Cần thiết nhanh chóng xây dựng môt quốc hội điện tử

Vietsciences-Nguyễn Lân Dũng          21/05/2008

 

Những bài cùng tác giả

 

            Quóc hội điện tử (E-parliament) được hiểu là việc áp dụng công nghệ số và các công nghệ thông tin, truyền thông (ICT) để nâng cao hiệu quả hoạt động  của Quốc hội, mở rộng mối quan hệ giữa các đại biểu QH với nhân dân. Quốc hội điện tử góp phần tích cực vào quá trình dân chủ điện tử.

      Trong những năm qua Quốc hội ta đã bước đầu xây dựng được mạng máy tính ở Hội trường Ba Đình, ở hai trụ sở của Văn phòng QH, xây dựng các Cơ sở Dữ liệu Luật VN, Dữ liệu Dân nguyện, Dữ liệu Hỏi-đáp thông tin, Dữ liệu Phát biểu của các ĐBQH, Dữ liệu CB, công chức của VPQH…Cũng đã xây dựng được hệ thống thư điện tử, hệ thống Intranet và Website của QH trên Internet. Tuy nhiên việc tạo ra được các ĐBQH có văn hóa điện tử mới quan trọng hơn là việc mua sắm máy tính và lắp ráp mạng.

      Cần sử dụng ICT để mở rộng sự tương tác của QH với nhân dân. Khi đó nhân dân khắp các miền của đất nước sẽ có thể giao triếp dễ dàng với các ĐBQH do mình bầu ra hoặc các ĐBQH của cả nước. Muốn có không gian điện tử (cyber space) phải có sự Sẵn sàng điện tử (e-readiness). Những điều này gắn liền với những điều kiện vật chất, kỹ thuật và xã hội mang tính chất nền móng.

      Hiện nay (tháng 8/2007) nước ta mới chỉ có 21,52% dân chúng có khả năng truy nhập Internet. Ngay trong số các ĐBQH cũng còn không ít người chưa thường xuyên sử dụng Internet. Vì vậy trước hết cần trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và Internet cho các ĐBQH. Việc cấp cho mỗi ĐBQH một laptop- khoảng 500 000 USD cả thảy- cũng không phải là chuyện quá khó. Tiếp theo là công bố công khai địa chỉ Thư điện tử (e-mail) và địa chỉ Trang tin (website) của từng ĐBQH đương nhiệm (tất nhiên phải giúp xây dựng các địa chỉ này cho từng ĐBQH, cung cấp cho họ các công cụ giao dịch trực tiếp, các diễn đàn trực tuyến…). Việc có thể làm ngay là cung cấp rộng rãi thông tin cho nhân dân thông qua trang web của QH, giúp nhân dân có thể tìm được dễ dàng các dự thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết… để nhân dân đóng góp ý kiến, thực hiện các cuộc điều tra dư luận qua mạng…

      Liên hiệp quốc đang triển khai việc xây dựng Nghị viện điện tử toàn cầu (với trang web là www.e-parl.net), qua cầu nối này nghị sĩ  của các nước có thể kết nối với nhau . Mỗi Nghị viện (hay QH) sẽ cử ít nhất 1 nghị sĩ (hay ĐBQH) tham gia Hội đồng Nghị viện điện tử (số lượng tùy thuộc vào dân số của từng nước). Nghị viện điện tử toàn cầu sẽ xem xét và quyết định các vấn đề toàn cầu và giám sát Liên hiệp quốc.

      Đối tượng của Chương trình xây dựng  QH điện tử VN bao gồm ba nhóm. Với nhóm Công chức QH cần tạo ra một môi trường điện tử, xây dựng các ứng dụng , đào tạo khả năng thu nhập và tổng hợp thông tin để phục vụ và tham mưu cho QH. Với nhóm ĐBQH ngoài viêc nhận và gửi thông tin còn cần có kỹ năng để tiép xúc rộng rãi với đông đảo cử tri, với các chuyên gia, các nhà oanh nghiệp và thu thập tài liệu tham khảo từ nước ngoài, từ đó có năng lực để góp phần nâng cao chất lượng các quyết định của QH. Với nhóm Công chúng cần tạo điều kiện để họ biết QH là gì, QH đang làm gì, có thể góp những ý kiến gì cho QH và các ĐBQH, tham gia giám sát QH và các ĐBQH.

      Việc xây dựng QH điện tử VN còn góp phần tích cực vào việc giảm bớt các tư liệu in ân (quá nhiều và quá tốn kém), chuẩn hóa các phòng họp, các hệ biểu quyết...

      Trước mắt càng nâng cấp mạng QH thành một mạng Wan (Wide Area Network) nối với Văn phòng ở 64 tỉnh thành , cấp máy tính và tài khoản sử dụng Internet cho từng ĐBQH. Cần xây dựng phần mềm và các kho cơ sở dữ liệu về luật, về các tham luận, các hoạt động giám sát, thông tin về từng ĐBQH, liên kết với các kho dữ liệu của các ngành kinh tế-xã hội, xây dựng các phần mềm về hỗ trợ quá trình lập pháp, giám sát, hỗ trợ việc tổng hợp ý kiến và các công tác nghiệp vụ khác... Mạng Wan này cũng sẽ góp phần truyền đạt thông tin và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của đông đảo cử tri, định kỳ mở ra các Diễn đàn trực tuyến giữa lãnh đạo QH hay từng ĐBQH với nhân dân.

      Việc xây dựng QH điện tử sẽ góp phần làm cho các ĐBQH không chuyên trách đang từ trạng thái hoạt động định kỳ hai đợt trong năm thành họa động suốt năm, từ chỗ không chuyên nghiệp thành ra gần giống như các ĐBQH chuyên trách, làm cho các kỳ họp QH có thể rút ngắn hơn nhưng lại ncó chất lượng cao hơn, tiết kiệm được một khoản kinh phí rất lớn để in ấn tài liệu và gửi đến cho từng ĐBQH. Những tập Kỷ yếu dày cộp có thể chỉ chiếm một dung lượng nhỏ trong 1 đĩa CD (có thể chứa tới 630 00 trang).

      Quốc hội đã ban hành Luật giao dịch điện tử, công nhận giá trị pháp lý của Giao dịch điện tử. Chính phủ đã ban hành các nghị định về giao dịch điện tử trong  Thương mại, Tài chính, Ngân hàng và về chữ ký và chứng thực chữ ký. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước. Chính phủ cũng đã hoàn thành việc xây dựng đường trục nối VPCP với văn phòng HĐND các tỉnh và các Bộ, các Tỉnh và các Bộ đều đã có mạng LAN, Tất cả các Bộ và hầu hết các tỉnh đều đã có trang Web, 100% CB, công chức ở TƯ và cấp tỉnh đã sử dụng máy tính và có địa chỉ thư điện tử. Gần đây dư liệu  báo chí đã phê phán mạnh mẽ những sai sót trong việc triển khai Đề án 112 nhưng lại không làm rõ khối lượng to lớn các việc đã làm được và hiệu quả của Đề án này đối với việc ứng dụng CNTT trong hệ thống các cơ quan Nhà nước.Trong hệ thống Đảng, về cơ bản đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử ụng một cách phổ biến hệ thống thông tin của Đảng Hệ thông LAN (Local Area Network) đã được xây dựng ở 100% cơ quan TƯ,Tỉnh ủy và Thành ủy; 97,76% ở Huyện ủy, Thị ủy. Hệ thống WAN đã đạt trên 99,5% tai các quận ủy, Huyện ủy, Thị ủy và 7,5% tại Đảng ủy cấp Xã, Phường Ở cấp TU và Tỉnh 100% cán bộ, chuyên viên có máy tính để làm việc, tỷ lệ này ở cấp Huyện là 50-70%. Đã có các trang Web về Đảng CSVN, báo Nhân dân, TC Cộng sản…, có các cơ sở dữ liệu về Văn kiện Đảng, Đảng viên, Hồ sơ lưu trữ của Đảng,về các Đảng bạn trên thế giới và nhiều ứng dụng khác.

       Vấn đề an ninh mạng cho Quốc hội điện tử theo chuyên gia Nguyễn Tử Quảng là không đáng quá lo lắng vì chúng ta đã có thể có thiết kế chuẩn, có quy trình chuẩn cho nên có thể phát hiện và khắc phục kịp thời khi hệ thống bị tấn công (tự thao tác, hợp tác với chuyên gia và các cơ quan chức năng)

      Tóm lại QH điện tử là sự cải tiến không ngừng của QH thông qua việc ứng dung ICT. Sự cải tiến này sẽ nâng cao rõ rệt được hoạt động của UB thường vụ QH, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của QH, Văn phòng các Đoàn ĐBQH và của từng ĐBQH, tăng cường một cách có hiệu quả mối liên kết giữa ĐBQH với đông đảo cử tri, cũng như với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể chính trị-xã hội, các doanh nghiệp…

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org Nguyễn Lân Dũng