Vào ngày thứ bảy đẹp trời, 10.12.2005,
tại một hội trường nổi tiếng ở thủ đô Oslo, nước Na Uy, tiến sĩ Mohamed
ElBaradei thay mặt cho tổ chức IAEA (International Atomic Energy
Agency) hãnh diện đứng lên và tiến đến bục cao để nhận lãnh
Giải-Thưởng-Hòa-Bình Nobel 2005 cho những đóng góp và hoạt động của tổ
chức này trong thời gian qua cũng như của chính cá nhân ông với tư cách
là Tổng Giám Đốc, người đứng đầu chịu trách nhiệm và điều hành tổ chức
quốc tế này.
Trong bài diển từ cảm ơn của ông,
trước khoản gần 1.000 vị khách mời tham dự buổi trao giải thưởng, ông đã
nói lên những suy nghĩ của mình, dường như đây là những lời tâm tình
thân thiết, chứa đựng tình người, đi vào lòng người nhiều hơn là lời văn
bóng bảy, trịnh trọng của một bài diển thuyết :
” Bà chị dâu của tôi họat động trong
một tổ chức từ thiện, giúp đỡ các trại nuôi trẻ mồ côi ở Cairo, Ai Cập.
Chị ấy và các bạn đồng nghiệp tận tình chăm sóc các trẻ có số phận hẩm
hiu, bất hạnh, cuộc sống bị đẩy ra bên lề xã hội. Họ đã chăm sóc, cho
các cháu ăn uống, mặc và thay quần áo cho chúng và dạy cho các cháu biết
đọc chữ.
Và tại trụ sở của tổ chức IAEA, tôi và
các đồng nghiệp, cộng sự của tôi làm việc cật lực để tránh cho nhiên
liệu hạt nhân từ các lò nguyên tử không lọt vào tay những nhóm người,
những con người cực đoan. Chúng tôi thực hiện việc giám sát, thanh tra
các lò hạt nhân trên toàn thế giới, để làm cho được cái công việc lột
mặt nạ, lật tảy cho được các chương trình với ý đồ chế tạo vũ khí hạt
nhân núp dưới danh nghĩa công tác phụng sự hòa bình.
Qua hai con đường đi có hơi khác, cả
chị dâu tôi và tôi đang họat động cho cùng một mục đích: đấy là sự bảo
vệ, đảm bảo an toàn cuộc sống có tình người với nhau !”. Vì lẽ ấy mà
Ts. Elbaradei đã quyết định tặng toàn bộ số tiền ( trị giá trên 1,6
triệu USD ) của giải thưởng hòa bình Nobel nay cho cac trại trẽ mồ côi
tại đất nước, quê hương gốc của ông.
Kể từ ngày thành lập cách đây
hơn 30 năm , tổ chức Greenpeace này luôn luôn đấu tranh, phản đối các
hoạt động, chính sách của những khuynh hướng chính trị nào có ý đồ xữ
dụng nhiên liệu hạt nhân, cực lực phản đối việc xây dựng mới các nhà máy
điện hạt nhân; họ là những người dân bình thường của nhiều hội đoàn đến
từ nhiều quốc gia, ngoài lòng yêu chuộng hòa bình, căm thù chiến tranh,
còn lòng yêu thiên nhiên, trân trọng môi trường sống của con người mà họ
cảm thấy phải có trách nhiệm với đất đai, với sông nước, thiên nhiên môi
trường mà họ đang sống ở trong đó. Như học giả Saint-Exupéry đã viết: “
Chúng ta không thừa hưởng đất đai của tổ tiên, mà chúng ta chỉ mượn tạm
của con cháu !” Có lẽ nhân đây cũng nên lướt nhìn lại hai tai nạn của
hai nhà máy điện hạt nhân của thế kỷ qua, mà cho đến nay khi nghe đến
tên, thì mức độ kinh hoàng, sự sợ hãi của con người có lẽ chỉ thua hai
từ HIROSHIMA va NAGASAKI mà thôi :
BIẾN CỐ
TCHERNOBYL
:

Vào một ngày cuối tháng tư năm 1986,
lò số 4 của nhà máy điện hạt nhân Tchernobyl có công suất 6.000
Megawatt, nằm gần thành phố Pripyat, thuộc Ukraina nước CHLB Nga trước
đây, bị một tai nạn khủng khiếp; Tai nạn được xếp ở cấp 7, cấp thang cao
nhất được qui định ( theo INES-International Nuclear Event Scale), tạo
sức nổ hơi rất mạnh, làm nốc nhà bay và bị cháy lớn, sinh phát tán phóng
xạ ra ngoài, lan tràn nhiều vùng ở nước Nga, bay sang các nước Bắc Âu,
sang tận miền nam nước Pháp; liều phóng xạ quá lớn ( đến gần 1.600 rems,
trong khi liều bức xạ tối đa được chấp nhận cho người dân thường phải ít
hơn 50 rems) nên trong phạm vi 30 Km chung quanh nhà máy, 49.000 dân
thành phố Priyat và 135.000 người trong khu vực được lệnh di tản lập
tức. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn này là do quan niệm kỹ thuật,
thiết kế thiếu bảo đảm (thể tích giam hảm quá nhỏ, xem nhu không có nhà
để bảo vệ an toàn) và lại thêm lỗi của công nhân vận hành; yếu tố con
người trong công nghệ này thật là quan trọng !!! Sau đó khoản gần 5.000
tấn cát, dất sét, chì ..v...v.. được các trực thăng mang đổ xuống để làm
giảm chất phóng xạ (công việc này có tác dụng như tạo ra bộ phận lọc).
Tiếp theo sau đó người ta dùng thép và bê-tông để che lắp nhà máy. Kinh
phí ban đầu cho việc cứu chữa này đã lên quá trên 550 triệu USD. Nhưng
công trình này (sarcophage) tiếp tục bị rạn nứt. Dự kiến sẽ làm công
trình thứ hai, phí tổn tốn kém hơn nhiều. Hàng trăm hàng ngàn tấn máy
móc, thiết bị, dụng cụ, nhiên liệu phóng xạ, có lẽ sẽ được chôn vùi mãi
mãi ở nơi đây. Lúc đầu , vì sợ dân chúng hoang mang, thế giới và nước
ngoài trách mốc nên những con số chính xác thiệt hại về con người không
được công bố. Nhưng cho đến nay đã có hơn vài ngàn trẻ em bị mổ tuyến
giáp trạng, người ta mắc bệnh bạch huyết, ung thư và di tật bẩm sinh;
hậu quả tàn khốc của biến cố, tai nạn nhà máy điện hạt nhân Tchernobyl
sau gần 20 năm (tính cho đến thời điểm này) vẫn âm thầm tiếp diễn trong
sự dối trá, lấp liếm và mị dân. Liệu rằng sự lừa bịp, xem thường mang
sống của người dân sẽ kéo dài đến bao lâu nữa !!! Một tài liệu được
công bố gần dây của tổ chức Greenpeace đã cho biết : chỉ riêng với con
số khoảng 600.000 người lính được lệnh đến Tchernobyl để quét dọn, làm
sạch chất phóng xạ, rất nhiều người đã bị chết, con số chính xác là bao
nhiêu vẫn không được công bố rõ ràng. Theo Giáo Sư Tscheban, trong kết
quả bảng điều tra nghiên cứu của ông : nguyên nhân chính gây bệnh tuyến
giáp trạng là do nhiễm chất phóng xạ và số người bị căn bệnh này tại
vùng sảy ra biến cố nhiều gấp bảy mươi lần (70) nhiều hơn ở nơi bình
thường.
BIẾN CỐ
HARRISBURG
:
Tháng 03.1979 một sự
cố lớn đã sảy ra ở lò Three Mile Island cách không xa thành phố
Harrisburg lắm, vì thế mà biến cố mang cái tên này. Tim lò nhà máy điện
hạt nhân này ( với công suất 900 Megawatt) bị thiệt hại, nhiệt dộ tăng
vọt lên cao hơn +1.800 độ Celcius, làm sinh phát tán phóng xạ. Nguyên
nhân chính của tai nạn này là do lỗi ở công nhân vận hành, không thực
hiện đúng các qui cách hướng dẩn, nôm na là do sự bất cẩn của con người
!
Đâu đã hết, một biên khảo mới nhất của
Viện Môi Trường ở thành phố München, CHLB Đức đã công bố: Khu vực chung
quanh các nhà máy điện hạt nhân thuộc tiểu bang Bayern còn đang hoạt
động, người ta đã phát hiện và thống kê số trẻ em mắc bệnh ung thư
nhiều hơn so với số trẻ em cư ngụ ở vùng khác, nơi mà không có nhà máy
điện hạt nhân. Kết quả khảo cứu này cho thấy số trẻ em sinh ra và lớn
lên ở khu vực chung quanh 3 nhà máy điện hạt nhân Grundremmingen, Isar
và Grafenheinfeld [ ba (3) trong số mười chín (19) nhà máy điện hạt nhân
tại Đức còn được phép hoạt động cho đến hết năm 2020 ] bị mắc bệnh ung
thư 30% nhiều hơn so với con số bình thường. Cơ Quan Liên Bang Bảo Vệ
Phòng Chống Nhiễm Phóng Xạ của CHLB Đức đã có nhận định: nguyên nhân
gây các bệnh ung thư là do các trẻ em này bị nhiễm phóng xạ từ lúc sinh
ra, đã sống và lớn lên ở gần các nhà máy điện hạt nhân.
Thời gian qua đọc lại tờ báo củ, được
biết lời tuyên bố của người lãnh đạo Viện Năng Lượng Nguyên Tử Việt Nam:
nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước ta, nếu không gì trở ngại, sẽ
vận hành vào năm 2017 – 2018 ( thay vì dự định vào năm 2020). Nhà máy
sẽ có 2 hoặc 3 lò với công suất của mỗi lò là 600 Megawatt. Tổng kinh
phí dự trù là từ 1,80 đến 2,00 tỉ USD. Nhưng theo đánh gía của chuyên
gia trong nghành, thì với gía hiện tại ở Châu Âu, kinh phí sẽ lên quá
con số 3 tỉ USD, vì lò có công suất 600 Megawatt tương đối nhỏ, bởi thế
gía đầu tư xây dựng cho mỗi MW càng cao. Và với tình hình kinh tế thế
giới hiện nay, chắc chắn con số này còn tăng vọt lên cao hơn nữa. Chỉ
nhìn về khía cạnh kinh tế thôi , thì so với kinh phí đầu tư cho một nhà
máy thủy điện như SƠN LA ( với công suất 2.400 MW, khoản 2,5 tỉ USD )
thì đã thấy gía thành của một KWh của nhà máy điện hạt nhân này là không
kinh tế rồi !!! Ấy là chưa nói đến yếu tố tác hại đối với môi trường
sinh sống con người, lời giải cho bài toán xử lý chất thải và nếu có
biến cố, tai nạn sảy ra, thì hậu quả không thề lường hết được !!
Gần đây lại có hiện tượng động đất ở
vùng Biển Đông và ở khu vực các tỉnh phía nam Việt Nam với con số ghi
nhận đến 5.5, đến 6.0 Richter thì ai dám bảo đảm rằng tại khu vực các
tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận sẽ hoàn toàn không có những hiện tượng động đất
sau này ? Đây là ẩn số mà các nhà khoa học từ lâu nay đã và đang nhức
đầu vì chưa tìm ra được lời giải cho bài toán khi thiết kế xây dựng nhà
máy điện hạt nhân, trước thách đố của càc hiện tượng thay đổi môi
trường, của tai họa, các biến thiên của thiên nhiên, của khí hậu, thời
tiết ..v…v....
Với địa hình của đất nước ta, tại các
vùng núi cao với sông ngòi, thác gềnh như ở vùng Tây Nguyên, chẳng hạn
như việc xây dựng các nhà máy thủy điện theo bậc thang trên dòng sông
Sêsan với các nhà máy thủy điện Yaly, Sêsan 3, Sêsan 4, Dakglei và
Pleikrông, trên dòng sông Sêrêpok với nhà máy thủy điện Buôn-Kuốp,
Serêpok 3... tỉnh Daklak , nhà máy thủy điện A-Vương ở Quảng Nam, rồi
nhà máy thủy điện Quảng Trị trên sông Rào Quán, ở phía bắc, vùng Tây Bắc
trên sông Đà với các nhà máy thủy điện Hòa Bình, rồi Sơn La , bên cạnh
các nhà máy Nậm Mu, Thác Bà .v..v... lại thêm các nhà máy nhiệt điện Cái
Lân ở Quảng Ninh, Phú Mỹ Vũng Tàu là phương án mang tính chất -tương
đối, giải pháp tình thế, chưa phải là tối ưu- của chính sách năng lượng
ít nhất là cho vài thập niên tới đây.
Có dịp nhìn lại kinh nghiệm chính sách
về năng lượng của CHLB Đức, thời gian qua với sự đồng ý của hơn 2/3 dân
chúng, chính phủ CHLB Đức đã quyết định sẽ đóng cửa các lò hạt nhân từ
nay cho đến năm 2020 và bắt đầu từ thời điểm 01.07.2005 cấm gửi nhiên
liệu,chất thải hạt nhân ra nước ngoài để xử lý. Câu hỏi được đặt ra: Một
quốc gia với nền khoa học tiên tiến như Đức, tại sao chính quyền lại có
một quyết định thay đổi đột ngột chiến lược như vậy ? dám can đảm hy
sinh cả một nghành công nghệ phục vụ xây dựng điện hạt nhân như vậy ?
Câu trả lời không phải là khó lắm : có
thể nói, đó là chính phủ Đức đã làm một việc rất thuận lòng dân, thỏa
lòng người, đi đúng trào lưu tiến bộ của nhân loại, đó là lòng yêu
chuộng hòa bình, chán ghét chiến tranh, chống những hành động, chính
sách gây nên hoặc tạo ra bạo lực thù hận, yêu thiên nhiên, tôn trọng và
bảo vệ môi trường sống.
Điều quan trọng bên cạnh đó là chính
quyền Đức đã chuẩn bị sẳn một chương trình tài trợ, khuyến khích, tạo
điều kiện cho giới kỹ nghệ và cả người dân tích cực khai thác nguồn năng
lượng mới: năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Riêng về nguồn năng
lượng từ gió Đức đã đi hàng đầu ở Âu Châu, những năm qua cứ mỗi năm Đức
đã tăng công suất năng lượng gió lên từ 6000 đến 8.000 Megawatt; Chả thế
mà một nhà lảnh đạo của tổ chức Greenpeace, ông Vande Putte đã tự hào
tuyên bố: “ chúng ta đã có một nền kỹ thuật trong lành để đi vào thế kỷ
21. Và chúng ta chẳng cần loại năng lượng hạt nhân nguy hiểm kia nữa”.

Nhà máy Fukushima Daiichi nổ tung
Tôi rất tâm đắc và chia sẽ với suy
nghĩ , tâm tư của GS Ts. Nguyễn Khắc Nhân, một chuyên gia, đã từng có
thời làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Hạt Nhân Pháp, trong một bài phúc
trình, được nghiên cứu rất công phu với nhiều số liệu dẩn chứng rõ ràng
của Giáo sư “ Tại sao Việt Nam nên thận trọng
đối với điện hạt nhân” đã nói dùm lên suy nghĩ của rất nhiều
người, trong số đó có người viết bài này,
“ không có một lý do gì cho phép chúng ta
tặng món quà rác thải phóng xạ độc hại, nguy hiểm cho con cháu chúng ta
và cho hàng chục thế hệ sau này”.
Phải chăng đó là lời khẳng định trách nhiệm và bổn phận của thế hệ chúng
ta, đồng thời cũng là một tiếng chuông, một lời cảnh báo với tất cả
những ai có trách nhiệm dù trực tiếp hay gián tiếp đến công tác này; Và
vì thế chúng ta cũng hy vọng rằng đây cũng là lời nhắn gửi chân tình đến
những ai đang nắm vai trò quản lý, có trách nhiệm đề ra chính sách,
chương trình, thiết kế chính sách năng lượng ở tầm cỡ quốc gia hãy cân
nhắc, thận trọng trước khi đến một quyết định mà hậu quả sẽ có ảnh huởng
đến nhiều thế hệ, đến đời con đời cháu của chúng ta sau này.
Đứng trước một quyết định khó khăn và quá lớn như thế thì
việc trao đổi, hội ý và tham khảo, thăm dò ý kiến của nhiều phía, nhiều
nhà khoa học, các nhà quản lý, chuyên gia trong nước và ngoài nước là
cần thiết. Nếu cần dưới hình thức của một “Hội Nghị Diên Hồng Khoa
Học”, là thái độ thông minh và sáng suốt để tìm đáp số và lời giải
cho sự việc !
Trước đây T.S. Herrmann Scheer, chủ
tịch của tổ chức EUROSOLAR va WREA - World Renewable Energy Assembly -
cũng đã tư vấn cho các vị có trách nhiệm cao cấp trong lãnh vực này :
Việt Nam không nên đi vào
con đường xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Năng lượng gió cũng đóng góp
vào
việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường
|