II. Ý nghĩa
của từ và
phạm vi sử
dụng biến
đổi từ cổ
đại đến hiện
đại:
1. Chuyển
nghĩa:
Từ khoái
快 nghĩa xưa
là «xứng ý,
vui thích»;
nghĩa nay là
«nhanh
chóng».
Từ hi
sinh 犧牲
nghĩa xưa là
«các gia súc
(trâu, lợn,
dê, ...) đem
đi cúng tế»;
nghĩa nay là
«xả bỏ sinh
mạng vì một
chính nghĩa
hay lý tưởng
nào đó».
2. Phạm vi
cụ thể sang
phạm vi tổng
quát:
Từ
hà 河
xưa ám chỉ
«sông Hoàng
Hà», nay chỉ
chung chung
là «sông».
Từ Trung
Quốc 中國
xưa ám chỉ
khu vực
trung
nguyên, nay
ám chỉ cả
nước Trung
Quốc.
3. Phạm vi
tổng quát
sang phạm vi
cụ thể:
Từ cốc
榖 (谷) xưa ám
chỉ chung
«ngũ cốc»,
nay ám chỉ
«lúa gạo»
(đạo cốc
稻穀).
4. Sắc thái
tình cảm
thay đổi:
Từ
khả lân
(liên)
可憐
xưa nghĩa là
«hết sức khả
ái», nay là
«đáng thương
xót».
Từ
tỳ bỉ
卑鄙
xưa nghĩa là
«địa vị thấp
thỏi, kiến
thức hẹp
hòi», nay
nghĩa là
«phẩm chất
xấu ác».
III. Hiện
tượng giả
tá:
Giả tá là
rắc rối cố
hữu của Hán
ngữ cổ đại.
Học giả đời
Thanh là Du
Việt
俞樾 từng nhắc
nhở độc giả
rằng:
«Độc
cổ nhân thư,
bất ngoại hồ
chính cú
đậu, thẩm tự
nghĩa, thông
cổ văn giả
tá. Nhi tam
giả chi
trung, thông
giả tá vưu
yếu.»
讀古人書不外乎正句讀審字義通古
文假借而三者之中通假借尤要
(Đọc sách
người xưa
[cần chú ý]
không ngoài
[ba điều]:
Đọc đúng
[phạm vi]
câu văn [tức
là ngắt câu
cho đúng bởi
cổ văn viết
không chấm
câu, gọi là
bạch văn
白文], tra xét
đúng nghĩa
chữ, và tinh
thông chữ
giả tá trong
cổ văn.
Trong ba
điều ấy,
tinh thông
giả tá là
tối quan
trọng).
1. Hiện
tượng thông
giả (mượn
dùng thông
với):
Nói chung,
nếu hai từ
có ý nghĩa
và âm đọc
gần giống
nhau thì cổ
nhân có thể
mượn từ này
thay cho từ
kia. Thí dụ
phản
反 thông với
phản
返 , tri
知 thông với
trí 智
, v.v...
Hiện tượng
thông giả
đều dựa trên
âm đọc, nếu
hai từ A và
B không liên
quan với
nhau về âm
thanh (âm
đọc) thì
chúng không
phải là
thông giả.
Đôi khi một
từ có thể
thông với
nhiều từ
khác: Từ
tịch 辟
(vua, triệu
vời, trừng
phạt) thông
với các từ:
tỵ 避
(tránh),
tịch 闢
(khai mở,
bài trừ),
tịch 僻
(không thành
thực). Tuỳ
theo ngữ
cảnh mà ta
hiểu và dịch
cho đúng.
2. Hiện
tượng giả tá
(mượn dùng):
Nói chung,
nếu hai từ
có âm đọc
gần giống
nhau tuy ý
nghĩa khác
nhau thì cổ
nhân có thể
mượn từ này
thay cho từ
kia.
Thí dụ:
thệ
逝 (chết) là
giả tá của
thệ 誓
(thề
nguyền),
nữ 女
(con gái) là
giả tá của
nhữ 汝
(mi, ngươi),
thuyết
說 (nói)
là giả tá
của duyệt
悅 (vui
vẻ), v.v...
Nếu A là giả
tá của B thì
ta đọc câu
văn với ý
nghĩa của B.
Thí dụ: Hữu
bằng tự viễn
phương lai
bất duyệt
diệc hồ?
有朋自遠方來不說亦乎
(Có bạn từ
phương xa
đến chẳng
phải là
không vui
hay sao?). Ở
đây chữ 說
phải đọc là
duyệt,
không đọc là
thuyết.
Do hiện
tượng giả tá
này, khi đọc
Hán ngữ cổ
đại ta phải
dùng từ điển
Hán ngữ cổ
đại, thì may
ra mới hiểu
đúng văn
bản.
IV. Hiện
tượng từ đa
âm đa nghĩa:
Một từ có
thể đa âm và
đa nghĩa.
Đây là hiện
tượng chung
của các ngôn
ngữ, không
riêng gì Hán
ngữ cổ đại
hay hiện
đại. Thí dụ
từ
數 có hai âm
Hán Việt là
«số» và
«sổ», về Hán
âm thì có 4
âm: /shù/
(số đếm; số
lượng; vài
lần; tướng
số, thuật
số; phương
thuật, đạo
thuật; số
mệnh), /shǔ/
(liệt kê; kể
lể tội lỗi),
/shuò/ (lớp
lang, tầng
lớp), /cù/
(nhỏ nhặt
kín đáo).
V. Sự hoạt
dụng:
Hoạt dụng là
sự biến đổi
ý nghĩa của
một từ theo
chức năng
của nó trong
ngữ cảnh cụ
thể, thông
thường là sự
chuyển từ
loại (như
danh từ sang
động từ,
v.v...). Ý
nghĩa của từ
biến đổi,
nhưng hiện
tượng này
khác với
hiện tượng
từ đa âm đa
nghĩa.
1. Hoạt dụng
của danh từ:
Danh từ
nhận
刃 (mũi dao)
thành động
từ (đâm chết
ai, giết ai
bằng dao).
Thí dụ: Tả
hữu dục
nhận
Tương Như.
左右欲
刃 相如
(Quân sĩ bên
trái và bên
phải muốn
đâm chết
Tương Như.)
* Danh từ
biến thành
động từ với
cách dùng
«sử động»:
Danh từ
tướng
將
(tướng quân)
biến
thành động
từ (làm
tướng, phong
làm tướng)
trong thí
dụ: Tề Uy
vương dục
tướng
Tôn Tẫn.
齊威王欲
將
孫臏
(Vua Uy nước
Tề muốn
phong Tôn
Tẫn làm
tướng.)
* Danh từ
biến thành
động từ với
cách dùng «ý
động»:
Danh từ
khách
客
(người
khách) biến
thành
động từ (đối
đãi như
khách) trong
thí dụ: Mạnh
Thường Quân
khách
ngã.
孟嘗君
客 我
(Mạnh Thường
Quân xem ta
là khách.)
2. Hoạt dụng
của tính từ:
* Tính từ
biến thành
động từ với
cách dùng
«sử động»:
Tính từ
phú quý
富貴
(giàu sang)
biến thành
động từ (làm
cho giàu
sang) trong
thí dụ: Năng
phú quý
tướng quân
giả, thượng
dã.
能
富貴
將軍者上也
(Người có
thể làm cho
tướng quân
giàu sang
chính là
hoàng thượng
đó.)
* Tính từ
biến thành
động từ với
cách dùng «ý
động»:
Tính từ
dị
異
(khác lạ)
biến thành
động từ
(thấy cái gì
lạ lùng đáng
kinh ngạc)
trong thí
dụ: Ngư nhân
thậm dị chi.
漁人甚
異
之
(Ông chài
rất kinh
ngạc về nó.)
VI. Sử động
& ý động
dụng pháp:
Khái niệm
«sử động»
使動
và «ý
động» 意動
được nêu ra
lần đầu kể
từ năm 1922,
trong
Quốc Văn
Pháp Thảo
Sáng
國文法草創
của
Trần Thừa
Trạch 陳承澤
(bấy giờ ông
dùng thuật
ngữ «trí
động» 致動
và «ý
động» 意動 ).
Ngay sau đó
giới nghiên
cứu ngữ pháp
của Trung
Quốc nhanh
chóng công
nhận hai
khái niệm
«sử động»
(hay «trí
động») và «ý
động» này.
Cách dùng
«sử động» và
«ý động» rất
thường thấy
trong Hán
ngữ cổ đại.
Thực chất,
sử động và ý
động là sự
hoạt dụng
(dùng linh
hoạt) của
danh từ,
tính từ, và
động từ tác
động vào một
tân ngữ kế
sau nó. Sử
động (giống
như
causative
form của
tiếng Anh)
ngụ ý «khiến
cho ai/cái
gì trở nên
thế nào/ra
sao». Còn ý
động là sự
hoạt dụng
(=chuyển từ
loại) biến
danh từ hay
tính từ trở
thành động
từ, tác động
vào tân ngữ
kế sau nó,
ngụ ý «xem
nó /là
gì/như thế
nào/ra sao».
Động từ
không có ý
động dụng
pháp.
1. Sử động
dụng pháp:
a/ Sử động
của động từ:
– Động từ
ẩm
飲 (uống) trở
thành «mời
ai uống»
(đọc là
ấm).
Thí dụ: Tấn
hầu ấm
Triệu Thuẫn
tửu. 晉侯
飲 趙盾酒
(Tấn hầu mời
Triệu Thuẫn
uống rượu.)
– Động từ
thực
食 (ăn) trở
thành «cho
ai ăn» (đọc
là tự).
Động từ
kiến 見
(thấy) trở
thành «làm
cho ai thấy;
sai ai ra
trình diện»
(đọc là
hiện).
Thí dụ: Chỉ
Tử Lộ túc,
sát kê vi
thử nhi
tự chi,
hiện
kỳ nhị tử
yên. 止子路宿,
殺雞為黍而
食 之,
見
其二子焉 ([Ông
ta] giữ Tử
Lộ ở lại
nghỉ qua
đêm, giết gà
làm cơm thết
đãi, rồi sai
hai đứa con
của mình ra
trình diện
Tử Lộ.)
– Động từ
hoạt
活 (sống) trở
thành «làm
cho ai
sống».
Thí dụ: Hạng
Bá sát nhân,
thần hoạt
chi.
項伯殺人, 臣
活
之 (Hạng Bá
giết người,
thần làm cho
kẻ đó sống
lại.)
b/ Sử động
của danh từ:
Nói chung,
danh từ biến
thành động
từ trong sử
động dụng
pháp.
– Danh từ
sinh
生 (sự sống)
trở thành
động từ (làm
cho sống,
làm sống
lại).
Danh từ
nhục 肉
(thịt) biến
thành động
từ (bồi đắp
thịt).
Thí dụ:
Tiên sinh
chi ân,
sinh tử
nhi nhục
cốt dã.
先生之恩,
生 死而
肉 骨也
(Ân đức của
ngài quả là
làm cho kẻ
chết sống
lại và làm
cho xương
khô được bồi
đắp thịt trở
lại.)
c/ Sử động
của tính từ:
Nói chung,
tính từ biến
thành động
từ trong sử
động dụng
pháp.
– Tính từ
lục
綠 (xanh lá
cây) trở
thành động
từ (làm cho
xanh).
Thí dụ: Xuân
phong hựu
lục
giang nam
ngạn. 春風又
綠 江南岸
(Gió xuân
khiến cho bờ
sông phía
nam thêm
xanh.)
– Tính từ
nhược
弱 (yếu) trở
thành động
từ (làm cho
yếu).
Thí dụ: Chư
hầu khủng
cụ, hội minh
nhi mưu
nhược
Tần.
諸侯恐懼會盟而謀
弱 秦
(Các nước
chư hầu sợ
hãi, bèn hợp
lại, liên
minh mưu
tính làm suy
yếu nước
Tần.)
2. Ý động
dụng pháp:
a/ Ý động
của danh từ:
– Danh từ
khách
客
(người
khách) biến
thành
động từ (đối
đãi như
khách, xem
là khách).
Thí dụ: Mạnh
Thường Quân
khách
ngã.
孟嘗君
客
我 (Mạnh
Thường Quân
xem ta là
khách.)
b/ Ý động
của tính từ:
– Tính từ
dị
異
(khác lạ)
biến thành
động từ
(thấy cái gì
lạ lùng đáng
kinh ngạc).
Thí dụ: Ngư
nhân thậm dị
chi.
漁人甚
異
之
(Ông chài
thấy nó rất
lạ lùng.)
– Tính từ
tiểu
小
(nhỏ) biến
thành động
từ (thấy cái
gì nhỏ bé).
Thí dụ:
Khổng Tử
đăng Đông
sơn nhi
tiểu Lỗ,
đăng Thái
sơn nhi
tiểu thiên
hạ. 孔子登東山而
小 魯,
登泰山而
小 天下
(Khổng Tử
lên núi Đông
thì thấy
nước Lỗ nhỏ
bé, lên núi
Thái thì
thấy thiên
hạ nhỏ bé.)
– Tính từ
nhược
弱 (yếu) biến
thành động
từ (xem cái
gì là yếu);
tính từ
viễn
遠(xa)
biến thành
động từ (xem
cái gì là
xa).
Thí dụ: Lỗ
nhược Tấn
nhi viễn
Ngô. 魯
弱
晉而
遠 吳
(Nước Lỗ
thấy nước
Tấn là suy
yếu và thấy
nước Ngô là
ở xa.)
Chú ý (I):
Tính từ được
dùng theo
sử động
hay ý
động là
tuỳ theo ngữ
cảnh. Sự
phân biệt
này khá tinh
tế, bởi vì
cấu trúc của
cả hai đều
là «tính
từ
(dùng như
động từ)
+ tân ngữ».
Nói chung,
với sử động
dụng pháp,
tính từ biến
thành động
từ tác động
vào tân ngữ,
khiến nó như
thế nào. Còn
ý động dụng
pháp ngụ ý
một sự nhận
định (đánh
giá/nhận
xét) của chủ
ngữ đối với
tân ngữ. Do
đó nó mang
tính chủ
quan.
* Thí dụ 1:
Viễn
遠 + tân ngữ.
(a) Theo sử
động dụng
pháp là
«cách xa
ra».
Thí dụ: Kính
quỷ thần nhi
viễn chi
敬鬼神而遠之
(Kính quỷ
thần nhưng
cách xa họ
ra).
(b) Theo ý
động dụng
pháp là
«nhận thấy
xa xôi».
Thí dụ: Lỗ
nhược
Tấn nhi
viễn
Ngô. 魯
弱
晉而
遠 吳
(Nước Lỗ
thấy nước
Tấn là suy
yếu và thấy
nước Ngô là
ở xa.)
* Thí dụ 2:
Mỹ
美 + tân ngữ.
(a) Theo sử
động dụng
pháp là «làm
cho tốt
đẹp».
Thí dụ: Quân
tử chi học
dã dĩ mỹ kỳ
thân. 君子之學也以美其身
(Cái học của
người quân
tử là để làm
cho bản thân
mình trở nên
tốt đẹp.)
(b) Theo ý
động dụng
pháp là «xem
là tốt đẹp».
Thí dụ: Ngô
thê chi mỹ
ngã giả, tư
ngã dã; ngô
thiếp chi mỹ
ngã giả, úy
ngã dã;
khách chi mỹ
ngã giả, dục
hữu cầu vu
ngã dã. 吾妻之美我者私我也;
吾妾之美我者畏我也;
客之美我者欲有求于我也
(Vợ ta xem
ta là tốt
đẹp, ấy là
lòng riêng
tư đối với
ta; thiếp ta
xem ta là
tốt đẹp, ấy
là vì sợ ta;
khách xem ta
là tốt đẹp,
ấy là muốn
cầu cạnh ở
ta.)
Chú ý (II):
Sự khác biệt
giữa ý
động của
tính từ
và ý động
của danh từ
ở chỗ:
(a) «tính từ
(dùng như
động từ) +
tân ngữ» =
xem tân ngữ
là thế nào
[tính từ].
Thí dụ: Ngô
thê chi
mỹ ngã
giả, tư ngã
dã.
吾妻之
美
我者私我也 (Vợ ta
xem ta là
tốt đẹp, ấy
là lòng
riêng tư đối
với ta.)
(b) «danh từ
(dùng như
động từ) +
tân ngữ» =
xem tân ngữ
là cái gì
[danh từ].
Thí dụ: Mạnh
Thường Quân
khách
ngã.
孟嘗君
客
我
(Mạnh Thường
Quân xem ta
là khách.)
VII.
Bị động dụng
pháp:
1. Dùng
«kiến» 見
trước động
từ:
– Nhân giai
dĩ kiến
vũ vi
nhục, cố đấu
dã.
人皆以
見侮
為辱故鬥也 (Người
ta đều xem
việc bị
khinh bỉ là
cái nhục,
cho nên họ
mới đánh
nhau.)
2. Dùng «ư»
於 (= «vu» 于)
sau động từ:
– Quân
hạnh ư
Triệu vương.
君幸
於 趙王
(Ngài được
vua Triệu
sủng ái.)
– Khích Khắc
thương ư
thỉ, lưu
huyết cập
lũ.
郤克
傷於
矢流血及屨
(Khích Khắc
bị trúng tên
[thọ
thương], máu
chảy xuống
giầy.)
3. Dùng cả
«kiến» 見 và
«ư» 於 (=
«vu» 于):
– Ngô trường
kiến tiếu
ư đại
phương chi
gia.
吾長
見笑於
大方之家 (Tôi ắt
sẽ bị mọi
người chê
cười mãi.)
– Nhiên nhi
công bất
kiến tín ư
nhân, tư
bất kiến
trợ ư
hữu.
然而公不
見信於
人私不
見助於 友
(Thế mà về
mặt công thì
không được
người ta tin
cậy, về mặt
tư thì không
được bạn bè
giúp đỡ.)
4. Dùng «vi»
為 :
– Phụ mẫu
tông tộc
giai vi
lục một.
父母宗族皆
為戮沒
(Cha mẹ và
họ hàng [của
kẻ ấy] đều
bị giết
sạch.)
– Thân vi
Tống quốc
tiếu.
身為宋國笑
(Bản thân bị
nước Tống
cười chê.)
5. Dùng kết
cấu «vi為 +
tác nhân +
sở 所 + động
từ »:
– Vi địch
nhân sở sát.
為敵人所殺
(Bị kẻ địch
giết.)
6. Dùng «bị»
被 trước động
từ:
– Tín nhi
kiến nghi,
trung nhi
bị báng,
năng vô oán
hồ?
信而見疑忠而被謗能無怨乎
(Chân thành
thì bị nghi
ngờ, trung
thành thì bị
sàm báng,
sao mà không
oán cho
được?) [Chú:
kiến nghi
cũng là
dạng bị
động]
Chú ý:
Cấu trúc bị
động với chữ
«bị» bắt đầu
được dùng kể
từ
cuối đời
Chiến Quốc.
VIII. Các
dụng pháp
khác:
Sử động, ý
động, và bị
động là ba
dụng pháp
được giải
thích trong
hầu hết các
sách hiện
nay về ngữ
pháp Hán ngữ
cổ đại. Còn
vài dụng
pháp khác ít
được bàn
đến:
1. Vị động
為動 dụng
pháp:
– Bá Di
tử danh
vu Thủ Dương
sơn hạ, Đạo
Chích tử
lợi vu
Đông Lăng
chi thượng.
伯夷
死名
于首陽山下, 盜跖
死利
于東陵之上 (Bá Di
chết vì
danh nơi
chân núi Thủ
Dương, Đạo
Chích
chết vì lợi
trên gò Đông
Lăng.)
– Ngô phi
bi nguyệt
dã.
吾非
悲刖也
(Ta chẳng
phải vì
hình phạt
chặt chân mà
buồn.)
2. Đối động
對動dụng pháp:
– Toại trí
Khang thị vu
Thành Dĩnh
nhi thệ
chi
viết: Bất
cập Hoàng
Tuyền vô
tương kiến
dã.
遂寘姜氏于城潁而
誓之 曰:
不及黃泉無相見也
(Bèn an trí
Khang thị
tại Thành
Dĩnh rồi
đối mặt mà
thề
rằng: Chừng
nào đến Suối
Vàng thì mới
gặp nhau.)
– Dĩ sự Tần
chi tâm
lễ thiên hạ
chi kỳ tài.
以事秦之心
禮
天下之奇才
(Lấy lòng
phụng sự
nước Tần mà
thi lễ
đối với bậc
kỳ tài trong
thiên
hạ.)
3. Dữ động
與動 (= cấp
động 給動)
dụng pháp:
– Chu
lương
Hàn Tần.
周糧
韓秦
(Nước Chu
cung
cấp lương
thực cho
nước Hàn và
nước Tần.)
– Hữu nhất
mẫu kiến Tín
cơ, phạn
Tín,
cánh phiếu
sổ thập
nhật.
有一母見信饑
飯信,
竟漂數十日 (Có bà
lão thấy Hàn
Tín đói, bèn
đem cơm
cho Tín ăn;
rồi giặt
giùm y phục
vài mươi
ngày.)
– Y thực
cơ hàn
giả, từ
phụ chi đạo
dã.
衣食
饑寒者 慈父之道也 (Tặng
cơm áo cho
kẻ đói lạnh,
đó là đạo lý
của bậc cha
hiền.)
4. Nhân động
因動 dụng
pháp:
– Cật triêu
nhĩ xạ,
tử nghệ.
詰朝爾射,
死藝
(Đến sáng
mai khi
ngươi bắn
tên, do
nghề bắn
giỏi mà bị
chết
đấy.)
– Đông noãn
nhi nhi
hào hàn,
niên phong
nhi thê
đề cơ.
冬暖而兒號寒年丰而妻啼飢
(Mùa đông ấm
mà con
kêu gào vì
lạnh,
năm được mùa
mà vợ
khóc vì đói.)
PHẦN II –
CẤU TRÚC CƠ
BẢN
I. Câu đơn
1. Câu phán
đoán