Tính khối lượng của 1 lỗ đen vũ trụ

 
Các nhà thiên văn của Viện Thiên văn học Cambridge - Anh, đã có dịp quan sát vật chất ở tâm của thiên hà cách chúng ta 100 triệu năm ánh sáng bị hút về 1 lỗ đen siêu lớn. Khoảng cách từ các vật chất đến lỗ đen bằng khoảng cách từ trái đất của chúng ta đến mặt trời, nhưng thay vì cần đến 1 năm, các vật chất bị hút về lỗ đen chỉ trong vòng 1/4 ngày, đó là lực hấp dẫn cực lớn của lỗ đen này.
Một đội nghiên cứu dẫn đầu là tiến sĩ Kazushi Iwasawa đã theo đuổi dấu vết của luồng khí nóng cho đến khi nó bị hút về 1 lỗ đen cực lớn.

Các nhà khoa học có thể tính toán được khối lượng của lỗ đen này bằng cách kết hợp các phép tính năng lượng của ánh sáng, khoảng cách của các vật chất đến lỗ đen và thời gian chúng bị hút về rồi quay quanh lỗ đen - sự kết hợp giữa thuyết tương đối của Einstein và các thuyết vật lý của Keplerian.

Thiên hà này có tên là NGC 3516, cách chúng ta khoảng 100 triệu năm ánh sáng. Ẩn sau thiên hà này là 1 lỗ đen cực lớn. Các luồng khí nóng ở vùng trung tâm bức xạ ra các tia X như thể chúng nóng đến hàng triệu độ dưới tác động của lực hấp dẫn của lỗ đen.

Tàu vũ trụ XMM-Newton đã bắt được các quang phổ từ ánh sáng phát ra quanh lỗ đen và cũng ghi nhận được rằng các luồng khí bị kích thích quay quanh lỗ đen 4 lần. Đây là 1 thông tin thiết yếu để tính được khối lượng của lỗ đen.

Dựa vào các thông tin khác về khoảng cách, thời gian quay quanh… các nhà khoa học đã tính được khối lượng của lỗ đen này - gấp từ 10 triệu đến 50 triệu lần khối lượng mặt trời.

Lãm Du (Thanhnien online, Universetoday)