Những bài cùng tác giả
Giới thiệu sách



GIỚI THIỆU SÁCH ANH VĨNH SÍNH: “PHAN CHÂU TRINH AND HIS
POLITICAL WRITINGS”
My fellow compatriots,
I have spoken for a long time. Allow me to sum
up by saying: We realize we have lost our national independence because
of our ethics, and because of our loss of morality and ethics our people
have become low-spirited and are looked down upon and trampled by
foreingers. We must modify our ethics and nurture our morality. You have
to do that.
I realize that to restore the morality of a
country in which things are in a big mess is not an easy task. But if we
do not - on the grounds that it is too difficult to revive the old
morality – then when will our country be able to join ranks with other
nations? When I speak of the “old morality”, I do not mean the morality
in which children are the slaves of their fathers, wives are the slaves
of their husbands, or the subjects are slaves of their monarch; but I
rather wish to refer to the reasonable morality (đạo đức trung dung) of
Confuciamism, which can be applied any time and in any coutry. As I have
mentioned before, it is neither old nor new and neither Oriental nor
Occidental. This morality can be found in saying such as “it is possible
to murder a man but impossible to insult him”, or “he cannot be led into
dissipation by wealth and rank, nor deflected from his aim by poverty
and obscurity, nor made to bend by power and force – all this is
characteristic of a great man” and so forth.
Phan Châu Trinh
(Trong: Morality and Ethics in the Orient and the
Occident)
|
Compatriots! After living abroad for a long time,
upon coming home and glancing at the current state of our country, I
feel very sad, indeed. Alas! The old morality has, without notice,
disappeared, but the new morality has not yet taken shape.
In our country at present, is there a person
who may be called a moralist (nhà đạo đức)? Even since the time of the
Lê dynasty, is there anyone who may be called a moralist like those I
mentioned (J.J. Rousseau, La Fontaine, Montesquieu, Pascal, Voltaire,
Mencius, Mozi, Zhuangzi…)?
In short, no one dares to challenge those who
have been revered by the king, and no one dares to revere those who have
been destroyed by the king. Such being the case, how could a moralist in
our country exist? People who advocate liberal ideas therefore are seen
as eccentric, and the king sees them as subversive to his autocracy and
moves to destroy them. In such a country, how is it possible to stop the
flatterers from growing in number?
Granted that we do not have public morality,
now let me ask you, does each of us have personal justice? My answer is:
we do not! In a country under autocratic rule, nothing related to
morality can be born.
Phan Châu Trinh
(Trong: Morality and Ethics in the Orient and the
Occident) |
Ở trên là một vài trích dẫn của cuốn sách mà tôi muốn giới thiệu với cộng đồng
người Việt, nhất là người Việt ở nước ngoài, một công trình biên soạn và dịch
thuật công phu và quý giá của Giáo sư Vĩnh Sính, Đại học Alberta, Canada nhằm
giới thiệu về cuộc đời và các bài viết quan trọng của cụ Phan Châu Trinh: “Phan
Châu Trinh and His Political Writings”. Sách được viết bằng tiếng Anh, và được nhà xuất
bản “Cornell University Southeast Asia Program” cho ra mắt vào tháng 6, 2009,
dày 152 trang:
http://www.einaudi.cornell.edu/southeastasia/publications/
Có thể mua sách trực tiếp từ trang web này, bìa mỏng (paperback) hay
bìa cứng (hard cover).
Southeast Asia Program là một tủ sách rất quý giá nghiên cứu về Đông Nam Á.
Sách này được “The Asian Studies Association of Australia's e-Bulletin” của
Úc bình chọn là một trong những "Interesting books of Asian interest" trong
quý này:
http://asaa.asn.au/publications/ac/asian-currents-09-07.html#6a
Sách cũng có thể được mua trên mạng amazon:
http://www.amazon.com/Trinh-Political-Writings-Studies-Southeast/dp/0877277494/ref=sr_1_1?ie=UTF8&s=books&qid=1252846372&sr=8-1
Qua sự biên soạn và dịch thuật công phu sang tiếng Anh -- của một người có vốn
kiến thức rất uyên bác về văn hóa, ngôn ngữ và lịch sử Đông-Tây -- đặc biệt qua
phần Introduction (Dẫn nhập) dài hơn 50 trang về cuộc đời hoạt động và các ý
tưởng cải cách của cụ Phan, độc giả tiếng Anh có được một hình ảnh đậm nét về cụ
Phan và hiểu dễ dàng hơn các ý tưởng lớn của cụ. Những chú thích anh Vĩnh
Sính đã làm rất chu đáo.
Sau phần dẫn nhập, sách được chia làm 4 phần:
- “Pháp Việt liên hợp hậu chi Tân Việt Nam” (Nước Việt Nam mới Việt Nam sau khi
Pháp Việt liên hợp). Nên để ý không phải là “liên hiệp” như một hai
nhà nghiên cứu đã ghi lầm.
- “Việt Nam quốc dân Phan Châu Trinh ký thư ư Việt Nam đương kim Hoàng đế” (Thư
của Phan Châu Trinh, người dân Việt Nam, viết thư này gửi đương kim Hoàng
Đế), đương thời gọi nôm na là “Thư thất điều”. Đây là trước tác bằng
Hán văn cuối cùng của cụ.
- Đạo đức và luân lý Đông Tây: Bài này và bài cuối là đề tài Phan Châu
Trinh đã nói chuyện tại Nhà Việt Nam (Saigon) vào cuối năm 1925, bốn
tháng trước khi mất.
- Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa
“Pháp Việt liên hợp hậu chi Tân Việt Nam” và “Thư thất điều” được viết
bằng Hán văn. “Đạo đức và luân lý Đông Tây” và “Quân trị chủ nghĩa và Dân trị
chủ nghĩa”
được viết bằng tiếng quốc ngữ.
Tuy Phan Châu Trinh theo cựu học, đậu Phó Bảng khoa năm 1901, nhưng cụ tự
học lấy chữ quốc ngữ và viết rất thành thạo. Cần nói thêm là cụ
Phan Bội Châu là người cùng thời với Phan Châu Trinh, nhưng cụ không hề
viết được chữ quốc ngữ.
Tác phẩm “Pháp Việt liên hợp hậu chi Tân Việt Nam” từ trước đến nay người
ta không biết Phan Châu Trinh đã viết năm nào, qua sách mới này, anh
Vĩnh Sính đã xác định được cụ đã trước tác lúc mới ở Côn Đảo về Mỹ
Tho và chưa đi sang Pháp, tức trong khoảng từ tháng 6, 1910 và tháng 3,
1911. Theo anh Vĩnh Sính, tác phẩm này có mục đích minh oan cho các đồng chí
của cụ Phan đang bị tù đày sau cuộc Dân biến ở Trung Kỳ (1908) bằng cách nói lên
những điểm khác nhau giữa lập trường của Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu cũng
như giữa hai nhóm minh xã (bất bạo động) và ám xã (bạo động) mà hai người đại
diện. Tuy nhiên, nhằm hiểu rõ những điểm khác biệt giữa hai lập trường, không
thể không biết đến hoàn cảnh lịch sử và cỗi rễ xa xăm đã tạo nên tính cách con
người Việt Nam và Phan Châu Trinh đã giải thích theo quan điểm đó.
Qua cuốn sách này, một nhà cải cách quan quan trọng của lịch sử cận đại Việt Nam
đã gần gủi với độc giả và giới nghiên cứu phương Tây.
Học giả Vĩnh Sính đã viết trong phần Dẫn nhập:
“Most importantly, however, Phan Châu Trinh must be remembered as an entlighted
thinker, and the first and the most eloquent proponent of democracy and popular
wrights in Vietnam.”
và
“Phan Châu Trinh’s ideas and plans for modernization and democracy indeed
provided a comprehensive strategy for meeting the challenge of his contemporary
world, and much of his analysis still holds true today in a world transformed by
increasing globalisation.”
Gọi Cụ Phan là “nhà tư tưởng khai sáng” như Vĩnh Sính đã làm mới thật sự nói lên
được tầm vóc nhận thức rất sâu sắc và độc lập của Cụ về bối cảnh lịch sử và văn
hóa thế giới và Việt Nam, toát ra từ vốn tri thức uyên thâm của Cụ về các xã hội
Đông và Tây. Cụ thấm nhuần nhưng không bị choáng ngộp bởi triết lý Trung Hoa,
cũng như triết lý của Phương Tây, tất cả ở Cụ đều được đặt dưới sự phê phán của
tầm mắt luôn luôn nhìn xa thấy rộng, để cho con ngươi của mình luôn luôn trong
sáng mà nhìn xuyên suốt đến chiều sâu. Sự hiểu biết uyên thâm với tinh thần tự
chủ và độc lập đã nâng Cụ Phan lên cao như một con chim đại bàng để bay lượn
trên cả hai bầu trời Đông Tây mà không hề rơi vào sự lệ thuộc phiến diện nào.
Mấy ai xứng đáng được gọi như thế? Tôi nghĩ, tuyệt đại đa số các nhà yêu nước
Việt Nam đã sa vào những nhận thức ngắn hạn hay cục bộ có tính cách chiến thuật
nhiều hơn, và vội vàng tuyệt đối hóa những nhận thức đó, dừng lại tại đó, tầm
mắt lúc đó chỉ thấy đến đó, nên họ đã để lại những nhầm lẫn to lớn cho các thế
hệ đi sau, biến những sai lầm trong nhận thức đó thành gánh nặng lịch sử trên
vai của một dân tộc còn quá yếu sức về trí tuệ, vốn bị thực dân Pháp và các chế
độ quân chủ đã đánh mất những giá trị truyền thống tốt đẹp của mình là đạo đức
(morality) và luân lý (ethics), như Cụ Phan đã nhận định. Sự nhầm lẫn này trên
cái nền của sự mất mát gốc rễ văn hóa, đạo đức, nghĩa là mất đi “bản sắc”
(identity), di truyền tiếp tục thế hệ này sang thế hệ khác, và có những biến thể
ở nhiều thời kỳ khác nhau của lịch sử. Khôi phục lại đạo đức và luân lý là điều
không dễ chút nào, nhưng lại là tiền đề tiên quyết để dân tộc Việt Nam đổi mới
mình và tiếp thu được những cái mới một cách lành mạnh không bị lệch lạc.
Với “Phan Châu Trinh and his political writings”, chúng ta có một tác phẩm rất quý giá để
giới thiệu với các bạn nước ngoài tư tưởng và tư chất của một nhà yêu nước khai
sáng và cải cách Việt Nam rất quan trọng không may đã bị “nhật thực” bởi các
biến động lịch sử kịch tính, mãnh liệt và những chấn thương định mệnh đi kèm,
dựa trên cái nền của sự mất mát những giá trị đạo lý và văn hóa tốt đẹp của mình
nói trên. Tôi nhớ đến Kant khi ông nói, không phải cách mạng mà chính cải cách
trong tinh thần khai sáng mới thật sự đem lại sự thay đổi lành mạnh một cách sâu
xa và lâu dài trong tâm hồn con người và trong xã hội. Cụ Phan là một nhà cải
cách khai sáng có tầm vóc lớn trong chiều hướng đó. Những gì Cụ Phan viết về
cuộc cải cách cần thiết cho Việt Nam gần một thế kỷ trước hôm nay vẫn còn nguyên
giá trị. Sự khập khiểng trong bước đi và sự nhếch nhác trong đạo đức của Việt
Nam là biểu hiện của sự vắng bóng của một cuộc cải cách khai sáng như cụ Phan đã
vạch ra.
Xin cám ơn tác giả Vĩnh Sính đã làm một việc rất có ý nghĩa nhằm bắt một nhip
cầu văn hóa, lịch sử, tư tưởng giữa Việt Nam và thế giới, và đem lại chất liệu
quý giá cho giới nghiên cứu, học thuật nước ngòai.
NGUYỄN XUÂN XANH
Tháng 8, 2009
Granted that we do not have public morality, now let me ask you,
does each of us have personal justice? My answer is: we do not! In a country
under autocratic rule, nothing related to morality can be born.
Phan Châu Trinh
(Trong: Morality and
Ethics in the Orient and the Occident)
NGUYỄN XUÂN XANH
Tháng 8, 2009
|