Những bài cùng tác giả
Giải Nobel Hóa học năm nay được chia đều cho hai khoa học gia có công khám phá và
khảo sát các Đường dẫn Nước và Ions (Water and Ions
Channels) trong các Tế bào (Cells) sinh vật:
 
- Peter Agre (sinh năm 1949, quốc tịch Mỹ) làm việc tại Johns Hopkins University,
School of Medicine, Baltimore, Maryland,
Hoa kỳ, và - Roderick MacKinnon (sinh năm 1956,
quốc tịch Mỹ) làm việc tại Rockefeller University,
Hughes Medical Institute, New York, New
York, Hoa kỳ.
Mọi sinh vật được cấu tạo bởi tế bào. Như ta
đã biết, trong con người các tế bào tập hợp thành Mô (Tissue), và các mô được sắp xếp
thành Cơ quan (Organ) như bắp thịt, gan, thận, phổi, v.v…. Ngoài ra cơ thể con người
còn chứa chừng 70% nước muối. Biết một cách rõ ràng làm thế nào nước và muối (ion)
có thể ra, vào các tế bào là một điều vô cùng quan trọng. Vì như thế chúng ta có thể hiểu
thêm các chứng bệnh về tim, thận, bắp thịt và hệ thống thần kinh hầu tìm phương cách
chữa trị.
Ngay từ giữa thế kỷ thứ 19, các khoa học gia đã biết là có những đường dẫn đặc biệt
(kênh) trong tế bào giữ nhiệm vụ chuyển vận nước đi vào và ra khỏi tế bào. Nhưng phải
đến năm 1988 Peter Agre mới xác định được một màng Protein đóng vai trò thiết yếu
trong những đường dẫn này và đặt tên chúng là AQuaPorins (AQP). Khám phá có tính
cách quyết định này của ông đã mở cửa cho một loạt những khảo cứu liên hệ đến đường
dẫn nước trong tế bào của các loài vi trùng,
thảo mộc và động vật. Khoảng 11 cấu trúc khác nhau của AQP đã được tìm ra.
Ngày nay các khảo cứu gia có thể theo dõi từng chi tiết hành trình của các phân tử nước
khi đi qua màng tế bào. Họ đã tìm ra một tính chất đặc biệt, tính “Lọc lựa”, của các màng
Protein này: trong vô số những hạt tử nhỏ hiện diện, chỉ có nước mới qua được. Thí dụ
màng này không để Proton (H+ , hay H2O +) qua. Điều này rất quan trọng vì nồng độ
proton ở hai bên thành tế bào giữ vai trò thiết yếu trong việc tồn trữ năng lượng.
Trong con người, những đường dẫn nước này giữ vai trò vô cùng đặc biệt trong thận, nơi
khoảng 170 lít nước được lọc qua, lại mỗi ngày.
Còn ion thì sao ?
Từ lâu, khoảng năm 1890, khoa học gia Đức Wilhelm Ostwald (đoạt giải
Nobel Hóa học năm 1909) đã đưa ra ý kiến cho rằng những
tín hiệu Điện, mà ta thấy trong những mô
đang hoạt động, đã được tạo ra từ sự di chuyển qua, lại màng tế bào của các ion. Mãi
đến thập niên 1920s ý niệm về những Đường dẫn Ions (Ions Channels) hẹp mới được đưa
ra. Sau đó đến đầu thập niên 1950s hai khoa
học gia Anh quốc Alan Hodgkin và Andrew
Huxley công bố khám phá vai trò của ions Sodium (Na+) và
Potassium (K+) trong sự truyền tín hiệu qua từng tế bào trên dây thần
kinh. Hai ông này đoạt giải Nobel Sinh lý/Y học năm 1963.
Trong thập niên 1970s, tính chất “Lọc lựa” của các đường dẫn ions được nghiên cứu kỹ
càng. Vai trò của Oxygen trong các protein của màng tế bào
đã được nhắc đến để giải thích tại sao những đường dẫn này chỉ để cho
ion Potassium qua mà có thể ngăn những ion có kích thước nhỏ hơn như Sodium lại. Tuy
nhiên chưa ai đưa ra được chứng minh cụ thể.
Phải đợi đến năm 1998, nhờ kỹ thuật nhiễu xạ tia X trên tinh thể (X-ray
crystallography), Mackinnon mới đưa ra được cơ cấu ở cấp nguyên tử của các đường
dẫn ions. Từ đó ông có thể giải thích tường tận tại sao ion
Potassium, vốn có sự liên kết đặc biệt với 4 nguyên tử Oxygen chung
quanh, có thể qua được bộ lọc (filter) của đường dẫn, còn ion Sodium tuy nhỏ hơn vẫn
bị ngăn lại.
Nhờ khám phá trên, người ta hiểu được là sự rối loạn trên những đường
dẫn này có thể gây ra nhiều bệnh thuộc về dây thần kinh, bắp
thịt, tim, mạch, v. v. …, và từ đó ta có thể tìm ra các dược phẩm để chữa trị.
©
http://vietsciences.free.fr
và http://vietsciences.org
Nguyễn Trọng Cơ
|