Thất vọng tại Varsovie ! Điện hạt nhân Việt Nam đối mặt với biến đổi khí hậu

Vietsciences-  Nguyễn Khắc Nhẫn    14/12/2013

 

 

1- Hội nghị về biến đổi khí hậu ở Varsovie vừa mới bế mạc có gì lạ?

 Hội nghị lần thứ nhất của các thành viên Liên hiệp quốc (COP 1) về biến đổi khí hậu diễn ra tại Berlin năm 1995. Từ đó, nó diễn ra hằng năm.

Nghị định thư Kyoto nổi tiếng (COP 3) tổ chức vào năm 1997. Đó là công cụ duy nhất buộc các nước công nghiệp phát triển phải giảm lượng khí thải. Nga, Canada và Nhật Bản đã ra khỏi nghị định thư này. Mỹ và Trung Quốc không phê chuẩn. Úc và châu Âu (chiếm 15% tổng lượng khí thải toàn cầu) là những nước duy nhất đối mặt với sự nóng lên của khí hậu !

Hội nghị lần thứ 19 (COP 19), họp tại Varsovie từ ngày 11 đến ngày 22 tháng 11, quy tụ khoảng 9000 đại biểu đến từ 195 quốc gia. Người ta có thể nói rằng đó là một hội chợ hơn là một hội nghị !

Nhiều người tham dự đã chỉ trích sự lựa chọn Varsovie cho địa điểm hội nghị. Thực tế, Ba Lan không làm rạng danh châu Âu về việc bảo vệ khí hậu. Ba Lan đã thông báo giữa hội nghị về sự ưu tiên cho « khí đá phiến » (gaz de schiste) và tổ chức song song một cuộc họp nghị thượng đỉnh về than sạch ! Nó giống như việc mời người ta đến tham dự buổi tiệc ăn chơi của ngành công nghiệp thuốc lá được tổ chức bên cạnh một hội nghị quốc tế về ung thư ! Đó là một sự khiêu khích thật sự !

Nước chủ nhà còn cách chức bộ trưởng môi trường Marcin Korolec, nhân vật chủ tọa hội nghị. Một việc chưa từng thấy !

Một điều đáng lưu ý khác : thảm họa tại Philippines do cơn bão Haiyan đã tạo nên cơn chấn động cho toàn thể những người tham gia hội nghị.

Noi theo trưởng đoàn Philippines, Naderev Sano, nhiều nhà hoạt động môi trường có mặt tại đó đã tiến hành việc nhịn ăn nhằm thể hiện tình đoàn kết với người dân Philippines.

Varsovie là cơ hội tốt để các nước phía Nam nhắc nhở các nước phía Bắc về trách nhiệm lịch sử của họ trong việc nóng lên của khí hậu. Những nước phía Bắc không muốn trả tiền cho việc khắc phục hậu quả hay bị liên lụy trong các vụ kiện tụng. Liên minh BASIC (Brésil, Afrique du Sud, Inde, Chine) tuyên bố không đồng ý một thỏa thuận nhượng bộ (au rabais). Sự ích kỉ của nước này, sự không nhân nhượng của nước khác đã không cho phép thỏa thuận tiến triển. Thời gian đàm phán không phù hợp với sự cấp thiết của khí hậu.

Thủ đô của Ba Lan không phải là nơi để đàm phán mà là nơi đối đầu giữa các quốc gia và các nền kinh tế. Nhật Bản và Úc đã thể hiện một bước lùi khi tuyên bố giảm mục tiêu của họ về lượng khí thải CO2 vào năm 2020 !

Nhìn chung, Varsovie chỉ là bàn đạp cho hội nghị Paris 2015 (COP 21). Người ta đã giữ thể diện bằng cách đẻ ra một lịch trình. Các quốc gia có 2 năm để viết ra một kịch bản và xây dựng khuôn khổ để giải quyết bao vấn đề quan trọng.

Kể từ sau thất bại của hội nghi Copenhague năm 2009 (COP 15) sự thải khí hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng lên và hiện nay đạt ngưỡng 400 ppm (parties par millions). Năm 2012, con số trên toàn thế giới là 34,5 tỉ tấn CO2.

Một nghiên cứu gần đây của cơ quan đánh giá môi trường Hà Lan ( PBL Netherlands Environmental Assessment Agency ) cảnh báo rằng lượng khí thải của tất cả các nước đang phát triển cộng dồn từ cách mạng công nghiệp (1850) đã theo kịp và sẽ sớm vượt qua số lượng của các nước giàu mạnh.

Cách đây 3 năm, các nước giàu chịu trách nhiệm 52% tổng số khí thải gây hiệu ứng nhà kính : Mỹ (18,6%), Liên minh Châu Âu (17,1%), Nga (7,2%) so với 48% đến từ các nước phía Nam : Trung quốc (11,6%), Indonésie (4,8%), Ấn độ (4,1%), Brésil (3,9%). Từ nay trở đi ta có thể nói rằng các nước phía Bắc và phía Nam chịu trách nhiệm tương đương nhau. Chiếm 29% tổng số khí thải CO2 toàn cầu, Trung quốc đã trở thành nước gây ô nhiễm nhất hành tinh, theo sau là Mỹ (16%) và Châu Âu (11%). Ảnh hưởng của Mỹ giảm đi, một phần là do thay thế than bằng khí đá phiến (gaz de schiste).

Hiệp định Paris, bao gồm nhiều giai đoạn từ đây đến năm 2050, phụ thuộc vào sự cam kết tài chính, chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, và thiện chí của các nước có công nghiệp mạnh.

Theo Climate Action Tracker, nếu không có tiến triển nào về sự bảo vệ môi trường, trái đất sẽ bị nóng thêm 3,7° vào năm 2100.

Trong nhóm G77, các nước đang phát triển và Trung Quốc tố cáo mạnh mẽ các quốc gia công nghiệp về sự chậm trễ trong việc chống lại sự nóng lên của khí hậu. Họ yêu cầu có sự minh bạch hơn trong việc huy động 100 tỷ đô la mỗi năm mà các nước giàu đã hứa tại Copenhague, nhằm giúp đối mặt với sự nóng lên của khí hậu. Chỉ 30 tỷ đô la đã giải ngân từ năm 2010 đến 2012, sau đó chẳng có gì nữa. Không có một cam kết mới nào được cụ thể hóa tại Varsovie !

Điểm tích cực liên quan đến chương trình Redd+ (giảm khí CO2 do việc phá rừng và làm giảm chất lượng rừng). Mỹ, Anh, Na Uy và Đức tuyên bố sẽ chuyển cho Bio Carbon 280 triệu đô la, nhằm khởi động chương trình này.

Tuy nhiên, ONG Friends of the Earth International có ý trách móc vì không có lộ trình cho vấn đề tài chính ! Chỉ có những khoản cũ chứa trong phong bì mới hay tiền từ các nguồn khác.

Theo AIE (Cơ quan năng lượng quốc tế), chỉ riêng về lĩnh vực năng lượng, cần phải đầu tư thêm khoảng 1000 tỷ đô la mỗi năm cho đến năm 2020, mới hướng đến các nguồn năng lượng sạch được.

Những lobby hạt nhân, năng lượng hóa thạch hay khí đá phiến (gaz de schiste) gây áp lực để bảo vệ quyền lợi của họ. Các cuộc đối thoại thường bế tắc do các nước giàu mạnh không muốn đền bù các nước phía Nam đã chịu ảnh hưởng các thiệt hại do biến đổi khí hậu. Như tại Doha (COP 18), kịch bản tệ hại đã được biết trước.

Tố cáo sự chậm chạp và các kết quả đầy thất vọng, các tổ chức môi trường ONG ( Greenpeace, Oxfam, WWF .. ) đã rời khỏi Varsovie một ngày trước khi bế mạc hội nghị.

Sau khi kéo dài thêm hơn 24 tiếng đồng hồ với những cuộc thương lượng liên tục, một thỏa hiệp vào phút chót đã được thông qua. Văn bản Varsovie yêu cầu tất cả các nước phải đóng góp phần hợp tác của mình trước hội nghị Paris, và từ nay đến quý đầu tiên năm 2015 nếu có thể. Những nước đang phát triển từ chối chữ cam kết, cho rằng quá ràng buộc. Họ tranh đấu không được một cơ quan mới mà chỉ một cơ chế liên quan đến những thiệt hại và mất mát gây ra do các hiện tượng khí hậu bất thường. Đó là một trong những chủ đề gai góc nhất bởi các nước giàu không chấp nhận nguyên tắc đền bù. Đối mặt với châu Âu và Mỹ, Ấn độ và Trung Quốc đã chọn thái độ không nhân nhượng. Họ muốn được xem là các nước đang phát triển để không phải gánh vác những trách nhiệm như các nước giàu mạnh. Mức độ cụ thể trong lịch trình đến Paris vẫn còn là điều mơ ước. Sau hai tuần không kết quả cụ thể, mục tiêu của Varsovie là làm sao tránh được một thất bại mang tiếng như ở Copenhague !

Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu văn bản Varsovie, dựa vào các cuộc đàm phán trong tương lai, có thể đưa đến một thỏa thuận tại Paris năm 2015, lần đầu tiên với cam kết của tất cả các nước trên thế giới hay không?

Thỏa thuận Paris về việc giảm khí hiệu ứng nhà kính, cho phép giới hạn sự nóng lên của khí hậu toàn cầu ở 2°C so với giai đoạn trước công nghiệp, sẽ có hiệu lực vào năm 2020. (mục tiêu 2°C là giới hạn mà nếu lớn hơn thì bộ máy khí hậu toàn cầu sẽ có nguy cơ lồng lên). Từ đây đến 2015, nhiều cuộc họp đã được lên kế hoạch, trong đó có hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia tại New York và hội nghị Perou (COP 20) vào năm 2014.

 

2- Vài kết luận chính của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu ( GIEC ):

 

Theo nhà khí tượng học Jean Jouzel, Phó chủ tịch GIEC (Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu), giả thiết về vai trò của CO2 trong hiệu ứng nhà kính đã được nêu ra thông qua các tính toán lý thuyết từ năm 1824 của nhà toán học người Pháp Jean-Baptiste-Fourier. Nhiệt độ trung bình của hành tinh có mối quan hệ với tỉ lệ khí cacbonic có trong khí quyển qua các thời kì. Trong vòng nửa thế kỉ qua, Jean Jouzel đã kiểm chứng rằng nồng độ thật sự, đo được trong không khí, phù hợp với nồng độ chứa trong bọt của các mẩu tuyết đá trong cùng năm. Hoạt động của con người đã giải phóng ra một lượng tương đương với 531 tỉ tấn carbon trong không khí.

Jean Jouzel cho rằng với khối lượng dữ liệu khổng lồ đã thu thập được, không có lí do gì để tin rằng sự nóng lên là kết quả của một hiện tượng tự nhiên, mà chính là kết quả hoạt động của con người. Do nhiệt độ tăng nhanh trong khoảng từ 1970 đến 2000 nhưng sau đó chậm lại và thậm chí giảm trong mười lăm năm gần đây, phái hoài nghi tiếp tục ngờ vực kết luận của GIEC.

 Jean Jouzel thừa nhận rằng mối quan hệ đó không phải tuyến tính và sự nóng lên không chỉ đo bằng nhiệt độ. Ông ta khuyên nên nhanh chóng xây dựng một nền kinh tế ít carbon, tức là ít năng lượng hóa thạch, nếu chúng ta muốn hạn chế thiệt hại với sự tăng nhiệt độ trung bình là 2°C năm 2100. Đưa ra một giá hợp lý cho carbon là một điều cần thiết.

Nhiều nước đã cam kết giảm 4 lần lượng khí thải CO2 từ đây đến năm 2050. Về mặt kĩ thuật, điều này có thể. thực hiện được. Phương pháp giam hảm CO2 thải ra từ các nhà máy nhiệt điện có nhiều hứa hẹn. Bằng cách tăng chi phí năng lượng 25% ta có thể xử lý ngay tại gốc, tức là ngay tại đầu ra của các ống khói, tất cả sự ô nhiễm carbon. Trong cuốn sách The Climate Casino, nhà kinh tế gia Mỹ, William Nordhaus, đề nghị nên ban hành gấp một thuế (taxe) carbon. Và thuế này phải được tăng liên tục đển gấp đôi năm 2030.

Theo tạp chí Science ngày 8/3/2013, nhiệt độ trái đất hiện tại cao hơn phần lớn trong số 11 thiên niên kỉ gần đây. Điều cần chú ý là tốc độ nóng lên hiện nay là hết sức khác thường. Trong thế kỉ qua, khí hậu đã hoàn toàn ra khỏi phạm vi biến thiên của giai đoạn nằm giữa hai thời kì đóng băng (interglaciaire).

Theo Al Gore, đồng Nobel hòa bình với GIEC năm 2007, bầu không khí là một ống cống lộ thiên bởi nó nhận hằng ngày khoảng 90 triệu tấn chất thải ô nhiễm. Các thảm họa gây nên bởi thời tiết cực độ ngày càng đáng lo sợ và thường xuyên hơn : bão Sandy từ 25 đến 30/10/2012 từ vùng Caraibe đến Canada đi qua New York, bão Bopha ngày 5/12/2012 tại Philippines, lốc xoáy ngày 20/5/2013 tại Oklahoma, lụt vào tháng 5-6/2013 tại Đức, Hungary, Áo, Slovakia, và nhất là gần đây siêu bão Haiyan tại Philippines, lụt khủng khiếp tại miền trung Việt Nam.

Trong vòng 30 năm qua, các thảm họa thiên nhiên đã làm 2,5 triệu người thiệt mạng, trong đó ba phần tư là do các hiện tượng đặc biệt bất thường. Thiệt hại trong khoảng thời gian này lên đến 4000 tỷ đô la.

Ngày 27/11/2013 tại Stockholm, Chủ tịch GIEC, Tiến sĩ Rajendra Pachauri, đã giới thiệu bản báo cáo đánh giá thứ 5 của GIEC, sau khi toàn thể 195 đoàn thành viên đã thông qua. Khoảng 2500 chuyên gia khoa học đã phân tích 9200 nghiên cứu dựa trên phương pháp phát hiện từ xa thông qua vệ tinh hay công cụ khác, và bằng biện pháp đo đạc trực tiếp.  

Những biến đổi khí hậu quan trọng bắt đầu từ những năm 1950 : sự thải khí hiệu ứng nhà kính tăng mạnh, đại dương và bầu không khí nóng hơn, mực nước biển tăng lên, lượng băng tuyết giảm xuống.

Từ 1880, trái đất đã nóng lên khoảng 0,85°C

Mực nước biển trung bình tăng 19 cm giữa 1901 và 2010. Từ đây đến 2050, nó sẽ tăng từ 17 cm đến 38 cm và từ 26 cm đến 1 m từ đây đến 2100 do tác động của sự tan chảy băng và sự nở ra vì nhiệt của nước.

Nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất sẽ tăng từ 0,3 đến 4,8° từ đây đến 2100.

Tính quán tính của hệ thống này mới là vấn đề phức tạp, bởi phần lớn các đặc điểm về biến đổi khí hậu vẫn sẽ tiếp tục trong nhiều thế kỉ ngay cả sau khi thải khí CO2 được chận đứng!

 

3- Pháp có thể gặp những nguy cơ gì ?

 

Từ  năm 2011, Pháp đã có một kế hoạch quốc gia thích nghi với sự thay đổi khí hậu, nhằm đối đầu với những đe dọa khác nhau như : nắng nóng, mưa lớn, ngập lụt đô thị, lũ, khô hạn, cháy rừng, giảm lưu lượng mùa hè, lở tuyết, đất trượt, xói mòi, ngập nước, mặn hóa và những bệnh tật mới...

Theo Serge Planton tại Météo France và là người tham gia vào GIEC, những đợt nắng nóng kinh khủng như năm 2003 (15 000 nạn nhân) có thể tái diễn ở Pháp 4 đến 5 lần từ năm 2020 đến 2050. Nó gây nên một nguy cơ rất lớn đối với người già. Nhiệt độ cao của nước cũng gây ra vấn đề đối với việc làm mát các lò phản ứng hạt nhân của EDF và công nghiệp..

Tài nguyên nước dưới mặt đất sẽ giảm 30% vào năm 2070, theo Nadia Amraoui, nhà thủy văn học tại BRGM (Trung tâm nghiên cứu mỏ - địa chất)

Mực nước ven biển của Pháp đã tăng trung bình từ 10 đến 20 cm vào thế kỉ 20.

Những kịch bản bi quan về mực nước biển tăng cao từ 50 cm đến 1m đã được nghiên cứu nhằm đánh giá những nguy cơ về ngập tràn hay xâm mặn.

 

4- Những nước nào trên thế giới bị đe dọa hơn cả?

 

Theo Maplecroft, cơ quan phân tích rủi ro của Anh, 67 quốc gia với sản lượng tổng cộng là 44. 000 tỷ đô la sẽ chịu những hậu quả hết sức tai hại của các hiện tượng khí hậu bất thường ngày càng nhiều (nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, bão, mực nước biển tăng lên...). 10 nước nghèo nhất lại là những nước có nhược điểm đối phó cao nhất :Bangladesh, Guinée-Bissau,, Sierra Leone, Soudan, Nigéra, Haiti, Cambodge, Cộng hòa dan chủ Congo, Philippines, Ethiopie.

 

Những nước chịu những rủi ro cực độ là Ấn độ (thứ 20), Pakistan (24), Việt Nam (26). Trong danh sách những nước rủi ro cao có Indonésie (38), Thailande (45), Trung Quốc (61). 

 

Các nước bắc Âu chịu rủi ro thấp nhất : Islande, Na Uy, Irlande, Phần Lan, Luxembourg, Đan Mạch.

Mặc dù có bờ biển chịu ảnh hưởng của mực nước biển tăng lên và bão tố, Mỹ được xếp vào các nước có rủi ro thấp (158). Về các thủ đô ít rủi ro, có Paris (164) và London (173)

 

Ngược lại, 5 thành phố bị đe dọa nhất là Dacca, Bombay, Manille, Calcutta, Bangkok (theo Ngân hàng thế giới, trong trường hợp mức nước biển tăng thêm 15 cm và mưa rất lớn, và nếu thiếu chính sách thích nghi, diện tích bị ngập ở Bangkok có khả nãng lên đến 40% vào năm 2030)

 

5- Những nhà máy Điện hạt nhân ở Viet Nam trước sự biến đổi khí hậu:

 

Trước hết tôi muốn giới thiệu với các bạn cuốn sách nổi bật của Tiến sĩ Nguyễn Thọ Nhân với tiêu đề « Biến đổi khí hậu và Năng lượng » xuất bản năm 2009 tại Nhà Xuất Bản Trí Thức – Hà Nội. Giáo sư Phạm Duy Hiển đã bày tỏ lòng cảm phục đặc biệt đối với tác giả bằng cách giới thiệu vấn đề một cách trân trọng và tài hoa trong lời nói đầu.

Như đã nói ở trên, Việt Nam, xếp hạng 26, nằm trong nhóm các nước có nguy cơ đặc biệt lớn. Những rủi ro cho nước ta cũng như các nước châu Á gồm : bão ngày càng lớn và thường xuyên hơn, ngập lụt tăng cao do nước biển và sông, lở đá do tan băng ở Himalaya, xói mòn, đất trượt, tài nguyên nước và dự trữ nước mềm giảm, mực nước biển tăng, ngập úng, mặn hóa, hiệu suất nông nghiệp giảm, đói kém, tử vong tăng cho các bệnh tiêu chảy, dịch tả lan tràn do nhiệt độ tăng....

Khả năng thích ứng của Việt Nam thấp, do thiếu quyết tâm chính trị và tài chính. Những công việc đồ sộ cần thực hiện không được chậm trễ như : rà soát lại quy hoạch đô thị và kế hoạch phòng chống, xây dựng lại cầu đường và nhà cửa, bảo vệ các công trình, làm sạch hệ thống dẫn nước, bảo vệ các đê, đập, di chuyển dân cư... Đừng quên rằng nông nghiệp là nguồn sản xuất metan lớn (40 lần nguy hiểm hơn CO2). Các súc vật chăn thả gặm cỏ, đồng lúa, phân, và cây cỏ lên men cũng thải ra metan. 

Phải xây dựng gấp rút nền kinh tế ít carbon. Nếu chúng ta càng trì hoãn, càng khó cho việc đối đầu với các đe dọa và thiệt hại sẽ lớn hơn, khó xử lý hơn. Còn phải đợi bao nhiêu thảm họa thời tiết nữa để chính quyền mới dành ưu tiên cho việc chống lại sự nóng lên của khí hậu ?

Dĩ nhiên, đó là một thách đố trường kỳ. Tuy thế, nếu xem xét tốc độ tăng trưởng của khí thải hiệu ứng nhà kính, chúng ta phải thi hành ngay bây giờ. Sự phát triển bền vững cần sự thay đổi về thái độ của dân chúng. Các kĩ sư và các nhà khoa học cần hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia về khoa học xã hội nếu họ muốn thành công trong công việc khó khăn này.

Ngày 6 và 7/11 vừa qua, Philippines đã chịu trận bão Haiyan, vô cùng ác liệt, gây thiệt hại lớn nhất từ nửa thế kỉ nay : gió từ 315 km/h (đến 379 km/h), áp suất tại tâm là 870 hPa, sóng cao 10 m. Xếp vào cấp 5, cao nhất theo thang đo Saffir-Simpson, cơn bão đã tàn phá tất cả trên đường đi từ đông sang tây với chiều dài 600 km, như một cơn sóng thần. Bão Haiyan đã vượt qua ngưỡng 252 km/h của cấp độ 5. Nhiều nhà khí tượng học nhiệt đới đã đề nghị thêm cấp độ 6, bởi thang Saffir-Simpson đã lỗi thời ! Trong quá khứ, 3 trận bảo hết sức mạnh : Ida ( 1958), Nancy ( 1961), Violet,( 1961), với tốc độ gió từ 320 đến 350 km/h đã diễn ra, tuy nhiên lúc đến bờ, cường độ giảm dần.

Theo Will Steffen, nhà khí tượng học tại đại học quốc gia Úc, khi lốc xoáy hình thành, phần lớn năng lượng của nó được lấy từ nước bề mặt ở đại dương, càng ngày càng nóng (26°). Một cơn bão hay một đợt bão luôn kèm theo lốc xoáy ở các vùng ven biển. Mực nước biển dâng lên do áp suất thấp tại tâm của hệ thống lốc xoáy.

Sức mạnh của bão Haiyan, lớn hơn trận bão Karina tháng 8/2005 (đã tàn phá tiểu bang Mississipi của Mỹ), đã khiến nước biển tràn ngập nhiều km sâu trong đất liền.

Ta có thể ước tính nhanh năng lượng của gió tức là động năng của khối khí theo công thức  E= ½ mV2 ( E tính bằng joules, khối lượng khí m là kg, V là m/s ).

Qua vài hôm sau thảm họa rùng rợn (đã làm chết và mất tích ít nhất 7500 người), chính phủ Philippines đã lập tức ra lệnh trồng cây để khôi phục lại các khu rừng. Đó là một ví dụ thể hiện sự khôn ngoan đáng phục.

Với độ lùi của thời gian và tính đến tần suất xuất hiện của các hiện tượng thiên nhiên (bão, động đất, lũ lụt, núi lửa) mà Philippines gánh chịu, nhân dân nước này có lẽ đã cảm thấy nhẹ nhõm phần nào vì nhà máy điện hạt nhân Bataan (620 MW) xây xong năm 1986 nhưng không được phép chạy. Chính phủ vào thời đó đã có một quyết định hết sức sáng suốt, biết hi sinh lò phản ứng công suất lớn đầu tiên, vì lí do gần điểm đứt gãy địa chất và núi lửa hoạt động. Nhà máy này, không hề sản xuất một kWh nào, đã tiêu tốn 2,3 tỉ đô la.

Cơn bão Haiyan, khi thay đổi đột ngột đường đi của nó và giảm vận tốc gió xuống còn 120-130 km/h, đã yếu dần, khi đổ bộ vào Viet Nam. Sự may mắn đó khó lặp lại nhiều lần. Làm thế nào để đất nước ta có thể đối mặt với một thảm họa như ở Philippines? Vì lí do an toàn, nhà chức trách đã di chuyển hơn 600.000 người. Nhưng một sự di tản lớn hơn không phải là không thể xảy ra trong lần báo động khác.

Những trận lụt kinh hoàng vào tháng 11/2013 vừa tàn phá miền Trung Việt Nam có nguy cơ sớm trở lại và đặt dân chúng vào tình thế hết sức nguy hiểm. Ở đây, sự phá rừng đã làm tình hình thêm trầm trọng.

Đầu tháng 12 cùng năm nay, đường phố của nhiều khu dân cư ở TP HCM đã biến thành sông, do vỡ đê. Điều chưa từng thấy trong vòng 60 năm.qua. Cũng như tại Hà Nội và nhiều thành phố khác, những cảnh tệ hại này sẽ lặp lại khi mưa lớn. Chiến lược khả dĩ nào để đối đầu với thảm cảnh hằng năm này và để giảm thiểu những hậu quả tai hại đó ?

Chính quyền cũng lo ngại cho sự an toàn của 1200 hồ chứa và đập trong tổng số hàng ngàn cái hiện nay. Mỗi năm hơn chục cơn bão và lũ lớn làm khổ miền Trung Việt Nam. Tần suất xuất hiện và cường độ của chúng tiếp tục tăng, ngày càng đe dọa đồng bào khu vực này, vốn khó khăn về kinh tế hơn miền Bắc và miền Nam.

Người dân lo ngại và phản đối mạnh về việc xả nước đồng thời của hàng chục đập đầu nguồn, điều này đã làm tăng lưu lượng nước một cách nguy hiểm ở hạ lưu, gây nên nhiều thương vong và làm hư hại mùa màng cũng như hàng ngàn ngôi nhà. Ta có thể tính lưu lượng này một cách nhanh chóng như sau : Q=VS (Q theo m3/s, V theo m/s và S theo m2)

Tại sao phải xây dựng cấp tốc các đập như thế ? Liệu việc hoạch định các công trình thủy điện trong hệ thống điện quốc gia có được thực hiện đúng phương pháp khoa học và đáng tin cậy không? Nhà nước vừa từ chối cấp phép cho việc thực hiện 424 dự án. Đây là thời điểm quan trọng để lập lại trật tự trong lĩnh vực này.

Về Điện hạt nhân, tôi hi vọng rằng chính phủ, để khỏi bị ảnh hưởng trực tiếp các thảm họa thiên nhiên kinh khủng nối tiếp nhau, tuyên bố từ bỏ ngay một chương trình quá tham vọng và tốn kém trước khi quá muộn. Chương trình này dự kiến lắp đặt 14 lò phản ứng (1000 đến 1500 MW) từ 2014 đến 2030 tại 5 tỉnh miền Trung Việt Nam, một vùng có rủi ro hết sức cao và diện tích quá eo hẹp. Các chuyên gia đề nghị những địa điểm này có lẽ không hề nghĩ đến những cơn gió bão có thể lên đến 350 km/h ?

Nếu ta muốn khiêu khích tạo hóa, một hai cứ xây dựng những nhà máy Điện hạt nhân này, chính phủ sẽ phải lên kế hoạch di tản hàng triệu dân ở miền Trung Việt Nam (đặc biệt là các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Hà Tĩnh) Đồng bào sẽ sống trong sự sợ hãi của ba đe dọa thường trực : bão, lũ, phóng xạ, chưa kể động đất.hay sóng thần!

Sự nóng lên của khí hậu đặt ra rất nhiều nguy cơ và vấn đề an toàn, trong thời gian xây dựng (5 đến 7 năm) các nhà máy, cũng như trọn thời gian khai thác (40 đến 50 năm). Hàng chục và sau đó là hàng trăm tỷ đô la đầu tư cho chương trình hạt nhân này sẽ có ích lợi xã hội hơn, nếu dùng một phần lớn cho kế hoạch thích nghi với biến đổi khí hậu của đất nước ! Việt Nam phải dựa trên sức mình trước, bởi sự đóng góp của các quốc gia giàu mạnh quá nhỏ, nếu xét đến số lượng những nước cần được hỗ trợ.

Khi xảy ra trận lũ ngày 29/12/1999, Pháp suýt phải chịu một thảm họa lớn tại nhà máy Blayais của EDF (4 lò 900 MW) nằm bên phải của cửa sông Gironde, cách Bordeaux 60 km. Các máy bơm và hệ thống an toàn bị ngập do nước dâng lên đột ngột.

Thật là sai lầm khi cho rằng hạt nhân có thể cứu được trái đất khỏi sự nóng lên của thời tiết. Thực ra, hạt nhân, trên đà suy thoái ngay cả trước thảm họa Fukushima, vào năm 2011 chỉ còn chiếm 11,7% tổng năng lượng điện thế giới (67,9% từ than, dầu mỏ, khí đốt – 16,3% thủy điện – 4,1% năng lượng mặt trời, gió, sinh khối). So với năng lượng sơ cấp toàn cầu, nó chỉ chiếm dưới 6%, trong đó chỉ một phần ba chuyển thành điện hạt nhân. Hai phần ba còn lại bị mất đi dưới dạng nhiệt, đó là điều đã gây nên những tổn thất cho môi trường.

Điện hạt nhân không phải là năng lượng sơ cấp. Đó là một sự lạm dụng ngôn ngữ, bởi nó là năng lượng thứ cấp thông qua biến đổi như điện phát ra từ dầu mỏ, khí hay than. Cần phải phân biệt năng lượng cuối cùng, sơ cấp, thứ cấp, có ích và phải biết sử dụng hệ số chuyển đổi tốt. Nếu không, trong bản tổng kết năng lượng quốc gia ta có nguy cơ tính nhầm với các thống kê sai.

Khác với những lời tuyên truyền không đúng sự thật, lượng khí CO2 thải ra trong toàn bộ các khâu của quá trình hạt nhân không phải thấp!

Từ đầu đến cuối : khai thác mỏ, vận chuyển uranium từ nước ngoài đến tận nhà máy chế biến, tạo ra vật liệu với các thành phần khác nhau, công trường xây dựng của nhà máy (xi măng, thép), chu kì của nhiên liệu, khai thác, tháo gỡ, tái xử lý, quản lý chất thải...Tổng lượng cacbon khó mà bỏ qua được !

 Nếu tính đến kinh phí đầu tư cần thiết cho sự tăng cường liên tục về an toàn, giá thành quá cao cho việc tháo gỡ nhà máy, cũng như việc quản lý lâu dài các chất thải phóng xạ và tổn thất gây ra bởi thảm họa, giá kWh hạt nhân trên thực tế khó cạnh tranh được với năng lượng cổ điển hay tái tạo !

Vì những lý do công nghệ, kinh tế và thời gian sản xuất, không thể nào nhân đôi số lượng lò phản ứng trên thế giới từ đây đến 2030 (hiện nay có khoảng 440 lò). Ngay cả với sự nhân đôi như vậy, đóng góp của điện hạt nhân trong tổng số năng lượng toàn cầu vẫn luôn không đáng kể.

Hạt nhân quá nguy hiểm và phản kinh tế !

Tóm lại, để đối mặt với đe dọa khí hậu, Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, không có lựa chọn chiến lược nào khác ngoài việc khai thác triệt để ngay từ bây giờ các nguồn năng lượng tái tạo, khuyến khích hiệu suất năng lượng và tiết kiệm năng lượng.

Chúng ta không nên vội quên một kết luận hết sức quan trọng ( tuy khó thực hiện) của Liên hiệp quốc: đầu tháng 5/2011, bản báo cáo của 120 chuyên gia hợp tác với GIEC đã tuyên bố rằng đến 2050, nếu tất cả các nước đều quyết tâm, thì năng lượng tái tạo có thể chiếm gần 80% của nhu cầu năng lượng thế giới! Trong năm 2012, trên 250 tỷ đô la đã được đầu tư vào lĩnh vực then chốt này.

Việt Nam không nên lỡ chuyến tàu của cuộc cách mạng năng lượng đã bắt đầu lăn bánh trên đường rầy.

Sử dụng năng lượng tái tạo, giảm CO2 để bảo vệ môi truờng cho những thế hệ con cháu sau này, tức là chuyển hướng dần dần đến một nền kinh tế thiết thực ( Jacques Attali, Groupe de réflexion sur l'économie positive), không chạy theo tăng trưởng PIB một cách mù quáng mà phải coi trọng chất lượng và sự lâu bền hơn là chỉ biết thừa hành dưới áp lực của sự độc tài ngắn hạn ( dictature du court terme ).

Đối mặt với đe dọa khí hậu, chúng ta phải hành động hôm nay, ngày mai sẽ quá muộn!

 

 

Grenoble 11-12-2013

Nguyên Giám đốc Trường Cao đẳng Điện học và Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ

Cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris,

GS Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble,

GS Trường Đại học Bách khoa Grenoble.

 

1- Quoi de nouveau à la conférence Climat de Varsovie qui vient de s'achever ?

La 1ère Conference of Parties (COP 1) des Nations unies pour le changement climatique a eu lieu à Berlin en 1995. Elle a lieu tous les ans.

Le célèbre protocole de Kyoto (COP 3) date de 1997. Il était l'unique instrument contraignant qui engage les pays industrialisés à réduire leurs émissions. La Russie, le Canada et le Japon en sont sortis. Les Etats-Unis et la Chine ne l'ont pas ratifié. L'Australie et l'Europe ( 15% des émissions mondiales) ont été seules pour faire face au réchauffement climatique!

La 19e Conférence (COP 19) a réuni à Varsovie du 11 au 22 novembre environ 9000 délégués en provenance de 195 pays. On peut dire que c'est une foire plutôt qu'une conférence!

Beaucoup de congressistes ont critiqué le choix de Varsovie comme lieu de cette conférence. En effet, la Pologne ne fait pas honneur à l'Europe sur le plan de la protection du climat. Elle annonce la priorité au gaz de schiste en pleine conférence et organise parallèlement un sommet sur le charbon propre! C'est comme si l'on invitait les gens à une réception mondaine de l'industrie du tabac à côté d'un congrès international sur le cancer ! Une vraie provocation !

Le pays hôte a même limogé son ministre de l'environnement Marcin Korolec qui présidait la conférence. Du jamais vu!

Une autre remarque à signaler : le désastre causé aux Philippines par le typhon Haiyan a produit une onde de choc qui a secoué l'ensemble des congressistes.

Suivant l'exemple du chef de la délégation philippine, M. Naderev Sano, plusieurs écologistes présents ont aussi entamé un jeûne en solidarité avec les Philippines.

L'occasion était trop belle pour les pays du Sud de rappeler aux pays du Nord leur responsabilité historique dans le réchauffement climatique. Ces derniers ne veulent pas payer des réparations ou etre impliqués dans des procès juridiques. La coalition des BASIC ( Brésil, Afrique du Sud, Inde , Chine) a déclaré qu'elle refuse un accord au rabais. L'égoisme des uns, l'intransigeance des autres n'ont pas permis d'avancer. Le temps de négociation n'est pas en phase avec l'urgence climatique.

L'alerte donnée périodiquement par le GIEC (le 5e rapport vient de sortir) a peu de prise sur les dirigeants politiques qui ont d'autres priorités. La capitale polonaise n'est pas un lieu de négociations mais d'affrontements nationaux et économiques. Le Japon et l'Australie qui ont annoncé leur décision d'assouplir leur objectif 2020 en matière d'émissions de CO2 constituent un recul ahurissant !

De toute façon, Varsovie n'est qu'un tremplin pour la Conférence de Paris de 2015 ( COP 21 ). On a pu sauver la face en accouchant d'une feuille de route. Les pays ont 2 ans pour écrire un scénario et construire un cadre répondant à l'ampleur des problèmes.

Depuis l'échec de la Conférence de Copenhague en 2009 (COP 15), les émissions de gaz à effet de serre continuent à augmenter pour atteindre actuellement le seuil de 400 ppm (parties par millions). Le chiffre mondial est de 34, 5 milliards de tonnes de C02 en 2012.

Une étude récente de la PBL Netherlands Environmental Assessment Agency signale que les émissions cumulées des pays en développement depuis la révolution industrielle (1850) sont en train de rattrapper et bientôt dépasser celles des pays industrialisés.

Il y a 3 ans, les pays riches étaient encore responsables de 52% des émissions totales de gaz à effet de serre : Etats -Unis (18,6%), Union européenne ( 17,1%), Russie ( 7,2%) contre 48% pour les pays du Sud : Chine ( 11,6%), Indonésie (4,8%), Inde (4,1%), Brésil ( 3,9%). On peut dire que désormais le Nord et le Sud partage pratiquement une responsabilité équivalente. Avec 29% des émissions mondiales de CO2, la Chine est devenue le 1er pollueur de la planète, suivie de près par les Etats -Unis (16%) et l'Europe (11%). Le poids des Etats-Unis a dimunié, en partie grâce au remplacement du charbon par le gaz de schiste.

L'accord de Paris qui comportera nécessairement plusieurs horizons temporels jusqu'en 2050, dépend des engagements financiers contraignants, des stratégies de développement des différents pays, des bonnes volontés des pays industrialisés.

Selon Climate Action Tracker, si aucun progrès n'est fait, la Terre va tout droit vers une hausse de température de 3,7° en 2100.

Au sein du Groupe G77, les pays en développement et la Chine ont vigoureusement dénoncé la lenteur des progrès des pays industralisés en matière de lutte contre le réchauffement climatique. Ils réclament plus de visibilité sur la mobilisation des 100 milliards de dollars par an à partir de 2020 que les pays riches ont promis à Copenhague pour les aider à faire face au changement climatique. Seulement 30 milliards de dollars ont été débloqués entre 2010 et 2012 et depuis plus rien. Aucun nouvel engagement chiffré à Varsovie.

Le point positif à signaler concerne le programme Redd+ ( Réduire les émissions de CO2 provenant de la Déforestation et de la Dégradation des forêts). Les Etats-Unis, la Grande Bretagne , la Norvège et l'Allemagne ont annoncé qu'ils verseraient 280 millions de dollars à Bio Carbon, pour lancer ce programme.

L'ONG Friends of the Earth International déplore cependant l'absence de feuille de route pour le financement! Il n'y a que des sommes anciennes dans un nouvel emballage ou de l'argent réorienté en provenance d'autres budgets.

Selon l'AIE ( Agence Internationale de l'Energie), pour le seul secteur énergétique, il faudrait des investissements supplémentaires de 1000 milliards de dollars par an à l'horizon 2020 pour une réorientation vers des sources d'énergie plus propres.

Les lobbies du nucléaire , des énergies fossiles et du gaz de schiste font pression pour défendre leurs intérêts. Les discussions se bloquent souvent car les pays riches ne veulent pas indemniser les pays du Sud pour les pertes subies du fait du changement climatique. Comme à Doha (COP 18) , le scénario catastrophe est connu d'avance.

Dénonçant la lenteur du processus et les résultats décevants, les grandes ONG environnementales ( Greenpeace, Oxfam, WWF .. ) ont claqué la porte et ont quitté Varsovie à la veille de la clôture de la conférence.

Après une prolongation de plus de 24 heures et de négociations non stop, un compromis de dernière minute a été adopté.

Le texte de Varsovie invite tous les pays à remettre leurs contributions avant la Conférence de Paris et d'ici au premier trimestre 2015 pour les pays qui le peuvent. Les pays en développement ont refusé le mot engagement, jugé trop contraignant. Ils ont obtenu non pas la création d'un nouvel organe mais d'un mécanisme portant sur les pertes et dommages subis en raison des événements climatiques extrêmes. C'est l'un des sujets les plus épineux car les pays riches n'acceptent pas la logique de réparation.

Face aux Etats-Unis et à l'Union européenne, l'Inde et la Chine ont adopté une position intransigeante. Ils veulent être considérés comme pays en développement pour ne pas avoir des mêmes responsabilités que les pays industrialisés. Le niveau de précision de la feuille de route vers Paris laisse à désirer. L'enjeu de Varsovie, après 2 semaines surréalistes, était d'éviter un nouveau fiasco comme à Copenhague !

La question est de savoir maintenant si le texte de Varsovie, grâce à de futures négociations, permettra d'aboutir à un accord à Paris en 2015, engageant pour la première fois tous les pays du monde.

Cet accord de Paris sur les réductions de gaz à affet de serre qui permettraient de limiter le réchauffement du globe à 2°C par rapport à l'ère préindustrielle, entrera en vigueur en 2020. ( L'objectif 2°C est la limite au delà de laquelle, la machine climatique mondiale risque de s'emballer). D'ici 2015, plusieurs réunions ont été programmées, dont le sommet des chefs d'état à New York et la Conférence de Pérou ( COP 20) en 2014

2- Quelques conclusions du 5e rapport du GIEC :

Selon le climatologue Jean Jouzel, Vice-président du GIEC (Groupe d'Experts Intergouvernemental sur l'Evolution du Climat) .l'hypothèse du rôle du CO2 dans l'effet de serre a été formulé par des calculs théoriques dès 1824 par Jean-Baptiste-Fourier, un mathématicien français. La température moyenne de la planète est corrélée avec le taux de gaz carbonique présent dans l'atmosphère à travers les âges. Sur le demi siècle écoulé, Jean Jouzel a pu vérifier que la concentration réelle, mesurée dans l'atmosphère, coïncide avec celle emprisonnée dans les bulles des carottes de glace pour les mêmes années. L'activité humaine a déjà relâché l'équivalent de 531 milliards de tonnes de carbone dans l'atmosphère.

Jean Jouzel pense qu'il ne subsiste aucune possibilité que le réchauffement constaté soit la conséquence d'un phénomène naturel, excluant l'activité humaine, compte tenu de la masse écrasante des données recueillies. Comme la température a augmenté rapidement de 1970 à 2000 mais elle s'est tassée depuis et a même baissé au cours de ces dernières quinze années, les climato-sceptiques continuent à mettre en doute les conclusions du GIEC.

Jean Jouzel, reconnaît que cette corrélation n'est pas linéaire et que le réchauffement ne se mesure pas seulement avec la température. Il recommande d'instaurer d'urgence une économie très sobre en carbone, c'est à dire en énergies fossiles, si nous voulons limiter les dégâts avec une hausse moyenne de +2°C en 2100. Donner un vrai prix au carbone s'avère donc nécessaire.

Beaucoup de pays se sont engagés à dimunier d'un facteur 4 les émissions de C02 d'ici 2050. Techniquement c'est possible. La séquestration du CO2 au sortir des centrales thermiques est prometteuse. Moyennant un surcoût énergétique de 25% on peut retenir à la source, au sortir de la cheminée, toute la pollution carbonée. Dans son ouvrage The Climate Casino, l'économiste William Nordhaus, a proposé de créer rapidement une taxe carbone qui doit augmenter continuellement jusqu'à doubler son prix.

D'après la Revue Science du 8 mars 2013, les températures terrestres actuelles sont plus chaudes que celles enregistrées durant la plus grande partie des onze derniers millénaires. Ce qu'il faut savoir, c'est que le rythme du réchauffement actuel est inédit par sa rapidité. Durant ce dernier siècle, le climat est sorti complètement de la gamme de variabilité de la période interglaciaire.

Selon AL Gore, co-lauréat du prix Nobel de la paix avec le GIEC en 2007, l'atmosphère est un égoût à ciel ouvert puisqu'il reçoit chaque jour 90 millions de tonnes d'émissions polluantes. Les catastrophes provoquées par les événements météorologiques extrêmes sont devenues plus redoutables et fréquentes: ouragan Sandy du 25 au 30 octobre 2012 des Caraïbes au Canada en passant par New York, typhon Bopha du 5 décembre 2012 aux Philippines, tornade du 20 mai 2013 sur Oklahoma, inondations en mai juin 2013 en Allemagne, Hongrie, Autriche, Slovaquie et tout récemment super typhon Haiyan aux Philippines, inondations exceptionnelles au Centre Viet Nam.

Durant ces 30 dernières années, les catastrophes naturelles ont causé la mort de 2,5 millions de personnes, dont les trois quarts, lors d'événements extrêmes. Les dommages représentent pour cette période 4000 milliards de dollars.

Le Président du GIEC, Dr Rajendra Pachauri, a présenté le 27 septembre à Stockholm le 5e Rapport d’évaluation du GIEC qui a été approuvé par les délégations membres. Environ 2500 experts scientifiques se sont penchés sur 9200 études qui s'appuient sur la télédétection via satellites ou d'autres outils et aussi sur des mesures directes.

Des changements climatiques importants se sont produits depuis les années 1950 : les émissions de gaz à effet de serre ont augmenté, les océans et l'atmosphère se sont réchauffés, le niveau des mers s'est élevé, les volumes des neiges et glaces ont baissé.

Depuis 1880 , la terre a connu un réchauffement d'environ 0,85°C.

Le niveau moyen des mers s'est élevé de 19 cm entre 1901 et 2010. D'ici 2050, il devrait augmenter de 17cm à 38 cm et de 26 cm à environ 1 m d'ici 2100 sous l'effet de la fonte des glaciers et de la dilatation thermique de l'eau.

La température moyenne à la surface du globe devrait augmenter de 0,3 à 4,8° d'ici 2100

C'est l'inertie du système qui pose problème, car la plupart des caractéristiques du changement climatique persisteront pendant des siècles même si les émissions de CO2 étaient stoppées !

3- Quels sont les principaux risques pour la France ?

Depuis 2011, la France a un plan national d'adaptation au changement climatique pour faire face aux diverses menaces : canicules , pluies torentielles, inondations urbaines, crues, sécheresse, feux de forêts, baisse des débits l'été, avalanches, glissements de terrain, érosion, submersion , salinisation, nouvelles maladies...

Selon Serge Planton de Météo France et contributeur au GIEC, des canicules comme celles de 2003 ( 15.000 victimes ) pourraient se renouveler en France 4 à 5 fois entre 2020 et 2050. Elles présentent un risque de mortalité accru chez les personnes agées. La hausse de température de l'eau pose des problèmes de refroidissement pour les réacteurs nucléaires d'EDF et l'industrie.

Les ressources en eaux souterraines baisseront de 30% environ vers 2070, selon Nadia Amraoui, hydrologue du BRGM ( Bureau de Recherches Géologiques et Minières).

Le niveau des côtes françaises est monté de 10 à 20 cm en moyenne au 20e siècle.

Des scénarios pessimistes de hausse du niveau de la mer de 50 cm à 1m ont été étudiés pour évaluer les risques de submersion ou d'intrusion saline.

Au niveau sanitaire, 50% des français souffriront d'allergies d'ici 2050 en raison de l'augmentation de la pollution atmosphérique et de l'allongement de la période des pollens.

4 - Quels sont les pays les plus vulnérables au changement climatique : 

Selon Maplecroft, un cabinet d'analyse des risques britannique, 67 pays totalisant une production de 44.000 milliards de dollars seront soumis aux conséquences catastrophiques de phénomènes climatiques extrêmes ( canicules, sécheresses, inondations, tempêtes, hausse du niveau de la mer...) de plus en plus fréquents. Ce sont les 10 pays les plus pauvres qui sont les plus exposés: Bangladesh, Guinée-Bissau,, Sierra Leone, Soudan, Nigéra, Haiti, Cambodge, République démocratique du Congo, Philippines, Ethiopie.

Les pays à risque extrême sont: Inde (20e), Pakistan (24e), Viet Nam ( 26e). Dans la catégorie des pays à haut risque, on trouve: Indonésie (38e), Thailande (45e), Chine (61e).

C'est en Europe du Nord que se trouvent les pays les moins à risque: Islande, Norvège, Irlande, Finlande, Luxembourg, Danemark.

Malgré des régions côtières exposées à l'élévation du niveau de la mer et aux tempêtes, les Etats-Unis sont classés à faible risque (158e). Comme capitales à faible risque on trouve Paris ( France 164e) et Londres ( Royaume-Uni 173e).

A l'inverse, les 5 villes les plus menacées sont: Dacca, Bombay, Manille, Calcutta, Bangkok. (selon la Banque mondiale, en cas d'élévation du niveau de la mer de 15 cm et des précipitations extrêmes, et à défaut de politique d'adaptation, la superficie inondable de Bangkok serait de 40% en 2030)
Si les gouvernements tardent à réagir, ils assisteront impuissants au déplacemant des centaines de millions de réfugiés climatiques.

5 – Les centrales nucléaires au Viet Nam face au changement climatique :

Je voudrais tout d'abord vous recommander le remarquable ouvrage du Dr Nguyễn Thọ Nhân intitulé : Biến đổi khí hậu và Năng lượng ( Changement climatique et l'Energie ) paru en 2009 chez Nhà Xuất Bản Trí Thức Hànội. Le Professeur Phạm Duy Hiển, a tenu à rendre un vibrant hommage à l'auteur dans la préface en présentant le sujet avec éclat.

Comme mentionné ci-dessus, le Viet Nam classé (26e) est dans le groupe des pays à risque extrême. Les risques principaux pour notre pays comme pour les pays asiatiques sont : tempêtes plus violentes et plus fréquentes, augmentation d'inondations marines et fluviales et d'éboulements rocheux dus à la fonte des glaciers de l'Himalaya, érosion, glissement des terrains, dimunition des ressources en eau, des réserves d'eau douce, élévation du niveau de la mer, submersion, salinité, baisse du rendement des cultures, famine, augmentation de la mortalité en raison des maladies diarrhéiques, propagation du choléra par l'élévation de température...

La capacité d'adaptation du Viet Nam est faible, faute de volonté politique et de financement. Des travaux pharaoniques doivent être lancés sans tarder : plans d'urbanisme et de prévention à revoir, routes ponts et maisons à reconstruire, installations à protéger, cours d'eau à nettoyer, protection des digues et barrages, déplacement des populations...N'oublions pas que l'agriculture est source de production abondante de méthane ( 40 fois plus nocif que le CO2). Les animaux d'élevage qui broutent l'herbe, les rizières, le fumier, les fermentations naturelles de résidus végétaux produisent aussi du méthane.

Il faut instaurer d'urgence une économie très sobre en carbone. Plus nous différons la réponse globale, plus il sera difficile de faire face aux menaces et plus les dégâts seront coûteux et difficiles à gérer. Combien faudra-t-il encore de catastrophes climatiques pour que les gouvernements donnent la priorité à la lutte contre le réchauffement ?

Certes, il s'agit d'un défi à long terme. Mais compte tenu du rythme d'accroissement des émissions des gaz à effet de serre dans l'atmosphère, nous devons agir aujoud'hui et maintenant. Le développement durable exige des changements comportementaux. Les ingénieurs et scientifiques ont tout intérêt à travailler en étroite coopération avec les spécialistes en sciences sociales s'ils veulent réussir leur difficile mission.

Les 6 et 7 novembre dernier, les Philippines ont subi Haiyan, le typhon le plus meurtrier depuis un demi siècle : rafales de vent de 315 km/h à 379 km/h, pression en son centre de 870 hPa, houle cyclonique de 10 m. Classé au niveau 5, le plus élevé sur l'échelle de Saffir-Simpson, ce monstre ravage tout sur son passage d'est en ouest sur une longueur de 600 km, comme s'il s'agit d'un tsunami. Haiyan pulvérise le seuil de 252 km/h du niveau 5. Beaucoup de météorologues tropicaux proposent de créer un niveau 6, car l'échelle de Saffir-Simpson devient obsolète ! Dans le passé, 3 violents typhons : Ida (1958), Nancy (1961), Violet (1961) avec des vents de 320 à 350 km/h ont été enregistrés, mais leur puissance a dimunié à l'approche des côtes.

Losque les cyclones se forment, ils puisent la plus grande partie de leur énergie des eaux de surface qui deviennent de plus en plus chaudes (26°), observe Will Steffen, climatologue à l’Université nationale australienne. Une onde de tempête ou marée de tempête accompagne toujours un cyclone sur les côtes. La mer s'élève à cause des basses pressions régnant au cœur du système cyclonique.

La puissance de Haiyan, supérieure à celle de l'ouragan Katrina d'août 2005 qui dévastait le Mississipi aux Etats -Unis est telle que la mer a submergé sur plusieurs kilomètres à l'intérieur des terres.

On peut calculer l'énergie du vent qui est l'énergie cinétique de l'air

 E= ½ mV2 ( E en joules, m masse d'air en kg, V en m/s ).

Dès le lendemain de cette catastrophe qui a fait au moins 7500 victimes et dísparus, le gouvernement philippin a immédiatement donné l'ordre de planter des arbres pour restaurer les forêts. C'est un exemple de sagesse.

Avec le recul du temps et compte tenu de la fréquence des phénomènes naturels ( tempêtes, séismes, inondations, éruption volcanique) qui s'abattent sur les Philippines, la population de ce pays doit être soulagée de l'abandon en 1986 de la centrale nucléaire de Bataan ( 620 MW ). Son gouvernement de l'époque a pris une très sage décision de sacrifier son 1er réacteur de puissance, en raison de la proximité d'une faille géologique et d'un volcan actif. Cette centrale qui n'a jamais démarré a coûté 2,3 milliards de dollars aux contribuables.

Le typhon Haiyan, en déviant brusquement sa trajectoire, arrive au Viet Nam avec une vitesse réduite 120-130 km/h. La grande catastrophe a épargné de justesse ce pays. Cette chance ne se répétera pas systématiquement. Comment notre pays peut-il affronter un tel monstre? Les autorités ont fait déplacer, par mesure de sécurité, plus de 600.000 personnes. Mais une évacuation plus massive encore n'est pas à écarter dès la prochaine alerte

Les violentes inondations de novembre 2013 qui viennent de ravager la région du Centre Viet Nam pourront aussi se renouveler et mettre en danger la population. Ici la déforestation aggrave la situation.

. Début décembre de cette même année, les rues de certains quartiers de Ho Chi Minh Ville, submergées, en raison d'une rupture de digue de protection, se sont transformées en cours d'eau. Du jamais vu depuis 60 ans ! Comme à Hanoi et d'autres cités, ce spectacle démoralisant est fréquent dès qu'il pleut fort. Quelle stratégie possible pour affronter ce fléau annuel et minimiser les conséquences désastreuses ?

Les autorités craignent aussi pour la sécurité des 1200 lacs et barrages parmi les 6.800 existants. Chaque année plus d'une dizaine de typhons ou inondations s'acharnent sur cette région du Centre. Leur fréquence d'apparition et leur puissance qui continuent à augmenter deviennent de plus en plus traumatisantes pour une population économiquement plus faible que celle du Nord ou du Sud.

Les habitants redoutent et critiquent avec raison les lâchures d'eau simultanées des dizaines de lacs de barrages en amont qui augmentent dangereusement les débits des cours d'eau en aval provoquant de nombreuses victimes et détruisant récoltes et des milliers de maisons. On peut calculer rapidement ces débits suivant la formule Q = VS ( Q en m3/s, V en m/s et S en m2 )

Pourquoi construire ces barrages avec un rythme si rapide ? On peut se demander si la planification des ouvrages hydroélectriques dans le système électrique du pays a été menée avec méthode et rigueur ? Le gouvernement vient de refuser l'autorisation de mise en chantier de 424 projets. Il est grand temps de mettre de l'ordre dans ce secteur.

Concernant le nucléaire, j'espère que le gouvernement, profitant de ces catastrophes naturelles en série, ait la sagesse d'abandonner immédiatement, avant qu'il ne soit trop tard, son ambitieux et coûteux programme. Celui-ci prévoit l'installation de 2014 à 2030 de 14 réacteurs ( 1000 à 1500 MW ) dans 5 provinces du Centre Viet Nam, région à très haut risque et à superficie réduite. Les experts qui ont proposé ces sites n'ont probablement pas tenu compte des vents de tempêtes pouvant atteindre 350 km/h ?

Si l'on veut provoquer la nature en construisant ces centrales, le gouvernement devra prévoir un plan d'évacuation des millions d'habitants de la région du Centre Viet Nam ( en particulier des provinces de Ninh Thuan, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen et Ha Tinh) qui vivront dans l'angoisse d'une triple menace permanente : tempêtes, inondations, irradiations !

Le réchauffement climatique pose des problèmes de sécurité redoutables, tant pendant la durée de construction ( 5 à 7 ans ) que durant la période d'exploitation ( 40 à 50 ans ). Les dizaines et plus tard centaines de milliards de dollars, investis dans ce programme nucléaire trouveront mieux leur utilité sociale dans le plan d'adaptation au changement climatique du pays ! Le Viet Nam doit compter d'abord sur ses propres moyens, car la contribution de l'ONU sera très faible, compte tenu du nombre de pays intéressés.

Lors des inondations du 29 décembre 1999, la France a failli connaître une catastrophe majeure avec la centrale du Blayais d'EDF ( 4 réacteurs de 900 MW) se trouvant sur la rive droite de l'estuaire de la Gironde, à 60 km de Bordeaux. Les pompes et circuits de sécurité ont été submergés par la montée brutale des eaux.

C'est faux de dire que le nucléaire peut sauver la planète du réchauffement climatique. En effet, le nucléaire, en déclin bien avant la catastrophe de Fukushima, ne représente en 2011, plus que 11, 7% du bilan électrique mondial ( 67,9% charbon, pétrole, gaz - 16,3% hydraulique - 4,1% solaire, éolienne, biomasse) . Par rapport à l'énergie primaire mondiale, il représente moins de 6% dont un tiers seulement est transformé en électricité nucléaire. Les deux tiers restant produite par les réacteurs est perdue en chaleur, ce qui cause des dégâts à l'environnement.

L'électricité nucléaire n'est pas une énergie primaire. C'est un abus de language, car c'est une énergie secondaire provenant de la transformation comme l'électricité provenant du pétrole, du gaz ou du charbon. Il faut faire la différence entre énergies finales, primaires, secondaires, utiles et savoir utiliser le bon coefficient de conversion. Sinon dans la comptablilité énergétique d'un bilan national, on risque de fausser les calculs avec des statistiques erronnées.

Contrairement à la propagande mensongère, les rejets de CO2 de l'ensemble des maillons de la filière nucléaire sont importants.

De l'amont vers l'aval : extraction dans les mines, transport de l'uranium de l'étranger jusqu'aux usines de transformation, fabrication des matériaux des diverses composantes, chantier de construction de la centrale ( ciment, acier), cycle du combustible, exploitation , démantèlement, retraitement, gestion des déchets... le bilan carbone est loin d'être négligeable !
Le nucléaire est trop dangereux et anti économique.
Compte tenu des investissements nécessaires au renforcement continu de la sûreté, des coûts exorbitants pour le démantèlement des centrales, la gestion à long teme des déchets radioactifs et des catastrophes, le kWh nucléaire est en réalité moins compétitif que les énergies classiques et renouvelables.

Pour des raisons technologiques, économiques et de délai de fabrication, on ne peut pas doubler le nombre de réacteurs du monde (440 environ actuellement ) d'ici 2030. Même avec un doublement, la contribution de l'électricité nucléaire dans le bilan énergétique mondial restera toujours négligeable.

En conclusion, pour faire face à la menace climatique, le Viet Nam, comme tous les pays du monde, n'a pas d'autres choix stratégiques que d'exploiter massivement dès maintenant les énergies renouvelables, encourager l'efficacité énergétique et les économies d'énergie (on dit aussi sobriété énergétique).

N'oublions pas trop vite une très importante conclusion des Nations Unies : début mai 2011, les 120 experts du GIEC ont déclaré que si tous les pays ont la même volonté d'aboutir, en 2050, les énergies renouvelables pourront représenter pas loin de 80% de l'approvísonnement énergétique mondial. Les investissements dans ce secteur ont atteint plus de 250 milliards de dollars en 2012.

Le Viet Nam ne doit pas rater le train de la révolution énergétique qui est déjà sur les rails.

Exploiter les énergies renouvelables, réduire le CO2, pour protéger l'environnement en faveur des futures générations de nos enfants, c'est s'orienter progressivement vers une économie positive ( Jacques Attali, Groupe de réflexion sur l'économie positive). Evitons de courrir aveuglément après le PIB. Nous devons prendre en compte aussi la qualité de vie et attacher plus d'importance au développement durable au lieu de nous laisser imposer par la dictature du court terme !

Face à la menace climatique, c'est aujourd'hui qu'il faut agir, demain sera trop tard !

Nguyen Khac Nhan

Ancien Chargé de mission à la Direction Générale d'EDF

Ancien Professeur à l'INPG et à l'IEPE de Grenoble

 

 

 

 

        ©          http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences2.free.fr   Nguyễn Khắc Nhẫn