Việc Đối Phó Tình Trạng Ô nhiễm Phóng Xạ Ở Fukushima

Vietsciences-  Võ Ngọc Phước    22/09/2013

 

 

  • Những bài cùng tác giả
  • Những bài cùng đề tài

 

Tai Họa Nhà Máy Điện Nguyên Tử Fukushima

Đến nay đã hơn hai năm rưỡi đã trôi qua kể từ ngày xảy ra tai họa nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 vào tháng 3 năm 2011sau một trận động đất có chấn độ 6 (mực độ địa chấn Nhật Bản) gây rung lắc quá mạnh cùng với cơn sóng thần tiếp theo cao trên 10 m tràn ngập vào bờ đã không những làm đứt nguồn điện chính cho nhá máy mà còn cuốn trôi các máy cấp điện phụ và làm hư hỏng toàn bộ hệ thống ống dẫn và các thiết bị làm nguội lò, vốn là hệ thống huyết mạch để gìn giữ sinh mệnh cho loại nhà mày.

Do việc mất nguồn nước làm nguội, mực nước làm nguội trong các lò bị tụt xuống, phơi trần các thanh nguyên liệu nguyên tử trong lò đưa tới sự tan chảy (melt down) ở một nhiệt độ cao trên dưới 2.000 độ C. Nguyên liệu nguyên tử tan chảy đã đổ tràn xuống đáy lò gây ra thêm tác hại. Và do Hydrogen bốc hơi lên ngùn ngụt chất chứa đầy ắp trong nhà máy, phát nổ lần lượt xảy ra ở 3 lò số 1, 2 và 3 và làm phát tán ra một khối lượng phóng xạ đáng kể làm ô nhiễm môi trường toàn khu vực chung quanh,

Cũng nên nhắc lại là khi tai họa bắt đầu xảy ra, nhận biết hiểm nguy, Nhật Bản đã tận lực huy động mọi phương tiện để “chữa cháy” như dội nước xuống từ trực thăng, cho xe vòi rồng ngày đêm lấy nước biển phun vào nhà máy và sử dụng cả các loại hóa chất làm nguôi.. nhưng thực tế đã cho thấy chỉ có thể lám dịu được “đám cháy” sau vài tháng nhưng việc chận đứng nguồn phóng xạ phát tán ra làm ô nhiễm môi trường chung quanh.thì đã không thể làm được.

Khối Lượng Phóng Xạ Phát Tán Ra Môi Trường

Ngay sau tai họa xảy ra,, SPEEDI (hệ thống dự báo về khuếch tán phóng xạ của Nhật Bản) đã làm khoảng 5000 “simulations” về việc này và cho thấy khối lượng phóng xạ phát tán ra sau tai họa sẽ bao trùm toàn vùng quanh nhà máy và phát tán về hướng Đông Bắc bao phủ ô nhiễm phóng xạ nặng nề xuống 2 khu vực dân cư ở Namie và Iitate ở cách phía Bắc của nhà máy điện Fukushima 1 khoảng 30-50 km..

Vì không thể thực hiện việc di tản dân cư các vùng này trong một thời gian quá cấp bách nên chính phủ Nhật đành phải chỉ cho công bố sự việc đã rồi này vào ngày 23/3/2011, nghĩa là hơn 10 ngày sau tai họa.. Cho nên một số lớn dân cư trong vùng đã phải bị phơi nhiễm phóng xạ.

Cũng cần nên nhắc lại là ở tai họa Chernobyl nhà nước địa phương đã cho di tản hầu hết dân cư chung quanh vùng một cách khẩn cấp đến nổi đến bây giờ người ta vẫn có thể thấy sách vở của học sinh còn để nguyên trên bàn học.

Sau tai họa ở Fukushima một số trạm đo lường phóng xạ trên thế giới như ở Bắc Mỹ và Âu Châu đã đo nhận được liền mực độ phóng xạ phát tán trong không khí nhưng cho thấy chỉ nhận thấy ở mực độ khá thấp so với tai họa Chernobyl.

Điều này làm các chuyên gia ước tính ra khối lượng phóng xạ phát tán ra bầu không khí chỉ khoảng 10-20% của khối lượng phát tán ra bởi tai họa Chernobyl đã tác hại nặng nể đến tận Belarus cách Chernobyl hơn 600 km về hướng Bắc và đã làm hơn 4000 trẻ em trong vùng phải bị ung thư cuống họng vì bị tích đọng Id-131.

Dù tai họa Fukushima cũng được đưa lên mực độ báo động 7 của tai họa nguyên tử theo qui chế quốc tế như tai họa Chernobyl nhưng các chuyên gia nguyên tử có ước tính khối lượng phóng xạ của Cs-137 (có thời gian bán giảm đến 30 năm và có tia Gamma độc hại) phát tán ra từ tai họa Fukushima chỉ khoảng 40% của tai họa Chernobyl.

Thật ra tính cách căn bản về diễn tiến tai họa của hai trường hợp có phần khác nhau. Tai họa Chernobyl xảy ra như một đám cháy với ngọn lửa bùng lên dữ dội do chạm điện khi thử lò làm đốt cháy nguyên liệu nguyên tử trong lò. Trong khi tai họa Fukushima thì các thanh nguyên liệu nguyên tử trong lò bị lần lượt tan chảy (melt down) vì mất nguồn nước làm nguội lò một cách đều hòa.

Chính vì vậy tai họa Chernobyl đã cho bùng phát ra một khối lượng tro bụi phóng xạ to lớn phát tán ra trong môt thời gian ngắn hơn. Trong khi tai họa ở Fukushima đã phải kéo dài đến vài tháng để mới có thể làm dịu được việc phát tán phóng xạ ra môi trường không khí trong khi vẫn cứ phải tiếp tục bơm nước vào lò để làm nguội cả nguyên liệu nguyên tử đã bị tan chảy.

Cho đến ngày 24/ 5/ 2013 , TEPCO (Cty Điện Lực Tokyo) mới phát biểu cho biết khối lượng phóng xạ phát tán ra môi trường chung quanh do tai họa nhà máy này là 520 PBq (Peta Becquerel hay là 000 t Bq) phát tán vào bầu không khí trong khoảng thời gian từ ngày12 đến 31/3/2011 và 18,1 PBq phát tán vào biển Thái Bình Dương trong khoảng thời gian từ ngày16/3 đến 30/9 năm 2011.

Như vậy một khối lượng phóng xạ 538,1 PBq bao gồm Id-131, Cs-134 và Cs-137; trong đó 511 PBq từ Id-131, 13,5 PBq từ Cs-134 và 13,6 PBq từ Cs-137 đã được phát tán vào bầu không khí vá vùng biển ở Fukushima..

Trước đó, TEPCO cũng đã có cho biết là chỉ riêng trong tháng 3 năm 2011 ngay sau tai họa, đã có 900 PBq khối lượng phóng xạ đã được phát tán vào bầu không khí.

Các trạm đo lường phóng xạ trên thế giới cũng đã cho biết mực độ phóng xạ phát tán ra bầu không khí từ nhà máy Fukushima đã hạ giảm xuống đáng kể vào năm 2013.

Tình Trạng Ô nhiễm Phóng Xạ Vào Môi Sinh

Vào tháng 10 năm 2012,, nguyệt san khoa học Science có báo cáo cho biêt qua kết quả “monitoring” gần đây của một nhóm nghiên cứu thì mức độ phóng xạ tràn vào vùng biển nơi nhà máy vẫn còn đo nhận được. Mức độ Cs-134 và Cs-137 ở các loài cá đánh bắt được ở đây cũng chưa thấy hạ giảm xuống, so với mức độ đo được sau khi xảy ra tai họa. Các lpài cá đánh bắt được trong tháng 8 năm 2012 thì mỗi kg chứa đến 23.000 Bq Cs-137, nghĩa là cao gấp 250 lần mức độ an toàn qui định.

TEPCO vì vậy phả Inhìn nhận là chưa chấm dứt được việc chận đứng các nguồn nước nhiễm phóng xạ tràn ra biển i.. Nguyên do là sau tai họa tại nhà máy này, phần nền của nhà máy mằm sâu trong lòng đất hiện vẫn còn ngập sâu trong nước ô nhiễm phóng xạ và vì vậy cứ phải tiếp tục ngấm tràn ra biển.. Ngư nghiệp ở vùng này, vì vậy, hiện nay vẫn còn bị nghiêm cấm.

Một mặt khác, những nghiên cứu của Đại học Tohoku (T. Takahashi, Nông học bộ) về ô nhiễm phóng xạ đất đai nông nghiệp ở vùng này được công bố vào tháng 3 năm nay 2013 cũng đã cho thấy Id-131, Cs-137, Cs-134 và cà St đã đo nhận được trong các nguốn đất đai. Trong đó Cs-137 có thể đo nhận được cả ở độ sâu 30 cm trong đất đai.

Nghiên cứu này còn cho biết do việc phân tán các chất phóng xạ vào trong đất đai và nguồn nước trong đất đai, thực vật trồng trọt ở những vùng ô nhiễm này, vì vậy, cũng sẽ bị ô nhiễm phóng xạ và ảnh hưởng tác hại này có thể phải kéo dài vài mươi năm.

Cả đến gia súc được nuôi dưỡng trên các vùng này, vì do ăn phải cỏ cây ô nhiễm phóng xạ trong vùng, nên trong huyết dịch, nội tạng và cả mô thịt cũng đã đo nhận được hàm lương phóng xạ Cs xúc tích..

Một số ít trẻ em trong vùng Fukushima đã bị phát hiện có triệu chứng ung thư cuống họng do Id-131nhưng số lượng đang là rất í ỏi so với tai họa Chernobyl. Việc khám xét sức khỏe định kỳ đang được cho tiến hành tại các trường học trong vùng. Một số rất ít phụ nữ trong vùng cũng cho thấy có triệu chứng ung thư vú nhưng các điếu tra xem xét đang phải cho tiến hành để truy tìm nguyên nhân.

Tuy vậy các khuyến cáo y học nhằm đến việc khám xét sức khoẻ các thành phần đối tượng như trẻ em và phụ nữ sẽ phải được tiến hành định kỳ trong một thời gian kéo dài 5-10 năm kể từ nay để nhận biết các tác hại của ô nhiễm phóng xạ.

Việc Đối Phó Tình Trạng Ô nhiễm Phóng Xạ Ở Fukushima

Fukushima la một tĩnh nhỏ ( diện tích: 13.800 km2, dân số: 1.9 triệu ) chủ yếu sống về nông nghiệp và ngư nghiệp, nằm ở phía cực nam của vùng Đông Bắc và cách Tokyo khoảng 200 km.

Tỉnh nhỏ này được chia ra làm 3 khu vực cân đối nằm song song với nhau theo hướng Bắc Nam là Hamadori nằm dọc bờ biển là vùng ngư nghiệp với hai nhà máy điện nguyên từ Fukushima 1 và Fukushima 2, Nakadori là khu vực thành thị với dân cư chính yếu ở chính giữa và Aizu ở phía Tây là vùng nông nghiệp với nhiều đồi núi.

Vì là một tĩnh nhỏ nên ngay sau tai họa nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1, toàn vùng của tĩnh nhỏ này đã phải hứng chịu những ảnh hưởng tác hại nặng nề của việc môi sinh bị ô nhiễm phóng xạ.

Hiện nay Nhật Bản đang phải cho triễn khai 3 việc làm chính để đối phó với tình trạng ô nhiễm phóng xạ tại Fukushima.

Trước tiên đó là việc xử lý lọc căn bản nước thải ô nhiễm phóng xạ nặng bơm ra từ trong các hầm nhà máy bị ngập và “chứa đựng tạm thời” nước thải phóng xạ sau xủ lý căn bản. Việc này đã được tiến hành qui mô trên một năm nay với sự đầu tư xây dựng một nhà máy lọc nước thải phóng xạ với kỹ thuật của Pháp mà chính yếu là chỉ để lọc một số chất phóng xạ như Cs. Hiện nay nước thải phóng xạ sau xử lý căn bản đang được cho chưá đựng trong khoảng 1000 bồn chứa khổng lồ đặt trong những khu vực chung quanh nhà máy. Số bồn chứa khổng lồ này sẽ cứ phải tiếp tục tăng lên và TEPCO chưa biết sẽ phải làm sao với tình trạng chất chứa tích luỹ này.

Vì vậy Nhật Bản đang bàn định cần phải nâng cấp nhà máy xử lý nước thải phóng xạ để nước thảI sau xử lý chỉ chứa hàm lượng phóng xạ thật thấp có thể thải được ra môi trường tự nhiên sau khi cho làm pha loãng (dilution) vơi nước. Kế hoạch xây dựng nâng cấp này sẽ phải việc đòi hỏi đầu tư với những phí tổn khá cao mà hiện tại TEPCO chưa thể chịu đựng nỗi..

Tai hại hơn nữa là gần đây một số bồn chứa nước thải phóng xạ sau xử lý này, tuy được kiến tạo rất vững chắc, lại cho thấy đã làm rò rĩ một lưu lượng lớn nước thải phóng xạ xuống mặt đất và mạch nước ngầm ở nhiều khu vực có bồn chứa.

TEPCO đã chỉ cho biết ở khu vực này thì có trên 300 t, ở khu vực kia thì khoảng 1.600 t nhưng ngưới ta không biết sự rò rĩ xảy ra từ khi nào, ở bốn chứa nào, nguyên do gì vì phần lớn các bồn chứa được kết nối (flange connection) với nhau và dung tích rò rĩ tổng thể chính xác đã là bao nhiêu. Dĩ nhiên đất đai và nước ngầm ở các khu vực có bồn chứa bị ô nhiễm phóng xạ nặng nề (mức độ tối đa mỗi giờ 1.800 mSv) và tràn ra biển ở vùng này.

Việc rò rĩ có qui mô khá lớn và mức độ phóng xạ cao nhu vậy đã phải làm cho NRA (Cơ Quan Quản Lý Nguyên Tử Nhật Bản) đưa ra báo động nghiêm trọng lên mức độ 3 theo hệ thống cảnh báo quốc tế về tai họa nguyên tử của INES.

Việc thứ hai, vì vậy, là ngăn chận các nguồn nước ô nhiễm phóng xạ tràn ra biển. Do toàn bộ khu vực nhà máy và chung quanh nhà máy bị ô nhiễm phóng xạ phát tán ra tồn đọng trong đất đai rồi các nguồn nước cuối cùng chảy ra làm ô nhiễm vùng biển khu vực.

TEPCO đã phải cho đào các hố sâu khoảng 10 m suốt dọc vùng nhà máy để ngăn chận và thu gom các nguồn nước ô nhiễm phóng xạ trước khi tràn ra biển và bơm về chứa đụng trong các bồn chứa.. Đây là một công việc vất vã với nhiều khó khăn dai dẵng, nhất là vào những thời kỳ mưa lũ ngập tràn. Hơn nữa là vẫn không thể nào chận đứng hoàn toàn được lượng nước ô nhiễm phóng xạ tràn ra vùng biển khu vực mà cuối cùng làm ô nhiễm phóng xạ các loài hải sản như đã được nói đến ở phần trên.

Chính vì vậy mà gần đây các chuyên viên khoa học của Nhật Bản dự tính phải cho xây một “hệ thống tường ngăn” sâu khoảng 30 m bao quanh khu vực nhà máy với cấu trúc ống dẫn chứa chất làm lạnh ngưng lại thì mới mong có thể đạt được hiệu quả cao ngăn chận. Kế hoạch dự định sẽ cho hoàn thành “hệ thống tường ngăn” này vào giữa năm 2014 vớI một ngân sách là 5 tỷ Yen.

Việc thứ ba là công việc tẩy rửa sạch nhà đất cho dân cư trong những khu vực quanh nhá máy bị bám đọng bụi phóng xạ có thể trở về sinh sống được sau khi phải di tản vì tai họa nhà máy xảy ra, ngoại trừ những khu vực bị chính phủ ngăn cấm xâm nhập vì ô nhiễm phóng xạ quá nặng nề.

Tuy nhiên cho đện nay chỉ có khoảng 18% đơn vị nhà đất cần phải tẩy rửa bựi đất phóng xạ đã được thực hiện xong trong vùng. Nguyên do chậm trễ là vì công việc này đòi hỏi quá nhiều công lao cần cù. Trước hết là phải tẩy sạch bên ngoài và bên trong nhà từ trên xuống dưới bằng chất tẩy hóa học đặc biệt phun ra với áp suất mạnh để mớI có thể rửa sạch bụi đất phóng xạ tốn đọng. Sau đó phải cào bỏ tất cả phần đất đai chung quanh nhà đến độ sâu khoảng 3 cm. Tất cả bụi đất sau tẩy rửa phải được cho vào các bao chứa đặc biệt và xác định mực độ phóng xạ an toàn cho mỗi đơn vị nhà đất. Việc làm phức tạp này đòi hỏi một thời gian trên dưới 10 ngày cho một đon vị nhà đất.

Hiện nay con số bao chứa rác phóng xạ này đã lên đến hàng nghìn và đang được chất xếp dày đặc dọc theo một số quốc lộ trong vùng, tạo ra một khung cảnh đen đúa lạ lung, và chưa biết sẽ phải được xử lý ra sao hay di chuyển đi đâu.

Một khó khăn nữa đang xảy ra cho dân cư trở về sinh sống là phần lớn nhà đất đã được tẩy rửa sạch bụi đất phóng xạ thì chỉ một vài tuần sau đó mực độ phóng xạ ở nhà đất trở lại mức độ ô nhiễm phóng xạ nguy hiểm như trước. Cho nên lại phải tẩy rửa lại thì mới có thể sinh sống được và sẽ phải.làm bao nhiêu lần

Dù rằng hiện nay TEPCO ( Cty Diện Lực Tokyo) và các cơ quan liên quan đến bào toàn nguyên tử của Nhật Bản cũng như nhà nước địa phương đã phải cố gắng hết sức để xử lý những hậu quả khắc nghiệt của tai họa này nhưng những gì đang xảy ra trong một tình trạng như vậy chứng tỏ rằng Nhật Bản đang còn phải chật vật chống chọi với tình trạng ô nhiễm phóng xạ một cách dai dẵng lâu dài.

Kinh Nghiệm Đắng Cay Từ Tai Họa Nhà Máy Điện Nguyên Tử

Qua kinh nghiệm cay đắng có được từ tai họa nhà máy điện nguyên tử Fukushima năm 2011, cũng như tai họa đã xảy ra ở Chernobyl trên hai thập kỷ trước đây, người ta đã nhận thấy được tính cách cực kỳ hiểm nguy của loại nhà máy này một khi có tai họa.

Đó là phải cực kỳ khổ sở và hiểm nguy để mà “dập tắt tai họa” và hậu quả ô nhiễm phóng xạ tác hại tàn tệ đến môi sinh sẽ vẫn phải cứ tiếp diễn dai dẵng và ác nghiệt suốt mấy mươi năm về sau trên cả một địa vực rộng lớn hàng trăm km2..

Chính vì vậy mà một số nước, nếu vì điều kiện xây dựng là bắt buột và có được địa lý an toàn, cũng đã phải xây dựng nhà máy ở các vùng hẻo lánh xa các vùng dân cư lập nghiệp để có thể phòng chống tác hại ô nhiễm phóng xạ một khi xảy ra tai họa.

Chính Tổng thống Nga Medvedev (hiện là Thủ tướng) cũng đã phải khẳng định trong thông điệp truy niệm 25 năm tai họa Chernobyl là “không thể nào có an toàn tuyệt đối với nhà máy điện nguyên tử”. Nghĩa là tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đó

Vì vậy, nói chung qui, đây quả thật là một “trò chơi với lửa”, vì những nguy cơ hiểm họa tàn tệ như vậy có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào đến môi sinh rộng lớn chung quanh nhà máy, nhưng vẫn có những kẽ, chỉ vì lợi ích riêng tư, đang tâm cho xây dựng trên đất nước, nhất là ở vùng dân cư đông đúc lập nghiệp, mà không nghĩ đến những nguy hại đen tối khốc liệt sẽ xảy đến cho dân tộc trong tương lai.

 

 

        ©          http://vietsciences.free.fr