Những bài
cùng tác giả
Điều được quan tâm nhất hiện nay là trong tình hình
kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, cơn khủng
hoảng tài chính của nước Mỹ đang ở vùng tâm bão xoắn
ốc và hậu quả chưa thể lường trước được, giá dầu thô
chỉ trong hai tháng tụt từ mức 145 đô la/thùng nay
hạ thấp ở mức trên dưới 100 đô la/thùng và còn có thể xuống thấp hơn trong khi
giá vàng vẫn tiếp tục nhảy múa trên thị trường quốc
tế…thì liệu nền kinh tế Việt Nam còn có cơ may để
phát triển ổn định-- sau gần 7 tháng nếu kể từ đầu
năm 2008 chao đảo vì nhập siêu và lạm phát—với con
số choáng ngợp của đầu tư trực tiếp(FDI) đạt mức
trên 57 tỷ đô la trong 9 tháng qua (*). Trong xu thế
xuất nhập khẩu và kiều hối có khả năng giảm sút vì
tình hình nhiều biến động và suy thoái kể trên thì
con số FDI nầy nếu xét về kim ngạch thì nhiều người
cho rằng đó là dấu hiệu của một sự phát triển bền
vững hay giúp nền kinh tế Việt nam cầm cự, vượt qua
cơn thử thách nhưng nếu nhìn vào kim ngạch được giải
ngân cụ thể 8 tỷ đô la trên 57 tỷ đăng kí thì rõ
ràng nguy cơ tốc độ đang bị chậm lại. Nói khác đi tỷ
lệ giải ngân nầy tương đương với 14% là con số khá
thấp so với nhiều năm trước. Đến cuối năm 2008 tỷ lệ
vốn thực hiện còn có thể hạ xuống hơn nữa vì những
dự án lớn thường triển khai rất chậm và trong bối
cảnh cuộc chiến về tiền tệ trên thị trường quốc tế
và ở nước của công ty mẹ của nhà đầu tư vẫn còn “đỏ
lửa”, đặc biệt một số ngân hàng truyền thống, công
ty chứng khoán ở các nước công nghiệp phát triển
liên tiếp gục ngã, sụp đổ và buộc rút vốn hay phá
sản vì không gánh nổi hậu quả của việc mua bán tín
dụng dưới chuẩn trong địa ốc(ở Mỹ) xảy ra từ ba năm
trước. Cần lưu ý rằng ”Tỷ lệ vốn thực hiện được coi
là một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức độ thu
hút thành công nguồn vốn FDI. Trong khi, vốn đăng ký
chỉ phản ánh giá trị đầu tư ước tính của dự án, và
như vậy thì sẽ rất khó khăn nếu dùng nó để đánh giá
hiệu quả thực tế của hoạt động đầu tư nước
ngoài”(1).
BOX
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc
gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết lãnh đạo Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đã nhận thấy nhiều dự án FDI có cam
kết vốn lớn, nhưng thực tế giải ngân rất thấp, nhà
đầu tư chủ yếu cam kết để xin đất. Theo số liệu của
Cục Đầu tư nước ngoài, từ 1988 đến 2007, bên nước
ngoài (cả vốn góp và vốn vay) đã đưa vào Việt Nam
37,9 tỷ USD, bằng 45% so với 83 tỷ USD tổng vốn đăng
ký cùng kỳ . Mặt khác trong vốn đăng ký có phần góp
vốn của bên Việt Nam trong liên doanh, thường khoảng
30%, tính cả các dự án 100% vốn nước ngoài (20% tổng
vốn đăng ký) thì vốn góp của bên Việt Nam còn chiếm
24% tổng vốn đăng ký.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã cảnh báo các địa
phương cần xem xét, rà soát lại những dự án chiếm
đất. Trong 9 tháng đầu năm 2008 số vốn đăng ký mới
tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây
dựng có 484 dự án với tổng vốn đăng ký 32,3 tỷ USD,
chiếm 54,68% về số dự án và 57,48% về vốn đầu tư
đăng ký; lĩnh vực dịch vụ có 361 dự án với tổng vốn
đăng ký 23,7 tỷ USD, chiếm 40,7% về số dự án và
42,15% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh
vực nông - lâm - ngư.

Nguồn vốn FDI lớn mang theo thách thức lớn về giải
ngân. (Ảnh: VNN)
Những dự án đầu tư lớn như hai "siêu dự án" có tổng
vốn đăng ký là 14,097 tỷ USD, đó là: Công ty Gang
thép Hưng Nghiệp Formosa do Tập đoàn Formosa (Đài
Loan) đầu tư gần 7,9 tỷ USD tại Vũng Áng, Hà Tĩnh và
liên doanh giữa Công ty Lọc dầu Nghi Sơn với các tập
đoàn của Nhật Bản và Kuwait đầu tư 6,2 tỷ USD tại
Thanh Hoá. Ngoài ra, dự án do Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam (Petrovietnam), Tổng công ty Hoá chất
Việt Nam (Vinachem), Công ty Hóa chất Vina thuộc Tập
đoàn Xi măng Thái Lan (Vina SCG Chemicals) và Công
ty Nhựa và Hoá chất Thái Lan (TPC) hợp tác đầu tư
với tổng mức đầu tư gần 4 tỉ USD. Điều nầy chứng tỏ
hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM , Hà Tính và
Thanh Hóa… lần lượt là những địa phương hấp dẫn nhất
đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Bà Rịa -
Vũng Tàu còn thu hút tới 9,3 tỷ USD , tập đoàn Tata
(Ấn Độ) và các đối tác Việt Nam đã khởi động dự án
khu liên hợp thép công suất 4,5 triệu tấn mỗi năm
tại Hà Tĩnh với tổng trị giá 5 tỷ USD. (2)
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm 2008, nguồn vốn FDI
vào Việt Nam tính gộp cả vốn đăng ký mới và đăng ký
bổ sung đã đạt 47,2 tỷ USD. Trong đó, có đến 22,5 tỷ
USD đổ vào bất động sản, chiếm gần 50% lượng vốn FDI
đăng ký của cả nước , những dự án lớn nhất tập trung
vào các những thành phố lớn như Hà nôi, Hải
phòng(3), Đà nẵng, TP HCM… trong đó 95% FDI ở thành
phố HCM là đầu tư vào lĩnh vực nầy mà số vốn huy
động tại chỗ thông qua việc rao bán “trước” những
căn hộ trên bản vẽ nhiều hơn số tiền nhà đầu tư nước
ngoài mang vào.Trong danh sách dự án nước ngoài đăng
ký đầu tư vào Việt Nam 8 tháng đầu năm, các dự án
bất động sản đang xếp vị trí thứ 3 với 116 dự án,
trong đó là 65 dự án tập trung đầu tư vào ngành xây
dựng; 22 dự án đầu tư vào xây dựng văn phòng, căn
hộ; các dự án còn lại tập trung đầu tư vào khu đô
thị mới (3 dự án), 5 dự án xây dựng hạ tầng khu công
nghiệp - khu chế xuất và 21 dự án đầu tư về khách
sạn và du lịch. Có ý kiến cảnh báo “hàng loạt dự án
tiền tỷ đô-la nghe rất hoành tráng nhưng thực chất
là loại dự án xây sòng bạc casino ở nhiều địa phương
– từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu hay Phú Quốc. Liệu Bộ KHDT
đã có nghiên cứu gì chưa về lợi hại lâu dài của việc
mở casino sân golf tràn lan ở Việt Nam ? Vì sao các
dự án này lại lên đến nhiều tỷ, có chăng tình trạng
dành đất làm địa ốc bên cạnh chuyện xây sòng bạc?
Không khéo dòng vốn FDI lại rơi vào tình trạng đăng
ký để xí chỗ như những năm giữa thập niên 1990”(4).

Riêng hai dự án xây dựng Nhà máy thép của Formosa
tại Hà Tĩnh và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa)
đã chiếm 14 tỷ USD. (Ảnh: HQ Bình Định)
Nói khác đi nhà đầu tư nước ngoài đăng kí số vốn đầu
tư rất to và rất kêu(hàng tỷ đô la) để xí phần những
khu đất trung tâm có giá cao trong thành phố nhằm
dùng giấy phép dự án huy động vốn địa phương trong
việc xây dựng và kinh doanh, tạo ra giá trị giá tăng
nhờ chênh lệch địa tô và sinh lợi siêu ngạch. Điều
nầy dẫn đến hệ luận là tiền lời từ việc kinh doanh
địa ốc nầy sẽ chảy ra ngoài thật nhanh để thu hồi
vốn và lãi của nhà đầu tư nước ngoài đồng thời phần
vốn cố định đã xây cất sẽ tiếp tục làm đòn bẫy để
phát triển theo cấp số nhân, đè bẹp những nhà kinh
doanh địa ốc nội địa nhờ ưu thế về vốn ban đầu và
phương thức kinh doanh bén nhạy trong huy động.
Không kể người dân nghèo ở đô thị hay nông dân ven
đô được đền bù giai tỏa, thực tế cho thấy chính
quyền địa phương cũng như trung ương chưa có giải
pháp khắc phục được tình trạng một bộ phận người
nông dân hiện nay đang lâm vào cảnh: tiền đền bù đã
cạn, việc làm mới chưa thấy đâu, đất nông nghiệp
chẳng còn.(5)
Trong việc tiếp nhận những nhà máy “tầm cỡ” qui mô
về vốn và kỹ thuật thì điều đáng lo là liệu những gì
hình thành ở bờ biển miền trung sẽ là những cơ sở
gây ô nhiễm vì kỹ thuật lạc hậu mà ta chưa đủ trình
độ để thẩm định như tình trạng nhà máy bột ngọt
Vedan với nhiều thủ đoạn tinh vi , xả chất thải vào
sông Thị Vải ở Đồng Nai không qua sử lý kéo dài hơn
14 năm nay hay tập đoàn Vinashin-Hyundai thải xỉ
đồng Nix trên bãi biển Nha Trang . Điều nầy không
còn là sự cảnh báo mơ hồ mà là một thực tế đau lòng
khi nhìn dòng sông ô nhiễm đen kịt hay bờ biển đang
dẫy chết. Phải chăng đã đến lúc cần phải nhìn lại
một cách tỉnh táo hơn, không chạy theo kim ngạch đầu
tư, kể cả việc chủ tâm vào tốc độ tăng trưởng GDP mà
phải xét đến chất lượng của phát triển và hiệu quả
kinh tế lâu dài, hàm lượng kĩ thuật thân thiện với
môi trường(nước thải, khí thải) và môi sinh(con
người, động thực vật,,,) cao hay thấp để xét duyệt.
Có gì thơ ngây cho bằng lãnh đạo một địa phương nọ
ca ngợi công ty Vedan, rằng “cần phải khen để khuyến
khích họ cố gắng cải thiện môi trường vì họ là công
ty lớn” cố tình lờ đi những gì mà công ty nầy đang
gây thiệt hại cho nhân dân trong vùng và thiên nhiên
ở dòng sông Thị Vải, thu về lợi nhuận hằng năm vài
chục triệu đô la vô tội vạ. Đất nước Việt Nam không
phải là của họ vì vậy tập đoàn nầy cần gì phải tiêu
tốn hàng triệu đô la để ngăn chận ô nhiễm, họ không
xót xa cũng là điều dễ hiểu. Từ thí dụ nầy chúng ta
không thể không quan ngại khi thấy những nhà máy
hàng tỷ đó lũ lượt tràn vào trong khi trình độ quản
lý chức năng ở nước ta trong lĩnh vực nầy chưa đủ
sức, hệ thống pháp luật còn quá nhiều khe hở và chưa
trở thành răn đe hữu hiệu (6). Mặt khác Bộ KHDT dự
kiến tổng số ODA ký kết năm 2008 sẽ đạt 3,107 tỷ USD
(trong đó vốn vay là 2,515 tỷ USD, viện trợ không
hoàn lại là 529 triệu USD) trong đó phần lớn dành
cho việc chỉnh trang cơ sở hạ tầng vốn còn rất yếu
kém. Cho biết thông thường, các dự án ODA tập trung
giải ngân vào 6 tháng cuối năm và có thể đạt 2,5 tỷ
USD cho cả năm 2008. Ông Phan Hữu Thắng, cục trưởng
cục đầu tư(Bộ KHDT) lạc quan rằng năm 2008, “giải
ngân được 12 tỷ USD đã là một thành công trong bối
cảnh kinh tế hiện nay. Không quốc gia nào có thể hấp
thụ lượng FDI khổng lồ chỉ trong một năm”(7).
Có thể là như vậy nhưng liệu chúng ta có đang choàng
vào người mình một chiếc áo quá khổ khi những điều
kiện cơ bản như cơ sở hạ tầng, nhân lực, ngành công
nghiệp phụ trợ, cơ bản vẫn còn trong tình trạng yếu
kém. Một quang cảnh biểu tượng dễ hình dung nhất là
những con đường giữa thành phố Hồ chí Minh hôm nay
bị đào xới liên tục, lầy lội và bụi khói khi dòng
người chen chúc giữa đám đông ùn tắt phản ánh thực
trạng tương tự trong FDI.

Bà Phạm Chi Lan, nguyên Chủ tịch Phòng thương mại và
công nghiệp Việt nam cảnh báo ”đặc biệt, cần tránh
những dự án bị thổi phồng về con số vốn đầu tư, về
viễn cảnh lợi nhuận cho cả nước chủ nhà và nhà đầu
tư. VN đã gặp không ít trường hợp này. Thực tế tới
năm 2007 còn khoảng 70% doanh nghiệp FDI ở TP.HCM
báo cáo lỗ là một minh chứng. Dù họ lỗ thật hay lỗ
giả cũng đều đáng lo, đáng suy nghĩ”(8), bày tỏ một
quan điểm rất chính xác rằng ” những dự án chỉ muốn
khai thác tài nguyên thiên nhiên, không có cam kết
hoặc năng lực chắc chắn về chế biến thì càng phải
tránh. Không gì tai hại và thiệt thòi cho nền kinh
tế và cả cho các thế hệ mai sau bằng việc xúc tài
nguyên đi bán thô với giá rẻ (trừ lúc ta còn quá
nghèo, không có gì khác, mà bây giờ thì ta không còn
nghèo như vậy nữa).Không nên cấp phép cho những dự
án gây ô nhiễm môi trường: Sân golf, nhà máy đóng
tàu, nhà máy giấy, xi măng, thép... sử dụng công
nghệ lạc hậu; những nhà đầu tư lợi dụng tình trạng
quản lý lỏng lẻo ở VN để phớt lờ yêu cầu về bảo vệ
môi trường”(9). Ông Phan Hữu Thắng phát biểu ”Trong thu hút FDI, tất cả các cơ quan quản lý đều quan tâm đến môi trường, an sinh xã hội và phát triển bền vững. Chúng tôi không nói suông mà điều đó đã được quy định trong Luật Đầu tư 2006. Và các cơ quan khi thẩm định, cấp phép đầu tư đềuhiểu rõ trách nhiệm của họ”(!).Nếu vậy thì xin hỏi Ông Thắng nghĩ sao về sự kiện Vedan của Đài Loan(thải chất thải ra sông Thị Vải), Hyundai-Vinashin(xả hạt Nix ở Nha Trang) hay MiWon của Hàn quốc (thải nước không xử lý ở Vĩnh Phúc)…Trong khi đó, bà Nguyễn Ngọc Lý, trưởng phòng Phát triển bền vững của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP chia sẻ “Điều đáng buồn là chúng ta chưa cân nhắc vấn đề môi trường ở mức, tầm cần có. Việt Nam cần xem môi trường là yếu tố quan trọng của sự phát triển kinh tế. Nếu không có hệ sinh thái hỗ trợ, bản thân nền kinh tế dù giàu có đến đâu cũng sụp đổ”, nhận định rằng “Việt Nam mới chỉ đưa ra một số liệu pháp chữa cháy mỗi khi có điểm nóng bùng lên. Trong khi đó, bản thân vấn đề môi trường không thể giải quyết bằng cách chữa cháy. Việc này đòi những giải pháp mang tính lâu dài, có độ chính xác kỹ thuật, sự cân nhắc kỹ lưỡng chính sách kinh tế tài chính và điều vô cùng quan trọng là một bộ luật nghiêm khắc, kỹ lưỡng, thấu đáo làm sao tất cả mọi người, mọi ngành có thể thực hiện được”(xem chú thích 7). Mặt khác, TS Trần Du Lịch đã nêu rõ “Để đánh
giá đúng tín hiệu đầu tư, cần xem xét con số rất
quan trọng mà TP cũng như cả nước chưa công bố, đó
là trong 6 tháng đầu năm, FDI đã được triển khai
thực hiện bao nhiêu? Con số này mới là quan trọng,
con số báo cáo chỉ là trên giấy tờ, không loại trừ
trường hợp mấy năm sau gặp khó khăn, các nhà đầu tư
lại không triển khai dự án”(10). Vì vậy theo chúng
tôi chẳng nên vội mừng vì những con số, con số càng
lớn thì điều kiện đi kèm không phải dễ dàng trong
tình hình bấp bênh, thậm chí những con số nầy là
phương tiện biến nước ta thành bãi rác công nghiệp
tràn ngập ô nhiễm hay những khu ăn chơi, bài bạc và
nhiều tệ nạn khác đang chực chờ mà đa số người việt,
đặc biệt là người nghèo bị gạt đứng bên lề của sự
phát triển như nhận định gần đây của cố Thủ tướng Võ
văn Kiệt(11).
Hồng Lê Thọ
1/10/2008

.
Hà Tĩnh dẫn đầu cả nước chỉ với 1 dự án đầu tư vào
KKT Vũng Áng. (Ảnh: DPI Hà Tĩnh)
(*)Tổng cục Thống kê đưa ra các số liệu FDI dựa trên
cách tính bao gồm tất cả các nguồn vốn của một dự án
đầu tư nước ngoài, nghĩa là bao gồm cả vốn cổ phần,
các khoản tái đầu tư bao gồm phần góp vốn của đối
tác trong nước trong công ty liên doanh và tất cả
các khoản vay, kể cả từ công ty mẹ và các khoản vay
thương mại từ ngân hàng trong và ngoài nước.
Lời chú :
(1) Xung quanh con số 50 tỷ USD vốn FDI (Vneconomy)
07/09/2008
http://www.hanoimoi.com.vn/vn/15/179627/
(2) Cuối tháng 9/2008,Tỉnh Ninh Thuận đã vươn lên
đứng đầu do có liên doanh sản xuất thép giữa Tập
đoàn Lion (Malaysia) với Vinashin tổng vốn đăng ký
9,79 tỷ USD mới được cấp phép . Tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu đứng thứ 2 trong số 43 địa phương của cả nước,
có 4 dự án, tổng vốn đăng ký 9,3 tỷ USD, chiếm 16,6%
tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là thành phố Hồ Chí Minh
7,99 tỷ USD, Hà Tĩnh 7,8 tỷ USD...
http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/09/805829/
(3) Mừng hay lo với FDI?
http://www.kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1721
(4) Buông nhiệm vụ quản lý
http://nguyenvanphu.blogspot.com/2008_04_20_archive.html
(5) 9 tháng đầu năm 2008, tổng số vốn đăng ký đầu tư
của các dự án FDI mới và các dự án FDI đăng ký tăng
vốn vào thành phố Hải Phòng đã đạt con số 1,3 tỷ
USD, tăng gấp gần 5 lần so với cả năm 2007trong đó
số dự án đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, xây dựng
đô thị, cao ốc đã chiếm tới 70% tổng số dự án FDI
vào Hải Phòng. Tuy nhiên trong 9 tháng đầu năm 2008,
thành phố Hải Phòng đã quyết định thu hồi giấy phép
đầu tư đối với 13 dự án FDI vì cố tình chậm triển
khai, không đủ năng lực tài chính, sai mục đích và
kém hiệu quả.
Trong số các dự án bị thu hồi, đáng điểm mặt là: dự
án của Công ty TNHH World Top Việt Nam (liên doanh
với Hàn Quốc), Công ty Phát triển Khu công nghiệp
sân Golf Đồ Sơn (liên doanh với Califonia Investment
Group Ltd - British Virgin Islands), Công ty Liên
doanh TNHH May mặc Ngọc Sơn (Hồng Kông), Công ty May
- Phụ liệu may Tân Hải (Trung Quốc), Công ty Liên
doanh TNHH May mặc Kwong Hai (Hồng Kông)...
http://vietbao.vn/Nha-dat/Hai-Phong-boi-thu-FDI-vao-bat-dong-san/62240852/507/
(6) Trong dự án Dự án Tổ hợp Hoá dầu Long Sơn ra mắt
ngày 25/9/2008, các nhà đầu tư Dự kiến áp dụng10
loại công nghệ có bản quyền sẽ được sử dụng trong
các phân xưởng của tổ hợp. Các công nghệ này đều
được lựa chọn trong số các công nghệ tiên tiến, hiện
đại trên thế giới và hầu hết chưa từng được sử dụng
ở Việt Nam(!?).
(7) “FDI: Đừng nghĩ CQ quản lý Nhà nước không
biết làm việc” Thanh Lâm
http://tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/3279/index.aspx.
http://www.tuanvietnam.net//vn/sukiennonghomnay/4651/index.aspx
Tham khảo thêm:
"Lạm phát" khu công nghiệp...
có tính đến hậu quả môi trường?
23/03/2008
- Xây khu công nghiệp đang là "mốt" ở các địa
phương. Xây rồi, phải mời gọi đầu tư với những ưu
đãi. Ưu đãi bây giờ chỉ có... dễ dãi về tiêu chuẩn
môi trường. Hậu quả rồi sẽ ra sao về sau? Ý kiến của
TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và công
nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ...
"Lạm phát" khu công nghiệp...
Xu thế xây dựng các khu công nghiệp đang trở thành
“mốt” ở các địa phương.
Các tỉnh ở ĐBSCL đang chọn xây dựng các khu công
nghiệp cặp theo sông rạch để dễ dàng vận chuyển. Đây
là bài toán nan giải cho cả vùng trong phát triển đô
thị thời gian tới. (Ảnh: V. Anh)
Một con số thống kê gần đây cho thấy, ĐBSCL có 111
khu, cụm công nghiệp với diện tích 24.000ha. Nhiều
khu cho thuê chưa đến 50% diện tích, điều đó có
nghĩa các khu công nghiệp này chôn vốn hàng chục
ngàn tỉ đồng.
Khu công nghiệp nhiều hay ít là khái niệm tương đối.
Còn ở đây muốn nói có lãng phí hay không, có giúp
ích được gì cho phát triển kinh tế địa phương và khu
vực hay không, có bị chôn vốn hay không. Con số 111
khu, cụm vào khoảng 25.000ha là con số tại hội nghị
công nghiệp các tỉnh ĐBSCL diễn ra cách đây chưa
lâu.
Nếu nhìn vào con số 111 này thì thấy nhiều. Nhưng
thật ra đến ngày hôm nay thì cả vùng chỉ có chừng 15
khu công nghiệp với diện tích khoảng 2.500ha, còn
lại là các cụm, khu đang qui hoạch. Số liệu chúng
tôi có thì đến năm 2010, toàn vùng có 25 khu công
nghiệp, diện tích 5.000ha. Đó là một qui hoạch,
hướng tới, còn các khu công nghiệp đang hoạt động,
đang xây dựng cơ sở hạ tầng chỉ có 15 khu.
Thời gian qua diện tích cho thuê chỉ khoảng hơn
1000ha/2.500ha.
Mà đâu chỉ có ĐBSCL mới có tình trạng này... Cả nước
hiện nay tình trạng cho thuê lấp đầy trên 50% cũng
chỉ chiếm khoảng 50% tổng diện tích. ĐBSCL lấp đầy
43% diện tích thì cũng gần bằng với tình trạng chung
của cả nước. Cho nên nếu có chôn vốn thì điều đó
không riêng ĐBSCL mà đó là xu thế của cả nước.
"Bán"... môi trường để mời gọi đầu tư?
Nhà nước có chức năng qui hoạch, không thể nào để
công nghiệp phát triển mà không có tầm nhìn, qui
hoạch. Các tỉnh dành ra 500-700ha làm công nghiệp
chiếm tỉ trọng không lớn. Nhưng quan ngại hiện nay
là đất làm khu công nghiệp toàn là đất cục, đất nạc
nằm ven sông ven đường, dính tới phát triển đô thị
hoặc nhà ở, do vậy tỉ lệ đền bù cao và mức độ người
ta rời bỏ công ăn việc làm lớn.
Nếu so với tổng diện tích của vùng, của từng địa
phương thì diện tích các khu công nghiệp không lớn,
kể cả các qui hoạch, nhưng đó lại là những miếng đất
rất có giá trị, nhưng ở góc độ đó thì lại là vấn đề
khác. Tiếp nữa là đưa tiền vào đầu tư cơ sở hạ tầng
mà không có người vào thì sẽ gây ra tình trạng ứ
đọng vốn, góc độ này thì là lãng phí.
Nhưng nguồn gốc từ đâu? Tỉnh nào cũng muốn có khu
công nghiệp, muốn chuyển dịch cơ cấu. Rõ ràng các
khu công nghiệp có đóng góp cho tăng trưởng công
nghiệp, có chuyển dịch cơ cấu. Tỉnh nào cũng lấy
thước đo công nghiệp, thước đo tăng trưởng nên rất
muốn làm các khu công nghiệp. Cái gốc là ở chỗ này.
Tỉnh muốn có khu công nghiệp, huyện muốn có cụm công
nghiệp nên dẫn đến con số mà chúng ta đang có là 111
khu, cụm, chứ thực tế bắt tay vào làm chưa nhiều.
Chưa nhiều nhưng cũng cảm thấy lo, diện tích cho
thuê trên 50% cũng chỉ chiến khoảng 50% tổng các khu
công nghiệp, và như vậy vốn liếng chôn vào đây là có
vấn đề.
Phải đặt vấn đề cái hiện tại chưa sử dụng hết diện
tích mà còn qui hoạch liên tiếp sẽ đặt ra nhiều áp
lực là có khu công nghiệp phải thu hút đầu tư, nếu
không có nhà đầu tư thì các khu này bị xem là lãng
phí. Cho nên các tỉnh đua nhau mời gọi nhà đầu tư,
mời gọi thì phải ưu đãi, thế là mỗi nơi áp dụng
chính sách ưu đãi khác nhau, thậm chí ưu đãi không
lành mạnh, xé rào.
Đã mong muốn có công nghiệp thì phải xây khu công
nghiệp. Theo tôi là không đúng. Muốn có công nghiệp
không nhất thiết phải xây dựng nhiều khu công
nghiệp, mặc dù khu công nghiệp đóng một vai trò quan
trọng. Đồng nhất hai chuyện này nên nhiều địa phương
đã xây dựng các khu công nghiệp và dễ dãi trong mời
gọi đầu tư. Bây giờ chính phủ cũng không cho ưu đãi,
vào WTO cũng sẽ không cho những ưu đãi đó. Chính vì
thế mà tôi e ngại rằng khi không cho ưu đãi như vậy
thì các ưu đãi “cứng” trước đây như tiền thuê đất,
tiền thuế… sẽ được chuyển qua một dạng ưu đãi khác
như: dễ dãi trong tiêu chuẩn môi trường. Như vậy sự
ưu đãi này về lâu dài còn nguy hiểm hơn các ưu đãi
cứng.
Vấn nạn này trong tương lai sẽ không lường hết được.
Lúc đầu nghĩ đơn giản khu công nghiệp sẽ giúp tăng
trưởng, phát triển công nghiệp ở địa phương, đón đầu
đầu tư… nên xây dựng nhiều khu công nghiệp và dẫn
đến những nguy cơ có thật như vậy.
• Vân Anh (lược ghi)
• http://www.vnn.vn/kinhte/2008/03/774808/
(8),(9) FDI: Những dự án cần từ chối—Phạm Chi Lan
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/07/796278/
cũng như viễn cảnh lợi nhuận cho nhà đầu và nước chủ
nhà. Và cũng có không ít dự án FDI mà bản thân nó
thay vì mang tiền vào Việt Nam lại dùng chính đất
đai của Việt Nam và lòng tin vào nhà đầu tư ngoại
của cáĐã có những dự án mà thực chất chỉ là "bánh
vẽ" với những con số thổi phồng về vốn cam kết, c
ngân hàng thế chấp cho ngân hàng Việt Nam, rút vốn
ra, chèn ép khả năng tiếp cận vốn của các DN dân
doanh Việt Nam hiện đang gặp khó, một kiểu mà theo
bà Chi Lan gọi là "dự án cướp ngân hàng". Bà Chi Lan
cho biết, ở Đà Nẵng đã có dự án khiến một ngân hàng
quốc doanh đổ tới 30% vốn vào.
http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/4376/index.aspx
(10) “Không tự ru ngủ bằng chỉ số FDI trên giấy!”
Phạm Cường thực hiện phỏng vấn TS Trần Du Lịch trên
Viet nam Net
www.vnn.vn/chinhtri/2008/07/791372/
(11) Võ Văn Kiệt “ Đừng để người nghèo bị gạt
ra bên lề”
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=44124
|