Năm 1800 trước
CN:
Người Babylone
thành lập một cuốn lịch dựa trên
sự di chuyển của mặt Trời và
những tuần Trăng. Những bảng chữ
hình góc (cunéiforme) chứng tỏ rằng họ
biết tiên đoán những hiện tượng như
những nhật, nguyệt thực với sai
số chừng vài phút!
Năm 400 trước CN:
Dưới ảnh hưởng
của Platon, người Hy Lạp được
sự giải thích về vũ trụ: trái Ðất
ở trung tâm và những hành tinh quay chung quanh
theo đường tròn.
Năm 200 trước CN:
Ératosthène
de Cyrene điều khiển thư viện Alexandrie.
Trong khi quan sát bóng của hai cây cắm thẳng
đứng cùng một thời điểm nhưng
ở hai thành phố khác nhau ông hiểu rằng
quả đất tròn. Từ một cuộc thí
nghiệm khác, ông đã có thể tính được
chu vi quả Ðất với độ chính xác không
ngờ!
Năm 100
Ptolémée,
nhà Thiên văn, Ðịa lý và Toán đã viết
một chuyên luận (traité) về Thiên văn tên Almageste.
Ðó là một tập gom nhặt những kiến
thức xưa và đã dùng cho đến thời
kỳ Phục Hưng (nguyên thế kỷ XV đến
đầu thế kỷ XVII). Nhưng trái Ðất
vẫn còn đứng yên một chỗ và ở
trung tâm vũ trụ.
Năm 1543
Nicolas Copernic
(1473-1543) cho là mặt Trời ở trung tâm vũ
trụ chớ không phải là trái Ðất như
Platon.
Năm 1596
Johannes Kepler bảo
vệ hệ thống của Copernic. Vì
những công trình của ông và vì ông theo Tin Lành
(protestant) , ông nghi ngờ nhà Thờ và trốn tránh,
ở bên cạnh nhà thiên văn Ðan Mạch Tycho
Brahe (1546-1601). Nhờ những quan sát
của ông này mà Kepler chứng minh được
rằng quỹ đạo những hành tinh có hình
bầu dục chớ không hình tròn. Mặt
Trời có mặt ở tâm của một
trong những quỹ đạo này.
Năm 1609
Galilée (1564-1642) cho xây
cái kính lấy tên ông và ông quay nó
về mặt Trời. Ông khám phá những dấu
vết nơi mặt Trời, những hình nổi
trên mặt Trăn, những vệ tinh Jupiter đầu
tiên và những pha của Vénus.
Năm 1619
Kepler phát biểu
định luật cuối cùng trong ba định
luật nổi tiếng dưới tên của ông: Ðịnh
luật Kepler
Năm 1672
 |
|
Sir Isaac Newton (1643-1727)
sáng chế ra viễn vọng kính |
Viễn vọng kính của Newton |
|
|
Năm 1682
 |
|
Sau lần sao chổi đi qua năm 1680,
từ đó nó mang tên ông, sao chổi
Halley.
Edmund Halley
(1656-1742) nghiên cứu quỹ đạo của các thiên thể và
nhận thấy rằng có thiên thể thì định kỳ, có cái
thì không. Ông tiên đoán rằng chu kỳ của sao chổi
Halley là 76 năm và sẽ trở lại năm 1758.
|
Sao chổi Halley |
|
|
Năm 1687
Qua những công trình
của Kepler, Newton phát biểu định
luật hấp dẫn vũ trụ.
Nhà lý thuyết kiêm Thiên văn
Thomas
Wright giải thích rằng giải Ngân Hà gồm hằng hà
sa số ngôi sao lan ra xa
Nhà Triết học Emmanuel Kant cho
rằng rằng những tinh vân có dạng hình ellip gồm những
ngôi sao giống y như giải Ngân Hà vậy
Năm 1710
Halley (1656-1742) so sánh
vị trí của sao mà ông quan sát trên bầu
trời với vị trí của Ptolémée trong danh
mục của ông (catalogue). Từ đó ông suy ra là
những ngôi sao không cố định; chúng có
những chuyển động riêng của chúng,
có thể quan sát trên nhiều năm.
Năm 1781
Sir William Herschel (1738-1822)
xây một viễn vọng kính và khám phá ra Uranus
Năm 1796
Hầu tước De la
Place (1749-1827) cho ra giả thuyết nơi đó
hệ thống mặt trời hình thành do khối tinh
vân đang quay.
Năm 1846
Galle (1812-1910) khám phá
ra Neptune
Năm 1860
Ngành vật lý Thiên văn
ra đời với sự phát minh ra kính quang
phổ (spectroscopie). Sự phan hủy ánh sáng thành
những băng màu giúp xác định thành
phần hóa học của những hành tinh (khí
quyển của chúng) và những ngôi sao
Năm 1925
Edwin Powell Hubble
(1889-1953) chứng tỏ sự bành trướng
vũ trụ bằng cách đo khoảng cách và
vận tốc của những thiên hà đang tách
rời xa
|