Công nghệ nano ngày nay là một
mũi nhọn đang được các nước tiên
tiến tập trung đầu tư. Không còn
nghi ngờ gì nữa đây đã trở thành một
trong những điểm nóng nhất của các
ngành công nghệ hiện đại.
Trong tình hình hiện nay,
nếu muốn bắt nhịp với các
trào lưu mạnh mẽ này và tìm cách để
thâm nhập vào nền công nghệ đầy hứa
hẹn này thì chúng ta cần phải hiểu
thật rõ thật sâu về tầm mức đầu tư
và cách thức tổ của các xứ văn minh
này ngõ hầu
rút ra các bài học quan trọng và
tránh khỏi được các sai sót về tổ
chức có thể tạo nên sự trì trệ cho
việc nảy nở và phát triển của ngành
này trong nước.
Bài viết này của tác giả Nguyễn
Thanh Phong có trinh bày khá
nhiều thông tin chi tiết rất hữu ích
cho việc nghiên cứu phương hướng và
giúp bạn đọc có thêm
một góc nhìn rộng rãi hơn về
hiện tình của ngành công nghệ đầy
triển vọng này
|
Bức tranh đầu tư trong lĩnh vực Công nghệ nano thế giới năm 2005
-
Bức tranh đầu tư trong lĩnh vực Công nghệ nano thế giới năm 2005
-
1. Khởi động kiểu Mỹ
-
a. Sự ra đời của 2 trung tâm công
nghệ Nano quốc gia
-
b. Các cơ quan của chính phủ
-
2. Nano trong phòng thí nghiệm
-
3. Sự tham gia của các bang trong
nước Mỹ
-
4. Liên minh Châu Âu
vào cuộc
-
a. Hội nghị các nước trong liên minh châu Âu 2000
-
b. Mạng thông tin công nghệ nano
-
5. Chuyển sang châu Á
-
a. Nano trên đất nước mặt trời mọc, Nhật bản
-
b. Nano trên đất nước 1,2 tỷ dân, Trung Quốc
-
c. Nano trên đất nước Ấn độ
-
d. Đừng quên Israel
-
7. Kết luận
-
8. Tài liệu tham khảo
Những bài liên
quan vể Công Nghệ Nano
Khoa học thế giới năm 2005 sang
trang, cùng với sự phát triển của các ngành công
nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, là sự ra đời và phát triển của một ngành công
nghệ mới, hứa hẹn sẽ lấp đầy mọi nhu cầu trong cuộc
sống của chúng ta , đó chính là Công nghệ nano .
Theo định nghĩa của Wikipedia Tiếng Việt,
Công nghệ nano là ngành công nghệ
liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và
ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng
việc điều khiển hình dáng, kích thước của các hạt
và vật liệu trên quy mô từ 1 đến 100 nanômét (1 nm
= 10-9 m).
Đặc điểm nổi bật cùng các ứng
dụng của công nghệ nano đã được giới thiệu ở nhiều
bài viết, trong nhiều diễn đàn tiếng Anh lẫn tiếng
Việt. Vì vậy, bài viết sau đây chỉ tập trung vào bức
tranh đầu tư của thế giới cho công nghệ nano năm
2005 vừa qua. Với cái nhìn toàn cảnh, từ
- Bước đi tiên phong của Chính
phủ liên bang Mỹ
- Các phòng nghiên cứu Nano quốc
gia của Mỹ
- Các viện, các trường đại học
cấp bang của Mỹ
đến
- Sự khởi động của các nước Châu
Âu
- Sự có mặt của các nước Châu Á
bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, và không quên ,
Israel, trong cuộc cách mạng nano.
1. Khởi động kiểu Mỹ
Công nghệ nano không phải là một
lĩnh vực kinh doanh ít tiền, vì vậy hoàn toàn dễ
hiểu khi quốc gia giầu nhất thế giới này là nhà đầu
tư tiên phong cho ngành công nghệ hứa hẹn này. Mỹ là
vùng đất tươi tốt nhất để cho các hoạt động trong
công nghệ nano được sinh sôi và phát triển, bằng
việc chính phủ Mỹ kết hợp cùng lúc các ngành quân
sự, lẫn công nghiệp và giới hàn lâm để xây dựng các
trung tâp và phòng thí nghiệm lớn, đắt tiền trên
toàn nước Mỹ với mục đích đào tạo và nghiên cứu,
cùng ứng dụng những thành tựu của ngành công nghệ
nano.
a. Sự ra đời của 2 trung tâm công
nghệ Nano quốc gia
Mọi người đều biết, mỗi khi chính
phủ Mỹ tham gia vào một việc gì đó, thì rất nhiều
các cơ quan khác cũng sẽ nhúng tay vào - dẫn đến
sự sao chép, đôi khi là lẫn lộn. Sự ra đời của
National Nanotechnology Initiative (NNI), Trung tâm
sáng kiến công nghệ nano quốc gia , là một ví dụ.
Đây là một chương trình của chính phủ Mỹ xây dựng
với mục đích kết hợp các thành tựu và nỗ lực trong
lĩnh vực công nghệ nano của nhiều cơ quan khác nhau. Hội đồng khoa học và công nghệ quốc gia là cơ quan
chủ quản của trung tâm NNI này , với mục tiêu :
- Duy trì một chương trình nghiên
cứu và phát triển tầm cỡ thế giới hướng vào tiềm
năng của công nghệ nano.
- Đưa các kết quả, thành tựu
nghiên cứu từ phòng thí nghiệm ra ngoài thị trường (thương mại hoá) với mục đích kích thích nền kinh tế,
mở rộng số lượng việc làm và các lợi tức xã hội.
- Phát triển các nguồn tài
nguyên giáo dục, các kỹ năng làm việc, thiết kế và
xây dựng cơ sở hạ tầng, công cụ cần thiết phục vụ
cho lĩnh vực công nghệ nano.
- Khuyến khích các hoạt động mở
rộng và phát triển công nghệ nano.
NNI đầu tư vật chất cho các
trường đại học, mở các chương trình và đầu tư các dự
án nghiên cứu . Tổ chức này cũng cùng làm việc với
các trường để khuyến khích hoạt động nghiên cứu,
đồng thời đảm bảo công nghệ nano có một tương lai
tươi sáng.
NNI cũng khuyến khích các doanh
nghiệp lớn nhỏ tham gia đầu tư vào lĩnh vực mới mẻ
này. Với mục đích chính là thu hồi tối đa số vốn đã
đầu tư của mình về cho liên bang. Cũng vì thế mà
chúng ta thấy được sự chú trọng của NNI trong công
việc đối thoại và hợp tác với giới đầu tư ở nhiều
hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội đầu tư, và mở
rộng tài nguyên.
Sau cùng, NNI cũng là người làm
mối cho các hoạt động mua bán, thương mại giữa các
nhà đầu tư, và nhân rộng niềm tin của cộng đồng với
lĩnh vực nano.
Tuy nhiên, NNI không phải là nhà
đầu tư duy nhất trên thương trường này. Hội đồng
khoa học quốc gia, National Science Board, một thành
phần cố vấn của Quỹ Khoa học quốc gia ( National
Science Foundation - NSF) đã chấp nhận tài trợ cho
Mạng cơ sở hạ tầng công nghệ nano quốc gia, NNIN
(National Nanotechnology Infrastructure Network (www.nnin.org) với sự tham gia hợp tác của 13 trường
đại học của Mỹ. Các trường đại học này cũng xây dựng
hệ thống đào tạo liên kết với nhau, cùng với mục
tiêu nghiên cứu và giảng dậy khoa học, kỹ thuật và
công nghệ nano. Thành viên của NNIN cũng có thể được
nghiên cứu ở các viện của chính phủ hay các phòng
nghiên cứu như Naval Research Laboratory's Institute
of Nanoscience .
b. Các cơ quan của chính phủ
Có không dưới 11 cơ quan của
chính phủ Mỹ hoặc của các Bộ đầu tư ngân sách cho
lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ nano.
Ngân sách này được tập trung vào các lĩnh vực khác
nhau, phụ thuộc vào mục tiêu của từng cơ quan. Ví
dụ, NASA tập trung nghiên cứu các vật liệu nano để
làm giảm khối lượng cho các tầu không gian, trong
khi cơ quan bảo vệ môi trường lại tài trợ cho các
nghiên cứu sử dụng vật liệu nano để làm sạch ô nhiêm
môi trường, cũng như nghiên cứu và loại bỏ chính các
vật liệu nano có nguy cơ ngây hại và ảnh hưởng đến
môi trường.
Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về các cơ quan này,
bạn có thể ghé thăm các trang web của họ :
Quỹ khoa học quốc gia : (
http://www.nsf.gov/)
Viện đo lường và tiêu chuẩn quốc gia (
http://www.nist.gov/)
NASA (
http://www.nasa.gov/externalflash/YIR2k5_front/index.html
)
Bộ năng lượng (
http://www.energy.gov/)
Cơ quan bảo vệ môi trường (
http://www.epa.gov/ )
Bộ quốc phòng (
http://www.nanosra.nrl.navy.mil/
)
Viện y tế quốc gia (
http://www.becon.nih.gov/nano.htm)
Viện sức khỏe và an toàn nghề nghiệp quốc gia (
http://www.cdc.gov/niosh/topics/nanotech/
)
Bộ hình sự (
http://www.usdoj.gov/ )
Bộ an ninh quốc gia (
http://www.dhs.gov/dhspublic/index.jsp
)
Bộ nông nghiệp (
http://www.usda.gov/wps/portal/usdahome
)
2. Nano trong phòng thí nghiệm
Song song với sự ra đời của các
trung tâm nghiên cứu, là sự nâng cấp và mở rộng của
các phòng nghiên cứu . Nhiều phòng nghiên cứu trên
toàn nước Mỹ đã nhận được sự đầu tư của các cơ quan
cấp chính phủ, các bộ và các nhà doanh nghiệp . Như
việc một số các phòng nghiên cứu của bộ công nghiệp
được nâng cấp, xây mới để đáp ứng như cầu nghiên cứu
cho lĩnh vực công nghệ cao này. Các phòng này có khả
năng nghiên cứu nâng cao, có các công cụ hiện đại và
có các hệ thống tính toán cao cấp. Nó sẽ hỗ trợ đăc
lực cho việc giảng dạy và nghiên cứu ở các trường
đại học và cả khu công nghiệp.
Một số phòng nghiên cứu của bộ
năng lượng có thể kể tên như :
-
Trung tâm nghiên
cứu khoa học vật liệu pha nano
( The Center for Nanophase Materials Sciences - CNMS
) sẽ được xây dựng ở Oak Ridge National Laboratory
(ORNL) ( www.cnms.ornl.gov) . CNMS sẽ tập trung vào
3 lĩnh vực nghiên cứu đó là các vật liệu mềm kích
thước nano, hệ thống các vật liệu pha phức, và lý
thuyết/ mô hình/ mô phỏng hóa . Trung tâm CNMS sẽ
lợi dụng khả năng tán xạ neutron đặc biệt của phòng
ORNL , do máy có cái tên rất kêu, Spallation Neutron
Source tổng hợp và sự tham gia của lò High Flux
Isotope Reactor, phụ vụ cho nghiên cứu của mình.
Thiết bị này sẽ được sử dụng để xác định cấu trúc
của các vật liêu nano và để tìm hiểu sự tổng hợp và
quá trình tự lắp ráp của một số vật liệu. Trung tâm
CNMS sẽ được xây trên diện tích 80.000 sf cùng với
một phòng nghiên cứu sợi nano.
-
Xưởng
đúc phân tử , The Molecular Foundry sẽ được xây
dựng tại Phòng nghiên cứu quốc gia Lawrence Berkeley
, California ( www. foundry.lbl.gov) . Mục đích của
phòng này là xem xét mọi khả năng để có thể chia sẻ
các kỹ thuật và phương pháp thao tác các mẫu vật
liệu kích thước nano. Xưởng này sẽ cho phép một số
lượng lớn các nhà khoa học thuộc nhiều ngành học
thuật khác nhau thực hiện thí nghiện và nghiên cứu ở
đó, bắt đầu từ đầu năm 2006. Trong xưởng có nhiều
thiết bị tối tân, đòi các nhà nghiên cứu phải có
hiểu biết mới nhất về các kỹ thuật để có thể sử dụng
được. Phòng này sẽ tiếp nhận các yêu cầu sử dụng từ
các cơ sở giáo dục, cơ quan chính phủ và cả các
phòng nghiên cứu công nghiệp .
-
Trung tâm tích
hợp các công nghệ nano
(The Center for Integrated Nanotechnologies - CINT)
đang được xây dựng bên cạnh phòng thí nghiệm Sandia
National Laboratory, New Mexico và Los Alamos
National Laboratory ( www.cint.lanl.gov) . Điểm mạnh
của trung tâm này là nghiên cứu các bước tiến , các
khám phá khoa học sử dụng cấu trúc nano trên thế
giới. Bao gôm thí nghiệm, tổng hợp và tạo các vật
liệu mới, và kết hợp những vật liệu này vào trong
một cấu trúc, đồng thời kiểm tra hoạt động của cấu
trúc này. Mục tiêu của CINT là nơi hộ tụ của các nhà
nghiên cứu, sinh viên đến từ các trường đại học tham
gia để cùng tổ hợp nên các vật liệu kích thước nano
mới, các mẫu và hệ thống micro đặc biệt.
-
Trung tâm nghiên
cứu vật liệu nano chức năng
( Center for Functional Nanomaterials) sẽ được xây
dựng tại Brookhaven National Laboratory ở Upton, New
York (www.cfn.bnl.gov). Trung tâm sẽ là nơi cung cấp
nguồn tài nguyên phục vụ cho nghiên cứu và chế tạo
các vật liệu kích thước nano. Mối tập trung của họ
là điểu khiển hình dạng của các vật liệu kích thước
nguyên tử để tạo ra các đặc điểm cần thiết phù hợp
với các chức năng nhất định. Trung tâm này sẽ được
hoàn thành vào đầu năm 2007 và sẽ đi vào hoạt động
từ mùa xuân năm đó.
-
Trung tâm vật
liệu kích thước nano (
Center for Nanoscale Materials - CNM) sẽ được xây
dựng tại phòng thí nghiệm quốc gia Argonne ,
Illinois (www.nano.anl.gov) . Đây là sự hợp tác giữa
Bộ năng lượng Mỹ và bang Illinois. Trung tâm CNM sẽ
là nơi phục vụ cho các nghiên cứu cơ bản và phát
triển các thiết bị nghiên cứu cao cấp, ở đó nguồn
photon của Argonne's Advance Photon Source (APS) sẽ
đóng một vai trò quan trọng . APS tạo ra các tia
X-quang cứng sử dụng cho kỹ thuật thăm dò nano, tạo
điều kiện cho việc xác định các tính chất của các
cấu trúc kích thước vô cùng nhỏ bé. Phòng thí nghiệm
Argonne sẽ hỗ trợ cho các dự án mang tính địa phương
cũng như quốc gia. CNM cũng mở cửa tiếp nhận các
nhà khoa học từ nhiều bang khác vào nghiên cứu .
Trung tâm sẽ được khởi công xây dựng vào giữa năm
2006, và sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm đó .
3. Sự tham gia của các bang trong
nước Mỹ
Một vài bang của Mỹ đã nhìn thấy
được tương lai sáng sủa của ngành công nghệ mang tên
nanotech này. Sự tham gia của các bang này sẽ tạo
lên các bước đi đáng kể , thúc đẩy sự phát triển của
công nghệ nano. Tuy nhiên, sự tham gia giữa các bang
cũng có sự khác nhau. Ví dụ, một bang đã tài trợ
hoàn toàn cho một trung tâm nghiên cứu công nghệ
nano xuất sắc (Nanotechnology Centers of
Excellence), trong khi, một bang khác lại tài trợ
cho việc nghiên cứu giữa các trường đại học lân cận
trong vùng, với số vốn nhỏ và eo hẹp.
Một trong những bang đầu tư sôi
nổi phải kể đến đó là New York. Chính quyền bang New
York hứa sẽ chi khoản ngân sách khoảng 1,4 tỷ đô la
để xây dựng 5 trung tâm nghiên cứu xuất sắc thuộc
các lĩnh vực nanoelectronics, photonic,
bioinformatics, công nghệ thông tin và các hệ thống
môi trường. Sự có mặt của các trung tâm này sẽ có
tác động lớn đến thương mại của ngành công nghệ
nano.
Không những thế, New York cũng
dùng một khoản ngân sách trên 120 triệu đô la để xây
dựng 8 trung tâm nghiên cứu chiến lược,
Strategically Targeted Academic Research (STAR), và
5 trung tâm nghiên cứu nâng cao , Advanced Research
Centers ( ARC). Các trung này không chỉ phục vụ
nghiên cứu mà còn thu hút các trường đại học lớn của
New York tham gia hợp tác. New York đồng thời cũng
chi 30 triệu đô la cho các hoạt động của 15 trung
tâm Công nghê nâng cao , Advanced Technology ( CAT)
và các hội đồng phát triển công nghệ địa phương,
cũng như sử dụng 400 triệu đô la vào việc đầu tư mạo
hiểm cho ngành công nghệ này.
Bên cạnh đó phải kể đến bang
Massachusetts, với dự án Trung tâm sáng kiến công
nghệ nano, Massachusetts Nanotechnology Initiative
của Massachusetts Technology Collaborative ( MTC)
(www.mtpc.org) . Mục tiêu của MTC là khuyến khích
nghiên cứu tạo sự đầu cơ mới, các nghề mới cho cộng
đồng. MTC còn quản lý Viện cải cách John Adams, ở đó
nghiên cứu các chiến lược đầu tư phục vụ cho nền
kinh tế của bang Massachusetts. Viện này tại trợ một
dự án 5 triệu đô la cho Trung tâm xuất sắc trong
lĩnh vực chế tạo vật liệu nano ở UMass Lowell.
Trung tâm này sẽ tập trung vào các sản phẩn thương
mại hóa thành công của công nghệ nano, đồng thời chế
tạo ra các vật liệu mới đáp ứng các nhu cầu nâng cao
của người tiêu dùng.
Đi lên vùng núi, là trung tâm
Colorado Nanotech Initiative (www.coloradonono.org)
là trung tâm công công nghệ nano trọng yếu của
Colorado. Trung tâm này sẽ nuối dưỡng các cơ hội,
phục vụ cho giáo dục và nâng cao hiểu biết cho cộng
đồng và hoạt động giống như một ngân hàng hối đoái
cho lĩnh vực thông tin và tài nguyên công nghệ nano
trong bang và vùng lân cận.
Trung tâm sáng kiến Texas
(www.texasnano.org) còn có ước vọng lớn hơn, đó là
đưa Texas trở thành một bang đi đầu trên thế giới về
lĩnh vực công nghệ nano. Họ đã tụ họp các tập đoàn
tài chính của các trường đại học, công nghiệp, nhà
đầu tư, đại diện chính phủ để hợp tác và chia sẻ các
tài nguyên nanotech.
Bang California cũng không chịu
thua kém. Trung tâm sáng kiến công nghệ nano bắc
California, Northern California Nanotechnology
Initiative ( NCNano, www.ncnano.org) ra đời là một
bằng chứng. Chính quyền bang California còn muốn mở
rộng trung tâm này thành một cụm công nghệ nano bắc
California. Họ có một ước vọng lớn, và hứa sẽ đầu tư
một khoản tiền 6 tỉ đô la cho cụm công nghệ này, để
tạo ra 150.000 việc làm mới cho bang. NCNano hy vọng
sẽ châm ngọn lửa nano thúc đẩy sự tổ hợp nghiên cứu
của các trường đại học và các phòng nghiên cứu, cùng
sự đầu tư từ phía các nhà doanh nghiệp cho ngành
công nghệ nano mới mẻ này.
Ngoài ra, còn phải nhắc đến các
trung tâm như, Iniative for Nanotechnology của
Virginia (www.InanoVA.org), tổ chức Organization for
Minnesota Nanothecnology Initiative
(www.nano.umn.edu/omni) ; viện Nanotechnology
Institute (NI) do đại học Drexel và đại học bang
Pennsylvania hợp tác xây dựng
(www.nanotechinstitute.org); tập đoàn Nanotechnology
bang New Jersey ( www.njnano.org) ; Trung tâm sáng
kiến nanotechnology bang Connecticut
(www.ctnano.org). Đặc biệt trong đó là viện công
nghệ nano NI, là sự hợp tác giữa nhiều trường đại
học, các nhà đầu tư tư nhân và cả chính phủ . Với
thành phần chủ yếu là các bang New Jersey,
Pennsylvania, Maryland và Delaware, cùng một số nhà
đầu tư quốc tế đến từ Nhật, Ý và Anh.
4. Liên minh Châu Âu
vào cuộc
Sự ra đời của liên minh châu Âu, năm 1993, ban đầu
với 15 quốc gia, nay mới kết nạp thêm 10 quốc gia
khác vào, thể hiện mục tiêu hợp tác, liên minh giữa
các quốc gia Châu âu trước sức ép của nền kinh tê
Bắc Mỹ cùng như sự cạnh tranh của khối kinh tế trẻ ở
Châu Á như Trung Quốc, Ấn độ và Nhật Bản. Liên minh
Châu Âu muốn mình trở thành một cộng đồng lớn, trên
các lĩnh vực tiền tệ, thể thao và cả công nghệ. Cũng
vì lý do này, một vài thành viên của liên minh cũng
hướng sự quan tâm và đầu tư của mình vào ngành công
nghệ mới, nanotech. Nhiều trung tâm sáng kiến mới
chỉ được hoạch định trong các cuộc họp, tuy nhiên,
chắc chắn liên minh Châu Âu sẽ không đứng ngoài
cuộc, trước viễn cảnh hứu hẹn của ngành công nghệ
mới này . Ngội nghị cấp cao Châu Âu tháng 3 năm 2000
đã đánh dấu cho sự nhập cuộc này.
a. Hội nghị các nước trong liên minh châu Âu 2000
Hội nghị có chủ đề "Sử dụng tốt hơn các nguồn
tài nguyên và nghiên cứu cho công nghệ", với sự
ra đời của Khu vực nghiên cứu châu Âu, European
Research Area (ERA), được tài trợ bởi Chương trình
cơ cấu Framework Programme 6, có thời hạn từ năm
2002 đến năm 2006, và trọng tâm là đầu tư, nghiên
cứu và khai thác tiềm năng của công nghệ nano.
Nếu bạn ghé thăm trang web Thông tin nghiên cứu và
phát triển cộng đồng , www.cordis.lu/nanotechnology,
bạn sẽ có được đầy đủ các thông tin về các hoạt động
liên quan đến ngành công nghệ nano ở hầu hết các
nước trong thành phần của liên minh Châu âu. Trang
web này có các thông tin về các dự án và cơ hội thu
hút đầu tư, tài trợ, cũng như thông tin về Chương
trình cơ cấu 6 , FP6.
Hội nghị năm 2000 đã đặt ra mục tiêu nghiên cứu tham
vọng cho các vấn đề liên quan đến nanotech :
- Tìm hiểu các hiện tượng, làm chủ các khâu kỹ thuật
và phát triển các công cụ nghiên cứu
- Tập trung vào ngành công nghệ nano sinh học
- Tập trung vào các khâu kỹ thuật
- Lưu trữ vật liệu và phát triển các thiết bị điểu
khiển vật liệu, thao tác vật liệu nano
- Chú trọng đến các ứng dụng của công nghệ nano
- Nâng cao các kiến thức cơ bản cho cộng đồng
- Các công nghệ cho sản xuất, vận chuyển và thao tác
- Tạo các vật liệu mới
- Xây dựng các hệ thống , các trung tâm công nghệ
linh hoạt và thông minh ( công nghệ cao)
Ngân sách cho các dự án liên quan đến công nghệ nano
trên thông qua hội nghị FP 6 là 1,3 tỷ Euro. Số tiền
này ban đầu tập trung vào các ngành công nghệ nền
tảng. Công nghệ nano sinh học phục vụ cho các ứng
dụng trong y tế là một ví dụ. Công nghệ này tập
trung chủ yếu vào các lĩnh vực của y học. Hội đồng
cố vấn sáng kiến nanoelectronic Châu Âu, The
European Nanoelectronics Initiative Advisory Council
( ENIAC ) thì tập trung vào lĩnh vực nanoelectronic
, nano điện từ.
Mỗi ngành công nghệ nền tảng sẽ có một vai trò và
mục tiêu khác nhau , thông tin chi tiết các bạn có
thể theo dõi trên trang web (
www.cordis.lu/ist/eniac ) . Dưới đây là một số mục
tiêu chính của ENIAC :
- Tạo các chiến lược nghiên cứu đã nghị trình cho
lĩnh vực nanoelectronic.
- Đưa ra các chiến lược , các cách thực hiện các
chiến lược đã đặt ra của Nghị trình nghiên cứu chiến
lược , Strategic Research Agenda ( SRA), cùng các
thỏa thuận được ký kết trong hội nghị.
- Kích thích hoạt động, nâng cao hiểu biếu cho cộng
đồng và tư nhân, khuyến khích đầu tư và phát triển
ngành nanoelectronic
- Liên kết giữa các nước, các vùng, các khu vực
nghiên cứu và phát triển trong liên minh, cùng chia
sẻ tài nguyên và nâng cao hiệu quả của khu vực
nghiên cứu cơ sở Châu âu
- Thực hiện các nghị quyết đề ra, và đảm bảo tất cả
các quốc gia trong liên minh đều có một vai trò và
ảnh hưởng nhất định đến việc nghiên cứu và phát
triển ngành công nghệ nano.
- Vạch ra các chính sách thông thoáng, khuyến khích
đầu tư hợp tác giữa các thành phần kinh tế. Liên kết
đa ngành, giữa giáo dục và đào tạo, có sự cạnh
tranh, kinh tế và đầu tư.
b. Mạng thông tin công nghệ nano
Liên minh Châu âu cũng đã tài trợ để thành lập mạng
Thematic Network (
www.cordis.lu/nmp/national-research.htm) để cung cấp
tất cả các thông tin liên quan đến công nghệ nano
cho doanh nghiệp, giới nghiên cứu khoa học và cả
cộng đồng. Cùng với nó là diễn đàn công nghệ nano (
www.nanoforum.org) là nơi trao đổi, tìm bắt cơ hội
đầu tư, cũng như tìm kiếm các đối tác trong khu vực
cũng như trên thế giới. Với ý tưởng sẽ là nơi chia
sẻ tốt nhất các sáng kiến công nghệ nano, đặc biệt
cung cấp nguồn thông tin cho các nước đi sau như
Bosnia-Herzegovina và Hungary, khuyên khích các nhà
khoa học trẻ, nâng cao, mở rộng kiến thức và kinh
nghiệm về ngành công nghệ mới này.
Liên minh châu âu cũng nhấn mạnh tiềm năng của khoa
học nano và công nghệ nano , là chìa khóa để kích
thích sự phát triển trong các lĩnh vực then chốt như
y tế, công nghệ thông tin, khoa học vật liệu và các
khu kỹ nghệ, năng lượng, môi trường, an ninh và cả
hàng không . Họ cũng quan tâm đặc biệt đến ngành
công nghệ nano, như là một động lực để nâng cao chất
lượng sống, giữ vững sự phát triển trong một nền
kinh tế thế giới nhiều cạnh tranh này.
Liên minh châu âu mặc dù chưa có những bước đi chủ
động và mạnh mẽ trong công nghệ nano, tuy nhiên, họ
cũng đã vạnh địch các mục tiêu, các chương trình có
tiềm năng, các chiến lược phát triển liên quan đến
ngành công nghệ này. Trong một vài năm tới, chúng ta
sẽ được chứng kiến các bước đi rõ nét hơn của công
nghệ nano ở Châu âu.
5. Chuyển sang châu Á
Mỹ và liên minh châu Âu không phải là những vận động
viên duy nhất trên đường đua công nghệ nano. Các
nước châu Á như Nhật bản, Trung quốc, Ấn độ và
Israel cũng tham gia như là một vận động viên tiềm
năng trên đường đua này.
a. Nano trên đất nước mặt trời mọc, Nhật bản
Nhật bản đã cử 2 khối bộ của mình là khối bộ giáo
dục, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ và khối
bộ kinh tế,thương mại và công nghiệp nhiệm vụ học
hỏi các nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ nano ở
nước ngoài. Nguồn tài trợ cho chương trình nghiên
cứu quốc tế này không được công khai, tuy nhiên đã
có 2 bộ trưởng có vai trò chính trong chương trình
này.
Nhật bản đã có nhiều nghị trình khác nhau cho ngành
khoa học và công nghê. Một số muốn đẩy mạnh các
nghiên cứu và phát triển cơ bản liên quan đến nhu
cầu xã hội - y tế là một ví dụ, cũng như thông tin,
và khoa học môi trường. Một số khác lại đệ trình các
kế hoạch nghiên cứu nâng cao, mà lợi ích trước mắt
chưa được nhìn thấy trong đó có khoa học vũ tru.
Sự phát triển của ngành công nghệ nano Nhật bản và
mối liên hệ với các sản phẩm thương mại không hề
giống với những gì mà Mỹ đã làm. Nhật bản chú trọng
đến các thiết bị nanoelectronics, vốn gắn liền với
các tên tuổi lớn trong nền công nghiệp kỹ nghệ như
NEC, Hitachi, Fujitsu và Toshiba, trong khi các công
ty dược sẽ chịu trách nhiệm cho ngành công nghệ
khác, công nghệ sinh học. Nhật bản không ủng hộ công
nghệ nano bằng việc sử dụng đô la của mình cho các
dự án đầu tư mạo hiểm, hay cung cấp cho các cơ hội
đầu tư phát triển nhỏ. Các doanh nghiệm vừa và nhỏ
đều không tham gia trong thành phần chính, thúc đẩy
sự phát triển của ngành công nghệ nano.
Một số thành phần chính trong ngành công nghệ nano
Nhật bản phải kể đến đó là :
- Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ
(www8.cao.go.jp/cstp/english/s&main-e.html)
- Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ công nghệ
nâng cao quốc gia ( www.aist.go.jp/index.en.html )
- Viện nghiên cứu lý hóa ( www.riken.go.jp/engn )
- Viện khoa học vật liệu quốc gia (
www.nims.go.jp/eng )
Một số trường đại học lớn của Nhật bản cũng đóng một
vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển công
nghệ nano của Nhật bản. Trong đó phải để kến, trường
đại học Tokyo, viện Công nghệ Tokyo, trường đại học
Osaka và trường đại học Kyoto
b. Nano trên đất nước 1,2 tỷ dân, Trung Quốc
Trung tâm khoa học và công nghệ nano quốc gia ,
National Center for Nano Science and Technology ,
NCNST Trung quốc là một trong những trung tâm chính
được chính phủ Trung quốc bảo trợ để xây dựng. Trung
tâm nghiên cứu kỹ thuật công nghệ nano quốc gia,
National Engineering Research Center for
Nanotechnology , NERCN, cũng là một dự án khác, được
xây dựng nằm trong chiến nước phát triển công nghệ
nano của đất nước 1,2 tỷ dân này. NERCN đã mời giám
đốc kỹ thuật của NASA's Ames Center for
Nanotechnology là tiến sĩ Jie Han làm lãnh đạo cao
cấp của mình. Tiến sĩ Han đồng thời cũng là Tổ
trưởng tổ nghiên cứu của trung tâm kỹ thuật công
nghệ nano Thượng hải, Shanghai National Engineering
Research Center for Nanotechnology ( SNERC ) . Trung
tâm này đã được chính phủ Trung quốc tài trợ 24
triệu đô la để xây dựng.
Các dự án hiện tại mà 2 trung tâm NERCN và SNERC
đang thực hiện là :
- Sản xuất với khối lượng lớn sơn vật liệu nano ,
các ống nano cacbon và dây nanowires .
- Hệ thống cảm biển nano sử dụng cho an ninh và bảo
vệ
- Vật liệu nano cho bảo vệ môi trường và sức khỏe
- Các hệ thống cảm biến sinh học và hóa học phục vụ
cho y tế.
Một số trung tâm khác ở Trung quốc cũng tham gia vào
ngành công nghệ mới này, bao gồm, Trung tâm công
nghệ nano, Trung tâm ứng dụng vật liệu nano và Trung
tâm khoa học bề mặt, kỹ thuật và công nghệ nano.
c. Nano trên đất nước Ấn độ
Năm 2001, Ấn độ khởi công xây dựng Trung tâm sáng
kiên khoa học và công nghệ nano quốc gia, National
Nanoscience and Technologu Initiave , NSTI, cùng lúc
mà các quốc gia khác ở châu Á cũng xây dựng các
trung tâm nghiên cứu nano tương tự. Trung tâm này có
3 nhiệm vụ chính :
- Nghiên cứu : bao gồm tổng hợp và lắp ráp,
phan loại các tính chất và đặc trưng vật liệu nano
- Giáo dục : Giúp đỡ các trường đại hợp, xây
dựng hệ thống đào tạo và nghiên cứu nâng cao
- Công nghiệp : Nâng cao tầm quan trọng và
mối liên hệ giữa các ngành công nghiệp liên quan đến
các lĩnh vực nanoelectronics, nanopower,
nanoparticle và vật liệu sơn bề mặt
Ấn độ cũng xây dựng một số trung tâm nghiên cứu, nơi
có các thiết bị đắt tiền dùng cho việc phân tích đặc
trưng vật liệu nano. Các viện nghiên cứu mà trung
tâm NSTI hỗ trợ bao gồm :
- Viện khoa học Ấn độ ( www.iiscn.ernet.in )
- Trung tâm nghiên cứu khoa học nâng cao Jawaharla
Nehru (www.jncasr.ac.in )
- Phòng thí nghiệm hóa học quốc gia (
www.ncl-india.org )
- Hội vật lý hạt nhân Ấn độ ( www. iacs.res.in)
- Viện công nghệ Ấn độ (www.iitd.ernet.in )
Các nghiên cứu hiện tại quan tâm đến các ống nano
các bon để đo các dòng lưu chất, tổng hợp và điểu
khiển các tính chất của ống nano, sử dụng hóa hợp
sinh vật, biosynthesis để sản xuất các vật liệu
nano, và nghiên cứu lý sinh biophysics cho việc
chuẩn hóa các gen, và tìm kiếm các cơ hội chế tạo
như in nanolithography và làm mẫu các dây nanowire
tổng hợp .
Ngoài ra Ấn độ còn tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế
về lĩnh vực vật liệu nano , với sự tham gia của các
nước như Nga, Ukaraine, Nhật Bản, Đức và Mỹ.
d. Đừng quên Israel
Chính phủ Israel đã xây dựng một trung tâm sáng kiến
công nghệ nano quốc gia, Israeli National
Nanotechnology ( INNI ) (
www.nanotrust.org.il/inni.asp ) Nhiệm vụ của trung
tâm này là đưa công nghệ nano trở thành một ngành
công nghệ tiêu điểm thúc đẩy sự phát triển của công
nghiệp bằng việc phát triển các sáng kiến, khai
thác từ công nghệ này.
Bước đi đầu tiên của trung tâm INNI là liên kết giữa
các khối , ngành , giữa chính phụ, giới hàn lâm, và
công nghiệp với các tổ chức công nghệ nano thế giới.
Để đạt được điều này, INNI cần thực hiện những bước
:
- Xây dựng chính sách quốc gia về phân phối tài
nguyên trong công nghệ nano để tối đa hóa việc sử
dụng các tài nguyên và hình thành hóa nhanh chóng
các thị trường có khả năng đứng vững.
- Xây dựng một chương trình công nghệ nano lâu dài
bao gồm nghiên cứu và phát triển trong giáo dục,
công nghiệp và kêu gọi thế giới đầu tư vào cơ sở hạ
tầng cho công nghệ nano của Israel .
- Thu hút nguồn nhân tài điều hành và quản lý các
chương trình , các dự án liên quan đến công nghệ
nano và đặc biệt là nghiên cứu và giảng dạy.
- Lựa chọn các dự án trọng điểm, để đệ trình lên
chính phủ, kêu gọi đâu tư từ chính phủ, cũng như thu
hút vốn đầu từ từ bên ngoài .
- Giúp đỡ phát triển các khu vực công nghệ nano địa
phương , các khu vực này sẽ là thành phần chính để
thúc đẩy nền kinh tế cũng như lợi tức xã hội.
- Cơ quan tín dụng công nghệ nano Israel
Nanotechnology Trust ( www.nanotrust.org.il ) là một
phần của INNI sẽ là nơi tài trợ và cung cấp các
khoản đầu tư tín dụng .
- Một nhóm hoạt động khác đó là Tập đoàn Consortium
for Nano Functional Materials (NFM). Tổ chức này có
sự tham gia của 14 ngành công nghiệp và 12 tổ chức
giáo dục. Thành viên của NFM thực hiện các nghiên
cứu và mở rộng trong lĩnh vực vật liệu và công nghệ
nano. NFM cũng tìm kiếm các cơ hội mở rộng hoạt động
bằng việc hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
INNI đã đặt mục tiêu sẽ thu hút nguồn vốn đầu từ
trên 300 triệu đô la cho việc nghiên cứu và phát
triển ngành công nghệ nano trong vòng 5 năm . Năm
2005 vừa qua, số vốn đầu tư của họ đã đạt được là
150 triệu độ la, bằng gần 1/3 chỉ tiêu đề ra.
Để có được nguồn vốn này, tổ chức tín dụng INT đã
kêu gọi từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là cộng
đồng người Do thái xa cư. Thông thường, nguồn tiền
kiều hối này được gửi về Israel để giúp đỡ các ngành
nông nghiệp và củng cố quân sự. Tuy nhiên gần đây,
thu kêu gọi cộng đồng người Do thái xa cư đều nhắc
đến cụm từ giúp đỡ khoa học và công nghệ, chính vì
thế mà số vốn thu hút được cho ngành công nghệ nano
Israel mới có sự chuyển biến rõ rệt như vậy.
Liệu một đất nước nhỏ như Israel có thể có được vai
trò lớn trên đấu trường công nghệ nano đầy cạnh
tranh tương lai không? Có thể sẽ là không. Quốc
gia này không có đủ tiềm lực lớn mạnh như Mỹ, hay
Châu Âu cũng như Nhật bản . Tuy nhiên, họ vẫn nỗ lực
không ngừng, và trong một thời gian ngắn, đã đạt
được nhiều bước tiến đáng nể. Israel có thế mạnh và
đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ nano để giải
quyết các bài toán nhất định, như nguồn nước, và
năng lượng. Đây là điều không mấy ngạc nhiên, khi
Israel quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề mang
tính chất sống còn của quốc gia . Nguồn nước, năng
lượng, công nghệ sinh học, bán dẫn, tất cả đều có
một vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như xã
hội của Israel.
7. Kết luận
Nanotechnology là một ngành công nghệ non trẻ, tuy
nhiên nó có khả năng sẽ làm thay đổi một cách toàn
diện bộ mặt cuộc sống của chúng ta . Vì thế nhiều
quốc gia trên thế giới đã quan tâm và đặt ramục
tiêu nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ
nano, như là một đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của
nền kinh tế, cùng các ngành khoa học công nghệ khác,
vốn đã phát triển như công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học . Điều này có thể được chứng minh thông qua
:

Bản đồ phân bố công nghệ nano thế giới năm 2005
http://www.nanonet.go.jp/english/mapinfo/flmap/nanomap.html
Và số vốn đầu tư vào ngành công nghệ này năm 2003

Mỗi quốc gia đến với công nghệ nano với nhiều con
đường và mục đích khác nhau . Mỹ là một siêu cường
quốc vốn đã có vị trí độc tôn trong lĩnh vực công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học cùng với các quốc
gia khác như Nhật bản và Singapo, vì vậy không phải
là điều ngạc nhiên khi chính phủ Mỹ ra sức xây dựng
và nghiên cứu, nhằm giữ vững vai trò thủ lĩnh của
mình trong lĩnh vực công nghệ nano. 2 trung tâm
nghiên cứu công nghệ nano quốc gia được xây dựng,
trên dưới một chục các viện sáng kiến được thành lập
đã chứng tỏ mối quan tâm của chính phủ Mỹ nói chung
cũng như các ngành khoa học, quan sự, giáo dục nói
riếng trong nỗ lực làm người tiên phong trên công
nghệ nano. Theo sau là các nước liên minh châu Âu,
cũng có các chương trình hợp tác chiến lược, xây
dựng mạng lưới thông tin để chia sẻ tài nguyên và
kinh nghiệm trong việc khai thác các ứng dụng của
nano. Mặc dù chưa có những bước tiến rõ rệt trên
đường đua nano, nhưng liên minh châu Âu là một đối
thủ tầm cỡ với Mỹ cũng như các nước châu Á.
Sức hút của công nghệ nano đã lôi kéo nhiều nước
châu Á khác bao gồm Nhật bản, Trung quốc, Ấn độ và
cả Israel. Nhật Bản chú trọng đến các dự án đầu tư
phục vụ cho nhu cầu xã hội , tuy nhiên chính phủ
Nhật bản đã vạch ra một chiến lược phát triển công
nghệ nano, với sự góp mặt của nhiều ngành bộ khác
nhau . Và đã dẫn đầu thế giới về số vốn đầu tư cho
ngành công nghệ này, 1,6 tỷ đô la năm 2003.
Tiếp đến là Trung quốc , một cường quốc kinh tế trẻ,
chắc hẳn sẽ không bỏ qua một cơ hội phát triển dựa
trên tiềm năng của ngành công nghệ nano này . Trung
quốc đã có các trung tâm nghiên cứu quốc gia, cùng
các chương trình đào tạo có hệ thống . Mắc dù trên
số liệu thông kê, số vốn đầu tư của Trung quốc chỉ
bằng 1/3 so với Mỹ, tuy nhiên số lượng nhà nghiên
cứu của Trung quốc lại gấp đôi Mỹ, và không quên,
mỗi năm đất nước này đào tạo trên 3250.000 kỹ sư .
Đây là một lực lượng hùng hậu, phục vụ cho nền công
nghiệp, cũng như khoa học, kỹ thuật của Trung Quốc.
Trên bản đồ công nghệ nano châu Á còn phải nhắc đến
các quốc gia như Hàn quốc, Đài Loan và Ấn độ . Mặc
dù các quốc gia này cũng chỉ trong giai đoạn đầu xây
dựng cơ sở vật chất để nghiên cứu vật liệu nano và
bước đầu ứng dụng và thương mại hóa các kết quả
nghiên cứu. Tuy nhiên, trong một vài năm tới, các
quốc gia này cũng tham gia một thị phần không nhỏ
trong nền công nghệ nano thế giới.
Một quốc gia khác cần phải nhắc đến trên bản đồ công
nghệ nano đó là Israel. Mặc dù nằm trong lòng khối
Ả rập, bị nhiều sức ép cả quân sự lẫn chính trị, tuy
nhiên quốc gia này vẫn đặt một mục tiêu quan trọng
gắn liền với công nghệ nano. Israel sử dụng công
nghệ nano để giải quyết cho các vấn đề cấp thiết,
mang tính chất quốc gia như nước và năng lượng. Nếu
như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc có
tham vọng làm chủ công nghệ Nano, thì Israel lại lợi
dụng công nghệ nano để giải quyết các vấn đề sống
còn của đất nước .
Bức tranh đầu tư công nghệ nano thế giới sẽ thay đổi
từng ngay, và chúng ta hy vọng, một ngày nào đó trên
bản đồ đầu tư và phân bố công nghệ nano, sẽ có tên
đất nước Việt Nam của chúng ta.
8. Tài liệu tham khảo :
1.
Investing in Nanotechnology,
Robert Paull, Josh Wolfe, Peter
Hébert & Michae
http://www.foley.com/files/tbl_s31Publications/FileUpload137/1592/NATURE_BIOTECH_InvestingInNanotechnology.pdf
2. Richard D. Booker, Earl Boysen ,
Nanotechnology For Dummies
3.
Công nghệ nano
( Wikipedia Tiếng Việt )
4. Nano ngày
này (
http://www.nanotoday.com/ )
5. Các Bài báo khoa hoc trên Nano
Letters (
http://pubs.acs.org/journals/nalefd/
) |