Á đã làm 100
người chết, nặng nhất là tại Việt
Nam.
Trước đó miền Nam Hoa Kỳ cũng liên tiếp bị bão Katrina và Rita tàn
phá. Các sự kiện trên đây đã làm dấy
lên trở lại cuộc tranh luận về giả
thuyết cho rằng bão lụt ngày càng dữ
dội và thường xuyên hơn vì Trái đất
ngày càng bị
hâm nóng.
GS Nguyễn Quang Riệu thuộc đài
Thiên văn Paris, phân tích thái độ
thận trọng của giới nghiên cứu về
quan hệ giữa hiện tượng trái đất bị
hâm nóng với những nạn bão lụt dữ
dội hiện nay, qua cuộc phỏng vấn
do ban Việt ngữ đài RFI
(Radio
France Internationale)
thực hiện.
Trọng Nghĩa (RFI)
đặt câu hỏi:
RFI:
RFI hôm nay lại được hân hạnh tiếp
chuyện với GS Nguyễn Quang
Riệu. Trong thời gian gần đây mọi
người có cảm giác là khí hậu thời
tiết đang điên đảo. Thưa GS, nhìn
với góc độ khoa học, bão tố như vậy
đã được hình thành như thế nào, tại
châu Á chẳng hạn?
NQR:
Tại Châu Á, có 2 vùng trong đó bão
hay có khả năng xuất phát.
Một vùng trên Thái Bình
Dương
có tác động tới Việt Nam và
Philippines và một vùng trên Ấn
Độ Dương
tác động tới Bangladesh. Trên bề
mặt
trái
đất có tới 75% là biển , ở những
vùng nhiệt đới như VN, khi nước
biển bị hâm
nóng bốc hơi lên và tương tác với
khí quyển thì có khả năng gây ra
bão và lũ lụt ở nơi này, nhưng hạn
hán ở nơi khác. Lý do là vì khi khí
quyển
chứa nhiều hơi nước thì tình trạng
thời tiết không ổn định.
Những
mô hình khí hậu học
tiên đoán là
sự
gia tăng nhiệt độ sẽ gây ra những
vụ
mưa lớn và những
vụ
hạn hán lớn. Đây cũng là những sự
kiện có xu hướng đã xảy ra thực sự ở
một số vùng
trên toàn cầu.
Tuy
nhiên các nhà khoa học hãy còn rất
thận trọng chưa coi đó là những
bằng chứng khẳng định
là
những mô hình tiên đoán
khí hậu
là
đúng hoàn toàn,
bởi vì những thiên tai xảy ra
trong quá khứ được ghi lại hãy còn
quá ít ỏi, nên những kết luận
rút ra từ những quan sát bão
lụt
không có nhiều ý nghĩa về mặt thống kê.
RFI:
Nhìn một cách rộng hơn dưới góc độ
khoa học thì do đâu mà khí hậu Trái
đất biến đổi thường xuyên, thưa GS?
NQR:
Sự thay đổi khí hậu là một hiện
tượng đã từng xảy ra trong quá khứ,
nhiệt độ trên Trái đất đã nhiều lần
thăng giáng, chuyển từ giá lạnh
đến ấm áp. Hiện tượng thay
đổi khí hậu thiên nhiên này, với
những thởi kỳ nóng lạnh kéo dài
hàng vạn năm là do sự thay đổi rất
tinh tế của quỹ đạo trái đất, tự
quay xung quanh mặt trời và đồng
thời lắc lư, nhưng rất chậm, như
một con quay.
Khí hậu trên trái đất còn chịu ảnh
hưởng trực tiếp của khí quyển, nhờ
có khí quyển trong đó có những khí
gây ra hiệu ứng nhà kính bẫy khí
nóng từ Mặt trời chiếu xuống, nên
nhiệt độ trên Trái đất mới trở nên
vừa phải để sinh vật có thể sinh
sống thoải mái. Từ khi nền văn
minh khoa học kỹ thuất bắt đầu phát
triển cách đây 3 thế kỷ, nhân loại
đã khai thác nguyên liệu và sử dụng
ngày càng nhiều nhiên liệu để đáp
ứng nhu cầu phát triển công
nghiệp. Khí thải công nghiệp, chủ
yếu là CO2
,
là loại khí gây ra hiệu ứng nhà
kính làm mất
sự
cân bằng nhiệt thiên nhiên và làm
tăng thêm nhiệt độ trái đất. Tìm
hiểu diễn biến của khí hậu là công
việc không đơn giản chút nào, vì
trái đất có rừng, có
biển,
có tầng khí quyển bao bọc xung
quanh , tất cả đều có ảnh hưởng đến
khí hậu.
RFI:
Như
GS
vừa nói thì khí hậu rất là phức
tạp, như vậy giới khoa học đã làm
thế nào để nghiên cứu và dự báo
được các thay đổi về thời tiết, thưa
GS?
NQR:
Các nhà khí hậu học phải lập ra
những mô hình lý thuyết và sử dụng
những số liệu liên quan đến môi
trường đo đạc được trên toàn cầu.
Những số liệu được thu thập bằng
những thiết bị đặt trên mặt đất và
biển và cả trên những vệ tinh.
Các nhà khoa học sử dụng những số
liệu này cùng với những mô hình chạy
trên siêu máy tính có khả năng tính
toán lớn để tiên đoán thời tiết và
khí hậu
Tuy họ dùng những phương pháp tính
toán phức tạp như vậy,
nhưng họ cũng chỉ dự đoán
được
những xu hướng
diễn biến lâu dài
cuả khí hậu
trong khu vực rộng lớn, còn những
sự cố xảy ra ở từng địa phương và ở
thời điểm cố định nào đó,
như những trận bão và những đợt
nắng nóng
vừa mới xẩy ra đây đó,
thì chưa có thể dự báo trước lâu
được.
Một lý do nữa
làm
kết quả dự báo thời tiết và khí hậu
không chính xác là vì những trạm
quan sát để thu số liệu cần thiết
hãy còn quá thưa thớt trên toàn cầu,
nhất là trên biển.
RFI:
Thưa
GS,
dẫu sao thì tình hình khí hậu trên
hành tinh thì có vẻ rất bất thường
trong thời điểm hiện nay, cụ thể là
những trận bão Rita, Katrina, thổi
vào miền Nam nước Mỹ,
Long Vương thổi vào châu Á . Có
người khẳng định đó là do tác động
của con người hiệu ứng lồng kính
làm cho khí hậu trái đất nóng lên.
Giáo sư đánh giá giả thuyết này như
thế nào ?
NQR:
Hiện nay chưa có bằng chứng khoa
học nào cho phép
chúng
ta
khẳng định là khi khí hậu nóng lên
thì gây ra nhiều cơn bão,
tuy những mô hình khí hậu học
cho thấy rằng một khi trái đất
bị hâm nóng thì cường độ cuả
những cơn bão có xu hướng lớn
lên. Và gần như hầu hết các nhà
khoa học đếu nhất trí cho rằng sự
gia tăng nhiệt độ toàn cầu là đích
thực và khí khải công nghiệp đã
tham gia vào hiệu ứng nhà kính hun
nóng khí quyển, nhưng hậu quả của
hiệu ứng này không được ước lượng
một cách chính xác trong tương lai
và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như sự tăng trưởng dân số toàn cầu
và nhu cầu năng lượng của những thế
hệ sau. Nếu không hạn chế sự
tiêu thụ năng lượng hoá thạch
than và dầu khí thì, theo những
mô hình khí hậu, nhiệt độ trung
bình trên trái đất vào cuối
thế kỷ này có thể tăng lên từ
2 tới 6 độ C. Một hậu quả của sự
gia tăng nhiệt độ là biển giãn nở
làm mực nước biển tăng lên. Mực
nước ở ven biển
Đồ Sơn chẳng hạn, đã tăng
lên khoảng 20 cm trong vòng một thế
kỷ, cũng tương tự như độ tăng mực
nước quan sát ở những nơi khác,
tức là cao hơn hẳn những mực nước
trong hàng chục thế kỷ trước. Việt
Nam vừa hẹp vừa có bờ biển dài
hàng nghìn km, là một môi trường
rất dễ bị tổn thương.
RFI:
Hiện tượng khí quyển bị hâm nóng
như vậy là đã có những tác hại rất
lớn, trong tình hình đó biện pháp
khắc phục là gì, thưa GS?
NQR:
Một trong những biện pháp ngăn ngừa
sự hâm nóng khí quyển là hạn chế
sự tiêu thụ những nhiên liệu hóa
thạch như nghị định thư Kyoto đã ấn
định. Biện pháp này đặt ngay ra vấn
đề kinh tế và kỹ thuật tại các nước
đang phát triển. Việt Nam chẳng
hạn, là một nước không thiếu tài
nguyên, đặc biệt là than và dầu khí,
có thể được dùng để sản xuất năng
lượng. Tuy có thêm cả năng lượng
thủy điện, với mức tăng trưởng công
nghiệp như hiện nay, VN cần triển
khai thêm cả những năng lượng tái
tạo không ô nhiễm để đáp ứng chỉ
thị của Nghị định thư Kyoto.
Muốn thực hiện được mục tiêu này
cần phải có sự cộng tác của các
nước phát triển sẵn sàng chuyển
giao kỹ thuật. Tuy nhiên ngay tại
các nước phát triển, kỹ thuật sản
xuất năng lượng không ô nhiễm như
năng lượng gió, năng lượng mặt
trời, năng lượng sinh học cũng chưa
được phổ biến lắm, chỉ có năng
lượng hạt nhân là hiện nay đang
được sử dụng thường xuyên ở một số
quốc gia như nước Pháp, tuy một số
quốc gia khác tự hạn chế năng lượng
hạt nhân vì lý do an toàn và vì vấn
đề chất thải phóng xạ độc hại.
Trong khi chờ đợi sự triển khai
trên quy mô lớn các năng lượng
không ô nhiễm, nhân loại không có
một biện pháp thần diệu nào để giảm
bớt sự gia tăng nhiệt độ nhằm tránh
khỏi những hậu quả chưa lường được.
Chúng ta chỉ có cách hạn chế sự
tiêu thụ năng lượng hóa thạch, bởi
vì các mô hình khí hậu không tiên
đoán được lâu trước những cơn
bão, nên ta phải dùng biện pháp
phòng ngừa, chẳng hạn như kế hoạch
di dân nhanh chóng và kế hoạch xây
nhà ở vùng duyên hải, nhằm tránh khả
năng ngập lụt.
Ngoài ra chúng ta cũng trông mong
vào các nhà lãnh đạo các quốc gia
toàn cầu có tinh thần công dân,
nhiệt tình thi hành những đề nghị
của Nghị định thư Kyoto, đã được
phê chuẩn bởi đa số quốc gia trên
thế giới.
RFI Việt ngữ
xin thành thật cảm ơn Giáo sư Nguyễn
Quang Riệu thuộc đài thiên văn
Paris
|