Viện Toán học Clay [Clay Mathematical
Institute (CMI)] là một tổ chức tư nhân
được Landon T. Clay, một thương gia
người Boston và vợ là Lavinia D. Clay
tài trợ và tạo lập
tháng 9 năm 1998, tại
thành phố Cambridge, tiểu bang
Massachusetts, Hoa kỳ. Mục tiêu Viện
đề ra "để khuếch trương và phổ biến
các hiểu biết toán học, để hướng dẫn các
nhà toán học và các khoa học gia khác về
những khám phá mới trong phạm vi toán
học, để khuyến khích các sinh viên có
biệt tài theo đuổi ngành toán học, và để
ghi nhận những thành quả và tiến bộ đặc
biệt trong việc nghiên cứu toán học."
Theo đuổi mục đích này, Viện Toán học
Clay bảo trợ công việc nghiên cứu của
nhiều khoa học gia, tổ chức những lớp
Toán thâm cứu đặc biệt vào mùa hè, và
trao hai giải thưởng: Giải thưởng Nghiên
cứu hàng năm (Clay Research Award) và
Giải Thiên niên kỷ. (Millenium Prize
Problems).
1- Giải thưởng
Nghiên cứu hàng năm
Giải thưởng Nghiên cứu hàng
năm (Clay Research Award) được dành cho
những công trình khám phá toán học siêu
việt đã được thực hiện trong năm trước
đó.
* Năm 1999 Viện đã trao giải cho
Andrew Wiles
(chứng minh định lý Fermat, đề ra cách
đây hơn 358 năm). Xin
giới thiệu đến quý độc giả quyển
Định
Lý Cuối Cùng Của FERMAT , tác giả Simon
Singh, Phạm Văn Thiều và Phạm Việt
Hùng biên dịch (Nhà xuất bản Trẻ)
* Năm 2000 giải được trao cho
Laurent
Lafforgue và
Alain Connes về Công thức Vết
[Trace formula] để giải các giả thuyết
trong Chương trình Langlands [Langlands
program].
*
Stanislav
Smirnov và nhà nghiên cứu vật
lý Edward
Witten nhận giải này trong
năm 2001.
* Năm 2002, có hai người nhận giải:
Manindra
Agrawal cùng hai sinh viên
học với ông, thuộc Viện Kỹ thuật Ấn độ ở
Kanpur [Indian Institute of
Technology-Kanpur (IIT-K)] và
Oded Schramm,
thuộc công ty Microsoft.
* Năm 2003, giải được trao cho
Richard
Hamilton và
Terrence Tao
*
Năm 2004, giải được trao đồng thời cho
Ben Green và cho
Ngô Bảo Châu cùng
đồng nghiệp là
Gérard Laumon. Ben Green ược giải về công cuộc nghiên cứu các nhóm số nguyên tố
lập thành theo cấp số cộng (Progressions
arithmétiques des
nombres premiers = Arithmetic
progressions of prime numbers). Gérad Laumon và Ngô bảo
Châu nhận giải
này với đề tài Le
lemme fondamental pour les groupes
unitaires(Fundamental Lemma for unitary
groups = Bổ đề cơ
bản cho các nhóm unita).
*
Năm 2005, giải được trao đồng thời cho
Manjul Bhargava, Nils Dencker
*
Năm 2007, giải được trao đồng thời cho
Alex Eskin, Christopher Hacon, Michael Harris, James McKernan, Richard
Taylor
*
Năm 2008, giải được trao đồng thời cho
Cliff Taubes, Claire Voisin
*
Năm 2009, giải được trao đồng thời cho
Jean-Loup Waldspurger, Ian Agol, Danny Calegari và David Gabai
Giải này gồm một bản đúc bằng đồng sao
lại tượng nguyên thủy bằng đá hoa cương.
Phần bù
của nút cấu hình số Tám
[Figure Eight Knot
complement
] do nhà
toán học kiêm điêu khắc gia Helaman
Ferguson tạc thành cho CMI vào năm
1999.
Ngoài ra, giải còn gồm hiện kim
một triệu Mỹ kim.

2-
Giải Thiên niên kỷ
Ngoài giải Nghiên cứu được
trao tặng hàng năm theo đề nghị của Hội
đồng duyệt giải, Viện Toán Học Clay còn
đưa ra giải thưởng Các bài Toán của
Thiên niên kỷ [Millennium Prize
Problems]. Giải này gồm bảy triệu Mỹ
kim dành cho bài giải của bảy đầu đề
toán học chưa có lời giải đáp đã được
đặt ra từ nhiều năm trước đây.
Bảy đầu đề đã đuợc CMI
lựa chọn là:
- Phỏng định của Poincaré
- Giả thuyết của Rieman: Bài toán thứ
8 chưa giải của Hilbert
- Phỏng định của Hodge liên quan đến
đối đồng đều
- Bài toán của Stephen Cook, bài toán P
đối NP, liên quan đến chiến lược phải
chọn trước một bài toán phức tạp
và đối mặt với việc tìm giải pháp với sự
kiểm nghiệm một giải pháp giả định.
- Những phương trình của Naviers-Stokes
liên quan đến cơ học chất lỏng và sự
đứng đắn của những nghiệm của phương
trình đó
- Lý thuyết của Yang và Mills liên quan
đến sự liên hệ giữa cơ học lượng tử và
những không gian phần thớ
- Phỏng định của
Birch
Swinnerton-Dyer liên quan đến những
đường cong ellip loại 1.
conjecture de Poincaré;
2.
L'hypothèse
de Riemann
: 8è problème, encore non
résolu, de
Hilbert;
3.
La
conjecture de Hodge, portant sur la
cohomologie;
4.
Le
problème de Stephen Cook, P versus NP
problem
*,
portant sur la stratégie à adopter face
à un problème complexe et opposant la
recherche de la solution à la
vérification d'une solution présumée;
5.
Les équations de Navier-Stokes portant
sur la mécanique des fluides et le bien
fondé des solutions de ces équations;
6.
La théorie de Yang et
Mills portant sur le lien entre la
physique quantique et les espaces
fibrés;
7.
La conjecture de
Birch Swinnerton-Dyer portant sur les
courbes elliptiques
de genre 1.
* (P =
polynomial time) và (NP =
nondeterministic polynomial time).
|