Chấm dứt sự thịnh vượng?

Vietsciences- Nguyễn Văn Nhã  dịch        24/02/2009

 

Những bài cùng tác giả

1) Chấm dứt sự thịnh vượng?
2) Chấm dứt một thờ đại
3) Kế hoạch hành động của G7
4) Biện pháp chưa từng có

Chấm dứt sự thịnh vượng?

Time, 02/10/2008

Sự kiện Quốc hội Mỹ lúc đầu tiên đã bác bỏ kế hoạch cứu nguy 700 tỉ của chính quyền Bush đã nhắc lai tiền lệ đau khổ. Vào năm 1930, Thượng Viên Mỹ đã thông qua Luật về Quan thuế do Smoot - Hawley soạn thảo, nâng cao mức thuế nhập khẩu của khoảng 20.000 mặt hàng - các sử gia đã cho rằng đó là, bước đi then chốt dẫn tới cuộc Đại khủng hoảng - Một điểm nhỏ cho thế giới nhận ra rằng tính ích kỷ Đảng phái đã thắng vượt tinh thần lãnh đạo thế giới trên đối Capitol.

Rất bình thường nếu chúng ta hỏi rằng liệu các nhà làm luật của Mỹ có lập lại như thế một lần nữa không? Sự xẹp lại của quả bong bóng bất động sản do nợ mà có, và sự thua lỗ nặng nề của các ngân hàng, cùng với sự lưỡng lự chính trị trong những ngày gần đây, đã tạo nên một phản ứng dây chuyền, mà trong trường hợp xấu nhất, sẽ dẫn tới một tình trạng giống như sự tái bản trong thế kỉ 21 của cuộc Đại Khủng hoảng ngay cả khi kế hoạch cứu nguy được thông qua.

Nước Mỹ - chưa kể tới Tây Âu - đang nằm trong vòng xoáy trôn ốc đi xuống, mà các chuyên viên tài chính gọi là hiện tượng giảm đòn bẫy (deleverage) vì  nợ quá nhiều, ngoài sức chịu đựng, các gia đình cũng như các định chế tài chính đã bị bó buộc phải giảm nợ xuống. Để làm vậy,  họ tạo ra, áp lực đè lên giá tài sản mà họ đã mua được với đồng tiền đi vay. Đó là, vòng luẩn quẩn. Khi một số gia đình hay ngân hàng vỡ nợ, tài sản của họ được tung ra bán ngoài thị trường, làm cho giá tài sản càng giảm đi nữa, và càng phải cần thêm giảm đòn bẩy. Tiến trình này hiện nay có momentum quá lớn, ngay cả 700 tỉ đồng của công quĩ cũng chưa chắc chặn đứng nó được.

Về trường hợp các hộ gia đình, nợ đã tăng từ 50% GDP (1980) lên tới đỉnh cao 100% GDP (2006). Nói cách khác, các hộ gia đình tại Mỹ hiện nay nợ ngang bằng sản lượng kinh tế cả năm của nước Mỹ - phần lớn số nợ này được sử dụng để mua bất động sản - kết quả là 1 trái bong bóng xà phòng - bong bóng nổ. Chỉ số giá nhà, theo Công ty S&P Case Shiller, tại 20 thành phố khác nhau đã bắt đầu giảm từ tháng 2 - 2007 và càng ngày càng giảm mạnh. Tháng 6 vừa qua giá nhà đã giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại vài thành phố - như tại Phoenix hay Miami giá nhà giảm tới 1/3 so với lúc cao nhất. Thị trường nhà đất tại Mỹ chưa bao giờ đối mặt với tình trạng như  thế kể từ thời Đại khủng hoảng và đau khổ chưa chấm dứt. Ngân hàng Credit Suisse tiên đoán 13% các hộ gia đình có mươn tiền thế chấp bất động sản, cuối cùng sẽ mất nhà.

Cái ngân hàng và  định chế tài chính còn khốn khổ hơn: nợ của họ đã tăng nhanh. Năm 2007, tổng số nợ của khu vực tài chính bằng với 116% GDP, so với năm 1980 chỉ có 21% GDP và những tài sản khác do ngân hàng nắm giữ còn tụt giá nhanh hơn bất động sản - ví dụ các tín phiếu dựa trên thế chấp bất động sản (được chấm điểm độ tin cậy BBB) đã giảm mất 55%

Tới nay, các ngân hàng Mỹ đã thú nhận là thua lỗ và xoá sổ hết 334 tỉ USD, và tổng số xoá sổ cuối cùng chắc còn lớn hơn thế nữa - để bù lại họ cố kêu vốn 235 tỉ USD - vấn đề khó chịu là nếu họ lỗ 99 tỉ US, thì có nghĩa là họ phải xoá sổ, số tài sản trị giá 10 lần như vậy - gần bằng 1000 tỉ - để giữ cho đúng tỉ lệ cố định giữ tài sản và vốn tự có, điều đó có nghĩa là họ phải giảm tín dụng vì tài sản của ngân hàng là tiền cho người khác vay nợ. Ít tín dụng hơn, thì điều kiện kinh doanh tại khu Main Street (khu thương mại bình dân tại mỗi thành phố ở Mỹ) cũng ít hơn. Người đại lý bán xe không có đủ tín dụng sẽ không đủ hàng trong kho. để sống còn, ông ta phải sa thái bớt nhân viên. Nạn thất nghiệp cao sẽ lan ra toàn quốc.

Người nào còn nghi ngờ vào việc nước Mỹ đang đi tới khủng hoảng là người còn sống trong mộng  Tính trên cơ bản cả năm, số lượng bất động sản được bán ra và sản xuất công nghiệp đều giảm, thất nghiệp đã đạt tới đỉnh cao từ 5 năm nay. Vấn đề là liệu nó  chỉ là suy thoái mềm, kiểu như năm 2001, hay nó sẽ là đại khủng hoảng, tương tự như tình hình thế giới đã trải qua trong những năm 1930 : Đại khủng hoảng 2.0.

 

So sánh lịch sử

Chúng ta có khuynh hướng hay nghĩ rằng cuộc đại khủng hoảng xảy ra vì thị trường  chứng khoán  sụp đổ vào năm 1929. theo truyền thống, người ta nói Wall Street xập đổ vào ngày "thứ 5 đen tối" 24 - 10 1929, khi chỉ số Dow fones, trung bình công nghiệp giảm 2%. Thật ra thị trường chứng khoán  đã trượt dốc từ đầu thánh 9. vào ngày "thứ 2 đen tối " 28/10/1929, chúng khoán giảm 13% ngày hôm nay, giảm tiếp 12% - trong vòng 3 năm sau đó, thị trường chứng khoán tại Mỹ giảm một số lượng kinh khủng. 89% tới điểm thấp nhất nó vào 7/1932 phải chờ tới tận 1954 chỉ số chứng khoán  mới trở lại giá trị cao nhất của nó vào năm 1929.

Năm nay, ngày 29/09/2008, khi Quốc hội bác bỏ kế hoạch của Bộ trưởng tài chính H Paulson, thị trường phần ứng rất mạnh. Chỉ số Dow Jones giảm 70% nội trong một ngày, số giản trong, ngày nay chỉ xảy ra 17 lần kể từ năm có thị trường CK 1896, từ đỉnh cao tháng 10/2007. chỉ số Dow Jones  đã giảm 25%..

Theo Milton Friedman và Ama Jacobson Schwartz lý luận trong sách A Monetary History of the US: 1867 - 1960, xuất bản 1963 nguyên nhân của cuộc Đại khủng hoảng  không phải là do sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, mà do sự co lại quá lớn của tín dụng, hậu quả  là sự phá sản hàng loại của các ngân hàng.

Sự co thắt tín dụng đã xảy ra nhiều tháng trước khi thị trường chứng khoán sụp đổ, năm 1929 khi các ngân hàng thương mại có hơn 80 triệu USD không thanh toán nổi, tới cuối năm 1930, có 608 ngân hàng phá sản - trong đó có Bank of the US - nó hứng chịu tới 1/3 tổng số tiền gửi tài khoản bị mất (Lúc đó ngân hàng này muốn hoà nhậo vào ngân hàng khác, nhưng không thành công - đó là một thời điểm nguy kịch khác trong lịch sử cuộc Đại khủng hoảng).

Như Friedman và Schwartz đã nói, Quỹ dự trữ  Liên bang (Fed) lúc đó có thể chế ngự khủng hoảng được, nếu cắt lãi suất, cho ngân hàng vay tiền, và mua trái phiếu vào (cái gọi là hoạt động thị trường mở). Thay vì làm như vậy FED đã làm tình hình tồi tệ hơn, bằng cách giảm tín dụng cho hệ thống ngân hàng. Việc này đã buộc các ngân hàng bán đổ bán tháo tài sản của nó để đổi lấy tiền mặt, đẩy giá tín phiếu xuống, và làm cho bảng cân đối kế toán xấu hẳn đi. Từ tháng 2 - tháng 8 - 1931, một đợt phá sản ngân hàng nữa, làm tiền gửi tài khoản giảm hơn 2.7 tỉ USD - 9% tổng số tiền gửi - tới 1 - 1932 có tới 1860 ngân hàng phá sản.

Chỉ tới tháng 4-1932 do nhiều áp lực chính trị, FED mới tổ chức mua vào theo qui mô lớn các trái phiếu, trong hoạt động thị trường  mở - cố gắng đầu tiên của FED để chặn lại cuộc khủng hoảng tiền mặt. Ngay cả như vậy cũng không ngăn nổi một đột phá sản ngân hàng vào cuối năm 1932, đưa tới "ngày nghĩ lễ ngân hàng" đầu tiên trong cả nước (các ngân hàng tạm thời đóng cửa trong toàn quốc).

Khi tin đồn là chính quyền mới của Roosevelt sẽ phá giá đồng USD, mọi người đổ xô đi mua vàng. Fed nâng lãi suất lên, hậu quả là sửa soạn cho "ngày lễ ngân hàng" do tổng thống F.D. Roosevelt ban hành ngày 06.03.1932, hai ngày sau khi ông nhận chức. Một ngày lễ mà sau đó, hơn 2500 ngân hàng lăn biến luôn.

Sự khác biệt rõ rệt giữa xưa và nay là chủ tịch của Fed hiện nay, Ben Bernanke, đã học được bài học lịch sử đó, điều này không đáng ngạc nhiên, vì ông đã nghiên cứu kỹ cuộc Đại khủng hoảng từ lúc tín dụng bắt đầu co lại, tháng 8 năm 2007 Bernanke đã cắt lãi suất cơ bản của quĩ liên bang xuống, từ 5.25% tới nay có lúc chỉ còn 25% ông đã bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính, theo nhiều kênh khác nhau, khoảng hơn 1100 tỉ USD trong vòng 13 tháng.

Bộ tài chính cũng năng động, khác hẳn thời Đại khủng hoảng. Thời đó, sự khôn ngoan cổ điển cho rằng chính phủ nên có ngân sách cân bằng trong cuộc khủng hoảng, ngay cả khi phải cắt giảm an sinh xã hội, và tăng thuế. John Meynard Keynes và cả thế hệ khác các nhà kinh tế sau này, đã chỉ ra rằng đó chính là điều sai lầm phải tránh. Khi có suy thoá, thââm thủng ngân sách là điều tốt. Vì chúng kích thích nhu cầu tiêu thụ. Chính quyền Bush trong những năm phồn thịnh, đã để cho ngân sách thâm thủng, bây giờ lại cũng tìm cách để cho thâm thủng nhiều hơn nữa.

Thực ra, ngay cả không còn kế hoạch cứu nguy 700 tỉ Paulson cũng đã ký một số ngân phiếu lớn, để bảo lãnh việc bán công ti Bears Stearns cho công ty JP Morgan, để quốc hữu hoá 2 con quái vật Fannie Mae và Freddie Mac để cứu nguy tổ hợp bảo hiểm khổng lồ AIG, để bán ngân hàng Wamu cho JP Morgan, và ngân hàng  Wachovia cho Citigroup. Tất cả các thương vụ này tốn từ 200 tỉ đến 300 tỉ USD.

Có người nói rằng ném tiền ra chưa hẳn đã giải quyết được vấn đề. Nhưng đó chính là điều Fed và Bộ tài chính đang muốn làm. Đối diện với khả năng kh/h giống như năm 1929, họ đang cố gắng trấn  an sự sỡ hãi của thiên hạ, với số tiền mặt có thể lên tới 2000 tỉ USD. Nên gọi nó là cuộc Đàn Đàn áp (Repression): Đàn áp Đại khủng hoảng (Depression

Tại sao vẫn có thể tránh được Đại khủng hoảng kiểu 1929

Tới giờ, kế hoạch cứu nguy có vẻ sẽ được thông qua. Nhưng thế giới vẫn đang tiến về một cuộc suy thoái nặng nề. Tiền cho vay mượn liên ngân hàng hầu như đóng băng, mặc dầu FED đã bơm rất nhiều. Với việc ngân hàng Wanu và Wachovia bị xoá sổ, thiên hạ đổ xô đi bán cổ phiếu và tín phiếu ngân hàng, chắc sẽ gây ra nhiều nạn nhân mới nữa. Khi suy thoái ngoạm vào các xí nghiệp tại Mainstreet cũng bị nổ bánh. Và ảnh hưởng nặng lên thị trường CDS trị giá 62000 tỉ USD

Thêm nữa, đây không phải chỉ là khủng hoảng riêng của nước Mỹ, các ngân hàng Âu Châu cũng bị phá sản. Chỉ số tăng trưởng của Âu Châu cũng bị phá sản. Chỉ số tăng trưởng của Âu Châu và Nhật Bổn giảm nhanh hơn ở Mỹ. Các thị trường của các nước đang phát triển cũng chịu chung số phận. Ngoại trừ Brazil, thị trường chứng khoán tại các nước BRIC (Brazil, Russia, Ludia, China) đã giảm khoảng 40% trong năm nay.

Yù niệm là Châu Á dù sao cũng cách ly khỏi Mỹ, trở nên quá hoa mỹ, Trung Quốc và Mỹ đã hoà nhập tài chính chặt chẽ với nhau đến nỗi mà chúng ta có thể nói tới chữ "Chimenica". Khi Famie và Freddio sắp sửa, sụp đổ, nhiều người lấy làm ngạc nhiên khi thấy khoảng 1/5 tiền dự trữ của TQ nằm dưới dạng trái phiếu của 2 Công ty này. (Khoảng 350 tỉ US). Điều đáng ngạc nhiên. Từ cả thập niên qua, Trung Quốc đã can thiệp vào thị trường tiền tệ. Để khỏi phải nâng giá đồng nhân dân tệ, Trung Quốc đã tích luỹ được một số lượng khổng lồ tín phiếu có mệnh giá ghi theo USD. Không có nước ngoài nào sẽ lỗ hơn Trung Quốc  nếu xảy ra sự sụp đổ tài chính của Mỹ.

Cuối cùng, cái gì đã làm cho cuộc Đại khủng hoảng đang buồn như thế . Đó là vì nó bao trùm cả thế giới. Từ 1929-1932, tổng sản lượng của 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới bị suy giảm 20%. Số người thất nghiệp tại Mỹ và Đức lên tới đỉnh cao 33%. Thương mại toàn cầu giảm 2/3, có lẽ vì phản ứng lại luật Smoot Hawley đã tăng thuế nhập khẩu

Có khả năng chúng ta phải đối mặt với suy thoái toàn cầu, nhưng vẫn tránh được Đại khủng hoảng. Các ngân hàng  trung ương  và các Bộ trưởng Tài Chính biết rằng để cho ngân sách thâm hụt, và in thêm tiền mặt thì tốt hơn là để mất việc làm và mất sản lượng. Và việc đưa vào thực hiện chính sách bảo đảm gửi tiết kiệm trong ngân hàng theo kiểu Mỹ, sẽ giúp ngân hàng không  bị áp lực của người gửi tiền như trước kia. Cuối cùng, còn có, khả năng nữa (mặc dàu mỏng manh hơn, năm trước) các quỹ có chủ quyền (Sovereign Wealth Funds) của châu Á và Trung đông có thể nhẩy vào cho vay vốn các ngân hàng Mỹ và Âu châu trước khi có một đợt có thắt tín dụng mới

 

Vì tính chất to lớn của cuộc khủng hoảng kế hoạch cứu nguy do Quốc hội thông qua chỉ là cách chữa trị ngắn hạn. Nhưng ngắn hạn còn tốt hơn là không có. Nếu không có điều gì khác nó sẽ báo hiệu cho cả thế giới biết rằng khác hẳn những năm 1930. nước Mỹ cố làm đủ mọi cách để tránh một đại họa tài chính, và tránh được Đại khủng hoảng kiểu 1929.

 

Niall Ferguson - Harvard

The End of Prosperity?  

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Chấm dứt một thờ đại

 

Michael Elliot

Time Oct 13 2008

 

Cuộc khủng hoảng tài chính không những làm suy yếu kinh tế Mỹ, mà còn làm nó mất uy tín nữa.

Yuriko Koike là một chính khách Nhật Bản rất hăng hái, có thành tích tốt trong vai trò Bộ trưởng Bộ Môi trường dưới thời Thủ tướng Junichiro Koizumi, có cái nhìn quốc tế. Bà nói được tiếng Anh và tiếng Ả Rập và có một chính sách mới mà chính trường nước Nhật đang cần tới. Nhưng những điều này không giúp được bà gì cả. Gần đây khi bà đứng ra tranh cử chức lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự Do (cuộc bầu cử sẽ quyết định ai sẽ làm Thủ tướng) bà chỉ nhận được 46 phiếu trong tổng số 527 phiếu bầu, cách xa Taro Aso, được tới 351 phiếu.

Trong thời buổi này, không ai nghĩ rằng Koike sẽ trở thành Thủ tướng, nhưng tôi rất ngạc nhiên về kết quả quá kém này của bà. Ngồi ở xa, tôi nghĩ đây là ảnh hưởng của chủ nghĩa Xô Vanh đàn ông, hiện hữu trong guồng máy chính quyền Nhật Bản. Nhưng có buổi làm việc nói chuyện với một người bạn là nhà quan sát giỏi về chính giới Nhật Bản, tôi mới nắm được một cách cắt nghĩa khác. Koike có thể là một ứng viên quá rõ ràng cho cải cách, cho tự do hóa - nói cách khác, một ứng viên rất "Mỹ".

Những ngày đó, chưa có chuyện gì đáng nói cả. Hai tuần lễ vừa qua, khi cuộc khủng hoảng đã bắt đầu, tôi đi du lịch qua Âu Châu, Á Châu, nói chuyện với các lãnh đạo kinh doanh, chủ ngân hàng và giới học giả.

Đó là một kinh nghiệm khiêm tốn. Tôi không nhớ kịp là quá nhiều người đã phiền muộn về những gì đang xảy ra tại Mỹ, hoặc là quá lo nghĩ về những người sẽ xảy ra trong vài tháng tới. Ngay cả tại Trung Quốc, niềm hân hoan hậu  Olympic, hậu không gian đã bị giảm xuống, bởi sự đánh giá về sự co thắt thị trường ở Mỹ, sẽ làm cho sự tăng trưởng của Trung Quốc khựng lại.

Nơi nào, tôi cũng đối mặt với câu hỏi: Cái gì đang xảy ra tại Mỹ, ai sẽ thắng cử Tổng thống, và họ sẽ làm gì sau khi nhậm chức, tại sao Hạ viên lại bỏ phiếu chống kế hoạch cứu nguy, liệu lãnh đạo nước Mỹ có đủ khả năng và can đảm để đi tới tận cùng cuộc khủng hoảng. Điều mà tôi không thấy, là nụ cười diễu cợt, là sự vui vẻ trước sự bất hạnh của nước Mỹ. Tình hình quá trầm trọng cho những chuyện đó (và một đợt phá sản ngân hàng Châu Âu cho thấy là những lỗi lầm trong chính sách tài chính không phải chỉ có ở Mỹ). Nhưng ở đâu cũng cảm thấy là cuộc khủng hoảng, và phản ứng chậm chạp của Washington, là một thời kỳ đáng ghi nhớ. Đã qua rồi những ngày mà người Mỹ có thể giao giảng cho các nước khác cách quản lý đúng đắn công việc của họ. John Gray, một triết gia người Anh, đã nói rõ về điều này trong báo Observer: "Thời đại Mỹ lãnh đạo thế giới đã qua  rồi".

Gray là một người đáng chú ý khi đưa ra những nhận xét trên, vì trong những năm 1970, ông ta là một ông bầu lớn của chủ nghĩa Thatcher, có niềm tin là thị trường tự do, và chủ nghĩa tư bản sơn đỏ từ răng tới càng là nền tảng cần thiết cho sự thành công của một xã hội hiện đại. Phước Trời, Gray đã từ lâu rời bỏ chủ nghĩa Tân tự do (Fundamentalist) quá khích. Tôi nhớ lại, cách đây 10 năm, tôi đã nói chuyện với ông ta, sau vụ sụp đổ của Quỹ Quản trị vốn dài hạn (Long term Capital Management), và vụ nước Nga phá sản, lần cuối cùng mà có vẻ cuộc cách mạng thị trường đang bị nguy hiểm. Khi ông ta than phiền là phái Tân tự do đã "đánh giá quá thấp" bản tính cách mạng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Với khả năng có thể thay đổi hình thái  quen thuộc và biến nó thành nơi "tháu cáy" không bền vững?

Nhưng tôi nghĩ rằng ngay cả Gray cũng không đoán được nước Mỹ cũng không thích ứng được với những hậu quả của chủ nghĩa tư bản tài chính hiện tại, trên các mức độ kinh tế, chính trị và ngay cả trí thức.

Ở ngoài nước Mỹ, mọi người đều nhìn thấy sự thất bại này. Những ngày qua, các bài bình luận đều nói về sự "thiếu lãnh đạo" ở Mỹ. Nhưng vấn đề hiện nay thực ra là "thiếu người thay thế". Nói cách khác, vấn đề là, ở ngoài nước Mỹ, các quốc gia khác có nghe thấy tín hiệu từ New York City và Washington  không? Ngay cả khi 2 thành phố này đầy những người Solons cũ kỹ.

Tôi không nghĩ là họ nhận thấy tín hiệu. Nước Mỹ không còn giữ độc quyền về hiện đại hóa, như hồi năm 1945. Hiện nay có rất nhiều nền kinh tế thành công mà không cần tổ chức theo các nguyên tắc của Mỹ. Có nhiều mô hình khác cho các nhà làm chính sách bắt chước. Họ không nhất thiết phải đến Harvard's Kennedy School để thọ giáo.

Trong một hội nghị của World Economic Forum gần đây tổ chức tại Trung Quốc, tôi đã ngồi ăn với 3 doanh nhân Thụy Điển. Như bạn thường thấy, họ rất vui nhộn, sáng suốt, công nghệ thời thượng. Và tôi nghĩ riêng một mình: các nước Thụy Điển và Trung Quốc có điểm nào giống nhau?  Có chứ, có thể như thế này: Một bên đã giàu rồi, một bên đang làm giàu nhanh chóng, mà cả 2 quốc gia đều không phải quỵ lụy vào những chân lý của Mỹ, trong cách thức tổ chức xã hội của họ.

Nên dành một chút suy nghĩ về Yuriko Koike: Bà ta đang ở nhầm thập kỷ.

 

Kế hoạch hành động của G7

 

Ngày 10/10/2008, đại biểu các cơ quan tài chính của nhóm G7 đã nhóm họp khẩn cấp tại Washington để tìm biện pháp chặn đứng cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Họ gồm các Bộ trưởng tài chính và giám đốc các ngân hàng Trung ương của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Canada. Cuối buổi họp, đã thông qua một quyết định chung gồm 5 điểm, trong đó, mấu chốt là các nước G7 kiên quyết không để phá sản những ngân hàng quan trọng.

Sau đây là nội dung thông báo sau buổi họp:

Kế hoạch:

Ngày hôm nay,

Nhóm G7 đã đồng ý là tình hình hiện nay đòi hỏi một hành động khẩn cấp và ngoại lệ. Chúng tôi quyết định là sẽ tiếp tục dừng làm việc chung với nhau để ổn định thị trường tài chính và tái lập luồng chảy tín dụng để hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chúng tôi đồng ý là:

1. Lấy những biện pháp mạnh mẽ và sử dụng mọi công cụ mà chúng tôi có, để hỗ trợ các định chế tài chính có tầm quan trọng cho hệ thống, và ngăn ngừa không cho chúng phá sản.

2. Lấy mọi biện pháp cần thiết để giải tỏa tín dụng và thị trường tiền tệ, và để bảo đảm là các ngân hàng và định chế tài chính có thể nhận được rộng rãi tiền mặt và vốn.

3. Làm sao để cho các ngân hàng và các tổ chức môi giới tài chính lớn, khi cần thiết, có thể sử dụng vốn của khu vực công cũng như khu vực tư, với số lượng đầy đủ, để tái lập lại niềm tin, và để họ tiếp tục cho vay vốn cho các hộ gia đình và các xí nghiệp.

4. Làm sao để các chương trình quốc gia của chúng tôi về việc bảo hiểm tiền gửi ngân hàng được mạnh mẽ và chặt chẽ, ngõ hầu cho những những gửi tiền nhỏ tiếp tục tin tưởng vào sự an toàn của số tiền gửi ngân hàng.

5. Khi cần thiết, lấy những quyết định để tái lập lại thị trường thứ hai cho các khoản nợ thế chấp bất động sản và những tài sản dưới dạng tín phiếu khác. Những định giá chính xác, những thông tin minh bạch trên các tài sản này, và việc sử dụng chặt chẽ các tiêu chuẩn kế toán cao cấp đều là cần thiết.

 

Biện pháp chưa từng có

 

AFP 11/10/2008

Theo tin từ Wash, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Hen Paulson đã cho biết là một phần trong số tiền 700 tỉ USD mà Quốc hội vừa mới thông qua, sẽ được sử dụng ngay để tăng vốn các ngân hàng. Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng 1929 biện pháp can thiệp này của chính phủ và hoạt động của các ngân hàng, mới được áp dụng.

Sau cuộc họp của các nước G7, H. Paulson đã tuyên bố là tiền công quĩ sẽ được phân phối cho một danh sách dài các định chế tài chính ông cũng cho biết quyết định này sẽ được tiến hành ngay và rất nhanh chóng.

Theo nhiều người, đây là một cuộc đổi thay lớn trong đất nước tự do kinh doanh này. Nhưng sự cần thiết đã tạo ra luật pháp: khi tăng vốn tự có của các ngân hàng lên, Nhà nước Mỹ hy vọng sẽ tạo sự ổn định tài chính và chấm dứt cơn bão táp đang quậy phá thị trường tài chính Mỹ từ nhiều tuần nay.

Một nhà phân tích kinh tế đã góp ý: kịch bản tốt nhất là thị trường đã tuột tới đây. Rồi ngày mai, trước khi mở cửa trở lại của các thị trường tài chính Á Châu, Quxy tự chủ to nhất thế giới, Quỹ dự trữ Liên bang của Mỹ, sẽ cho biết danh sách khoảng 10 hay 15 định chế tài chính, mỗi đơn vị sẽ nhận được 10 tỉ USD tiền vốn, đổi lấy 1 số cổ phần của ngân hàng cho Nhà nước.

 

            ©  http://vietsciences.free.frr  và http://vietsciences.org    Nguyễn Văn Nhã