Lịch sử huy chương Fields
Nhiều người đã so sánh một cách không chính xác
rằng Huy Chương Fields là một loại giải Nobel cho Toán học. Về tính cách cuả
sự cao quí chúng ta có thể đồng ý với nhận định này. Tuy vậy nó không thể
nào được xét tương đương vì điều kiện đặt ra cho một ứng viên cuả Fields là
phải dưới 40 tuổi .
Trong Đại Hội Toán học quốc tế tổ chức năm 1924 tại
Toronto (Cannada), một phương án đã được chấp thuận rằng trong mỗi kỳ hội
nghị về sau, hai huy chương vàng sẽ được phát nhằm công nhận các thành quả
xuất sắc về toán. Nguồn tài trợ đầu tiên được đóng góp bởi giáo sư J.C.
Fields. Lúc đó, ông là tổng thư ký cuả hội nghị 1924. Từ đó, tên cuả giải
này được mang tên ông. Ước muốn cuả GS Fields là để ghi nhận công lao đóng
góp cũng như hưá hẹn tương lại cuả các công trình toán. Cho tới năm 1966,
tổng số huy chương vàng phát ra mỗi lần được tăng lên thành 4 huy chương cho
mỗi kỳ đại hội.
Đây được xem như là huy chương toán học cao quí nhất
được phát 4 năm một lần cùng với phần thưởng trị giá khoảng 15000 dollar
(tiền Cananda)
Mô tả huy chương:
Tấm huy chương làm bằng vàng đường
kính khoảng 7.5cm

- Mặt ngoài có khắc đầu cuả nhà toán học
Archimède
nhìn về bên phải
- Dòng có dòng chữ Hy lạp APXIMΔOYΣ
(tên cuả Archimède)
- Chữ ký và ngày
tháng cuả người Điêu khắc gia: RTM (Robert Tait Mckenzie), và ngày
MCNXXXIII tháng (1933)
- Câu khắc: TRANSIRE SUUM PECTUS MUNDOQUE
POTIRI (tiếng Anh: 'to pass beyond your understanding and
make yourself master of the universe.' - tạm dịch
Vượt qua hiểu biết cuả bạn để tự nắm
bắt thế giới) (*)

- Mặt trong là một đoản văn Latin: "CONGRETGATI EX
TOTO ORBE MATHEMATICI OB SCRIPTA INSIGNIA TRIBUERE" (tiếng Anh: 'the
mathematicians having congregated from the whole world awarded (this
medal) because of outstanding writings' - tạm dịch: Các nhà toán học
cả thế giới đồng thanh ban tặng (huy chương) vì những bài viết xuất
sắc
- Dòng chữ được in trên nền hình cầu Archimède
nội tiếp trong một hình lăng trụ
Danh sach những nhà toán học
đoạt huy chương Fields:
Năm |
Họ
và tên (Đại học hay học viện) |
1936 |
Lars Valerian
Ahlfors (Harvard), Jesse Douglas (MIT) |
1950 |
Laurent Schwartz
(Nancy), Atle Selberg (Inst. for Advanced Study,
Princeton) |
1954 |
Kunihiko Kodaira
(Princeton), Jean_Pierre Serre (Paris) |
1958 |
Klaus Friedrich
Roth (London), René Thom (Strasbourg) |
1962 |
Lars Hörmander (Stockholm), John Willard Milnor (Princeton) |
1966 |
Michael Francis
Atiyah (Oxford), Paul Joseph Cohen (Stanford), Alexander
Grothendieck (Paris), Stephen Smale (UC Berkeley) |
1970 |
Alan Baker
(Cambridge), Heisuke Hironaka (Havard), Serge Novikov
(Moscow), John Griggs Thompson (Cambridge) |
1974 |
Enrico Bombieri
(Pisa), David Bryant Mumford (Harvard) |
1978 |
Pierre René
Deligne (Inst. des Hautes Études Scientifiques), Charles Louis
Fefferman (Princeton), Gregori Alexandrovitch Margulis
(Moscow), Daniel G.Quillen (MIT) |
1982 |
Alain Connes
(Inst. des Hautes Études Scientifiques), William P. Thurston
(Princeton), Shing-Tung Yau (Inst. for Advanced Study, Princeton) |
1986 |
Simon K.
Donaldson (Oxford), Gerd Faltings (Princeton), Michael H.
Freedman (UC San Diego) |
1990 |
Vladimir
Drinfeld (physics Inst. Kharkov), Vaughan F.R. Jones (UC
Berkeley), Shigefumi Mori (Kioto?), Edward
Witten (Inst. for Advanced Study, Princeton) |
1994 |
Jean Bourgain
(Inst. for Advanced Study, Princeton),
Pierre-Luois Lions (Paris-Dauphine), Jean-Christophe Yoccoz
(Paris-Sud), Efim
Zemanov (Wiscosin) |
1998 |
Richard E.
Borcherds (Cambridge), W. Timothy Gowers (Cambridge), Maxim Kontsevich
(IHES Bures-sur-Yvette), Curtis
T. McMullen (Harvard) |
2002 |
Laurent
Lafforgue (Inst. des Hautes Études Scientifiques, Bures-sur-Yvette,
France)
, Vladimir Voevodsky (Inst. for Advanced Study, Princeton) |
2006 |
Andrei Okounkov (Princeton University),
Grigori Perelman (Russia) [Không nhận giải],
Terence Tao (University of California, Los Angeles),
Wendelin Werner (Université de Paris-Sud, Orsay,
France) |
2010 |
Ngô
Bảo Châu ( , ),
Cédric Villani
( ),
Elon Lindenstrauss
( ),
Stanislav Smirnov
( ) |
|