Bức xạ hóa thạch |
|
Vietsciences-Trịnh Xuân Thuận-Phạm Văn Thiều 09/08/2004 |
Cùng với Big Bang vũ tru có một chiều lịch sử. Ngày nay người ta có thể nói về lịch sử của vũ trụ, với một điểm bắt đầu và một điểm kết thúc, với hiện tại và tương lai. Vũ trụ tĩnh, không thay đổi và không có lịch sử của Newton được xếp vào hàng các vũ trụ cáo chung. Những nghiên cứu dân tộc học trong những vùng heo hút ở châu Phi cùng những bộ xương người nguyên thủy cho phép ta lần lượt trở lại lịch sử của loài người. Các nhà địa chất đào sâu trong các tầng đất đá của vỏ trái đất để tìm kiếm những cơ thể đã hóa thạch giúp họ dựng lại lịch sử trái đất. Cũng như vậy, các nhà thiên văn hướng cái nhìn truy vấn vào vũ trụ để tìm kiếm những hóa thạch trong đó ngõ hầu giúp họ dựng lại được lịch sử của vũ trụ. Hóa thạch vũ trụ quan trọng nhất có
tác dụng tập hợp được đa số của cộng đồng khoa học đi theo
thuyết Big Bang và tạo nên một tảng dá ngầm mà đa số
các thuyết
Các định luật của vật lý khẳng định rằng vũ trụ ần phải nóng và đặc hơn trong quá khứ. Mặt khác, tương quan lực lượng giữa hai thành phần của vũ trụ là vật chất (các nguyên tự, ngôi sao và thiên hà) và
ánh sáng cần phải đảo ngược khi vũ trụ còn ít tuổi hơn. Toàn bộ vật chất đều là năng lượng. Einstein đã dạy cho chúng ta như vậy. Trong vũ trụ hiện nay, vật chất chiếm ưu thế vì năng lượng của nó lớn gấp 3000 lần năng lượng của ánh sáng. Tình hình hoàn toàn đảo ngược lại vào những khoảnh khắc đầu tiên của vũ trụ. Trong khoảng giữa 1 giây và 300.000 năm sau vụ nổ ban đầu (Big Bang), nhiệt độ và mật độ cực kỳ lớn, tới mức không một cấu trúc nào mà ngày hôm nay chúng ta quan sát được như các thiên hà, các sao hay các nguyên tử có thể tồn tại được. Khi đó ánh sáng hoàn toàn ngự trị.
Công mà ánh sáng hóa thạch phải thực hiện trong suốt 15 tỉ năm để tới được thiên hà chúng ta -thiên hà được cuốn đi theo bởi sự giản nở của vũ trụ- đã làm cho nó kiệt quệ đi nhiều. Ánh sáng mất đi phần lớn năng lượng của nó, tới mức nó chỉ có một nhiệt độ băng giá là 3K (-270%C) trên không độ tuyệt đối trong vũ trụ hiện nay. Ánh sáng quá lạnh và có năng lượng thấp này chỉ có thể bắt được nhờ các kính thiên văn vô tuyến. Điện thoại và vũ trụ học:Trong suốt hai mươi năm sau đây, không một ai cất công tìm kiếm bức xạ hóa thạc, cái tiếng vọng thời sáng thế đó. Và những công trình của Gamow rơi vào quên lãng. Chỉ tới năm 1965 ánh sáng hóa thạch mới được phát hiện tình cở bởi hai nhà vật lý thiên văn Mỹ Arno Penzias và Robert Wilson làm việc tại các phòng thí nghiệm của hãng điện thoại Bell.
Đây là một câu chuyện hay đáng được kể lại. Mối quan tâm của Penzias và Wilson không phải là vấn đề về vũ trụ học. Trong lúc đang tìm kiếm để cải tiến sự truyền thông qua điện thoại, họ muốn chế tạo một radar hoàn tiện nhất có thể được nhằm bắt tốt các tín hiệu từ Telstar, vệ tinh viễn thông đầu tiên. Ban đầu dự định này thực hiện nhờ một radar Pháp. Nhưng việc chế tạo radar đó bị chậm trễ. Ngày phóng Telstar đã tới gần và các nhà lãnh đạo của hãng Bell tỏ ra rất lo lắng. Để phòng các radar của Pháp không kịp hoàn thành, họ yêu cầu Penzias và Wilson xây dựng một cái khác. Rồi Telstar được phóng lên và chiến radar của Pháp cũng hoàn thành đúng thời hạn nhưng kính thiên văn của Penzias và Wilson dù sao cũng có đóng góp. Nó cho phép thu được không chỉ các tín hiệu của Telstar mà cả một bức xạ bí ẩn ở 3K. Ngay lập tức họ hiểu ra rằng họ đã nghe thấy tiếng nhạc vọng về từ thời sáng thế. Sự chậm trễ của các kỹ sư Pháp đã dẫn tới sự phát hiện ra hòn tảng đá khác của lý thuyết Big Bang! Không có những quan sát về chuyển động chạy trốn của các thiên hà và ánh sáng hóa thạch thì tòa nhà Big Bang cầm chắc sẽ sụp đổ. Người ta có thể tự hỏi: có cần phải đợi tới hai chục năm mới có thể quan sát được một sự kiện có tầm quan trọng to lớn đến như thế hay không và tại sao sau sự chờ đợi qua dài đó nó lại được phát hiện một cách tình cờ như vậy. Lý do chắc không phải ở chỗ thiếu các phương tiện kỹ thuật. Thực ra, khi các công trình của Gamow về Big Bang được công bố khoảng vài năm sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, ngành thiên văn vô tuyến đã tiến bộ rất nhiều nhờ những phát triển về radar trong kỳ chiến tranh. Vì vậy , lý do thực của sự chậm trễ ở đây có lẽ là về mặt tâm lý. Big Bang đã mang lại cho khái niệm sáng thế một cơ sở khoa học. Nhưng tôn giáo thì tỏ rõ ý định của mình còn các nhà vật lý thị lại khó chịu vô tình "quên" những tiên đoán của Gamow. Sau khám phá của Penzias và Wilson, các nhà thiên văn hăm hở lao vào nghiên cứu bức xạ hóa thạch, dường như để cướp lại thời gian đã mất. Các kính thiên văn vô tuyến trên toàn thế giới đều góp sức vào. Bức xạ vũ trụ vẫn tồn tại khắp nơi và luôn luôn như nhau. Nó chỉ cùng một nhiệt độ 3K bất kể bạn hướng kính thiên văn của mình theo hướng nào (người ta nói rằng bức xạ này đẳng hướng, isotrope), bất kể bạn quan sát ở đâu, từ một căn phòng hay trên đỉnh núi, và bất kể bạn điều chỉnh kính thiên văn vô tuyến của bạn tới tần số nào. Vậy là lý thuyết Big Bang đã kiêu hãnh vượt qua được thử thách đầu tiên. Sự sáng tạo ra vũ trụ được nảy sinh từ trí tuởng tượng phong phú của một số nhà vật lý đã thực sự xảy ra trên thực tế. Vũ trụ đúng là đã khởi đầu sự tồn tại của mình từ một pha rất nóng và đặc. Nó được choáng đầy bởi ánh sáng -thứ ánh sáng tới được chỗ chúng ta ngày hôm nay đã lạnh đi nhiều. Những hạt ánh sáng hóa thạch vẫn chiếm ưu thế về số đông. Cứ một hạt vật chất thì tương ứng có tới 1 tỉ hạt ánh sáng. Nhưng năng lượng của chúng thì nhỏ tới mức chúng chỉ đại diện cho non một phần tỉ năng lượng của toàn vũ trụ.
COBE cũng đã phát hiện ra những hạt mầm của các thiên hà được thể hiện ở những thăng giáng nhiệt độ nhỏ (cỡ 30 phần triệu) của bức xạ hóa thạch. Nó cũng cung cấp cho chúng ta hình ảnh vũ trụ ở 300.000 năm sau Big Bang. Phát hiện này là hết sức quan trọng đối với lý thuyết Big Bang cũng như đối với sự tồn tại của chúng ta, bởi lẽ không có những hạt mầm thiên hà này, sẽ không có các ngọi sao và các thiên hà và càng không có trí tuệ và ý thức. (1) COBE = COsmic Background Explorer : vệ tinh nghiên cứu bức xạ vũ trụ © http://vietsciences.free.fr Trịnh Xuân Thuân (Mélodie secrète)-Phạm Văn Thiều dịch |
|||||||||