Những bài
cùng tác giả
4- CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM THÂN THIỆN MÔI
TRƯỜNG CỦA FDG VÀ AJINOMOTO
---Sẵn sàng đặt cược toàn bộ tương lai---
4-1 Nỗ lực phối hợp giữa những chuyên môn khác nhau
Hoạt động của FDG-Thai lan(từ đây viết gọn là FDG)
giúp tập đoàn AJT tập trung vào việc phát triển một
cách thân thiện môi trường trong sản xuất axít amin.
Trong hình 5-6 chúng tôi đã mô tả sơ đồ liên hệ giữa
AJT và FDG, với cộng đồng địa phương và môi trường.
Sự kết hợp FDG vào AJT có hai lợi thế: cải tiến và
giảm thiểu gánh nặng về môi trường trong hoạt động
sản xuất axít amin, có khi còn cải thiện luôn cả môi
trường. Lợi điểm thứ nhất là việc cô lập chất thải
lỏng và rắn, sản phẩm phụ (chất trung gian phát sinh
trong quy trình) từ công nghệ của mình, AJT có thể
tập trung đóng góp vào việc quản lý môi trường trong
khu vực cần đến chuyên môn như xử lý nước thải; kiểm
soát độc chất trong khí thải phát sinh; giảm phát
tán khí CO2(làm trái đất ấm lên—HLT) qua việc nâng
cao hiệu suất và giảm năng lượng tiêu thụ trong quy
trình lên men.
Lợi điểm thứ nhì là qua việc có được một công ty
nông nghiệp dựa trên quản lý việc sản xuất sản phẩm
thân thiện môi trường, là FDG, chất rắn và lỏng
trung gian của quy trình lên men của Ajinomoto có
thể bán giá cao dựa trên sự nghiên cứu và phát triển
những gì mà nông dân sở tại thật sự có nhu cầu. Như
thế hậu thuẩn nông nghiệp tốt hơn, việc tiếp thu ý
kiến của các chuyên gia khuyến nông và có những bằng
chứng khoa học tin cậy trong tay, doanh số tiêu thụ
phân bón có thể khả quan hơn.
Trong vai trò một công ty nông nghiệp sở tại, FDG có
thể xử lý các loại vật tư tương tự ở các ngành công
nghiệp khác. Điều này đóng góp thêm vào việc quản lý
môi trường của công ty và dịch vụ của FDG có thể
vươn xa ngoài tập đoàn, hình thành một phần của cấu
trúc cơ sở hạ tầng xã hội tại cộng đồng địa phương.
Do đó, dịch vụ mở rộng quản lý môi trường này của
FDG sẽ đóng góp vào việc giảm bớt gánh nặng môi
trường cho địa phương.
FDG cũng đã khởi động xong (cụ thể là vào năm 2004)
bước hội nhập vào trình độ chuyên môn trong canh tác
nông nghiệp qua việc trồng thí điểm cây khoai mì.
Mục đích của việc này là giảm chi phí trong một vụ
mùa và quan trọng hơn nữa là việc tăng sự hấp thu
khí CO2 trong một đơn vị khu vực nông nghiệp một
cách đáng kể.
Qua việc phân định rõ các chức năng của Ajinomoto và
FDG, cả hai tổ chức có thể dồn sức vào lĩnh vực
chuyên môn của mình, và FDG, do được độc lập, có thể
vươn tầm chuyên môn của mình trong việc quản lý môi
trường ra ngoài phạm vi công ty.

Hình 5-6 Kiều mẫu liên kết nhau nhằm tạo ra hệ thống
sản xuất thân thiện
môi trường và mối liên hệ với cộng đồng địa phương
của
Ajinomoto Thái Lan và FDG (Nguồn: Fukushi 2006 thêm
vào)
4-2 Dùng công ty FDG để thử nghiệm và hiệu quả hóa
chiến lược kinh doanh với các mô hình
Trong nhiều hoàn cảnh kinh doanh, điều cơ bản trong
tranh luận là liệu chúng ta sẽ đặt ưu tiên vào môi
trường hay vào kinh tế. Câu trả lời của chúng tôi
là, dứt khoát cần cả hai. Chúng tôi sẽ cố gắng thoả
mãn cả về môi trường lẫn kinh tế. Mọi người đều muốn
việc kinh doanh phát triển và đóng góp cho nhân loại
trên thế giới, thế thì tại sao luôn có thất bại và
thành công ? Nếu như có sự khác biệt giữa con người
và công ty thành công với con người và công ty thất
bại, thì chúng tôi nghĩ rằng đó là sự khác biệt về
biên độ của lòng quyết tâm và chiến lược thực hiện.
Khi một người thật sự ham muốn một điều gì đó thật
mãnh liệt đến nỗi anh ta sẵn sàng đặt cược toàn bộ
tương lai của mình vào một vòng xoay của bánh xe may
rủi để đạt được nó, anh ta chắc chắn sẽ thành công
(Hill 1960).
Để tạo ra một công ty thân thiện môi trường, bản
thân chúng tôi và FDG đã cương quyết nhắm tới sự
thành công của nó. Về mặt chiến lược, chúng tôi dùng
khái niệm và mô hình kinh doanh được Donald Mitchell
et al. (1999) phát triển trong “Giải pháp 2000 phần
trăm”, là tạo thành công luỹ thừa cho kinh doanh
bằng cách loại bỏ sự bảo thủ. Chúng tôi cũng áp dụng
phương pháp của Mitchell & Coles (1999) trong “Lợi
thế cạnh tranh tối thượng”, giảng giải về một mô
hình kinh doanh liên tục thay đổi mới đảm bảo thành
công.
Như chúng tôi đã giải thích , các vấn đề về môi
trường đã vượt qua Điểm Bất Khả Hồi (Point of No
Return -PNR). Do đó chúng tôi cần biện pháp đối phó
nhằm duy trì một môi trường khả dĩ sống được; chúng
tôi cần thành công luỹ thừa để vượt qua những vấn đề
môi trường đang phát sinh theo cấp luỹ thừa.(nạn ô
nhiễm ngày càng trầm trọng—HLT). Những giải pháp tốt
nhất về công nghiệp hiện tại, mà nhiều trường dạy
kinh doanh nhấn mạnh vào trong các mẫu phân tích học
tập, đã không cung cấp giải pháp nào cho sự thành
công luỹ thừa. Chúng tôi cần phải vượt khỏi những
giới hạn của mô thức kinh doanh tốt nhất hiện thời
bằng việc loại trừ những sự trì trệ(hay bảo thủ),
qua đó ấn định những tiêu chí mới giúp chúng tôi
theo đuổi lý thuyết thực hành tốt nhất, như vậy mới
phát triển luỹ thừa để kịp giải quyết những vấn đề
môi trường tương ứng.
Chúng tôi đã nhân gấp ba hoạt động kinh doanh của
FDG trong vòng 3 năm qua với sự nỗ lực phi thường
của các đồng nghiệp tại AJT và FDG,hiện nay đang trù
hoạch để phát triển luỹ thừa nhanh hơn nữa trong
đường lối thân thiện môi trường và có trách nhiệm
với xã hội. Một khái niệm kinh doanh mới, gia cố
bằng mô hình kinh doanh thay đổi liên tục và nhắm
đến lý thuyết đúng đắn tốt nhất, sẽ giúp các công ty
đạt được lợi thế cạnh tranh tối thượng. Chúng tôi cố
gắng ứng dụng khái niệm kinh doanh được phát triển
của Mitchell et al., đóng góp vào sự bền vững môi
trường, tinh thần trách nhiệm xã hội và cho sự thành
công to lớn của FDG, nhân viên của nó, các khách
hàng và cộng đồng địa phương.
Ứng dụng vào hai chiến lược kinh doanh xuất sắc nêu
trên, chúng tôi đã phát triển chiến lược cho việc
kinh doanh thân thiện môi trường, và một bộ khung
khái niệm cho sự kinh doanh có thân thiện môi trường
, cả hai được chúng tôi dùng làm chiến lược kinh
doanh cho FDG.
Nhờ AJT không còn âu lo về sản phẩm phụ, tập trung
vào công tác chính mà nó đã rất am hiểu. Từ đó, sản
xuất hiệu quả và thân thiện với môi trường có thể
được tạo ra, dẫn đến thành quả tạo dựng một môi
trường tốt đẹp hơn bởi các xưởng AJT. Thí dụ như
lượng nước thải xả ra đã giảm khoảng 20% giữa năm
2001 và 2002. Xử dụng năng lượng hiệu quả của nhà
máy cũng cải thiện khoảng 20%. Nhà máy Ajinomoto
Kampenphet bán hơn 99,9% vật tư trung gian trong quy
trình của nó cho FDG (Kizen 2004). FDG chuyển đổi
toàn bộ vật tư trên thành phân bón cao cấp. Điều này
là 1 triệu phần trăm tiến bộ so với ngày xưa khi hầu
hết những vật tư này dùng san lấp hoặc đổ xá xuống
biển sâu.(mà công ty Vedan đã và đang làm lén lút ở
Việt Nam trong 14 năm qua—HLT)
4-2-1 Ma trận về “Khái niệm sản phẩm toàn bộ”, “Cung
cấp năng lượng” và “Chuổi giá trị”
Khái niệm Toàn bộ là sản phẩm (APC), Cung cấp năng
lượng và Chuổi giá trị là những khái niệm trong việc
giảm thiểu gánh nặng cho môi trường trong quy trình
sản xuất, để đạt được một sự thân thiện môi trường.
AJT quen xem vật tư trung gian trong quy trình là
những chất thải, tuy nhiên khi APC được áp dụng, quy
trình được thiết kế lại sao cho mọi thứ trong quy
trình đều bán được như là những sản phẩm chính.
(Hình 5-7)

Hình 5-7 Khái niệm Toàn bộ là sản phẩm (APC)
Nguồn: Hiroshi Fukushi (2006), Chiến lược tiếp cận
kinh doanh
thân thiện môi trường (USA, Dissertation.com), p124.
AJT và FDG đều áp dụng nguyên tắc APC này. Sản phẩm
của AJT là bột ngọt và nguyên liệu thô công nghiệp
giao cho FDG. Phần mình, FDG gia công thêm giá trị
vào phân bón, thức ăn gia súc và các sản phẩm công
nghiệp khác. Do không còn chất thải, hiệu suất xử
dụng năng lượng và nguyên vật liệu lên cao nhất, giá
trị sản phẩm cũng tăng cao trong lúc gánh nặng về
môi trường bị hạ xuống tối thiểu. FDG có thể làm gia
tăng vật tư và chu kỳ năng lượng cho cộng đồng địa
phương, bao gồm cả các nhà máy địa phương khác cũng
như với AJT.Đây là một áp dụng của ESVC mà chúng tôi
đã trình bày trong phần trước. Nó giúp cho không
những AJT và FDG mà còn cộng đồng địa phương với /
hoặc những nhà máy nước ngoài nào khác có tham gia,
được cải tiến tốt hơn ở cấp số nhân như trong lý
thuyết về mặt tiêu thụ năng lượng và vật tư, kết quả
là giảm thiểu cũng ở cấp số nhân lượng khí thải CO2
vào cộng đồng địa phương. (Hình 5-8)

Hình 5-8 Cung cấp Năng lượng và Chu kỳ Giá trị chung
quanh FDG
Nguồn: Hiroshi Fukushi (2006), Chiến lược tiếp cận
kinh doanh
thân thiện môi trường (USA, Dissertation.com), p132.
4-2-2 Chiến lược, tầm nhìn và khẩu hiệu công tác
(slogan) của FDG
Chúng tôi đang áp dụng "Chiến lược ma trận cho kinh
doanh phát triển thân thiện môi trường" vào công
việc phát triển FDG . Ma trận công việc kinh doanh
thân thiện môi trường có thể được dùng như một bản
đồ chiến lược để hoạch định phương pháp liên tục cải
tiến mô hình kinh doanh trong sự nghiệp kinh doanh
phát triển thân thiện môi trường,
Ở Thái Lan, nền kinh tế truyền thống và tư bản song
song tồn tại. Ở vùng quê, ngành công nghiệp chủ yếu
là phục vụ nông nghiệp và đời sống người dân chủ yếu
dựa vào nền kinh tế truyền thống. Vài nhà máy của
AJT đặt tại vùng nông thôn Thái Lan, nơi mà nền kinh
tế truyền thống vẫn còn tồn tại. Hầu hết nông dân
đều thiếu thốn tiền mặt và còn yếu kém về kiến thức
nông nghiệp hiện đại, các chất hóa học lẫn kỹ thuật
canh tác. Máy móc nông nghiệp và trang thiết bị còn
khá thiếu thốn so với những nước đã phát triển.
Mặt khác, ở khu vực thành thị thì nền kinh tế tư bản
chiếm lĩnh toàn bộ, GDP hàng năm tăng nhanh chóng ở
mức 6,1% (2004). Tuy nhiên, sự thiếu thốn cơ sở hạ
tầng để đối phó với chất thải công nghiệp nên càng
làm tình hình môi trường thêm tệ hại .
FDG áp dụng hai chiến lược ma trận của việc kinh
doanh thân thiện môi trường: một cho nền kinh tế thị
trường và một cho nền kinh tế truyền thống. Ma trận
cho nền kinh tế thị trường có hai yếu tố: Sản phẩm
Xanh và Đổi mới Dịch vụ cùng với Xây dựng hệ thống
Xanh hóa. Ma trận cho nền kinh tế truyền thống cũng
có hai yếu tố: Sản phẩm Xanh và Đổi mới Dịch vụ cùng
với Đổi mới Luận thuyết Môi trường Xanh Tầm nhìn và
khẩu hiệu của FDG dựa trên ý tưởng tạo dựng một công
ty lý tưởng cho sự phát triển công nghiệp bền vững
và bảo tồn môi trường lành mạnh.
Tầm nhìn:
Bắt đầu từ việc quản lý môi trường cho công nghiệp
lên men vi sinh tạo axít amin và kỹ nghệ địa phương
ở Thái Lan, ước mơ của chúng tôi là trở thành một
công ty kinh doanh nông nghiệp đa dạng có thân thiện
với môi trường, phục vụ như một cơ sở hạ tầng xã hội
quan trọng trong việc giảm thiểu phát tán nguy hại
phát sinh từ công nghiệp vào môi trường sống, qua đó
giúp chúng tôi đạt được sự phát triển thân thiện môi
trường cho kỹ nghệ địa phương và bảo tồn được môi
trường sống tốt đẹp. Bằng việc làm của mình tại Thái
Lan, chúng tôi sẽ làm cho môi trường thế giới tốt
đẹp hơn.
Khẩu hiệu công tác (Slogan):
CHÚNG TÔI SẼ LÀM CHO THẾ GIỚI CÓ MÀU XANH
Hình 5-9a “Bành trướng cơ sở Xanh hoá môi trường”
của FDG Trong nền kinh tế truyền thống ở Thái Lan

Nguồn: Luận án của Fukushi (2006)
Hình 5-9b “Đổi mới Xanh hoá Môi trường” của FDG
Trong nền kinh tế thị trường ở Thái Lan

Nguồn: Luận án của Fukushi (2006)
5 PHẢN HỒI VÀ NHỮNG NHẬN XÉT VỀ FDG
FDG đang nhận được những phản hồi và nhận xét tích
cực từ trong lẫn ngoài AJT và công ty Ajinomoto.
Thường thì khách tham quan từ nội bộ của tập đoàn
Ajinomoto có khuynh hướng bị ấn tượng bởi sự lớn
mạnh nhanh chóng trong việc kinh doanh và kết quả
tài chánh khả quan của FDG. Các vị khách ở ngoài tập
đoàn Ajinomoto, chẳng hạn như các tổ chức phi chính
phủ(NGO) và các tổ chức chính phủ, cũng mang ấn
tượng tốt đẹp bởi biên độ phức hợp và tính hiệu quả
về năng lượng và tái sinh nguyên liệu, bất ngờ thú
vị trước những hoạt động giảm thiểu gánh nặng môi
trường.
Những kết quả đáng khích lệ này đã vượt xa sự mong
đợi của chúng tôi và động năng làm việc của công
nhân tăng cao chưa từng thấy. Tại FDG, chúng tôi có
gắng mở rộng việc phổ biến thông tin đến các vị
khách và trao gởi những thông điệp về việc phát
triển thân thiện môi trường.
Chúng tôi cam kết giữ gìn môi trường sống của mình
sạch sẽ để chào đón thế hệ tương lai và theo đuổi
đường lối mà CHÚNG TÔI BIẾT RẰNG NÓ SẼ LÀM CHO THẾ
GIỚI MANG MÀU XANH.
6 TỔNG KẾT
1- Những vấn đề về môi trường trong công nghiệp lên
men vi sinh tạo axít amin bao gồm một “quan điểm bảo
thủ” cho rằng “phù hợp với môi trường sẽ gánh chịu
chi phí buộc công ty phải hy sinh lợi nhuận và tính
cạnh tranh”. Quan điểm văn hoá cổ lổ này, truyền
thống của ngành công nghiệp, có thể cải biên lại
thành “nhấn mạnh vào truyền thống cho rằng phát
triển thân thiện môi trường là chi trả rồi tạo ra
nhiều lợi nhuận hơn” qua việc tiến trình “Phá tan
bảo thủ” để cải thiện hoạt động của ngành công
nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và giúp duy
trì sự phát triển của ngành.
2- FDG được thành lập bởi tập đoàn AJT như là một
sản phẩm của sự nhấn mạnh vào truyền thống tích cực.
Những lợi thế từ sự độc lập của một công ty quản lý
môi trường đã được phân tích qua hệ thống phân tích
SWOT, cho thấy rằng sự tách biệt chức năng như thế
sẽ nâng cao hiệu quả của từng hoạt động và do đó
giúp cho mỗi nhóm điều hành tốt hơn trong việc giảm
thiểu gánh nặng cho môi trường và có được những cơ
hội để mở rộng chuyên môn sang các lĩnh vực công
nghiệp khác:
• AJT có thể tập trung vào việc cải thiện hiệu quả
xử dụng năng lượng và vật tư trong quy trình sản
xuất nhằm giảm thiểu gánh nặng môi trường; và
• Chuyên môn của FDG trong quản lý môi trường có thể
chuyên sâu hơn và việc bao trùm dịch vụ về quản lý
môi trường có thể mở rộng ra ngoài tập đoàn
Ajinomoto để đóng góp cho sự phát triển môi trường
địa phương ở Thái Lan.
• FDG sử dụng “Ma trận cho chiến lược kinh doanh
thân thiện môi trường” để ảnh hưởng đến những thay
đổi liên tục trong mô hình kinh doanh (Mitchell &
Coles 2003) nhằm giúp cho công ty lớn mạnh và đóng
góp vào sự cải thiện môi trường trong công nghiệp
lên men vi sinh và địa phương Thái Lan, dần dần vươn
xa tầm ảnh hưởng bao trùm các ngành công nghiệp địa
phương khác tiến đến giao thương cùng thế giới. Khái
niệm “Mọi thứ đều là sản phẩm”, “Cung cấp năng
lượng” và “Giá trị xoay vòng” là những khái niệm căn
bản áp dụng cho AJT và FDG để đạt được một mức độ
rất cao về xử dụng hiệu quả năng lượng và vật tư,
qua đó giảm thiểu rõ rệt gánh nặng môi trường và
giúp việc kinh doanh được phát triển bền vững ./.
Người dịch : Nguyễn Thanh Quyền
Hồng Lê Thọ hiệu đính
Tham khảo
“Báo cáo môi trường của tập đoàn Ajinomoto năm
2004”
Tài liệu sử dụng trong bản báo
cáo nầy:
Akira Kizen
(2004), “Zero Emi Tsushinbo Thai Ajinomoto
Kampenphet koujyou”
(bản dịch tiếng
Anh; Báo cáo thẩm định về mức phán tán ô nhiễm bằng
Zero của Ajinomoto
Thailand Co., Ltd.
-Nhà máy Kampenphet-), Nikkei Ecology, 2004,
May, pp 64-65.
Donald Mitchell và Carol
Coles (2003), Lợi điểm Cạnh tranh Tối
thượng (The Ultimate Competitive Advantage),
(CA, the USA: Berrett-Koehler Publishers, Inc.).
Donald Mitchell, Carol Coles
và Robert Metz (1999), “Giải pháp 2000 phần
trăm” (The 2,000 Percent
Solution,(NY, the
USA: Authors Choice Press).
FIDINAP, United
Nations, Thông tin về phân bón tại Thái Lan
(Fertilizer Information in Thailand),
FINANDIP (n.d.)
[Online], Available;
http://www.fadinap.org/Thailand/indicators.htm,
[Thu thập vào ngày
24/8/2005].
Hiroshi Fukushi
(2006), Chiến lược tiếp cận Kinh doanh bền vững
môi trường (A Strategic Approach to the
Environmentally Sustainable Business), (the USA:
Dissertation.com).
Hiroshi Fukushi (2006),
Luận án đã nộp cho phân khoa Nghiên cứu Tốt Nghiệp
của Viện Đại học Rushmore (Dissertation submitted to
the faculty of Graduate Studies of Rushmore
University).
Napoleon Hill,
“Ý tưởng và Phát tài” (Think & Grow Rich
(1960)), (the USA: Fawcett Books).
Biện pháp bảo vệ môi trường của các công ty Nhật
ở hải ngoại -Thái Lan. (Overseas Environmental
Measures of Japanese Companies (Thailand), Báo cáo
nghiên cứu các xu hướng đánh giá môi trường liên
quan đến hoạt động hải ngoại các công ty Nhật niên
khóa 1998 (Research Report on Trends in
Environmental Considerations related to Overseas
Activities of Japanese Companies FY 1998
Lời nói cuối của người hiệu đính
Nếu theo dõi từ đầu tư liệu “báo cáo của Ajinomoto”
nầy độc giả dễ dàng nhận thấy đây là một tài liệu có
tính chất “đánh bóng” thương hiệu Ajinomoto, giải
thích vòng vo những nổ lực của tập đoàn nầy trong
việc lập ra một công ty con tại Thái Lan để tiêu thụ
“phân bón” được sản xuất từ chất thải của nhà máy
bột ngọt, không những làm tăng doanh thu, mà còn
giải quyết được nạn gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng nếu không được xử lý nghiêm túc. Trong suốt 51
trang (nguyên bản) của báo cáo nầy, người ta không
tìm thấy hai chữ “ô nhiễm” trong bài viết. Các tác
giả cố tình né tránh, e ngại rằng sẽ gây ấn tượng
“không đẹp” cho những sản phẩm làm ra. Những thuật
ngữ có dính dáng đến ô nhiễm, độc hại, bệnh tật…
tuyệt đối tìm cách diễn đạt khác, tế nhị hơn như
“thân thiện” với môi trường, “tăng cường”(enhancer)
hương vị… cũng không ngoài mục đích đó. Nói khác đi
ngành sản xuất MSG vốn đã bị tai tiếng là một ngành
gây ô nhiễm tai hại khắp nơi chúng có mặt, cụ thể
nhất là những nhà máy của công ty Vedan(Đài loan),
MiWon(Hàn quốc) hay Ajinomoto(Nhật bản)* tại Việt
nam hiện vẫn đang là vấn đề nóng bỏng trong những
ngày gần đây vì tác hại từ nước thải ra sông ngòi đã
lên đến mức báo động đỏ.
Dù vậy, chúng tôi sử dụng “báo cáo” nầy làm tư liệu
vì những lý do sau đây:
-Qui trình công nghệ sản xuất và xử lý nước thải của
nhà máy sản xuất bột ngọt không kèm theo thiết bị xử
lý chất thải thỏa đáng và tương thích, thường tìm
mọi cách thải thẳng “chui” ra sông ngòi để tiết kiệm
chi phí đầu tư ban đầu( như ở Trung quốc, Thái lan
hay nước khác…) phá hoại nghiêm trọng đến môi trường
gây thiệt hại cho môi sinh, con người ở địa phương
có nhà máy là một thực tế tương đối phổ biến. Qua sơ
đồ kĩ thuật và số liệu trong bài sẽ giúp các nhà
nghiên cứu và quản lý môi trường có điều kiện tham
khảo khi thanh kiểm tra những thủ đoạn gian dối và
xảo quyệt của tập đoàn Vedan cũng như những cơ sở
tương tự.Thông thường những chi tiết kỹ thuật nầy
được giữ rất bí mật đối với bên ngoài, ngay cả “công
suất” thực sự của từng công đoạn trong qui trình sản
xuất cũng bị ém nhẹm. Với một qui trình sản xuất
khép kín với bồn chứa, van ống chằng chịt trong nhà
máy làm bó tay những ai không nắm bắt về kỹ thuật là
điều dễ hiểu.
-Qua tài liệu nầy Ajinomoto chính thức xác nhận là
có thể áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để khắc phục
ô nhiễm, xử lý chất thải của nhà máy chế biến. Theo
tiết lộ của ông Tsuji Takeshi, giám đốc Ajinomoto
tại Việt nam thì chi phí trang thiết bị xử lý tương
đương 1,2-1,3 đô la/tấn sản phẩm hay như Ông Nguyễn
văn Sơn, cựu giám đốc nhà máy bột ngọt(1968-1975)
cho biết “ một quy trình xử lý chất thải có nhiều
BOD và tính axít của ngành bột ngọt, chi phí này làm
đội giá thành lên trung bình khoảng 15% “ . Nếu dùng
con số nầy để tính toán số tiền Vedan phải nộp phạt
trong 14 năm qua theo công suất đăng kí của các phân
xưởng thì chúng ta sẽ thấy con số 217 triệu đồng
“phí môi trường” mà Bộ Tài Nguyên môi trường Việt
nam đưa ra là quá khiêm tốn và dễ dãi ! Từ những
thông số tham khảo nầy, cơ quan bảo vệ môi trường
của Việt nam có thể yêu cầu các nhà máy sản xuất MSG
phải đầu tư thích đáng để được giấy phép hoạt động
trở lại trên đất nước Việt Nam. Điều mà vị Phó chủ
tịch tỉnh Đồng Nai cho rằng “Vedan quá siêu” và tinh
vi đến độ địa phương không tìm ra manh mối của những
chất thải với báo chí trong lúc vụ án Vedan được
phơi bày ra ánh sáng trong tháng 9 vừa qua là một
điều vừa buồn cười vừa đau lòng(!?) nếu như đó là sự
thật hay có những “sự thật” khác mà người dân chưa
được biết trong một thời gian hơn một thập kỉ ?
-Vấn đề chất thải của nhà máy sản xuất MSG được chế
biến thành phân bón vốn không mới mẻ gì. Ajinomoto
đã ứng dụng kĩ thuật nầy từ những năm 1980 khi vấn
đề ô nhiễm của nhà máy sản xuất bột ngọt trở thành
tâm điểm phê phán trên công luận và Ajinomoto cũng
đã đưa phân bón nầy từ nhà máy ở Indonêxia sang Việt
nam để thử nghiệm trong một thời gian dài(1993-1997)
trước khi chính thức bắt tay vào việc sản xuất sản
phẩm phân bón Ami-Ami. Trong thời gian đầu Ajinomoto
đã phát không cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long
để quảng bá, gây nhiều tai tiếng và nghi ngờ về hiệu
quả thật sự khi xét nghiệm dung dịch có pha Ami-Ami.
Thật là “Nhất cử lưỡng tiện”. Hơn thế nữa qua “báo
cáo” nầy chúng ta có thể thấy Ajinomoto đang lập lại
ở nước ta những gì mà họ đã thành công ở Thái lan
trong lĩnh vực nầy và đó là mục đích cao nhất của
những người chấp bút “báo cáo của Ajinomoto”.
Tuy nhiên điểm mấu chốt và quan trọng nhất là có nên
dùng bột ngọt trong đời sống, lương thực, thực phẩm
hàng ngày hay không ? Để có câu trả lời, xin mời bạn
đọc theo dõi bài “Hồ sơ tội ác của bột ngọt/MSG”
trên trang web Vietsciences.free.fr, mục “Vụ án
Vedan” 4 và loạt bài của tác giả về những vụ án gây
ô nhiễm tại Nhật bản .
Tổ chức y tế thế giới đã ra khuyến cáo “người lớn
hay trẻ thơ trên 12 tuần tuổi không nên dùng trên
120 mg/ 1 kg thể trọng/ ngày, có nghĩa là không nên
sử dụng 6 gr/ngày cho người nặng 50 kgs”. Nhật bản
là nước phát minh ra bột ngọt gây ảo giác nầy cũng
đã giảm thiểu việc sử dụng MSG trong đời sống người
dân từ những năm 1980 khi vấn đề ung thư , tiêu hóa,
gan thận, thần kinh, bệnh mất trí nhớ(Alzheimer),
Parkinson(run rẩy tay chân, co giật cơ bắp) và nhẹ
nhất là các chứng dị ứng, phù nề, ngứa ngáy…phát
sinh từ việc tiêu thụ bột ngọt được phổ biến. Dù
vậy, ngày nay trong các loại thực phẩm chế biến như
giò chả, mì ăn liền, thịt cá đóng hộp, nước uống
giải khát…tức 80-90% sản phẩm thực phẩm chế biến
trên thị trường đều có chứa bột ngọt để tăng độ “đậm
đà” và đó cũng là lý do giải thích tại sao bột ngọt
lại vô cùng phổ biến ở những nước nghèo, vùng nông
thôn, nơi nào đời sống khó khăn thì tỷ lệ người dân
dùng bột ngọt lên rất cao ! Tất cả hàng quán mì
cháo, phở bún, miến, thực phẩm hàng rong… ở nước ta
sử dụng bột ngọt thoải mái, đến khi thực khách ăn
xong mới biết mình đã “trúng” độc vì môi dộp, cổ
cứng đơ, lưỡi rát hay bồn chồn khó chịu, buồn nôn…
Hi vọng một ngày nào đó không xa, Bộ Y tế các nước
qui định việc sử dụng bột ngọt chặt chẽ hơn, buộc
các nhà sản xuất phải ghi rõ trên bao bì “ăn bột
ngọt có hại cho sức khỏe” như việc chống hút, quảng
cáo thuốc lá ngày nay.
Hồng Lê Thọ
(*) Xem thêm các trường hợp cụ thể
(1) Hổ sơ Vedan ở “Vietsciences.free.fr”
(2) Công ty Bột ngọt MiWon gây ô nhiễm ở tỉnh Phú
Thọ và Tây Ninh
Miwon đã thừa nhận trung bình xả ra sông Hồng 150m3
nước thải chưa qua xử lý mỗi ngày.
http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2008/10/167210/
http://www.nea.gov.vn/Sukien_Noibat/Tinkhac/Thang%2010-2008/nld_3-10.htm
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ và
Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Phú Thọ vừa tiến
hành kiểm tra đột xuất Công ty Miwon, chuyên sản
xuất bột ngọt tại TP Việt Trì, Phú Thọ. Kết quả
thanh tra cho thấy, từ năm 1996 đến nay, Miwon đã xả
thẳng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ra sông
Hồng.
Đường ống dẫn nước thải của Miwon còn bị vỡ khiến
người dân xung quanh phải sống trong cảnh ô nhiễm
http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/806721/
Cá trên sông Sài Gòn chết do độc tố Cyanure?
Cá chết hàng loạt vì độc tố Cyanure?
Hiện tượng cá chết hàng loạt vừa qua tại Bình Dương
và Tây Ninh không phải do vi khuẩn, virus… mà có khả
năng do chất độc Cyanure có trong nước thải của nhà
máy mì MIWON.
Cá chết trải dài 30km đường sông
Theo người dân sống trong khu vực thị trấn Dầu
Tiếng, Nhà máy Chế biến mủ cao su và Nhà máy mì
MIWON thường hay xả nước thải vào nhánh sông Sài
Gòn. Vào thời điểm xảy ra hiện tượng cá chết hàng
loạt, Nhà máy mì MIWON cũng đang xả nước thải. Cùng
lúc đó, hồ Dầu Tiếng cũng xả mặn nên đẩy nước thải
của Nhà máy mì MIWON chảy dọc theo sông Sài Gòn, làm
cụm bè cá trong khu vực này chết đột ngột.
Tại thời điểm cá chết, người dân cho biết có thấy
dòng nước màu đỏ chạy dọc theo dòng sông. Dòng nước
này chảy đến đâu thì cá chết đến đó, cường độ cá
chết rất nhanh. Chỉ khoảng 20-25 phút là đã chết gần
như hết bè cá. Chỉ trong vòng 2 giờ, cá chết nằm
trắng xóa dọc cửa sông, kéo dài khoảng 30km.
Theo thống kê, khoảng 46 lồng cá đã bị chết, chủ yếu
là cá điêu hồng, cá lăng và cá chình. Mỗi lồng thả
khoảng 30.000 con, có trọng lượng từ 400-500g/con.
Các chủ bè cho biết, lúc đầu, họ neo bè đậu trên
sông thuộc thị trấn Dầu Tiếng, khi thấy một số bè
trên đầu nguồn có cá bị chết, họ đã di chuyển đến ấp
Bến Tranh - xã Thanh An nhưng cũng không cứu được
cá.
Chất độc Cyanure là “thủ phạm”?
Trung tâm Quốc gia quan trắc, Cảnh báo môi trường và
PNDB Thủy sản khu vực Nam bộ - Viện nghiên cứu nuôi
trồng Thủy sản II vừa cho biết kết quả khảo sát về
hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Sài Gòn.
Báo cáo nhận định nguyên nhân cá chết không phải do
tác nhân gây bệnh hữu sinh (vi khuẩn, virus, ký sinh
trùng, nấm) mà khả năng cá chết hàng loạt là do nước
thải từ các nhà máy có những chất độc gây hại cho
cá.
Đáng chú ý nhất là trường hợp của nhà máy mì MIWON.
Nhiều khả năng cá chết do chất độc Cyanure có trong
nước thải của nhà máy này. Bởi trong củ mì tươi dùng
để chế biến bột mì của nhà máy có hàm lượng acid
cyanhdyric rất cao.
Biểu hiện cá chết được các chuyên gia của Viện
nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II ghi nhận: trước
khi chết, cá nhảy dựng lên khỏi mặt nước, rơi xuống,
lật ngửa bụng. Và cá chết có biểu hiện xuất huyết
các gốc vây, miệng mở to, một số con bị nổ mắt.
Theo báo cáo, đoạn sông chảy qua thị trấn Dầu Tiếng
rất hẹp, lưu tốc nước thấp, hàm lượng oxy hòa tan
(DO) thấp. Do đó, cần có giải pháp, biện pháp thích
hợp cưỡng chế, giải tỏa các hộ nuôi cá bè trên lòng
hồ Dầu Tiếng và ngăn chặn việc xả nước thải của các
nhà máy gây ô nhiễm.
Theo Trần Duy
VietNamnet
http://dantri.com.vn/Sukien/Ca-tren-song-Sai-Gon-chet-do-doc-to-Cyanure/2006/4/112515.vip
(3) Nhà máy bột ngọt Ajinomoto ở Đồng Nai vi phạm
tiêu chuẩn nước thải
Khu công nghiệp Biên Hòa 1: Ô nhiễm “thập diện mai
phục”
Theo một báo cáo mới nhất của sở Tài nguyên và môi
trường tỉnh Đồng Nai, hầu hết nước thải của Biên Hòa
1 được đổ thẳng ra sông Cái. Hàm lượng nhiều loại
chất độc, kim loại vượt chuẩn nhiều lần. Điển hình
như: xí nghiệp ắc quy Đồng Nai (chất N-NH3 vượt
chuẩn 53 lần, chì vượt gần 15 lần), công ty
Ajinomoto Việt Nam (N-NH3 vượt 16 lần, Coliform vượt
31 lần),
http://www.monre.gov.vn/monrenet/default.aspx?tabid=209&ItemID=48453
Xe chở “phân bón” của Ajinomoto “vô ý” đổ xuống
đường?
Các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương lấy mẫu
chất thải từ xe bồn chở “phân bón” của Ajinomoto -
(Bình Dương) - Chiều 3-10, hệ thống camera của Xí
nghiệp kinh doanh cầu đường 743 (Bình Dương) đã quay
cận cảnh một xe bồn xả chất bẩn ào ào ra đường. Tài
xế xe này thừa nhận chở “chất lỏng” này từ Công ty
Ajinomoto VN.
Nhận được tin báo, Công an huyện Dĩ An, Cảnh sát môi
trường tỉnh Bình Dương, Sở Tài nguyên - môi trường
đã có mặt tại hiện trường để làm rõ vụ việc.

Xe bồn được “ngụy trang” thành xe tải chở “phân bón”
- Ảnh: A.Thoa
Rơi vãi chứ không cố ý
Hiện trường cho thấy nước thải vẫn còn rơi vãi ra
đường gây ô nhiễm môi trường. Tài xế Vũ Mạnh Hải
(trú tại Hà Tây) cho biết: “Bồn nước này được chở từ
Công ty Ajinomoto ra lúc 13 giờ. Đây là phân Ami-Ami
với số lượng hơn 27.000 lít đang trên đường chở đến
xã Lai Hưng, Bến Cát”. Vì sao lại có vòi phía dưới
và xả ra đường thì tài xế Hải giải thích: “Quá trình
vận chuyển bị rơi vãi chứ không cố ý”.
Tuy nhiên, băng ghi hình mà trạm thu phí Bình Thung
ghi lại cho thấy: nước từ chiếc xe bồn này chảy ào
ào ra đường. Nhiều người chứng kiến đều cho rằng
chiếc xe tranh thủ trời mưa đã cố tình thải ra. Hải
cho biết thêm “từng vận chuyển chất lỏng này cho một
số nơi ở Đồng Nai”. Tại hiện trường còn cho thấy
chiếc xe tải này được che bạt xung quanh và nếu
không quan sát kỹ thì không thể phát hiện bên trong
có bồn chứa chất lỏng.
Ông Nguyễn Ngọc Nui, giám đốc Xí nghiệp kinh doanh
cầu đường ĐT743, cho biết khi đang đứng ở trạm thu
phí Bình Thung thì phát hiện xe tải chở bồn xả nước
màu vàng đen có mùi nồng nặc đến khó chịu. Khi bị
phát hiện, một người leo lên xe bịt hay khóa van gì
đó và nước bớt chảy ngay.
Tài xế Hải đã trình cảnh sát môi trường tỉnh lệnh
điều động nội bộ của Công ty Ajinomoto ngày 3-10 đến
ngày 4-10 và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
của Công ty Ajinomoto. Cùng ngày, Sở Tài nguyên -
môi trường đã tiến hành lấy mẫu để chuyển cơ quan
chức năng phân tích.
Người dân bức xúc
Thực trạng nước thải hoành hành con đường này đã tồn
tại từ vài năm nay. Lãnh đạo Xí nghiệp kinh doanh
cầu đường ĐT743 rất bức xúc và từng lên kế hoạch tìm
thủ phạm. Vào ngày 9-9, xí nghiệp đã bắt quả tang
một xe tải xả loại chất thải này ra đường và yêu cầu
chủ xe lau rửa tuyến đường này.
Nhiều người dân trên tuyến đường ĐT743 từ cầu Đồng
Nai đến ngã tư Bình Thung (xã Bình An, Dĩ An) cũng
than phiền về nước thải xả ra hai bên đường. Loại xe
chở chất thải này thường là xe bồn, thậm chí có
nhiều xe còn mang chữ “cấm lửa” nhưng thực chất là
chở nước thải. Anh Nguyễn Văn Khương, xã Bình Thắng,
huyện Dĩ An cho biết “chuyện này kéo dài mấy năm nay
nhưng không bắt được tận tay và đã làm không ít
người đi đường té ngã”. Chị Nguyễn Thị Nga ở đường
743, xã Bình Thắng nói: “Mấy chiếc xe này nhắm vào
gần sáng mà xả, mưa xuống nước tràn vào nhà dân,
nắng lên nhão nhoét cả đường. Các em học sinh đi học
bị nước thải màu vàng đặc bắn đầy lên áo”.
Không phải chất thải mà là... phân bón!?
Cơ quan chức năng Bình Dương lấy mẫu “phân bón” để
xét nghiệm - Ảnh: A.Thoa
Chiều 3-10, ông Hoàng Văn Quốc Chương - phó giám đốc
Nhà máy Biên Hòa, trưởng phòng phát triển phân bón
Công ty Ajinomoto - khẳng định xe bồn 54N-0148 được
công ty thuê để chở phân bón Ami-Ami từ nhà máy ở
Khu công nghiệp Biên Hòa 1 đến kho của công ty ở
huyện Bến Cát (Bình Dương). Việc vận chuyển này là
xuất hàng nội bộ chứ không phải chở đi bán nên có
phiếu xuất kho, có niêm chì khi vận chuyển.
Về việc có hay không việc xe 54N-0148 được thiết kế
hệ thống van xả để chất thải lỏng hữu cơ chảy ra dọc
đường đi như một hình thức “ngụy trang” để đổ chất
thải của nhà máy ra môi trường, ông Chương khẳng
định đây không phải là chất thải mà là phân bón
Ami-Ami. Ông Chương giải thích thêm: “Đây là hàng
xuất nhập kho, nên khi xuất có cân đong khối lượng
và khi nhập phải đủ số này. Việc xuất nhập này có
lập biên bản giao nhận, vì vậy không có chuyện để
phân Ami-Ami chảy dọc đường”.
Ông Chương xác nhận xe bồn chở phân Ami-Ami của công
ty đã bị lập biên bản vào chiều 3-10 nhưng lại cho
rằng vì lý do gì đó chứ không phải đổ chất thải !?
Cũng theo ông Chương, hiện phân bón Ami-Ami được
tiêu thụ khá mạnh tại các tỉnh miền Đông Nam bộ và
một vài tỉnh Tây nguyên. Trung bình mỗi tháng công
ty tiêu thụ khoảng 16.000m3, với giá bán tại nhà máy
là 114 đồng/lít.
___________________________________________________________________________________
Phân bón Ami-Ami được hình thành từ quy trình sản
xuất bột ngọt. Bên cạnh phân Ami-Ami của Ajinomoto,
Công ty Vedan cũng sản xuất phân Vedagro từ quy
trình trên.
Điều đáng nói là nếu loại dịch thải lỏng sinh ra
trong quá trình sản xuất bột ngọt không được làm
phân bón thì nó sẽ trở thành một thứ chất thải công
nghiệp, buộc nhà sản xuất phải xử lý trước khi thải
vào môi trường. Như vậy, nhà sản xuất không mất tiền
xử lý chất thải mà còn được một khoản thu từ bán
phân bón cho nông dân.
Năm 2005, Bộ NN&PTNT đã bổ sung Ami-Ami vào danh mục
phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở
VN. Phân bón Ami-Ami được bán ra thị trường và được
nông dân các tỉnh ĐBSCL bón lúa. Nhưng sau đó phân
bón này bị các cơ quan bảo vệ môi trường ở địa
phương phản ứng quyết liệt vì cho rằng nó có thể gây
hủy hoại nguồn nước mặt, nước ngầm cũng như làm chai
đất nông nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Giàu - giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai -
từng nói rằng nếu loại phân được làm từ phế phẩm của
công nghiệp bột ngọt mà đổ tập trung một chỗ hoặc
phun rải không đều, liều lượng không được kiểm soát
nghiêm ngặt thì cây cối quanh khu vực đó sẽ bị ảnh
hưởng, thậm chí bị chết.
Năm 1999, khi Ami-Ami được thử nghiệm ở Bình Phước,
ngành tài nguyên - môi trường tỉnh này đã có văn bản
hỏi ý kiến về việc sử dụng loại phân này. Trong công
văn phúc đáp, Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - môi
trường) cung cấp một thông tin rất đáng lưu ý: thực
tế sử dụng thử các loại phân này tại một số địa
phương cho thấy sau khi bón phân có biểu hiện xảy ra
ô nhiễm đất, nước mặt, giảm độ pH...
____________________________________________________________________________________
ANH THOA - MINH LUẬN
Thứ Bảy, 04/10/2008, 10:03 (GMT+7)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=281659&ChannelID=3
|