Giải Ngân Hà

Gs Trịnh Xuân Thuận   La Voie Lactée  -    
 
  Võ Thị Diệu Hằng  chuyễn ngữ   từ  tuần báo Le Nouvel Observateur

"Như những  mũi tên của  thánh đường  kiểu Gothique  vươn  lên bầu trời, đêm nay các kính thiên văn cũng sẽ được dựng lên để  nhận ánh sáng từ  vũ trụ."

 

Tôi thường  xuyên đến các đài quan sát để thu nhận ánh sáng của vũ trụ. Chính từ ánh sáng phát ra bởi hàng trăm tỉ thiên hà, mỗi thiên hà chứa  hàng  trăm tỉ  mặt trời, mà  vũ trụ  thông  báo cho chúng ta  nhiều  bí  ẩn.  Công việc của  nhà thiên  văn là dựa trên ánh sáng thông tin đó để kể  lại thiên sử thi lâu dài của  vũ trụ. Lịch sử  này là của  chúng ta bởi vì  chính vũ trụ đã sinh ra  chúng ta. Mắt  thường không  đủ sức để thu nhận được   ánh sáng  quý  báu này, bởi vậy con người đã  kiến trúc những  "con  mắt" ngày càng lớn: viễn vọng  kính. Nhờ  những  kính lõm với đường kính có thể  lên đến mười mét này thu nhận  ánh sáng vũ trụ, nhà thiên văn có thể trở  ngược   thời gian về  quá  khứ  từ  hai đến  ba  tỉ  năm sau Big Bang, một sự bùng nổ  đã sản sinh ra vũ trụ cách đây hàng mười lăm tỉ  năm. Với những kính viễn  vọng  này, nhà  thiên văn thấy yếu ớt (với mắt trần lại càng không rõ gấp tỉ  lần), nghĩa  là xa .   Mà nhìn xa tức là  thấy sớm, bởi vì  ánh sáng  phải cần một thời gian  mới đến ta. Mặt trăng và  mặt trời  mà ta quan sát hiên  tại là  mặt trăng của trước đây   hơn  một giây  và  mặt trời của  trước đây tám phút. Ánh sáng đến chúng ta từ Andromède, thiên hà  gần chúng ta nhất, đã bắt đầu ra đi cách đây hai triệu năm, khi mà  loài người xuất hiện trên  trái đất.

Các  đài quan sát luôn luôn  được đặt ở những  nơi đẹp đến ngạc nhiên. Ánh sáng  vũ trụ  không bị  ô nhiễm bởi ánh sáng  nhân tạo của con người. Khi tôi viếng thăm các  cao nguyên của dãy núi Andes ở Chili, những  hòn  núi của  sa mạc uy nghi vùng  Arizona,  hay cảnh trăng trên đỉnh núi lửa Mauna Kea trên đảo Hawaii, nỗi vui thích lúc  nào cũng được đổi mới. Oxygen có thể thiếu nơi đây; do đó mọi quá trình trí tuệ trở  nên một nỗ  lực: một con toán cộng  giản dị cũng biến thành một công việc  nặng  nhọc.

Khi đi lên phía đài quan sát tim tôi  xao động, tôi thấy từ xa hiện ra những mái vòm màu trắng ngần chứa kính thiên văn. Như những  mũi tên của  thành đường kiểu gothique hướng  lên  bầu trời, đêm nay những  kính thiên văn  cũng sẽ được dựng lên để  thu nhận  ánh sáng  vũ trụ. Các  kính thiên  văn  là  những  giáo đường của thế  kỷ  XX. Khi mặt trời lặn, bầu trời  chất chứa vô số các vì sao  chiếu    bằng  tất cả  độ sáng của chúngg, tôi tìm lại được sự  tiếp xúc với thiên nhiên như thể người cổ xưa đã nhận được mà  người thời nay đã  mất vì bị lóa bởi ánh đèn  néon.

Thiên  hà đầu tiên của đêm tối hiện ra trên  màn ảnh truyền hình của tôi. Một cảm giác  thuộc về  vũ trụ mênh mông xâm chiếm lấy tôi. Tôi  liên  kết được với vũ  trụ nhờ ánh sáng mà  kính thiên văn bắt được và  ánh sáng này đã bắt đầu cuộc  du ngoạn giữa các thiên  hà và  giữa  các vì sao rất lâu trước  khi các  nguyên tử của cơ thể  tôi được  hình thành  từ  trong  tâm của  một   sao.

Ðó là cái mà chúng ta học  được từ Tân Thiên  văn  học: chúng  ta  là  những  hạt bụi của  vũ trụ. Trừ Hydrogen và  Hélium là được  tạo thành   trong đám lửa đầu tiên của  Big Bang, còn tất cả  những  yếu tố hóa  học đều là  căn  bản của  sự sống -carbon mà chúng ta được  cấu thành, oxygen và  nitơ mà chúng ta thở- được  sinh ra do sự  luyện đan  hạch nhân kỳ diệu của  các  ngôi sao to lớn. Những  ngôi sao này  trong  lúc đang chết bằng một  cơn  hấp hối bùng nổ (được  gọi là "supernova"), đã gieo những đám khí nguyên tố hóa  học mới   cho các vì sao.

Big Bang

 

Những đám mây này khi bị  sụp đổ dưới tác dụng của trọng  lực của chúng  sẽ  cho ra đời những  ngôi sao và đoàn tùy tùng hành tinh của chúng. Trên  một trong  những  hành tinh này có tên là  trái Ðất, quanh một ngôi sao gọi là  mặt Trời, đã nhú  chồi sự sống  và tâm tưởng.

Tôi cũng cảm thấy một cảm tình sâu sắc  về  cái đẹp. Tôi không chỉ  nói về cái đẹp của các  thiên thể - chẳng hạn như nét lộng  lẫy của những  cánh tay xoắn  ốc của  một thiên  hà hay tia chớp đủ  màu từ một "nhà  trẻ" chứa đầy ắp hàng chục  ngàn ngôi sao non nớt-, mà còn cả cái đẹp trừu tượng của  những  luật vật lý đang điều hành vũ trụ. Một cảm giác  hài hòa  khó  tả lại vừa  mới thêm :  lạ lùng thay những  luật vật lý  mà chúng ta  khám phá   trên mặt đất lại áp dụng được  cho toàn thể  vũ  trụ.

 

AndromèdeCuối cùng, tôi chất đầy một cảm giác thật mạnh về  đơn vị. Khi mà khoa  học  còn tiến triển, tất cả  sẽ tập trung  lại thành Một. Những  hiện tượng  vật lý thoạt đầu tưởng  như  hoàn toàn khác biệt thì lại  gặp nhau. Ngày nay các  nhà  vật lý nghĩ  rằng bốn  lực căn bản điều hành vũ trụ chỉ  là  những  biểu lộ của  cùng một siêu lực  duy nhất.

Thông điệp của  các  vì sao không còn  xa  lạ cũng  không  lãnh đạm, mà  thân  thiết và đầy tình bằng hữu

Mauna Kea summit map;

 

http://www.nouvelobs.com/hs_Bonheur/art11.html

La Voie Lactée

"Telles les flèches d'une cathédrale gothique qui s'élancent vers le ciel, des télescopes vont se dresser cette nuit pour recueillir la lumière du cosmos "

Je vais régulièrement aux observatoires pour recueillir la lumière de l'univers. C'est par cette lumière émise par des centaines de milliards de galaxies, chacune contenant des centaines de milliards de soleils, que l'univers nous communique ses secrets. La tâche de l'astronome consiste à ce que ce message lumineux raconte la longue épopée du cosmos. Cette histoire est la nôtre puisque c'est l'univers qui nous a engendrés.
Pour recueillir cette précieuse lumière, notre oeil ne suffit pas. L'homme a donc construit des yeux de plus en plus grands : les télescopes. Grâce à ces cuvettes qui recueillent la lumière cosmique et peuvent atteindre dix mètres de diamètre, l'astronome remonte dans le temps jusqu'à deux à trois milliards d'années après le big bang, l'explosion qui a donné naissance à l'univers voici une quinzaine de milliards d'années. Avec ses télescopes, l'astronome voit faible (des milliards de fois plus faible qu'à l'oeil nu), donc loin. Or voir loin, c'est voir tôt, car la lumière met du temps pour nous parvenir. Nous observons la Lune telle qu'elle était il y a un peu plus d'une seconde, le Soleil tel qu'il était il y a huit minutes. La lumière qui nous parvient d'Andromède, la galaxie la plus proche, est partie il y a deux millions d'années, quand l'Homme est apparu sur Terre.


Les observatoires sont invariablement situés dans des lieux d'une beauté à couper le souffle. La lumière cosmique ne doit pas être contaminée par la lumière artificielle des hommes. Que je visite les plateaux de la cordillère des Andes au Chili, les montagnes du majestueux désert de l'Arizona ou le paysage lunaire au sommet du volcan Mauna Kea sur l'île d'Hawaii, le plaisir est toujours renouvelé. L'oxygène peut y manquer. Tout processus mental devient alors un effort : une simple addition se transforme en corvée.

Mon coeur tressaille quand, en montant vers l'observatoire, je vois au loin se profiler les coupoles à la blancheur immaculée qui abritent les télescopes. Telles les flèches d'une cathédrale gothique qui s'élancent vers le ciel, des télescopes vont se dresser cette nuit pour recueillir la lumière du cosmos. Les télescopes sont les cathédrales du xxe siècle. Dès que le Soleil se couche, le firmament se remplit d'innombrables étoiles brillant de tous leurs feux. Je retrouve le contact avec la nature tel que l'homme antique l'a connu et que l'homme moderne, aveuglé par les néons, a perdu.

La première galaxie de la nuit apparaît sur mon écran de télévision. Une immense sensation d'appartenance cosmique m'envahit. Je suis relié à l'univers par la lumière que mon télescope capte et qui a commencé son voyage intergalactique et interstellaire bien avant que les atomes de mon corps soient fabriqués au coeur d'une étoile. C'est ce que nous apprend la cosmologie moderne : nous sommes des poussières d'étoiles. Excepté l'hydrogène et l'hélium, qui ont été fabriqués dans le feu primordial du big bang, tous les éléments chimiques qui sont à la base de la vie ­ le carbone dont nous sommes faits, l'oxygène et l'azote que nous respirons ­ ont été manufacturés par la merveilleuse alchimie nucléaire des étoiles massives. Celles-ci, en mourant dans une agonie explosive (qu'on appelle « supernova »), ont ensemencé les nuages de gaz interstellaire d'éléments chimiques nouveaux. Ces nuages, en s'effondrant sous l'effet de leur gravité, vont donner naissance à des étoiles avec leurs cortèges de planètes. Sur une de ces planètes appelée Terre, autour d'une étoile appelée Soleil, ont émergé la vie et la conscience.

J'éprouve aussi un profond sentiment de beauté. Je parle non seulement de la beauté des objets célestes ­ par exemple la magnificence des bras spiraux d'une galaxie ou l'éclat multicolore d'une pouponnière stellaire regorgeant de dizaines de milliers d'étoiles jeunes ­, mais aussi de la beauté plus abstraite des lois physiques qui règlent l'univers. Vient s'ajouter un indicible sentiment d'harmonie : il est extraordinaire que les lois physiques que nous avons découvertes sur notre planète s'appliquent à l'univers tout entier. Enfin, je suis rempli d'un puissant sentiment d'unité. A mesure que la science progresse, tout semble converger vers Un. Des phénomènes physiques qui semblaient être a priori complètement distincts se rejoignent. Les physiciens pensent aujourd'hui que les quatre forces fondamentales qui règlent l'univers ne sont que les manifestations d'une seule et même superforce.
Le message des étoiles n'est plus étranger ni indifférent, mais familier et fraternel.

Trinh Xuan Thuan (Nouvel Observateur)