Viết về
Giáo sư Nguyễn Văn Đạo
Những đồng nghiệp, cộng
sự và cả những người chỉ biết đến Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo,
nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, đều tỏ lòng kính trọng đối
với ông. Giáo sư đã
ra đi quá đột
ngột để lại
niềm thương tiếc cho mọi người.
Không trả lời "không"
với người cần đến mình
 |
Ảnh ĐHQGHN |
Bà Vũ Thị Quý, hiện là Phó Tổng thư ký - Chánh
Văn phòng Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài và từng là
cộng sự với ông từ những ngày đầu thành lập ĐHQG Hà Nội, bùi ngùi
khi nhắc lại những kỷ niệm với GS-Viện sỹ Nguyễn Văn Đạo.
Cùng với gia đình, bạn bè, bà Quý đã túc trực
trong bệnh viện Việt Đức ngay từ lúc biết tin GS bị tai nạn giao
thông.
Theo lời kể của bà Quý, một nguyên tắc làm việc
của GS Đạo là "Không bao giờ được trả không với người nào khi họ cần
đến mình, bởi khi ai đó cần đến mình thì phải nhiệt tình giúp hết
mình".
Mặc dù GS nghiêm khắc, đòi hỏi nhân viên làm việc
cao, yêu cầu mọi người luôn luôn học hỏi, nhưng GS luôn động viên
tinh thần cho mọi người.
Ví dụ, một nhân viên phải làm cật lực hồ sơ xin
dự án ODA (Official Development Assistance) cả một ngày chủ nhật,
đến 4h00 sáng thứ 2 mới xong, kịp với cuộc họp của Bộ Kế hoạch Đầu
tư xin 7 triệu USD tài trợ cho ĐHQG Hà Nội và bên đó duyệt. Cuối
cùng, đối tác đồng ý cho vay. Được sự chỉ đạo của GS, nhân viên đều
làm việc hiệu quả.
Sau đó, vào cuối tuần, GS tổ chức cho mọi người
đi dã ngoại lên Ba Vì. Tự tay GS đi mua sữa tươi, sữa chua cho mọi
người. GS là người rất tâm lý, chu đáo và quan tâm với bất cứ ai,
không kể thường dân.
Đặc biệt quan tâm đến sinh viên, thanh niên
Theo PGS-TS Nguyễn Lân Trung (Trưởng phòng Khoa
học ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Phó tổng thư ký Hội ngôn ngữ học
Việt Nam), GS Nguyễn Văn Đạo là người đặc biệt quan tâm đến sinh
viên, thanh niên.
Ông kể lại: Khi mới thành lập ĐHQG Hà Nội thành
lập năm 1993, tôi là Bí thư Đoàn ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội. Thầy
Đạo có gọi tôi lên, nói rằng, trong một ngôi trường phải có học trò,
mới có thầy giáo; có học trò, có thầy giáo mới có nhà trường; như
vậy sinh viên đóng vai trò quan trọng nhất. Ngoài chuyên môn, đời
sống văn hóa, chính trị của sinh viên rất quan trọng.
|
Mừng sinh nhật lần thứ 70
của Giáo sư (10/8/2006). Ảnh: Bùi Tuấn |
Là Bí thư Đoàn ĐH Ngoại ngữ, tôi được GS Đạo đề
nghị làm kiêm nhiệm Bí thư Đoàn ĐHQG Hà Nội.
Được làm việc với GS, tôi học được rất nhiều
điều. GS Đạo là nhà khoa học lớn nhưng trăn trở lớn nhất của GS là
sinh viên. Từng làm việc với nhiều đời hiệu trưởng nhưng tôi nhận
thấy, GS Đạo là một hiệu trưởng đặc biệt quan tâm đến sinh viên.
Năm 1999, Huế xảy ra lũ lụt lớn. Tôi nghe tin
trên truyền hình "nước đang rút đi, nhưng đó là mầm mống của bệnh
tật". Tôi liền gọi điện cho GS Tôn Thất Bách (nguyên Hiệu trưởng ĐH
Y Hà Nội, đã mất) và GS Nguyễn Văn Đạo xin các GS những người làm về
môi trường, làm sạch môi trường, xin mỗi giáo sư một ô tô và một ít
kinh phí.
Nghe tôi nói, thầy Đạo nói ngay: "Đáng lẽ chúng
tôi phải chỉ đạo làm việc này, nhưng đoàn thanh niên làm được như
thế thì các anh cần bất cứ gì cũng được, kể cả bảo tôi đi".
Được sự chỉ đạo ráo riết của GS Đạo, GS Bách và
thành đoàn, chúng tôi là đoàn sinh viên đầu tiên đi vào Huế, được
Tổng Bí thư, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đón ở Đồng Hới giao nhiệm
vụ và chỉ đạo cho đoàn đi như thế nào. Vào Huế, đoàn chúng tôi đã
được nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu biểu dương.
|
Chuyến xe mang biển số PP
10-01 của bệnh viện 108 chở Giáo sư Đạo qua cửa ĐH Quốc gia Hà
Nội tại 19 Lê Thánh Tông ngày 11/12/2006. Ảnh: Bùi
Tuấn |
Tôi chưa từng thấy vị hiệu trưởng nào đặc biệt
quan tâm đến sinh viên đến thế. Bất cứ các hoạt động như các hội
diễn, thi thanh lịch của sinh viên, GS đều đến dự và tặng hoa, động
viên, khích lệ sinh viên, rất nhiều trong các hoạt động. Tôi ấn
tượng với tình cảm GS Đạo dành cho sinh viên và thanh niên.
Khi GS Đạo làm Chủ tịch
Hội Liên lạc với
người Việt Nam ở nước ngoài,
GS có đề nghị tôi làm Phó Tổng thư ký cho Hội.
GS Đạo từng tâm sự với tôi: "Bên cạnh Tổ chức
Chính phủ, Ban Việt kiều Trung ương, chúng ta cần phải làm nên ngôi
nhà dành cho Việt kiều, để khi họ trở về quê hương không bị mặc cảm.
Ngôi nhà đó sẽ đón tiếp những kiều bào chứ không phải dành cho các
quan chức".
Tuy Hội mới ra đời, nhưng GS đã tạo được tiếng
nói cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đó là cái tâm, cái
tầm, cái ý tưởng sáng tạo của GS, một con người vĩ đại mà tôi từng
được làm việc cùng trong 10 năm.
"GS Đạo - Người thầy đáng kính của tôi"
Trò chuyện với VTC News, GS Phạm Phụ (ĐH Bách
khoa - ĐHQG TP.HCM, thành viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục) hồi tưởng
về GS Nguyễn Văn Đạo với sự kính trọng. "GS Đạo là thầy của tôi, là
tấm gương lớn cho chúng tôi học tập".
Ông xúc động kể: Tuy GS Đạo chỉ học trước tôi 1-2
năm, nhưng đó là người thầy của tôi. Khi tôi học ĐH Bách khoa Hà Nội
khoảng năm 1960, có một viện sỹ Nga sang giảng dạy thêm cho chúng
tôi, GS Đạo vừa là phụ giảng, nhưng lại vừa là phiên dịch cho viện
sỹ của Nga.
Ấn tượng với tôi, GS Đạo là người tự học tiếng
Nga, nhưng GS có thể phiên dịch tiếng Nga rất tốt, khiến cho chúng
tôi vô cùng ngưỡng mộ.
Tôi thường xuyên viết bài về những vấn đề giáo
dục, gửi cho các báo, nhưng bao giờ, tôi cũng gửi cho GS Đạo xem,
nhận xét về bài viết của tôi. GS Đạo thường đọc và nhận xét rất kỹ
các bài viết đó khiến tôi cảm thấy rất vui.
Gần đây nhất, cách đây một năm, tôi đến thăm ĐH
RMIT ở TP. HCM và được gặp lại GS Đạo ở đó. Chúng tôi đã hàn huyên
tâm sự được nhiều hơn.
Thời gian qua, chúng tôi vẫn thường liên lạc,
trao đổi với nhau về những vấn đề giáo dục. Tuy ít có cơ hội gặp
nhau, nhưng tôi và GS Đạo vẫn thường gọi điện hỏi thăm, trao đổi với
nhau.
Rủi ro quá, tôi vừa đi Mỹ về, nghe thông tin GS
Đạo, không thể tin nổi. Người thầy, người anh đáng kính của tôi đã
ra đi quá đột ngột.
Trích nguồn
VTC News |
|
©
http://vietsciences.free.fr
và http://vietsciences.org
Phương Nguyên
|