Những bài
cùng tác giả
Thư của sinh viên
tlb <thinhj_007@yahoo.com> :
Em chào thầy a. Em có tham khảo
các bài viết ôn thi hóa học của thầy, chúng rất hay và hữu ích. Em hiện đang
là sinh viên năm 3 của trường Khoa học tự nhiên, năm nay em muốn thi lại,
các bài giảng của thầy đã giúp em rất nhiều. Em cảm ơn thầy rất nhiều, và em
có 1 số bài tập hóa em không giải được, em mong thầy giảng dùm em được không
ah. Em cảm ơn thầy rất nhiều.
Bài 84 hữu cơ:
Đốt cháy hỗn hợp A gồm ba chất
thuộc dãy đồng đẳng benzen cần dùng V lít không khí (đktc). Cho hấp thụ sản
phẩm cháy vào bình đựng nước vôi, thu được 3 gam kết tủa, khối lượng dung
dịch tăng 12,012 gam. Đun nóng dung dịch, thu được thêm 12 gam kết tủa nữa.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Không khí gồm 20% O2 và 80% N2. Trị số của V
là:
a) 7,9968 lít b)
39,9840 lít c) 31,9872 lít d) Một trị số
khác
Bài 1 vô cơ:
Nung x mol Fe trong không khí 1
thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp H gồm 4 chất rắn, đó là Fe và 3 oxit
của nó. Hòa tan hết lượng hỗn hợp H trên bằng dd HNO3 loãng, thu được 672ml
khí NO duy nhất (dktc). Trị số của x là:
a)0.15 b)0.21 c)0.24 d)không xác
định được vì không đủ dữ kiện.
Em chân thành cảm ơn thầy.
================
Bạn sinh viên thân mến,
Cảm ơn bạn đã có lời động viên
và tín nhiệm tôi trả lời các câu hỏi.
Về câu (1) vô cơ thì x mol Fe bị oxi hóa
bởi O2 của không khí tạo ra FeO, Fe3O4, Fe2O3
và Fe còn lại chưa bị oxi hóa. Hỗn hợp các oxit sắt và Fe tiếp tục bị dd HNO3
oxi hóa và phản ứng hết tạo muối Fe(NO3)3, còn HNO3
thì bị khử tạo khí NO. Như vậy x mol Fe lúc đầu đã bị O2, rồi HNO3
oxi hóa hết tạo x mol Fe3+ (ở dạng muối Fe(NO3)3.
Như vậy x mol Fe đã cho 3x mol điện tử (nhằm tạo 3x mol Fe 3+).
Số mol điện tử mà chất khử Fe cho này bằng số mol điện tử mà chất oxi hóa O2
và HNO3 nhận. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: khối
lượng x mol Fe cộng với khối lượng O2 đã phản ứng bằng khối lượng
của 16,08 gam hỗn hợp H thu được. Do đó khối lượng O2 phản ứng =
(16,08 – 56x) gam O2 hay O2
phản ứng. Do 1 mol O2 nhận 4 mol điện tử nhằm tạo 2 mol O trong
oxit, trong đó O có số oxi hóa bằng -2. Do đó số mol điện tử mà O2
đã nhận là: 4
điện tử. Từ 672ml khí NO (đktc) tức NO.
Mà 1 mol đã
nhận 3mol điện tử để tạo 1 mol .
Với 0,03 mol NO tạo ra thì có 3(0,03) = 0,09 mol điện tử mà HNO3
đã nhận. Ta có phương trình số mol điện tử mà chất khử Fe cho bằng số mol
điện tử mà các chất oxi hóa O2 và HNO3 đã nhận:
3x = +
0,09 => x = 0,21 mol Fe. Như vậy phương án đúng là (b).
Còn câu (84) hữu cơ:
Chú ý
rằng hỗn hợp ba chất đồng đẳng benzen tức là ba hiđrocacbon, phân tử chỉ gồm
C và H. Mà C cháy tạo CO2, còn H cháy tạo ra H2O. Do
đó nếu tìm được số mol CO2 và số mol H2O của sản phẩm
cháy, tức là cũng tìm được O trong các hợp chất này, cũng chính là O trong O2
có trong không khí đã tham gia phản ứng cháy, do đó sẽ tìm được thể tích
không khí tham gia phản ứng cháy.
Gọi x là
số mol CO2; y là số mol H2O có trong sản phẩm cháy.
Khối
lượng dung dịch nước vôi sau phản ứng tăng, chứng tỏ rằng lượng sản phẩm
cháy (CO2 và hơi H2O) mà dung dịch nhận vào lớn hơn
lượng 3 gam kết tủa tách khỏi dung dịch. Do đó ta có phương trình
toán: (44x + 18y) – 3 = 12,012 (1)
CO2
+ Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
0,15
<= (0,3 + 0,12) = 0,15
CO2
còn dư + CaCO3↓ → Ca(HCO3)2
0,12
<= 0,12
Ca(HCO3)2
(dd) CaCO3↓
+ CO2↑ + H2O
0,12
<= 12/100 = 0,12 mol
=> có (0,15 + 0,12) = 0,27 mol CO2
trong sản phẩm cháy => x = 0,27 mol (2)
thế x =
0,27 va (1) => y = 0,174 mol H2O
0,27 mol
CO2 => 0,27 mol O2; 0,174 mol H2O => 0,174
mol O => 0,087 mol O2. Như vậy số mol O2 đã tham gia
phản ứng cháy là (0,27 + 0,087) = 0,357 mol O2. Do đó thể tích
không khí ở đktc đã dùng là: V = lít.
Như vậy đáp số đúng là (b).
Tôi diễn
giải dông dài để dễ theo dõi. Khi làm bài, không cần phải thuyết minh dài
dòng, để tiết kiệm thời gian.
Thân mến,
Thái
© http://vietsciences.free.fr
và http://vietsciences.org
Võ Hồng Thái
|