Mỗi năm bão lụt trên cả nước làm 750 người thiệt mạng

Vietsciences-DPA/AP             17/11/2010

 

Những bài cùng đề tài

11 người chết trong đợt lũ lụt mới tại Việt Nam

 

Một loạt các cơn bão gây chết người đã ập vào miền Trung thời gian qua
Hình: AP

Một loạt các cơn bão gây chết người đã ập vào miền Trung thời gian qua

Ít nhất 11 người thiệt mạng và 2 người mất tích sau 3 ngày mưa to ở miền Trung Việt Nam, nâng số người chết vì lũ lụt trong tháng này lên 19 người, và lên 153 người tính từ ngày 1/10.

Hãng tin DPA dẫn lời giới hữu trách cho biết, trong số các nạn nhân mới tử vong có một bé gái 2 tuổi ở tỉnh Thừa Thiên Huế bị chết đuối. Ngoài ra, một bé gái 8 tuổi đang chăn trâu thì bị nước lũ cuốn trôi.

Theo Ủy ban Phòng Chống Lụt Bão Quốc gia, một lượng mưa ước tính từ 200mm tới 300mm đã đổ xuống các tỉnh miền Trung Việt Nam trong ba ngày qua. Một số nơi tại tỉnh Quảng Ngãi, lượng mưa đo được là 80 cm, và nhiều nơi tại tỉnh này đã bị cô lập vì đường xá bị ngập sâu dưới 1 tới 3 mét nước.

Hãng tin của Đức cho hay hôm nay mưa vẫn tiếp tục rơi ở các tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Giới hữu trách đã phải đưa gần 20 nghìn người tới nơi lánh nạn an toàn.

Một loạt các cơn bão gây chết người đã ập vào miền Trung thời gian qua. Hồi tháng Mười, giới hữu trách Việt Nam cho hay, bão lụt đã làm 134 người chết và sáu người mất tích.

Tin cho hay, hôm thứ Bảy tuần trước, Bộ Công Thương Việt Nam đã thông báo ngưng phát triển các dự án thủy điện nhỏ, vốn bị coi là gây nghiêm trọng thêm tình hình ngập lụt.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong vòng 10 năm qua, tình hình bão lụt trên cả nước làm 750 người thiệt mạng mỗi năm.

Nguồn: DPA, AP

 

Phú Yên – Bình Định: mưa, lũ dồn dập, hơn 10 người chết và mất tích

Từ đêm 8/11 đến sáng 9.11, do mưa to, kết hợp với xả lũ đập thủy lợi và thủy điện khiến nhiều vùng ở huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị lũ lần thứ 3 trong vòng 10 ngày.

SGTT.VN - Do ảnh hưởng của lưỡi áp cao lục địa kết hợp với đới gió đông trên cao, đến 17h chiều ngày 8.11 trên địa bàn tỉnh Bình Định lại tiếp tục có mưa lớn, lượng mưa phổ biến từ 83-186mm. Riêng tại khu vực TP Quy Nhơn mưa hơn 247mm; huyện An Nhơn 225mm. Khiến mực nước các song lên trở lại. Sông Côn tại Thạnh Hòa (An Nhơn) hiện đang ở mức báo động 2.

 

 
Nước lũ bắt đầu tràn qua tỉnh lộ 640 từ thị trấn Tuy Phước đi các xã thuộc khu Đông của huyện. Ảnh: Lợi Nguyễn

 

Đến 9 giờ ngày 9.11, trên địa bàn tỉnh có thêm 2 người bị chết do mưa lũ. Như vậy, từ ngày 30.10 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 7 người chết, 1 người mất tích, 2 người bị thương do mưa lũ.

Chiều ngày 8.11 các xã khu Đông thuộc các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, Hoài Nhơn, Phù Mỹ một lần nữa bị ngập sâu, chia cắt hoàn toàn. Tuyến tỉnh lộ 640, 636A, 636B từ Tuy Phước đi Phù Cát bị ngập sâu từ 0,5-1m. Giao thông trên tuyến đường bị lê liệt, ách tắt hoàn toàn. Người dân và phương tiện qua lại phải di chuyển bằng đò, song hoặc xe tải.

Tại khu vực TP Quy Nhơn trong hai ngày 7-8.11 lượng mưa đo được lên tới hơn 247mm khiến cho nhiều tuyến đường bị ngập sâu, người và phương tiện qua lại rất khó khăn, nhiều xe máy và phương tiện bị chết máy như Nguyễn Thị Định, Trần Phú, Nguyễn Trãi, Hai Bà Trưng.

Trong khi đó tại huyện Hoài Nhơn, gia đình và chính quyền địa phương đã vớt được xác anh Nguyễn Văn Tĩnh 32 tuổi ở Thị trấn Tam Quan huyện Hoài Nhơn tại khu vực Cầu Cháy, thị trấn Tam Quan. Được biết, khuya ngày 6.11 anh Tĩnh điều khiển xe do mưa lớn hệ thống đèn chiếu sáng không có nên đã tông vào mố cầu rơi xuống nước, chết đuối.

Thi thể của ông Lê Hải (79 tuổi) ở thị trấn Đập Đá (An Nhơn) bị nước lũ cuốn trôi vào đêm 2.11 cũng đã được nhân dân và chính quyền vùng hạ lưu song Côn thuộc thôn Trung Bình, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát tìm thấy vào trưa 7.11.

Ngoài ra, tuyến xe buýt từ Quy Nhơn đi các xã phía Đông của huyện Tuy Phước, Phù Cát cũng bị tê liệt vì nước ngập qua đường 0,5-1m. Bên cạnh đó, hàng ngàn công dân đang làm việc tại các khu Công nghiệp phía Nam tỉnh cũng phải nghỉ việc vì nước lũ chia cắt.

Ông Nguyễn Đình Huệ, chủ tịch UBND huyện Tuy Phước cho biết: “từ ngày 6 đến 8-11 trên địa bàn Bình Định tiếp tục có mưa lớn kéo dài, đã làm nước lũ ở các xã khu Đông dâng cao trở lại, nhiều khu dân cư lại bị ngập sâu trong nước. Trước tình hình này huyện đã chỉ đạo các xã: Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thuận… tiếp tục cho gần 6.000 học sinh các cấp ở các vùng rốn lũ trong huyện phải nghỉ học.

 

 
Người dân phải di chuyển bằng đò (ảnh chụp tại xã phước Nghĩa huyện Tuy Phước). Ảnh: Ảnh: Lợi Nguyễn

 

Theo báo cáo báo nhanh của Ban chỉ huy phóng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, đến 17h ngày 8.1, trên địa bàn tỉnh đã có thêm một người chết. Nạn nhân là bà Nguyễn thị Xuân Mai (55 tuổi) ở khu vực 6, phường Lê Hồng Phong bị trượt chân ngã xuống hồ Bàu sen chết đuối. Mưa lũ cũng đã làm sập hoàn toàn 20 ngôi nhà và 55 ngôi nhà khác bị hư hỏng; 40 m đê sông bị vỡ đứt và 8,855 km đê sông bị sạt lở nghiêm trọng. Mưa lũ còn làm làm chìm và cuốn trôi 5 tàu cá, 860 ha ao nuôi tôm bị hư hỏng; 1.495 ha lúa, 2.000 ha đậu, bắp, mì bị ngập thối; 1.740 tấn lúa giống bị trôi; kênh mương bị sạt lở, bồi lấp 15.580m và hơn 2.000 m bị lũ cuốn trôi; 134 cống lấy nước, đập bổi trên sông, suối bị hư hỏng hoàn toàn. Nhiều tuyến đường giao thông tỉnh lộ, huyện lộ bị lũ tràn phá hoại nặng có 54.952 m3 đất bị sạt lở, 23 cầu, 6 cống hư hỏng, 242.243 m2 mặt đường bị xói lơ, nhiều công trình phụ trợ bị hư hỏng. Tổng thiệt hại ban đầu ước tính trên 500 tỷ đồng.

Theo Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định, trong các ngày tới, do ảnh hưởng của bộ phận không khí lanh tăng cường cộng với nhiễu động đới gió đông trên cao nên toàn tỉnh tiếp tục có mưa vừa đến mưa to. Do vậy, nước lũ sẽ tiếp tục dâng cao và chia cắt nhiều khu dân cư ở các xã khu Đông huyện Tuy Phước và Phù Cát.

Lũ nhân tạo lại “góp phần” làm ngập TP Tuy Hòa

Do hồ chứa của các nhà máy thủy điện đã đạt cao trình thiết kế nên từ chiều 8.11, các nhà máy tiếp tục tăng lưu lượng xả lũ. Đến 9 giờ ngày 9.11, các nhà máy thủy điện đã tăng lượng xả lũ lên gần 7.500 mét khối/giây; trong đó nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ đang xả 4.486 mét khối/giây, thủy điện Sông Hinh 2.000 mét khối/ giây, nhà máy thủy điện Krông H’năng xả 1.000 mét khối/giây.

Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên, do mưa lớn kết hợp với các nhà máy thủy điện tăng lưu lượng xả lũ nên từ chiếu tối 8.11, một lần nữa lũ đã tràn vào nội ô thành phố Tuy Hòa, làm ngập nhiều tuyến phố chính từ 0,5 đến 0,7 mét, nước tràn vào nhà dân ở những khu vực thấp.

Bà con tiểu thương ở chợ trung tâm thành phố Tuy Hòa đã phải dọn hàng hóa lên Ngã 5 để buôn bán các mặt hàng thực phẩm và trái cây là chủ yếu. Hiện nhiều tuyến phố nội ô thành phố Tuy Hòa vẫn còn ngập, gây khó khăn trong việc đi lại và buôn bán

Dự báo trong 12 giờ tới còn có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, mực nước các sông xuống chậm nhưng vẫn đạt đỉnh lũ từ báo động 2 đến báo động 3. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên yêu cầu các đơn vị quản lý hồ chứa theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước để phối hợp vận hành điều tiết đảm bảo an toàn công trình và hạn chế mức độ ngập lụt hạ du.

*Ngày 9.11, UBND phường I, TP Tuy Hòa (Phú Yên), cho hay: mưa lớn liên tục làm núi Nhạn tiếp tục sạt lở, gây sập nhà ông Lê Văn Tuôi tại hẻm 33 Tản Đà (Tuy Hòa) vào lúc 18 giờ 30 ngày 8.11 trong lúc, đang có 4 người trong nhà nhưng rất may không ai bị tai nạn.

 

 
Mưa lớn liên tục làm núi Nhạn tiếp tục sạt lở. Ảnh: Bích Đào

 

Cũng tại hẻm này, đất đá ập xuống đã làm hư hỏng 3 nhà khác nhưng đây là các hộ đã được di dời khẩn trước đó. Như vậy, đến trưa 9.11, sạt lở núi Nhạn đã làm năm nhà bị sập, hàng chục nhà khác bị hư hỏng, đe dọa tiếp tục sập.

*Từ đêm qua đến sáng 9.11, do mưa to, kết hợp với xả lũ đập thủy lợi và thủy điện khiến nhiều vùng ở huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị lũ lần thứ 3 trong vòng 10 ngày.

Ban phòng chống lụt bão huyện Ninh Hòa cho biết mực nước trên sông Dinh đang dâng cao, vượt báo động 2. Hồ Đá Bàn ở cao trình 60,4 xả lũ 106 m3/s. Từ 8 giờ sáng, hồ thủy điện EaKrongRou đạt cao trình 605,4, xả lũ 75 m/s. Các hồ xả lũ, mưa lớn, nước sông dâng cao khiến các xã vùng hạ lưu như: Ninh Phú, Ninh Giang, Ninh Hà bị ngập sâu từ 0,5 đến 1 m. Hàng trăm ngôi nhà dân bị ngập, nhiều tuyến đường giao thông bị ách tắc, các khu dân cư bị cô lập. Nhiều hộ bị sập nhà, do nước lũ dâng cao trong 2 đợt trước, nên phải tiếp tục đi ở nhờ.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Ninh Hòa, Phó Ban phòng chống lụt bão huyện cho biết các tuyến đường ở Tiên Du, Lệ Cam, Hang Dơi...lên trung tâm xã Ninh Phú bị chia cắt. Ninh Hà có Hà Liên, Tân Tế bị chia cắt. Một số trường học, cấp 3, cấp 2 và trường địa phương đã cho học sinh nghỉ học.

Khánh Hoà: mưa lũ lại gây tắc đường sắt Bắc – Nam

Chiều 9.11, phòng kỹ thuật công ty quản lý đường sắt Phú Khánh cho biết, đường sắt Bắc – Nam lại gặp sự cố hư hại nền đường, làm nhiều chuyến tàu không thể lưu thông bình thường. Tại đoạn qua đèo Cả, ở km 1230+470m, lúc 20 giờ 30 ngày 8.11, khoảng 360m3 khối đất đá sườn núi sạt lở che lấp mặt đường. Lực lượng cứu hộ của công ty quản lý đường sắt Phú Khánh và công ty cổ phần công trình 6 đã khắc phục xong lúc 6 giờ 47 ngày 9.11. Tuy nhiên, đến 12 giờ 50 cùng ngày, đoạn này lại bị khoảng 40m3 đất đá sạt lở vùi lấp, trong đó có khối đá lớn khoảng 10m3. Đến 16 giờ 30 cùng ngày, vẫn chưa thể thông tuyến. Tại TP Nha Trang, rạng sáng 9.11, mưa lũ làm sạt lở nặng taluy nền đường sắt ở km 1308+370m. Đến 6 giờ 35 ngày 9.11, lực lượng cứu hộ mới cho phép tàu chạy 5km/h và tiếp tục gia cố.

 

Lợi Nguyễn - B.ĐÀO - L.Kha- T.Bình - Lan Trang

 

        ©          http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org