Giải Nobel Y học 2005 cho Barry Marshall và Robin Warren về Helicobacter pylori

Vietsciences-Võ Thị Diệu Hằng       10/10/2005  

 

 

Ước tính có khoảng 5-10% dân số trên thế giới bị bệnh đau dạ dày. Riêng bên Mỹ có đến 25 triệu người bị bịnh, số đàn ông và đàn bà bịnh ngang nhau. Ở Việt Nam tỉ lệ này là 7%. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất mà y học ngày nay mới phát hiện ra đó là có đến hơn 70% số dân có nguy cơ bị nhiễm chứng bệnh này và nguyên nhân chính đã được xác định là vi trùng Helicobacter pylori.

Phải đến 100 năm sau (1892-1982), qua biết bao công trình nghiên cứu của nhiều nhà Khoa học, mới tìm ra nguyên do chứng đau dạ dày là do con vi trùng Helicobacter pylori.

 

Công trình của Barry Marshall và Robin Warren

Barry J. Marshall J. Robin Warren
Barry J. Marshall J. Robin Warren
Sinh năm 1951 Sinh năm 1937

http://nobelprize.org/medicine/laureates/2005/index.html

 

 
Giải Nobel năm 2005 về Y học được trao cho hai người Úc là bác sĩ Barry J. Marshall và J. Robin Warren nhờ hai ông đã khám phá ra tiến bộ quan trọng trong điều trị loét bộ tiêu hóa mà trước đó, người ta tưởng là do môi trường acid quá mạnh trong dạ dày gây ra như đã nói trên. Hai bác sĩ người Úc sẽ nhận 10 triệu couronne Thụy Điển (1,1 triệu euros) tiền thưởng nhờ đã giải thích rằng những nơi loét trong dạ dày là do vi khuẩn tên là Helicobacter pylori. Ngoài sự khám phá này, họ còn tìm ra cách chữa trị bằng  kháng sinh trong  lúc trước đây chỉ trị bằng cách dùng những thuốc chống acid. Hội đồng giải thưởng Nobel Y học cho rằng đây là một bước tiến quan trọng: hai nhà khoa học  người Úc này đã đưa ra một ý niệm về bệnh lý khác  hẳn với lý thuyết đang hiện hành
 
Cuối năm 1988, trong  một bài đăng trong báo Lancet, số ngày 24-31 tháng  12, viết rằng bác sĩ Barry Marshall đã trình bày trước  hội đồng Y khoa thế giới những  kết quả của nghiên cứu của ông với 100 bệnh nhân bị loét dạ dày và thập nhị chỉ tràng. Và trong  dạ dày của bệnh nhân, người ta  quan sát thấy có sự hiện diện của các vi khuẩn hình xoắn, Helicobacter pylori.
 
Ông giải thích với những đồng nghiệp hoài nghi của ông  là sự dai dẳng của loại vi khuẩn này -ở những bệnh nhân không dùng kháng sinh- là do được kết hợp với tính miễn nhiễm của bệnh loét dạ dày (récidive de l'ulcère). Kết quả này thật đáng ngạc nhiên và phải thay đổi cách chữa trị bệnh này bằng cách kết hợp thuốc kháng sinh và các tác nhân chống acid (antiacid)
Bảy năm sau, Andem (Agence nationale française pour le développement de la médecine, Cơ quan phát triển Y khoa quốc gia Pháp) mới cho là cần phải tổ chức một cuộc họp để bàn thảo vấn đề loét và viêm dạ dày, và cơ quan này đã thông báo các kết quả đồng thời cho đăng trong tờ báo Le Monde ngày 21/11/1995, trong cột  La Revue du praticien-Médecine générale, để phổ biến cho mọi người  và báoỉ cho ta biết rằng bệnh loét các bộ phận tiêu hóa có thể chữa trị được. Trị bằng  kháng sinh một thời gian ngắn  thay vì trị chống loét vừa đắt tiền, vừa lâu.


Tiến trình khám phá Helicobacter pylori


         Forward (Modlin)
1892 Bizzozero (Figura)
1917 Kobayashi (Fukuda)
1940 Freedberg (Freedberg)
1950 Fitzgerald (O'Connor/O'Morain)
1957 Susser (Sonnenberg)
1957 Lieber (Lieber)
1966 Ito (Ito)
1973 Morozov (Morozov)
1975 Steer (Steer)
1978 Ramsey (Harford/Peterson)
1979 Phillips (Phillips/Lee)
1973 Yao (Xiao/Yao)
1979 Warren (Warren)
1982 Marshall (Marshall)
1990 Unge (Unge)

 

Hao tổn cho sức khoẻ

 Theo Andem, phải thông tin cho hội đồng Y khoa và bệnh nhân là phải sửa đổi cho sự thăng bằng thị trường thuốc tây vì thuốc chống loét bao tử được bán nhiều nhất thế giới. Tại Pháp có thêm hơn 80 000 trường hợp bao tử bị loét mỗi năm, khoảng 5-8% dân số. Bệnh hiếm khi làm chết người, nhưng vì làm đau đớn nơi động  mạch nên  người ta phải tốn tiền quá nhiều để thăm dò bệnh và điều trị. Thêm nữa, bệnh sưng màng nhày bộ tiêu hóa chiếm một nửa số người bị đau vùng bụng trên

Những chuyên gia bệnh lý giải phẫu đã quan sát kỹ một loại hệ thực vật vi ti trong màng nhày dạ dày từ một thế kỷ nay, nhưng phần đông không ai nghĩ rằng chính chúng gây ra lở loét hay sưng màng nhày

Cuộc bút chiến dai dẳng

Cuối thập niên 60, mặc dù các y sĩ nhận xét thấy rằng cho một số thuốc kháng sinh có làm giảm bệnh loét dạ dày nhưng "chẳng ai để ý đến công trình nhờ  một y sĩ người Cuba  quan sát này...."

Sự việc thay đổi vào đầu năm 1980 khi hai người Úc, Robin Warren và Barry Marshall cô lập và nhận dạng  một loại vi khuẩn mới,  vi khuẩn Campylobacter pylori mà năm 1989 được đổi tên là Helicobacter pylori

"Chỉ cần rọi lớn hơn sự xét nghiệm biopsie dạ dày để làm rõ ràng vi khuẩn mà người ta gọi là micro-aérophile (rất ít thích không khí) bởi vì nó có thể sống dưới áp suất nhò oxygen", giáo sư Pierre-Louis Fagniez, chuyên khoa giải phẫu bộ tiêu hóa (bệnh viện Henri-Mondor, Créteil, Pháp), thành viên cuộc hội thảo do sự thỏa thuận chung của Andem.

Một cuộc bút chiến tiếp tục giữa những người theo và và những chống lại ý niệm về sự phát sinh bệnh loét bao tử là do vi khuẩn này. Người ta còn thấy năm 1985, một người tình nguyện khoẻ mạnh đã can đảm uống một chén Helicobacter pylori, để chứng minh rằng mầm (germe) này chín h là nguyên nhân gây đau dạ dày.

Sự liên hệ giữa vi khuẩn này với ung thư dạ dày khá trầm trọng, giống như người hút thuốc  với ung thư phổi, siêu vi trùng  papillomavirus và bệnh ung thư tử cung, và siêu vi trùng hépatite B và bệnh  ung thư gan, Agnès Labigne  thuộc đơn vị pathogénie bactérienne des muqueuses, Institut Pasteur de Paris nói.  (Le Monde, 12/09/2002)

Nguyên nhân chứng loét bao tử:

Ðầu thế kỷ thứ 20, người ta cho rằng nguyên nhân của đau dạ dày là yếu tố tâm lý,
stress, sự căng thẳng thần kinh hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, do sự tiết acid bị bất bình thường, di truyền, nghiện thuốc lá...  Bởi vì có nhiều acid trong dạ dày tiết nhiều gây ra ulcer, nên người ta chỉ cho bịnh nhân nghỉ ngơi, uống thuốc chống acide (antacid). Thật ra, đó chỉ là những yếu tố thuận lợi làm bệnh phát triển chứ không phải là nguyên nhân sinh bệnh.
Ước tính có khoảng trên 50% dân số bị nhiễm vi khuẩn này, đặc biệt ở những nước đang phát triển thì tỉ lệ này còn tăng cao hơn với 60-80%. Riêng Việt Nam, con số này là 70%. Sự lây truyền vi trùng này chủ yếu qua đường miệng hoặc chất thải (nghĩa là thức ăn bị nhiễm vi trùng Helicobacter pylori) . Ruồi cũng là một con vật trung gian góp phần lây lan Helicobacter pylori qua đường thực phẩm.

 

Helicobacter pylori

Năm 1982, Helicobacter pylori được khám phá  ra tại  Perth Western  Australia, do Robin Warren và Barry Marshall
Helicobacter pylori là một vi khuẩn có dạng xoắn, với 4-7 râu ở một đầu, ở trong dạ dày và thập nhị chỉ tràng (vùng ruột ngay dưới dạ dày). Đó là con đường duy nhất để thích ứng với môi trường khắc nghiệt của dạ dày.

 


Có hàng tỉ vi sinh vật này trong bao tử, nếu không bị diệt trừ thì sẽ tồn tại suốt đời người bị nhiễm. Vi khuẩn này có thể gây ra rối loạn tiêu hoá, viêm dạ dày mạn tính dẫn đến loét dạ dày, loét t tràng, ung thư dạ dày, u ác tính tế bào limphô ở niêm mạc dạ dày... Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định Helicobacter pylori còn là một trong số những tác nhân chính gây ung thư, có vai trò quan trọng trong diễn tiến đưa đến ung thư dạ dày. Helicobacter pylori có mặt trong khoảng 65-70% trường hợp viêm dạ dày, 70-80% ung thư dạ dày, hơn 90% các trường hợp loét bao tử hoặc tá tràng. Nguy cơ ung thư bao tử ở người bị nhiễm Helicobacter pylori sẽ tăng từ 6-10 so với người không bị nhiễm.
 

Bên  trong dạ dày khoảng  hai lít dịch vị. Dịch vị gồm các enzym tiêu hóa và acid chlohydric, sẵn sàng xé nát thức  ăn  cứng rắn nhất hay các  vi sinh vật. Vi khuẩn, virus và miếng bít tết của bữa ăn tối hôm qua đều bị tiêu thụ trong dung dịch đầy hóa chất chết người.  Nhờ vậy dạ dày không chứa vi khuẩn nên vô trùng, nhưng Helicobacter pylori đã thay đổi sự việc này.
Dạ dày được bảo vệ không bị chính dịch vị của nó làm bào mòn là nhờ  ở lớp màng nhày bao phủ bên trong nó. Helicobacter pylori ở bên trong  lớp màng nhày. Một khi được  sống an toàn bên trong màng nhày, vi khuẩn nép mình bên trong màng nhày, và chống  lại acid dạ dày nhờ nó có emzym urease. Urease chuyển urê, chất có rất nhiều trong dạ dày (từ nước  miếng và dịch vị) ra  bicarbonat HCO3- và  ammoniac, là những chất kiềm (base) mạnh.  Sự việc này tạo ra một đám mây hóa chất làm trung hòa acid chung quanh vi khuẩn Helicobacter  Pylori, bảo vệ nó khỏi bị acid trong dạ dày tiêu diệt. Phản ứng thủy giải của urê quan trọng cho sự chẩn đoán Helicobacter  pylori nhờ thử hơi thở (breath test )
 
C=O(NH2)2 + H+ + 2H2O ---> HCO3- + 2NH4+
 
Helicobacter  pylori còn được bảo vệ vì  hệ thống tự vệ tự nhiên không thể qua lớp màng nhày của dạ dày để đến vi khuần. Hệ thống miễn dịch khi gặp nơi bị nhiễm trùng Helicobacter  pilory, sẽ phản ứng  lại bằng cách gởi các bạch cầui , tế bào sát chủ T, và  các tác  nhân chống nhiễm trùng  khác tới để trợ giúp. Tuy nhiên, những tác  nhân  này không thể đến nơi bị tổn thương được vì chúng không thể xuyên qua lớp màng nhày một cách dễ dàng. Chúng không đi đâu được cả, trong khi đó sự đáp ứng của hệ thống miễn dịch tăng dần, tăng dần. Các polymorphs (dạng biến đổi) chết đi và làm lan tràn các hợp chất có tính tàn phá của chúng (các gốc peroxid) ở  lớp tế bào dạ dày. Thức ăn dư thừa được mang tới để nuôi các bạch huyết cầu thì các vi khuẩn Helicobacter  pylori dùng làm thức ăn  cho mình để sinh sản. Chỉ trong vài ngày là gây ra bịnh viêm dạ dày (gastritis) và có thể  bị loét. Có thể không phải chính vi khuẩn Helicobacter  pylori làm loét dạ dày, nhưng sự sưng lớp màng dạ dày là do Helicobacter  pylori
 

Email

Nobel Site http://nobelprize.org/
xem thêm helicobacter pylori:
http://www.helico.com/

© http://vietsciences.free.fr http://vietsciences.net  VÕ Thị Diệu Hằng