Tìm hiểu ý nghĩa chữ Pháp

Vietsciences- Dien Tran & Võ Thị Diệu Hằng    08/08/2005  

 

Văn phạm Pháp văn

  • 1.  Ðại cương

    •      a) Nghĩa đen

    •      b) Nghĩa bóng 

    •      c) Sens dérivé 

  • 2.  Những chữ đồng âm (Homonymes)

  • 3- Homographes

  • 4- Hyperonyme

  • 5- Hyponyme

  • 6. Những chữ paronymes

  • 7.  Các chữ đồng nghĩa - synonymes

  • 8.  Các chữ phản  nghĩa - antonymes

  • a) Sự tạo thành antonymes

    •       a1) Ý nghĩa đối lập

    •       a2) Đi nhau trên  mức độ (degré)

    •       a3) Đi nhau trên  số lượng (nombre)

    •       a4) Đi nhau trên  không gian

    •       a5) Đi nhau trên  thời gian

       b) Chú ý

  • 9.  Các chữ tượng thanh - onomatopées

  • 10.  Các chữ cùng gốc - mots de la même famille hay famille de mots

 

1.  Ðại cương

Một chữ Pháp có thể có ba nghĩa.  Nghĩa đen (sens propre) là nghĩa tự nhiên và nguyên thủy của chữ đó, khi chữ đó được dùng một cách bình thường. 

a) Nghĩa đen:

   Trong các nhóm chữ : un jour froid (một ngày lạnh), cultiver son champ (cày cấy ruộng đồng),  la fraîcheur des légumes (rau cải tươi) các chữ froid, cultiver và fraîcheur được dùng theo nghĩa đen.

b) Nghĩa bóng 

           Khi dùng một chữ không để diễn tả theo nghĩa đen của nó, nhưng để chỉ một điều có thể so sánh với nghĩa đen, phải dùng chữ đó theo nghĩa bóng (sens figuré).  Cũng những chữ trên, khi dùng trong các nhóm sau đây, là dùng theo nghĩa bóng :  un accueil froid (đón tiếp lạnh nhạt), cultiver son esprit (rèn luyện trí óc), la fraîcheur de ses idées (ý tưởng ngây thơ).

 c) Sens dérivé 

          Ngoài ra còn có thể dùng chữ theo nghĩa liên kết (sens dérivé), kéo dài hay dựa vào nghĩa đen của chữ đó.  Như trong các nhóm : une feuille de papier (một tờ giấy), l'aiguille indiquant le nord magnétique (kim chỉ hướng bắc từ), les pieds de la tour Eiffel (các chân tháp Eiffel).  Các chữ feuille (từ nghĩa lá cây), aiguille (từ nghĩa kim may Les aiguilles d'une montre) và pieds (từ nghĩa cái chân) phóng theo ý của nghĩa đen mà dùng cho ý mới rất gần gũi với nghĩa đen.

            Tất cả các nghĩa trên của một chữ được gọi là "les acceptions" của chữ đó.  Thường từ điển hay tự điển (dictionnaire) đều ghi ra hết các nghĩa đã được chấp nhận của mỗi chữ.  Nghĩa của các chữ có thể thay đổi theo thời gian, do đó những chữ Pháp dùng hồi thế kỷ thứ 18, 19 đến nay có thể có nghĩa khác.  Và mỗi lần xuất bản, tự điển đều có thêm chữ mới, như chữ "alunir" (đáp xuống mặt trăng) chỉ xuất hiện vào khoảng cuối thập niên 1950. Chữ "informatique" (vi tính, computer)  do Philippe Dreyfus phát minh ra năm 1962 ...

 

2.  Những chữ đồng âm (Homonymes)

homonyme masculin (pluriel : homonymes)

Từ chữ Hy Lạp  homo (identique, giống nhau) et nyme (nom) : những chữ đọc như nhau.

Trong tiếng Pháp (cũng như trong tiếng Việt và nhiều thứ tiếng khác) có nhiều chữ viết gần giống nhau và đọc giống hẳn nhau. 

Homonyme đơn giản:

Như autant (trong tựa Autant en emporte le vent -> Cuốn theo chiều gió) và ôtant (participe présent động từ ôter = bỏ ra); chaos (hỗn loạn) với cahot (xe dằn, xốc); fête (buổi lễ), với faîte (đỉnh núi, ngọn cây), và faites (động từ faire);   Jeune là trẻ, và jeûne (nhịn ăn) cũng rất giống nhau; la mort (sự chết) với le mors, là (hàm thiếc ngựa); mou (mềm), với moue (nhăn mặt hay bĩu môi --> faire la moue), với moux (rượu dịu), và moud(s) (động từ moudre = xay); sans, sens, sang; sein, saint... ; vers (hướng về), vert (màu xanh lá cây), ver (con trùn, con sán lãi, sâu.) verre  (cái ly, thủy tinh)  ; pomme (trái táo)/ paume (lòng bàn tay)

3- Homographes.

            Những chữ đồng âm viết hoàn toàn giống nhau còn được gọi là homographes.  Như chữ "cour" có ba nghĩa một là sân, sân chơi (fenêtre sur cour = cửa sổ ngó ra phía sân), hai là triều đình (la cour de Louis XIV), và ba là tòa án (la cour de cassation = tòa phá án).  Chữ éclair có nghĩa là lằn chớp (ciel orageux, sillonnés d'éclairs = trời giông, đầy những lằn chớp), còn có nghĩa là rất nhanh (visite éclair - thăm viếng chớp nhoáng),  và còn là loại bánh ngọt, thon, dài trong có kem sữa, và trên mặt có phết kem đường, mùi cà phê hay sô ô la (des éclairs au café = bánh éclair mùi cà phê).  Chữ  jet, vừa là liệng, ném (danh từ theo động từ jeter),  vừa là vòi nước (jet d'eau, hay phun ra theo chữ jet tiếng Anh), và còn là phi cơ phản lực.  "Elle lave les vaisselles" (cô ta rửa chén dĩa) giống như "la lave d'un volcan" (phún thạch của hỏa diệm sơn).  Chữ montant (trong montant de la facture = tổng số tiền trong hóa đơn) không khác montant, participe présent (động từ monter).   Ngôi thứ ba, số nhiều thì indicaticatif présent các động từ peindre là vẽ (ils/elles peignent) và peigner là chải tóc (ils/elles peignent) viết hoàn toàn giống nhau.  

            Riêng chữ livre có bốn nghĩa khác nhau:  quyển sách, đơn vị tiền Anh, đơn vị cân lường (còn dùng ở Hoa kỳ), và giao hàng, ngôi thứ ba số ít, indicatif présent trong động từ livrer.  Chữ tour, đặc biệt hơn, thay đổi nghĩa tùy theo dùng "le"  có nghĩa là vòng như le tour d'un arbre, hay đi dạo chơi như trong faire le tour du monde (đi vòng quanh thế giới).  Còn "la tour Eiffel" chỉ tháp Eiffel.  Tiếng Pháp ngày nay lại có khuynh hướng dùng chữ "tour" này để chỉ các cao ốc chọc trời (gratte-ciel) như la tour Montparnasse (cao ốc Montparnasse).   Chữ "vol" trong "le vol des oiseaux" chỉ sự bay của chim (cũng như của phi cơ) hoàn toàn khác nghĩa với chữ "vol" chỉ sự ăn cắp.   Hai động từ "voler"  (bay) và "voler" ăn cắp viết và chia cũng giống nhau. Những chữ homographes trong tự điển Larousse đều đứng riêng, vì có "acception" (các nghĩa của chữ) riêng biệt.

 Une roue (bánh xe)/ Le paon roue (con công xòe đuôi ; verbe rouer)
La joue (cái má)/il joue (verbe jouer, chơi)

Un boucher (người bán thịt)/ verbe boucher (bít, lấp, nút lại)

Nous avions une ferme (verbe avoir, temps imparfait) /un avion (máy bay).
Je suis mon père (verbe suivre, đi theo)/Je suis un garçon (verbe être)

Nous poissons (verbe poisser, tráng nhưa, dính dơ)/Les poissons (con cá)

ferme (chắc chắn, vững, cương quyết)/ il ferme la porte ; verbe fermer (đóng)/une ferme (nông trại)

Xem tiếp danh sách các homographes nơi : 

http://www.lexique.org/listes/liste_homographes.php

 

4- Hyperonyme

 masculin (pluriel : hyperonymes)

Chữ có ý nghĩa rộng hơn  :

Trái cây là hyperonyme của xoài và nhãn.

 

5- Hyponyme masculin (pluriel : hyponymes)

Là chữ mà ý nghĩa  nằm trong nghĩa một chữ khác

Gà là hyponyme của con vật

Cựa, mào là hyponyme của gà

 

6. Những chữ paronymes

Chữ "paronyme" gốc Hy Lạp gồm "para" (bên   cạnh) "onoma" (chữ).

Ðây là những chữ viết và đọc gần giống nhau, nhưng có nghĩa khác nhau, thường bị dùng lẫn lộn, tạo ta hiểu lầm, hay làm sai hẳn ý nghĩa của lời nói hay câu viết.  Xin tra cứu tự điển để khỏi lầm lẫn, đôi khi rất tai hại.  Một vài thí dụ như sau:

Aéromètre là dụng cụ để đo tỉ trọng (densité) không khí, còn aréomètre dụng cụ được dùng để định tỉ trọng các chất lỏng.

Affiler là mài dao, mài bén một dụng cụ, còn effiler là tháo gỡ chỉ từ một tấm, hay miếng vải.

Chanteur là ca sĩ, chuyên nghiệp hay không, hát theo nghĩa thông thường, còn chantre, là người chuyên hát đạo ca trong nhà thờ.

Consommer là ăn uống (để sống), hay tiêu dùng (năng lượng như điện, nhiên liệu như dầu xăng) và consumer là tiêu hủy (dùng lửa như consumé par le feu).

Égaler, nói về người hay vật bằng nhau, có cùng trình độ hay cùng tầm quan trọng.   Égaliser là làm cho bằng nhau và chỉ dùng với đồ vật hay sự vật (égaliser le score = san bằng tỉ số).

Recouvrer, là tìm lại được một cái gì đã mất, recouvrir là bao che lại, hay bao phủ kín hết như trong l'herbe recouvre le sentier (cỏ đã phủ kín con đường).

Repartir là đối đáp lại ngay, nhanh chóng, còn répartir là chia ra, phân bố theo một cách đã định trước như trong répartir les élèves en groupe de cinq (chia học trò ra từng nhóm năm em).

Accident/Incident, Acceptation/Acception.....

Vài thí dụ khác:

http://www.cylibris.com/fr/auteurs/paronymes.html  

 

7.  Các chữ đồng nghĩa - synonymes

 

Những chữ đồng nghĩa có gần cùng ý nghĩa, và đôi khi, để tránh sự lập đi, lập lại, có thể dùng thay cho nhau, mà không thay đổi hay làm sai ý nghĩa.  Thí dụ như désirer, souhaiter, vouloir có thể dùng thay nhau để chỉ ước muốn hay mong mỏi.  Souhaits và vœux cũng thế.  Écorce là vỏ, có thể thay bằng chữ croûte trong vài trường hợp.  Chữ "toujours" có thể được thay bằng "continuellement," hay "constamment," hoặc trong nhiều trường hợp bằng "sans cesse, hay éternellement.".

            Tuy nhiên, khi cần sự chính xác thì không dùng synomymes được.  Như chữ paresseux có nghĩa là lười biếng, không chịu làm việc, thì nonchalant chỉ sự không thích làm việc vì thiếu hăng hái, négligent vì thiếu chú tâm, còn fainéant vì không thích cực nhọc.  Chữ "indépendant" là độc lập có thể dùng chữ "libre" để thay thế trong nghĩa đó, và chữ "séparé" để thay trong nhóm "roues motrices indépendantes," nghĩa là không liên hệ với nhau.. và động từ voir (thấy), regarder (nhìn), observer (quan sát), contempler (ngắm)...

 

8.  Các chữ phản  nghĩa - antonymes

Antonyme do tiếng Hy Lạp  anti (đối diện với, chống lại) et onoma (chữ).

Ðây là những chữ trái hẳn nghĩa nhau, thường cùng một loại, (động từ với động từ, tĩnh từ với tĩnh từ vân vân...)

Ðấy là những chữ cùng loại, và theo các thí dụ này, những chữ đối đều ngắn, hay dài như nhau.   Như "long" (dài) trái với "court" là ngắn; "jeune" (trẻ) trái với "vieux" (già); "entrer" (đi vào), "sortir" (đi ra), "rentrer" (trở về), với "partir" (ra đi), beau (đẹp)/laid (xấu), naître (sinh ra)/mourir (chết),

Tùy ý nghĩa của chữ, có thể có nhiều antonymes khác nhau :

Chữ courage (sự can đảm) có hai chữ lâcheté (sự hèn nhát) và peur (sự sợ hãi) là những chữ đối hay nghịch nghĩa..

a) Sự tạo thành antonymes

có nhiều cách:

a1) Ý nghĩa đối lập:

* Những chữ có nguồn gốc khác nhau : grand (lớn) / petit (nhỏ)

* Những chữ có cùng  gốc nhưng với các tiếp vị ngữ (suffixe) có ý nghĩa đối lập nhau :

 francophile  (những người thích nước Pháp, người Pháp)/ francophobe (chống đối, thù nghịch với nước Pháp, dân Pháp)

* Những chữ có cùng  gốc nhưng với các tiếp đầu ngữ (préfixe) có ý nghĩa đối lập nhau : mature / immature, légal/illégal, content/mécontent, réel/irréel, régulier/irrégulier, dépendance/indépendance.  ..

Các préfixes thường dùng để tạo ra antonymes :
a- / an-/ dé- / des- / dis- / il- / im- / in- / ir / mal- / mé- / més-

 

a2) Đi nhau trên  mức độ (degré)  

Hypo / hyper - micro / macro - sous / sur

 Thí dụ – hypotension (huyêt áp thấp) / hypertension (huyết áp cao)
 

a3) Đi nhau trên  số lượng (nombre)

Mono / poly – uni / omni – uni / bi

Thí dụ - monogame (một vợ một chồng/ polygame (nhiều vợ, nhiều chồng)


a4) Đi nhau trên  không gian

Ex / in, im - exo / endo – extro, extra / intra, intro –– infra / supra, super

Thí dụ: extérieur (bên ngoài) / intérieur (bên trong)


a5) Đi nhau trên  thời gian

Anti / post – avant, après – néo / paléo – pro / rétro

Thí dụ :  antidater (ghi ngay tháng trước ngày tháng thiệt) / postdater (ghi ngày tháng sau ngày tháng thiệt)

  b) Chú ý

            Ðôi khi cũng cần thận trọng với các chữ bắt đầu bằng "in."   Như trong trường hợp "invalide" thì khi dùng như tĩnh từ mới có nghĩa là không hợp pháp, và đối nghĩa với tĩnh từ "valide" là hợp pháp.  Khi dùng như danh từ : "un invalide" lại có nghĩa là phế nhân, hay thương phế binh và không có đối nghĩa với "validation," danh từ của "valide."

 

9.  Các chữ tượng thanh - onomatopées

Là những chữ bắt chước các tiếng động, tiếng kêu đặc biệt.   Các chữ rõ ràng là tiếng tượng thanh như "glouglou," tiếng rót nước từ trong chai ra; "tic-tac," tiếng đồng hồ, "coucou," tiếng chim cu gáy ...  Có nhiều tiếng khác nói đến âm thanh được tạo ra như "brouhaha." tiếng ồn ào trong chỗ đông người mà không có trật tự, "miaulement," tiếng mèo kêu, "hennissement," tiếng ngựa hí, "chuchotement," tiếng thầm thì, nói thật nhỏ ...  Ngoài ra còn có nhóm chữ "et patati! et patata!" tượng thanh cho một cuộc nói chuyện phào kéo dài (et patati! et patata! elles ne s'arrêtent pas).

Đọc thêm:

 http://courseweb.stthomas.edu/mlwolsey/mnaatf/janc3.htm

 

10.  Các chữ cùng gốc - mots de la même famille hay famille de mots

Ðó là một nhóm chữ có cùng gốc (radical), thay đổi bởi các préfixes (các tiếp đầu ngữ) hoặc suffixes (tiếp vĩ ngữ) khác nhau.  Như từ chữ "pas" là bước, có những chữ passer, passage, impasse, passager, compas, repasser, dépasser, surpasser.  Một nhóm chữ có cùng gốc như:  pacifier, pacification, pacifique, pacifisme, pacifiste có cùng gốc là chữ paix.   Một nhánh của nhóm này là paisible, paisiblement.   Thường thường phải dò tìm gốc chữ La-tinh hay Hy-lạp đã giúp tạo nên chữ Pháp đó mới có thể kê ra hết các chữ có cùng một gốc.  Tuy nhiên trong trường hợp chữ pasteur (người chăn chiên hay cừu), chữ cùng gốc là pastoral trong khi đó pasteurisation hay pasteuriser thì có gốc là tên của nhà bác học Pasteur, đã phát minh ra phương pháp khử trùng dùng trong y khoa, và trong cách giữ sữa được lâu.

 

Tiếng Pháp có ngần ấy đặc biệt về nghĩa và thanh.  Tiếng Anh cũng thế, như chữ "pound" vừa là đơn vị tiền tệ (Anh kim), vừa là đơn vị đo trọng lượng (cân Anh), và là động từ thì có nghĩa là đập túi bụi, hay nghiền nhỏ ra.  Dùng chữ không thận trọng hay thiếu cân nhắc rất dễ gây hiểu lầm.  Nên tham khảo từ điển hay tự điển, và các tự điển về synonymes (thesaurus) hay  tự điển méthodique có ghi đầy đủ các synonymes và antonymes của các chữ ...  Ngoài ra, trong những vùng nói tiếng Pháp ở ngoài nước Pháp cũng có những chữ riêng của từng vùng.  Người Bỉ (Belge) nói tiếng Pháp, nói về nhà cửa thì dùng: "une maison à quatre places" thay vì chữ "pièces.".  Người Canada ở tỉnh Québec dùng chữ déjeuner cho buổi ăn sáng (không dùng petit-déjeuner), "dîner"  cho bữa ăn trưa (không dùng déjeuner được nữa), và "souper" cho bữa ăn chiều hay tối.  Họ cũng dùng chữ "dispendieux" thay vì chữ "cher" khi muốn nói mắc tiền.

 

© http://vietsciences.net   và  http://vietsciences.free.fr Dien Tran-Võ Thị Diệu Hằng