CHIẾN
TRANH
NĂNG
LƯỢNG
hay
NHỮNG
ĐIỂM
NÓNG
TRONG KỶ
NGUYÊN
ĐỊA-NĂNG-LƯỢNG
Trong
thế giới
dầu sôi
lửa bỏng
hiện nay,
một biến
động
tình cờ
ở một
địa điểm
giàu
năng
lượng
nào đó
cũng đủ
làm cả
khu vực
lên cơn
sốt, gây
đau
thương
tang
tóc, giá
dầu tăng
vọt, và
kinh tế
toàn cầu
lâm
nguy.
Thực
vậy, với
cầu năng
lượng
ngày một
lên cao,
cung
năng
lượng
ngày một
cạn
kiệt,
trong
thực tế,
nhân
loại
đang
bước vào
một kỷ
nguyên
mới --
kỷ
nguyên
địa-năng-lượng
-- trong
đó những
tranh
chấp các
tài
nguyên
khan
hiếm
đang che
mờ mọi
sinh
hoạt
khác
trên thế
giới.
Ngay từ
những
ngày đầu
năm
2012,
năng
lượng và
xung đột
đã luôn
buộc
chặt vào
nhau,
đem lại
tầm quan
trọng
ngày một
gia tăng
cho
những
vùng
địa-năng-lượng
trong
thế giới
tài
nguyên
then
chốt
ngày một
hạn chế.
Bắt đầu
với Eo
biển
Hormuz,
một eo
biển --
đề tài
hàng đầu
của báo
chí --
đang làm
rung
chuyển
các thị
trường
năng
lượng
khi năm
mới 2012
bắt đầu.
Nối liền
Vịnh Ba
Tư với
Ấn Độ
Dương,
Eo Biển
Hormuz
thiếu
những
nét đặc
trưng
của Rock
of
Gibraltar
hay
Golden
Gate
Bridge.
Tuy
nhiên,
trong
một thế
giới
nhạy cảm
với vấn
đề năng
lượng,
Eo Biển
Hormuz
có thể
có một ý
nghĩa
chiến
lược lớn
hơn bất
cứ eo
biển nào
khác
trên
hành
tinh.
Mỗi
ngày,
theo Bộ
năng
Lượng
Hoa Kỳ,
các tàu
dầu
chuyển
tải
khoảng
17 triệu
thùng
dầu -
20% số
cung
toàn cầu
- đi qua
eo biển
quan
trọng
nầy.
Vì vậy,
trong
tháng
12-2011,
khi một
viên
chức cao
cấp Iran
đe dọa
đóng cửa
Eo biển
Hormuz
để đáp
lại các
chế tài
khe khắt
của Hoa
Thịnh
Đốn, giá
dầu lập
tức tăng
vọt.
Trong
khi giới
quân sự
Hoa Kỳ
cam kết
duy trì
tự do
lưu
thông
qua eo
biển, sự
nghi ngờ
tính an
toàn của
việc
chuyên
chở dầu
tương
lai và
những âu
lo về
một cuộc
khủng
hoảng có
tiềm
năng lâu
dài giữa
Hoa
Thịnh
Đốn,
Tehran,
và Tel
Aviv, đã
khiến
các
chuyên
gia năng
lượng
tiên
đoán giá
dầu sẽ
lên cao
trong
những
tháng
năm sắp
tới - có
nghĩa
tai họa
đối với
nền kinh
tế trì
trệ toàn
cầu thêm
nghiêm
trọng.
Tuy
nhiên,
Eo biển
Hormuz
cũng chỉ
là một
trong
vài điểm
nóng,
những
nơi năng
lượng,
chính
trị, và
địa lý
đang
trộn lẫn
một cách
nguy
hiểm
trong
năm 2012
và những
năm tiếp
theo.
Chúng ta
cũng còn
cần phải
theo dõi
tình
hình
vùng
Đông và
Nam Hải,
vùng
vịnh
Caspian
, và
vùng Bắc
Cực
(Arctic)
giàu
năng
lượng và
băng
đang
tan.
Trong
tất cả
các vùng
đó,
nhiều
quốc gia
đang
tranh
giành
quyền
kiểm
soát
khâu
khai
thác,
khâu vận
chuyển
năng
lượng,
tranh
luận về
biên
giới
quốc
gia,
quyền
lưu
thông
hàng
hải,
cũng như
an ninh
dọc
những hệ
thống
ống dẫn
dầu trên
bộ.
Trong
những
năm sắp
đến, các
vùng
cung cấp
dầu và
hơi đốt
thiên
nhiên và
các
tuyến
đường
vận
chuyển
năng
lượng --
tuyến
dẫn dầu,
cảng
xuất
nhập
khẩu
năng
lượng,
các lộ
trình
các tàu
dầu --
sẽ là
những
địa
danh,
những
ranh
giới
then
chốt
trên bản
đồ chiến
lược
toàn
cầu.
Những
vùng sản
xuất
nòng
cốt, như
Vịnh Ba
Tư, sẽ
luôn giữ
địa vị
quyết
định.
Cũng
không
kém phần
quan
trọng là
những
nút
nghẽn
hay
chokepoints
như Eo
biển
Hormuz,
Eo Biển
Malacca
giữa Ấn
Độ Dương
và Biển
Nam Hải,
và các
mạng
thông
tin
đường
biển -
sea
lines of
communication,
thường
được các
chiến
lược gia
hàng hải
gọi tắt
SLOC,
nối kết
các khu
vực sản
xuất với
thị
trường
hải
ngoại.
Các đại
cường
dẫn đầu
như Hoa
Kỳ, Liên
Bang
Nga, và
TQ sẽ
tái cơ
cấu quân
lực để
lâm thời
đối phó
với
chiến
tranh
trong
các địa
điểm vừa
nói.
Chúng ta
đã có
thể thấy
điều nầy
trong
tài liệu
Hướng
Dẫn
Chiến
Lược
Quốc
Phòng,
"Duy Trì
Quyền
Lãnh Đạo
Toàn Cầu
của Hoa
Kỳ,"
được
tiết lộ
tại Ngũ
Giác Đài
ngày
5-01-2012
bởi T T
Obama và
Bộ
Trưởng
Quốc
Phòng
Leon
Panetta.
Trong
khi buộc
lòng
phải
chấp
nhận một
lực
lượng Bộ
Binh và
Thủy
Quân Lục
Chiến bé
nhỏ hơn,
tài liệu
hứa hẹn
tăng
cường
khả năng
không
quân và
hải
quân,
nhất là
những
lực
lượng
nhằm bảo
vệ hay
kiểm
soát các
mạng
lưới
năng
lượng và
mậu dịch
quốc tế.
Mặc dù
chỉ tái
xác nhận
các quan
hệ của
Hoa Kỳ
với Âu
châu và
Trung
Đông một
cách
chiếu
lệ,
chiến
lược mới
đã đặt
nặng
chính
sách
tăng
cường
quân lực
Hoa Kỳ
trong
"vùng
vòng
cung từ
Tây Thái
Bình
Dương và
Đông Á
đến Ấn
độ Dương
và Nam
Á."
Trong kỷ
nguyên
địa-năng-lượng
mới, các
khâu
kiểm
soát và
vận
chuyển
năng
lượng
đến thị
trường
luôn là
nguyên
nhân
chính
đưa đến
khủng
hoảng
toàn cầu
thường
hay tái
diễn.
Trong
năm nay,
ba điểm
nóng
năng
lượng:
Eo Biển
Hormuz,
Biển Nam
Hải, và
vùng
Vịnh
Caspian
cần được
đặc biệt
lưu tâm.
EO BIỂN
HORMUZ

Eo biển
Hormuz
Hormuz
-- dải
biển
chật hẹp
ngăn
cách
Iran với
Oman và
United
Arab
Emirates
(UAE)
-- là
eo biển
duy nhất
nối kết
vùng
Vịnh Ba
Tư giàu
năng
lượng
với thế
giới bên
ngoài.
Với một
bách
phân
quan
trọng số
dầu sản
xuất bởi
Iran,
Iraq,
Kuwait,
Qatar,
Saudi
Arabia,
và UAE,
được các
tàu dầu
chuyển
vận đi
qua mỗi
ngày, eo
biển
Hormuz,
theo
ngôn từ
của Bộ
Năng
Lượng
Hoa Kỳ,
đã trở
thành"nút
nghẽn
dầu khí
quan
trọng
nhất thế
giới."
Một vài
nhà phân
tích
tin, nếu
eo biển
bị ngăn
chặn lâu
dài, giá
dầu có
thể gia
tăng
khoảng
50% và
khởi
động một
suy
thoái
hay
khủng
hoảng
toàn bộ.
Giới
lãnh đạo
Hoa Kỳ
từ lâu
đã xem
eo biển
Hormuz
là địa
điểm
chiến
lược cố
định
trong
các kế
hoạch
toàn cầu
cần được
bảo vệ
với bất
cứ giá
nào. T
T Jimmy
Carter
là người
đầu tiên
đã phát
biểu
quan
điểm đó
vào
tháng
giêng
năm
1980,
sau khi
Liên
Bang Xô
Viết xâm
chiếm
Afghanistan.
Carter
đã nói
trước
Quốc Hội
Hoa Kỳ,
"cuộc
xâm
chiếm đã
đưa lực
lượng
quân sự
Liên Xô
đến cách
Ấn Độ
Dương
khoảng
300 dặm
và kế
cận Eo
Biển
Hormuz,
một
tuyến
hàng hải
hầu hết
số dầu
trên thế
giới
phải đi
qua."
Carter
nhấn
mạnh, "đáp
ứng của
Hoa Kỳ
phải hết
sức rõ
ràng: từ
nay trở
đi bất
cứ một
nỗ lực
của một
cường
quốc thù
nghịch
nào nhằm
ngăn
chặn
tuyến
đường
biển nầy
cũng
được xem
như tấn
công vào
quyền
lợi
thiết
thân của
Hiệp
Chủng
Quốc, và
cần được
đẩy lui
bằng mọi
phương
tiện cần
thiết,
kể cả
sức mạnh
quân
sự."
Đã hẳn
từ ngày
Carter
đưa ra
lời cảnh
cáo,
được xem
như
Chủ
Thuyết
Carter,
và
thiết
lập Bộ
Tư Lệnh
Trung
Đông -
the U.S.
Central
Command
(CENTCOM),
để bảo
vệ Eo
Biển,
nhiều
thay đổi
đã diễn
ra, trừ
quyết
tâm của
Hoa
Thịnh
Đốn bảo
vệ dòng
chảy dầu
lửa
trong
vùng
Vịnh Ba
Tư. Thực
vậy, T T
Obama
cũng đã
nói rõ,
ngay cả
khi lực
lượng bộ
binh
CENTCOM
rời khỏi
Afghanistan,
như đã
rời khỏi
Iraq, sự
hiện
diện của
hải và
không
lực của
bộ tư
lệnh
trong
vùng
vịnh nới
rộng sẽ
không bị
giảm
thiểu.
Nhiều
quan sát
viên
nghĩ,
người
Iran rất
có thể
sẽ thử
thách
khả năng
của Hoa
Thịnh
Đốn.
Ngày
27-12-2011,
Đệ Nhất
Phó Tổng
Thống
Iran,
Mohammad-Reza
Rahimi,
chẳng
hạn, đã
lên
tiếng,
"Nếu
người Mỹ
áp đặt
các chế
tài lên
số dầu
xuất
khẩu của
Iran,
lúc đó
ngay cả
một giọt
dầu cũng
không
thể chảy
qua Eo
Biển
Hormuz."
Từ đó,
nhiều
tuyên bố
tương tự
cũng đã
được các
viên
chức cao
cấp khác
lặp lại
(đôi khi
vài
viên
chức
cũng đã
có những
lời
tuyên bố
trái
ngược).
Thêm vào
đó, gần
đây,
người
Iran
cũng đã
tổ chức
những
cuộc
thao
diễn hải
quân
tinh tế
trong
vùng
Biển Á
Rập gần
mũi phía
đông Eo
Biển, và
nhiều
cuộc
diễn tập
khác
cũng
được
biết sẽ
được lên
lịch.
Cùng
lúc,
Tổng Tư
Lệnh Bộ
Binh
Iran
cũng đã
gợi ý
hàng
không
mẫu hạm
John C.
Stennis
của Hoa
Kỳ, vừa
rời khỏi
Vùng
Vịnh,
cũng
không
nên trở
lại. Ông
nói thêm
một cách
rất rõ
ràng,
"Cộng
Hòa Hồi
Giáo
Iran sẽ
không
lặp lại
lời cảnh
cáo của
mình."
Có thể
nào
người
Iran sẽ
thực sự
đóng cửa
eo biển?
Nhiều
nhà phân
tích
tin,
những
lời
tuyên bố
bởi
Rahimi
và đồng
nghiệp
chỉ là
những
nước bài
dọa dẫm
tháu
cáy,
những
bluster
and
bluff,
chỉ nhằm
gây âu
lo trong
giới
lãnh đạo
Tây
phương,
khiến
giá dầu
tăng
vọt, và
nhằm
giành
vài
nhượng
bộ trong
tương
lai nếu
có tái
thương
thuyết
về
chương
trình
nguyên
tử của
Iran.
Tuy
nhiên,
điều
kiện
kinh tế
ở Iran
ngày một
đáng lo
ngại, và
cũng rất
có thể
các lãnh
đạo cứng
rắn
Iran,
luôn bị
áp lực
nặng nề,
có thể
cảm thấy
cần có
vài hành
động bi
hài,
ngay cả
"mời
mọc"
một cuộc
tấn công
đáp lễ
của Hoa
Kỳ.
Trong
mọi
trường
hợp, Eo
Biển
Hormuz
vẫn sẽ
là tiêu
điểm của
công
luận thế
giới
trong
năm
2012,
với giá
dầu toàn
cầu lên
xuống
theo sát
trình độ
căng
thẳng
trong
vùng
Vịnh Ba
Tư.
VÙNG
BIỂN
ĐÔNG NAM
Á

Biển
ĐÔNG NAM
Á
là
một phân
bộ Tây
Thái
Bình
Dương
với TQ
phía
Bắc,
Việt Nam
phía
Tây, Phi
Luật Tân
phía
Đông, và
đảo
Borneo
(chia sẻ
với
Brunei,
Indonesia,
và
Malaysia)
về phía
Nam.
Vùng Nam
Hải cũng
bao gồm
hai quần
đảo phần
lớn
không
dân cư,
Hoàng Sa
và
Trường
Sa. Từ
lâu, đây
là những
vùng
đánh cá
quan
trọng,
cũng là
tuyến
đường
các
thương
thuyền
qua lại
giữa
Đông Á
và Âu
châu,
Trung
Đông, và
Phi
châu.
Gần đây
hơn, tầm
quan
trọng
của cả
hai quần
đảo đã
gia tăng
như một
vùng
nhiều
tiềm
năng dầu
lửa và
hơi đốt
thiên
nhiên,
với
những
trữ
lượng
lớn lao
dưới
lòng đất
trong
những
khu vực
chung
quanh
Hoàng Sa
và
Trường
Sa.
Với sự
khám phá
các trữ
lượng
dầu và
hơi đốt,
Biển Nam
Hải đã
trở
thành
một vùng
tranh
chấp
quốc tế.
Ít ra
vài quốc
gia lân
cận cũng
đang
tranh
giành
chủ
quyền
một số
hải đảo
trong
khu vực
giàu
năng
lượng,
nhất là
TQ đang
đòi chủ
quyền
trên
toàn bộ
khu vực,
và có
dấu hiệu
sẵn sàng
sử dụng
các biện
pháp
quân sự
để xác
quyết
quyền áp
đảo của
riêng
mình. Đã
hẳn,
thái độ
kẻ cả
nầy đã
đưa đến
xung đột
với các
quốc gia
lân
bang, kể
cả vài
quốc gia
có quan
hệ quân
sự chặt
chẽ với
Hoa Kỳ.
Chính vì
vậy, một
tranh
giành va
chạm
riêng
trong
khu vực,
lúc đầu
chỉ liên
hệ đến
TQ và
các
thành
viên
khối
ASEAN,
nay đã
có tiềm
năng trở
thành
một xung
đột giữa
hai siêu
cường
hàng đầu
- Hoa Kỳ
và TQ.
Nhằm bảo
vệ lập
trường,
Brunei,
Phi Luật
Tân,
Malaysia,
và Việt
Nam, đã
và đang
nỗ lực
tìm kiếm
một đồng
thuận
ASEAN,
tin
tưởng
cách
tiếp cận
tập thể
sẽ đem
lại
tiếng
nói
chung
với
trọng
lượng
lớn hơn
tiếng
nói
riêng lẻ
của mỗi
quốc gia
đối với
TQ. Về
phần
mình,
người TQ
đã nhấn
mạnh các
tranh
chấp
phải
được
giải
quyết
song
phương,
một
trạng
huống
trong đó
TQ dễ sử
dụng sức
mạnh
kinh tế
và quân
sự để
chi
phối.
Trong
khi đó,
Hoa Kỳ,
giờ đây
không
còn bị
buộc
chân ở
Iraq và
Afghanistan,
cũng đã
có thể
nhập
cuộc và
dành
trọn hậu
thuẩn
cho các
xứ ASEAN
trong nỗ
lực
thương
thuyết
tập thể
với Bắc
Kinh.
Bộ
Trưởng
Ngoại
Giao TQ,
Yang
Jiechi,
vì vậy,
đã vội
vã cảnh
cáo Hoa
Kỳ không
nên can
thiệp.
Yang
Jiechi
tuyên
bố:
"bất cứ
hành
động can
thiệp
nào sẽ
chỉ làm
vấn đề
thêm
phức tạp
và khó
giải
quyết."
Hậu quả
tức thì
là cuộc
đấu
khẩu,
lời qua
tiếng
lại,
giữa Bắc
Kinh và
Hoa
Thịnh
Đốn.
Trong
cuộc
viếng
thăm thủ
đô TQ
vào
tháng
7-2011,
Chủ Tịch
Bộ Tham
Mưu Liên
Quân, Đề
Đốc Mike
Mullen,
đã đưa
ra lời
đe dọa
không úp
mở khi
đề cập
hành
động
quân sự
khả dĩ
trong
tương
lai.
Mullen
đã phát
biểu:
"Âu lo,
trong
những âu
lo của
cá nhân
tôi, là
những
biến
động bất
ngờ tiếp
diễn có
thể khởi
động một
tính
toán sai
lầm, và
một bùng
phát
không ai
có thể
tiên
liệu."
Nhằm
chứng tỏ
lập
trường
cương
quyết
của
mình,
Hoa Kỳ
đã công
khai tổ
chức một
loạt các
cuộc
thao
diễn
quân sự
ở ngay
Biển Nam
Hải, kể
cả các
cuộc
diễn tập
hỗn hợp
với các
tàu
chiến
Việt Nam
và Phi
Luật
Tân.
Không để
Mỹ qua
mặt, TQ
đã đáp
ứng với
những
cuộc
thao
diễn hải
quân của
chính
mình. Đó
quả thật
là một
phương
thức
hoàn hảo
cho
những
biến
động bất
ngờ
trong
tương
lai.
Biển Nam
Hải từ
lâu đã
luôn
trên màn
ảnh
ra-đa
thám sát
của
những ai
đang
theo dõi
tình
hình Á
châu,
nhưng
chỉ thu
hút sự
chú ý
toàn cầu
khi,
trong
cuộc
công du
đến
Australia
tháng
11-2011,
T T
Obama đã
loan báo
một cách
ngắn
gọn:
chiến
lược mới
của Hoa
Kỳ nhằm
trực
diện uy
lực TQ ở
Á châu
và Thái
Bình
Dương.
Trước
Nghị
Viện Úc
ở
Canberra,
Obama đã
tuyên
bố:
"Trong
khi
hoạch
định và
soạn
thảo
ngân
sách
tương
lai,
chúng
tôi sẽ
phân bổ
tài
nguyên
cần
thiết để
duy trì
sự hiện
diện
quân sự
mạnh mẽ
của
chúng
tôi
trong
vùng
nầy."
Một điểm
then
chốt
trong
chiến
lược mới
là nhằm
bảo đảm
"an ninh
hàng
hải"
trong
vùng
Biển Nam
Hải.
Từ
Australia,
T T
Obama
cũng đã
tuyên bố
thiết
lập một
căn cứ
Hoa Kỳ
mới ở
Darwin
trên bờ
bể Bắc
Úc, cũng
như mở
rộng
quan hệ
quân sự
với
Indonesia
và Phi
Luật
Tân.
Cùng một
chiều
hướng,
trong
tháng
giêng
2012,
Tổng
Thống
Obama,
khi đến
Ngũ Giác
Đài thảo
luận
những
đổi thay
trong
chiến
lược
quân sự
Mỹ trên
thế
giới, đã
đặc biệt
nhấn
mạnh kế
hoạch
phóng
chiếu uy
lực Hoa
Kỳ trong
khu vực
Á châu,
nhất là
Đông Nam
Á.
Cố
nhiên,
TQ cũng
sẽ có
những
bước đối
kháng
riêng
không
kém
cương
quyết,
nhằm bảo
vệ quyền
lợi ngày
một gia
tăng
trong
vùng Nam
Hải.
Đã hẳn,
những
bước đáp
ứng nầy
sẽ dẫn
đến đâu,
đến nay
vẫn còn
là một
ẩn số.
Tuy
nhiên,
sau Eo
Biển
Hormuz,
Nam Hải
có thể
là một
nút thắt
năng
lượng
toàn cầu
khác,
nơi
những
lỗi lầm
hay
thách
thức nhỏ
bé có
thể dẫn
đến
những va
chạm đối
đầu ngày
một lớn
và cực
kỳ nguy
hiểm
trong
năm 2012
và những
năm kế
tiếp.
VÙNG
LÒNG
CHẢO
CASPIAN


Lòng
chảo
Caspian
là một
vịnh nhỏ
bao
quanh
bởi Liên
Bang
Nga,
Iran, và
ba Cộng
hòa
trong
USSR
trước
đây:
Azerbaijan,
Kazakhstan,
và
Turkmenistan.
Trong
cùng khu
vực còn
có các
Cộng hòa
Xô Viết
cũ như
Armenia,
Georgia,
Kyrgystan,
và
Tajikistan.
Tất cả
các Cộng
hòa Xô
Viết nói
trên,
tuy khác
nhau về
trình
độ, luôn
tìm
cách
xác
quyết
chủ
quyền
tối
thượng
của mình
đối với
Điện Cẩm
Linh và
thiết
lập
những
quan hệ
độc lập
đối với
Hoa Kỳ,
Liên
Hiệp Âu
châu,
Iran,
Turkey,
và lúc
một đông
hơn, với
TQ. Tất
cả đều
đang
phải đối
đầu với
chia rẽ
nội bộ
và/hay
tranh
chấp
biên
giới với
các nước
láng
giềng.Toàn
khu vực,
vì vậy,
luôn ở
trong
tình
trạng
một
thùng
thuốc nổ
với tiềm
năng bộc
phá,
ngay cả
trước
đây khi
chưa
phải là
một
trong
những
vùng có
trữ
lượng
dầu và
hơi đốt
lớn lao
chưa
được
khai
thác đầy
đủ để
tình
hình có
thể dễ
dàng sôi
bỏng.
Trong
thực tế,
đây
không
phải lần
đầu vùng
lòng
chảo
Caspian
được xem
như khu
vực có
trữ
lượng
dầu quan
trọng,
và vì
vậy,
tiềm
năng
xung đột
cao.
Vào cuối
thế kỷ
19, khu
vực
chung
quanh
thành
phố
Baku -
lúc đó
một phần
của đế
quốc
Nga,
hiện nay
thuộc
Azerbaijan
- là một
vùng dầu
lửa
phong
phú, và
vì vậy,
một
"phần
thưởng
chiến
lược"
quan
trọng.
Nhà độc
tài Xô
Viết
tương
lai,
Joseph
Stalin,
khởi
đầu đã
gầy dựng
được
thanh
thế như
một lãnh
tụ các
công
nhân dầu
lửa đấu
tranh ;
và
Hitler
đã tìm
cách
chinh
phục
trong
cuộc xâm
lăng
Liên
Bang Xô
Viết bất
thành
năm
1941.
Tuy
nhiên,
sau Đệ
Nhị Thế
Chiến,
khu vực
đã không
còn quan
trọng
như một
khu vực
giàu
năng
lượng
khi các
khu dầu
Baku
trên đất
liền đã
cạn
kiệt.
Ngày
nay,
nhiều
trữ
lượng
mới và
quan
trọng đã
được
khám phá
ngoài
khơi
vùng
biển
Caspian
và trong
nhiều
khu vực
thuộc
Kazakhstan
và
Turkmenistan,
trước
đây chưa
được
khai
thác.
Theo
công ty
năng
lượng
khổng lồ
British
Petroleum
hay BP,
khu lòng
chảo
Caspian
có một
trữ
lượng
dầu lên
đến 48
tỉ thùng
(phần
lớn dưới
lòng đất
Azerbaijan
và
Kazakhstan)
và 449
nghìn tỉ
cubic
feet hơi
đốt
thiên
nhiên
(với số
trữ
lượng
lớn nhất
thuộc
Turkmenistan).
Do đó,
vùng
lòng
chảo
Caspian
đã vượt
qua Bắc
và Nam
Mỹ về
trữ
lượng
hơi đốt
và Á
châu về
trữ
lượng
dầu.
Tuy
nhiên,
khai
thác
toàn bộ
số trữ
lượng
nầy và
vận
chuyển
đến các
thị
trường
nước
ngoài đã
hẳn là
một công
tác vĩ
đại. Hạ
tầng cơ
sở năng
lượng
trong
vùng hết
sức hiếm
hoi và
vùng
vịnh
Caspian
cũng
chẳng có
hải
cảng, do
đó, dầu
và hơi
đốt phải
được vận
chuyển
bằng hệ
thống
ống dẫn
dầu hay
hỏa xa.
Liên
Bang
Nga, từ
lâu là
đại
cường áp
đảo
trong
vùng,
đang tìm
cách
kiểm
soát các
hệ thống
ống dẫn
dầu và
hơi đốt
từ vùng
lòng
chảo
Caspian
đến các
thị
trường
tiêu
thụ.
Nga
đang
nâng cấp
hệ thống
ống dẫn
dầu thời
Xô Viết
kết nối
các Cộng
hòa Xô
Viết
trước
đây với
Liên
Bang
Nga,
thiết
lập các
tuyến
dẫn dầu
mới, và
gần như
hoàn
toàn nắm
độc
quyền
khâu
phân
phối
toàn bộ
số năng
lượng từ
Vịnh
Caspian,
qua mạng
lưới
ngoại
giao
truyền
thống,
các
chiến
thuật
mạnh
tay,
hoặc
công
khai hối
lộ giới
lãnh đạo
trong
khu vực
(đa số
một thời
đã phục
vụ trong
guồng
máy hành
chánh
Liên
Xô),
buộc
phải
chuyên
chở năng
lượng
qua ngã
Liên
Bang
Nga.
Theo
Michael
Klare,
tác giả
cuốn
Rising
Powers,
Shrinking
Planet,
Hoa
Thịnh
Đốn đã
tìm cách
ngăn
ngừa các
nỗ lực
vừa nói,
qua việc
bảo trợ
xây cất
các hệ
thống
ống dẫn
dầu thay
thế,
tránh đi
qua lãnh
thổ Nga,
băng qua
Azerbaijan,
Georgia,
và
Turkey
đến Địa
Trung
Hải
(nhất là
hệ thống
BTC, hay
Baku-Tbilisi-Ceyhan
pipeline).
Trong
khi đó
Bắc Kinh
đang xây
hệ thống
ống dẫn
dầu
riêng
của mình
nối liền
vùng
Caspian
với miền
Tây TQ.
Tất cả
các hệ
thống
ống dẫn
dầu trên
đây đều
đi ngang
qua
những
khu vực
sắc tộc
thiếu an
ninh và
gần
nhiều
vùng
đang
tranh
chấp như
Chechnya
bạo loạn
và South
Ossetia
ly khai.
Vì vậy,
cả TQ
lẫn Hoa
Kỳ đều
phải
phối hợp
cơ chế
vận hành
hệ thống
ống dẫn
dầu với
viện trợ
quân sự
cho các
quốc gia
dọc lộ
trình.
Lo ngại
sự hiện
diện của
Hoa Kỳ,
cả về
quân sự
lẫn kinh
tế,
trong
các lãnh
thổ
thuộc
Liên Xô
trước
đây,
Liên
Bang Nga
đã đáp
lại với
những
thao tác
quân sự
của
riêng
mình, kể
cả cuộc
chiến
ngắn
ngũi với
Georgia
trong
năm
2008,
dọc theo
tuyến
đường
BTC.
Với kích
cỡ các
trữ
lượng
dầu và
hơi đốt
của vùng
lòng
chảo
Caspian,
nhiều xí
nghiệp
năng
lượng
đang
hoạch
định các
thao tác
sản xuất
cùng với
các ống
dẫn dầu
cần
thiết để
chuyển
tải dầu
và hơi
đốt đến
thị
trường.
Chẳng
hạn,
Liên
Hiệp Âu
châu, hy
vọng sẽ
xây một
tuyến
ống dẫn
hơi đốt
thiên
nhiên
mới, với
tên gọi
Nabuco
từ
Azerbaijan
xuyên
qua
Turkey
đến
Austria.
Và Liên
Bang Nga
đã đề
nghị dự
án một
hệ thống
cạnh
tranh --
South
Stream.
Tất cả
các nỗ
lực trên
đây đều
liên
quan đến
các
quyền
lợi
địa-chính-trị
của các
đại
cường,
do đó,
chắc sẽ
luôn là
nguồn
cội của
nhiều
khủng
hoảng và
xung đột
quốc tế.
Trong kỷ
nguyên
địa-năng-lượng
mới, Eo
Bể
Hormuz,
Biển Nam
Hải, và
Vùng
Lòng
Chảo
Caspian
không hề
đứng
riêng lẻ
như
những
điểm
nóng
tiềm
tàng.
Biển
Đông
Hải, nơi
TQ và
Nhật
đang
tranh
chấp
những
khu dự
trữ hơi
đốt
thiên
nhiên,
là một
điểm
nóng
khác,
cũng như
vùng bể
chung
quanh
Falkland
Islands,
nơi Anh
Quốc và
Argentina
đang
tranh
giành
các trữ
lượng
dầu dưới
lòng
đất; và
vùng Bắc
Cực với
hiện
tượng
hâm nóng
toàn cầu
và các
tài
nguyên
năng
lượng
nhiều
quốc gia
đang
tranh
chấp.
Trong
mọi
trường
hợp, một
điều
chắc
chắn:
bất cứ ở
đâu có
nhiều
tài
nguyên
năng
lượng, ở
đó nguy
cơ luôn
cận kề.
NĂNG
LƯỢNG VÀ
CHIẾN
LƯỢC MỚI
Sau Đệ
Nhị Thế
Chiến,
nhiều
người
tin Hoa
kỳ có đủ
khả năng
đồng
thời duy
trì một
lực
lượng
quân sự
hùng hậu
và một
mực sống
cao, và
cần cả
hai để
bảo đảm
tình
trạng
toàn
dụng.
Thực tế
đã không
được như
vậy.
Ngay từ
thập kỷ
1960,
người ta
đã thấy
rõ:
chuyển
hướng
các xí
nghiệp
lớn của
quốc gia
qua Bộ
Quốc
Phòng và
sản xuất
những
tài hóa
không có
giá trị
đầu tư
và tiêu
thụ, đã
bắt đầu
bóp ngạt
các hoạt
động
kinh tế
dân sự.
Về lâu
về dài,
việc
cùng lúc
theo
đuổi cả
súng đạn
lẫn bơ
mì là
một hỗn
hợp đầy
bất
trắc. Kỹ
nghệ
quân sự
đã giành
hết tài
nguyên
của Hoa
Kỳ, đẩy
nền kinh
tế dân
sự ngày
một đến
gần bờ
băng
hoại.
Ngày
01-5-2007,
Trung
Tâm
Nghiên
Cứu
Chính
Sách và
Kinh Tế
ở Hoa
Thịnh
Đốn đã
công bố
kết quả
một
nghiên
cứu của
công ty
Global
Insight
về ảnh
hưởng
trong
trường
kỳ của
chi phí
quân sự
gia
tăng.
Kinh tế
gia Dean
Baker,
người
hướng
dẫn
chương
trình,
đã đi
đến kết
luận:
"Người
ta
thường
tin,
chiến
tranh và
gia tăng
chi tiêu
quân sự
có ảnh
hưởng
tốt đối
với kinh
tế.
Trong
thực tế,
hầu hết
các mô
hình
kinh tế
chứng tỏ
chi tiêu
quân sự
thường
chuyển
hướng
tài
nguyên
khỏi
những
phương
cách sử
dụng
mang
tính sản
xuất ,
như tiêu
thụ và
đầu tư,
và chung
cuộc làm
chậm
tiến độ
tăng
trưởng
kinh tế
và suy
giảm mức
nhân
dụng."
Trong
tuần
trước,
khi xuất
hiện ở
Ngũ Giác
Đài, T T
Obama đã
tiết lộ
chiến
lược
quân sự
mới của
Hoa Kỳ
trong
thập kỷ
tới.
Trong
thập kỷ
vừa qua,
với nhịp
tăng tốc
quân sự
hóa Hoa
Kỳ,
không ai
có thể
tưởng
tượng 10
năm
hoạch
định hay
đầu tư
nghiêm
túc của
chính
quyền
lại
không
nối kết
với khu
vực quân
sự hay
an ninh
quốc
gia.
Chiến
tranh,
và tài
vật lực
nuôi
dưỡng
chiến
tranh,
luôn là
mối bận
tâm
chính
của
chính
quyền và
chi phối
mọi sinh
hoạt, kể
cả ngoại
giao,
của
người
Mỹ. Bằng
chứng:
bài viết
của
ngoại
trưởng
Hillary
Clinton"Thế
Kỷ Thái
Bình
Dương
của Hoa
Kỳ"
(America's
Pacific
Century)
đăng
trên tạp
chí
Foreign
Policy.
Đó là
bài viết
của
chính bộ
trưởng
ngoại
giao,
không
phải của
bộ
trưởng
quốc
phòng,
cho đến
các chi
tiết
liên
quan đến
các"tàu
chiến
duyên
hải"
Hoa kỳ
sẽ gửi
đến
Singapore,
và
"sự hiện
diện
quân sự
lớn lao
hơn của
Mỹ"
ở
Australia.
Oái oăm
hơn nữa
là khi
phe Cộng
hòa, phe
luôn
thuyết
giảng
chính
quyền
chỉ nên
giữ một
vai trò
tối
thiểu,
lại là
những
người
lớn
tiếng
đòi hỏi
tăng
quyền
hạn và
thế lực
cho một
chính
quyền
vốn đã
quá lớn
lao.
Trong
những
năm gần
đây, phe
Cộng hòa
luôn
đứng sau
những
biện
pháp
tăng
cường
vai trò
của
chính
quyền Mỹ
trên thế
giới. Vì
vậy,
không có
gì đáng
ngạc
nhiên,
ngay sau
cuộc gặp
mặt ngắn
ngũi với
Obama ở
Ngũ Giác
Đài, phe
Cộng
Hòa, từ
Howard
P. Buck
McKeon,
chủ tịch
ủy ban
quân lực
Hạ Viện,
đến
John
McCain,
nguyên
ứng cử
viên
Tổng
Thống
2008,
cho đến
ứng viên
Cộng Hòa
2012
Mitt
Romney,
đều đã
lớn
tiếng tố
cáo
chiến
lược mới
của
Obama
như một
chương
trình
"giải
giới đơn
phương."
Một cách
ngắn
gọn, khi
đối diện
với nhu
cầu bảo
đảm dòng
chảy
năng
lượng
trên thế
giới,
việc đầu
tiên
chính
quyền Mỹ
nghĩ
phải làm
là quân
sự hóa
vấn đề.
Đó là
phương
cách duy
nhất Hoa
Thịnh
Đốn hiện
nay biết
và có
thể làm.
Và người
Mỹ sẽ có
thêm một
năm 2012
để trăn
trở về
chính
sách
năng
lượng bị
quân sự
hóa.
Nguyễn
Trường
Irvine,
California,
U.S.A.
17-01-2012.