Phòng Chống Sóng Thần và Hiện Tượng Matsushima

Vietsciences-  Võ Ngọc Phước        27/03/2011

 

  • Những bài cùng tác giả
  • Những bài cùng đề tài
     
    Trận động đất có chấn độ cao ( Magnitude 7.9 Ritcher ) với những đợt sóng thần tiếp theo có chiều cao trên dưới 10 m xảy ra ở ngoài khơi bờ biển miền Đông Bắc Nhật Bản vào ngày 11/3/2011 đã tàn phá nặng nề vùng duyên hải này có hơn 500 km, đặc biệt ở 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima.
     
    Cho đến nay, người ta nhận thấy có hầu hết nhà cửa, công trình, phố sá, phương tiện giao thông vv…của vùng duyên hải 3 tỉnh này đã phải tan hoang và trong số khoảng 27.000 chết và mất tích, khoảng 90 phần trăm thuộc về 3 tỉnh này. Chỉ về mặt vật chất, thiệt hại đã được ước tính là khoảng 250 tỷ Mỹ kim và phải mất khoảng 5-10 năm mới có thể làm khôi phục lại, nên đây là một tai họa về con số thiệt mạng và thiệt hại vật chất lớn nhất cho Nhật Bản sau thế chiến thứ hai.
     
    Tuy chưa có những phân tích cặn kẽ về nguyên do những thiệt hại, nhưng qua những kiểm chứng hình ảnh và hiện trường đang được thực hiện, giới chức liên hệ tại Nhật Bản hiện nay đã đánh giá là khoảng 90 phần trăm của các thiệt hại vật chất và nhân mạng là ở nguyên nhân sóng thần có chiều cao trên 10 m và cường độ quá mạnh. Ngoài những dự trù thiết kế cho hệ thống phòng chống sóng thần của nước này.

Dù Nhật Bản, đặc biệt là vùng duyên hải Sanriku của tỉnh Iwate ở miền Đông Bắc này, đã từng hứng chịu nhiều tác hại của sóng thần ( tiếng Nhật gọi là Tsunami ) trong quá khứ, đặc biệt là ba lần kinh nghiệm chịu tác hại đau đớn của ba cơn sóng thần lịch sử..

Lần thứ nhất vào năm 1896, trận động đất Meiji Sanriku Đại Địa Chấn với những cơn sóng thần cao đã làm hơn 2 vạn cư dân thiệt mạng. Lần thứ hai vào năm 1933 là trận động đất Showa Sanriku Đại Đia Chấn cũng với cơn sóng thần cao khoảng 6 m đã làm chết khoảng vạn sinh mạng. Rồi vào năm 1960, trận động đất lớn ở nước Chile Nam Mỹ cách xa trên 1.700 km cũng đã đưa một đợt sóng thần cao đến Nhật Bản làm khoảng 150 thiệt mạng mà 1/3 là ở vùng này. .
 
Cũng vì những thiệt hại nhân mạng to lớn liên tiếp xảy ra như vậy nên giới chức Nhật Bản liên hệ về phòng chống động đất và sóng thần đã bỏ ra rất nhiều công lao và phí tổn tài chính để nghiên cứu và thực hiện các hệ thống cành báo và phòng chóng động đất và song thần, đặc biệt cho vùng Sanriku và duyên hải miền Đông Bắc phía Thái Bình Dương. Ngưới ta có thể nhìn thấy một hệ thống phòng thủ gần như kín mít bao che cho dân cư bờ biển này trước tai họa song thần với các cơ sở quan trắc cảnh báo, các hệ thống đê phòng, rừng bảo hộ cùng các huấn luyện thường xuyên về bản đồ vùng tác hại ( hazard maps ) cũng như phương cách di tản tránh nạn ( evacuation plan ) đến các vị trí an toàn.
 
Có thể nói Nhật Bản đã có một hệ thống cảnh báo và phòng chống sóng thần cho vùng duyên hải này vô cùng tân tiến vào bậc nhất thế giới, trong đó có hai hệ thống phòng chống sóng thần ở vúng duyên hải này được Guiness Book công nhận là “nhất thế giới “
 
Đó là công trình tại vùng Miyako của tỉnh Iwate ở cách tâm chấn của trận động đất lần này khoảng 50 km về phía Tây Bắc, vốn là một vùng đất thấp “phơi lưng” ra Thái Bình Dương, nên trước nay đã phải hứng chịu nhiều thảm họa sóng thần, một hệ thống đê phòng sóng thần kiên cố đã dược xây dựng ở khu vực Taro, nơi đã có những thiệt hại cao. Hệ thống đê phòng này. có tổng chiều dài khoảng 2,5 km với một chiều cao ngất ngưỡng 10 m được hoàn thành vào năm 1979 sau gần 30 năm xây dựng với một phí tổn hơn 800 triệu Mỹ kim.. Với tính cách đồ sộ như vậy, hệ thống đê phòng này còn được mệnh danh là “ Vạn Lý Trường Thành Taro “ và được Guiness Book ghi nhận là “hệ thống đê phòng triều đồ sộ nhất thế giới”.

“Vạn Lý Trường Thành Taro” (Ảnh Wikipesia)
 

Với sự hoàn thành của hệ thống đê phòng đò sộ này, chỉ có một phần nhỏ dân cư vùng Taro sống phía ngoài đê, còn lại phần lớn dân cư đều được an cư trong bọc bảo vệ của hệ thống đê phòng này. Chính vì chủ quan ở độ an toàn của hệ thống đê phòng kiên cố này với chiều cao 10 m, vậy mà một lần nữa khoảng 5.000 dân cư của vùng Taro đã phải gánh chịu tai họa đau đớn khi các đợt sóng thần lần này cao hơn 10 m đã dồn vào nhau lại đánh sập và vượt qua đê để tràn vào tàn phá tan tành nhà cửa phía trong bọc và làm khoảng gần 2.000 người phải thiệt mạng và mất tích.
 
Một hệ thống đê phòng khác tại vịnh Kamaishi, cũng là một địa điểm của tĩnh Iwate. Hệ thống đê phòng sóng thần này có chiều dài khoảng 2 km được xây trải ngang dưới măt biển của vịnh ở độ sâu 63 m với một phí tổn khoảng 1,2 tỷ Mỹ kim. Hệ thống đê phòng này chỉ mới hoàn thành vài năm trước đây và đã được Guiness Book công nhận là công trình đê phòng xây ở độ sâu nhất thế giới. Công trình tân tiến này đã được giới liên hệ Nhật Bản dày công nghiên cứu cho xây dựng để có thể làm suy giảm cường độ của sóng thần để không tràn vào tác hại đến vùng ngư cảng Kamaishi trù phú với hơn 4 vạn dân cư ở phía trong vịnh này.. Nhưng qua trận động đất vừa qua, những cơn sóng thần đã đánh sập tan tành hệ thống đê phòng này và huỷ diệt gần như hoàn toàn vùng ngư cảng trù phú Kamaishi
 
Lý do là dựa vào các dữ liệu chiều cao 6-8 m cuả những cơn sóng thần trong quá khứ, toàn bộ hệ thống cảnh cáo, di tản và các công trình xây dựng để phòng chống sóng thần ở vùng duyên hải này đã được hoạch định để đối phó với sóng thần ở cường độ này. Chính vì vậy mà trước những cơn sóng thần cao hơn 10 m, có nhiều nơi trên 15 m, của trận động đất này, toàn bộ hệ thống cảnh báo, công trình đê phòng, di tản tránh nạn vv…đã hoàn toàn bị vô hiệu hóa ngay sau đó.
 
Như trên, vì lý do thiết kế ngoài dự trù của song thần có cao độ trên 10 m và cường độ của loại sóng thần như vậy, toàn bộ công trình đê phòng và hệ thống phòng chống song thần đã bị vô hiệu hóa ngay sau đó và tan vỡ hoàn toàn đưa đến thảm họa kinh hoàng như đã thấy. Cả đến cái toà nhà 3 tầng bê tông cốt sắt xây trên vùng đất cao của Cơ Quan Chỉ Huy Phòng Chống Sóng Thần của khu vực cũng bị sóng thần tràn tới tàn phá chỉ để lại cái sườn cốt sắt ngả nghiêng trên đống xà bần trơ trụi. Điều đó chứng tỏ sức tàn phá mãnh liệt của những cơn sóng thần trong trận động đất ở miền Đông Bắc Nhật Bản lần này.
 
Tuy nhiên, có một điều kỳ diệu là trong khi hầu hết các địa điểm dân cư của vùng duyên hải miền Đông Bắc này đều phải gánh chịu những thiệt hại vật chất và nhân mạng vô cùng thê thảm đến gần như tan hoang thì tại địa điểm Matsushima ( Matsushimashi ) của vịnh Matsushima vốn không có một hệ thống đê phòng nào và cũng chỉ cách tâm chấn khoảng 40 km nhưng về phía Tây Nam, thì lại có rất ít thiệt hại về vật chất với một số nhà cửa đổ bể do chấn động và chỉ có một người thiệt mạng trong trận động đất vừa qua.. Điều này đang được xem như một sự kỳ diệu và cư dân ở Matsushima đã cho là cụm đảo trong vịnh đã che chở cho họ qua cơn tai họa này.

 

Phong cảnh Matsushima (Ảnh horizonsdujapon )

Matsushima là một trong ba địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Nhật Bản ( hai danh lam thắng cảnh khác là Đền Miyajima ở tỉnh Hiroshima và Cảnh trí Amanohashidate ở phủ Kyoto ), nằm ven vịnh Matsushima cách thành phố Sendai ( tỉnh Miyagi ) khoảng 50 km về phía Bắc. Thắng cảnh này có khoảng 60 đảo lớn nhỏ có độ cao 5-10 m nằm ngổn ngang vắt ngang vịnh này cách bờ khoảng trên dưới 1-2 km tạo ra một phong cảnh đặc biệt mỹ miều như Vịnh Hạ Long. Chính cụm đảo lớn nhỏ nằm xen kẽ này đã tạo thành một hệ thống đê phòng thiên nhiên che chở cho dân cư Matsushima trước những đợt sóng thần vũ bão lần này.
 
Một số nhà nghiên cứu Nhật Bản như giáo sư Matsutomi ( ngành thuỷ công ) của Đại Học Akita hiện cho rằng các đợt sóng thần khi đập mạnh vào các đảo này đã bị phản lực lại để bị phân tán lực và suy giảm cường độ khi tràn luồng qua vị trí giữa các đảo để tiến vào bờ vừa giảm dần cường độ, Hiện tượng đê phòng sóng thần của các đảo thiên nhiên ở vùng duyên hải có lẽ rồi đây sẽ được nghiên cứu nhiều hơn trong tương lai để có những phương cách xây dựng hệ thống “ cụm đảo nhân tạo” cho hệ thống đê phòng sóng thần một cách hữu hiệu hơn các hệ thống đã thực hiện trước đây.
 
Trong hiện tại, tuy Việt Nam chưa có tai họa sóng thần, nhưng trong những năm gần đây người ta đã bắt đầu nhận thấy có những rung động dư chấn ở miền Bắc và ở vùng đất Bà Rịa- Saigon do ảnh hưởng các địa chấn bên ngoài. Theo đó, nếu trong tương lai, một khi những trận động đất ở phía Phi Luật Tân và Indonesia có phát sinh ra sóng thần, thì Việt Nam cũng có thể bị tác hại của sóng thần từ các nước này như Thái Lan đã phải kinh hoàng hứng chịu tại vùng biển Phuket từ trận động đất ở Sumatra của Indonesia.
 
Trước đây, người ta cho rằng Bác sĩ Yersin (một môn đệ của nhà bác học Pasteur ) khi đang làm việc trên lầu cao của tòa nhà 4 tầng ( nay đã bị mất dấu ) ở phía Cù Lao ven biển Nhatrang đã nhìn thấy được một đợt sóng thần đang từ ngoài khơi tiến vào bờ biển này ( và vị bác sĩ này đã lấy súng bắn về phía sóng thần ?). Sau đó cơn sóng thần này đã dần dần mất dạng. Có thể cũng giống như hiện tượng Matsushima, cụm đảo lớn nhỏ nằm ven biển Nhatrang đã làm một hệ thống đê phòng để làm tan loãng đợt sóng thần này.. Ngoài ra cụm đảo ngoài khơi này còn có thể ngăn cản phần nào các cơn bão tố vào vùng đất này như đã được nhìn thấy từ bấy lâu nay

VNP


 

        ©          http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org  Võ Ngọc Phước