Điểm sách
Những bài cùng tác giả
Tựa cho Nỗi buồn chiến tranh
tiểu thuyết của Bảo Ninh
Nguyên tác tiếng Pháp Le chagrin de la guerre
[ ], Éditions Philippe
Picquier, 1994

Chiến tranh, như tình yêu, không thể kể lại được. Ít nhất là chiến tranh nơi
bình địa, sát mặt đất, ngang tầm người. Kinh nghiệm cực cùng ấy dồn con
người vào hành động tối hậu : giết người. Không như con thú giết để ăn, để
tồn sinh. Như thỉnh thoảng chỉ con người biết làm : để tồn tại như người.
Giết, và chết, để giữ lại chút nhân giới trên quả đất này. Ảo tưởng chết
người, ý thức hệ tai hại, như chúng ta sẽ nói ở thời đại chứng kiến "Sự kết
thúc của lịch sử
[]" này, mọi người bất lực trong mọi lĩnh vực ? Bình tĩnh một
tí đi mà. Chỉ là chuyện chữ nghĩa, văn chương thôi mà. Ta có thể tạm nói như
Camus : giết để bảo tồn một vài sắc thái của một vài ngôn từ. Những sắc thái
quả khó cảm nhận được xuyên qua những cuộc tàn sát lộng lẫy của thế kỷ này,
nhân danh Giống Nòi, Lịch Sử, Thượng Đế. Dù sao vẫn là sắc thái cần thiết.
Đó là màng tơ mong manh duy nhất phân biệt ta với thú vật, đó là văn hoá.
Thoạt tiên có Lời.
Đúng vậy, chẳng gì hơn phân biệt được người với thú ngoài ý thức về chính
mình lạ lùng cứ liên miên vút lên và tan biến trong ngôn ngữ. Nhưng Lời
không có từ muôn thuở. Để nó phụt hiện trong quá trình lang thang đằng đẵng
của những loài sinh vật, đã phải có một ngày hai sinh-thể nói với nhau thế
giới họ đang sống, thừa nhận nó là thế giới chung. Họ nói với nhau điều ấy,
và con thú biến thành người, và thế-giới đậm nhân tính. Tức khắc, Lời
không là, không thể là. Người-ta phải sáng tạo, tái tạo nó mãi mãi, bất tận, từ
thế hệ này qua thế hệ khác, từ thế kỷ này qua thế kỷ khác, từ đêm đen khai
sinh mọi thời đại tới ngày tận kiếp của mọi thời đại, thời đại của chúng ta.
Sự sống còn của thế-giới ấy đòi hỏi một không-gian ổn định nào đó, một
thời-gian liên tục nào đó, một thế-giới bền lâu, vừa ổn định vừa linh biến
mà giác quan ta có thể nhận diện, mà lý trí ta có thể hiểu. Tóm lại, một
thế-giới có kỷ niệm, có lịch sử. Kết cấu huyền diệu ấy tạo kỷ cương trong
Tạo-hoá hỗn độn, nó khiến thời gian có chiều hướng. Nó kết tinh ở nó ký ức
của các thiên niên kỷ, ném ký ức ấy vào tương lai nhân loại.
Mỗi người, khi
chào đời, thừa hưởng khả năng sinh tính nói, tư duy. Nhưng mỗi cá nhân phải
liều chiếm hữu nó để sáng tác lại ngôn ngữ ở mình, tự mình chiếm hữu lịch
sử, văn hoá, nối dài chúng xuyên qua tương lai của chính mình. Và mỗi người
gửi lại tha-nhân thừa kế và trả giá cho di sản cổ xưa ấy, bằng đời mình,
hành động, ý tưởng, ngôn ngữ của chính mình, một vài sắc thái của một nhân
cách cá biệt. Một thế-giới, một lịch-sử, một ngôn-ngữ, một cầu vồng ánh sáng
lấp lánh hàng tỷ tỷ sắc thái cá nhân.
Nói chung, thú vật không dàn quân đánh nhau. Chúng chẳng được kế thừa di sản
đáng kể nào cả, chúng chẳng có gì để cho cả : sống, chỉ sự sống, thế thôi.
Như nó tới, như nó trôi đi. Sống trần trụi, không lời, không lịch sử. Chỉ
con người mới biết giết hay biết chết vì một điều gì khác sự sống còn. Vì nó
đã nhận ở nó một điều vừa cấu thành chính nó vừa vượt nó. Để trở thành chính
mình, một ý-thức cá biệt, nó buộc phải là cả nhân loại, phải là người. Nó
buộc phải thủy chung. Với lịch sử, cá nhân, tập thể, nhân loại. Với nguồn
gốc trực tiếp của nó, một người bố, một người mẹ, một mối tình, những đứa
con, một làng mạc bên bờ một dòng sông, một dân tộc trên bờ một đại dương.
Với nguồn gốc xa xưa, với ký ức tăm tối của sự tiến hoá trong sinh giới đã
khiến nó thừa nhân ở mọi người một con người như nó, anh, chị, em. Tóm lại,
thủy chung với nhân tính của mình. Trên cơ sở niềm thủy trung ấy, nó sáng
tạo tương lai, sáng tác lại con người. Nó chấp nhận giết người để có quyền
trở thành chính mình. Nó chấp nhận chết để di tặng phần nhân tính ở nó cho
may rủi của nhân loại. Con người chiến đấu khi bị uy hiếp. Có lúc là uy hiếp
tồn sinh của nó, như con thú. Luôn luôn là uy hiếp bản thể của nó, như con
người.
Chiến tranh giải phóng, như mọi hành dộng của con người, luôn có hai bộ mặt
ấy, thủy chung với một quá khứ nào đó, hy vọng ở một tương lai nào đó. Muốn
đấu tranh nghĩa là cố gắng, xuyên qua những ý tưởng mong manh, xé xác nối
lại hai bộ mặt đang bị nguy cơ nứt đôi ở mình. Vì thế, mục đích cuối cùng
của chiến tranh không là chiến thắng, tái lập những gì đã từng là, mà là,
vươn trên chiến thắng, sáng tạo cho hiện thực hôm nay một tương lai đáng nói
tới, đáng thành danh, một tương lai nhân bản.
Mọi cuộc chiến đều khiến không gian sụp đổ, thời gian rạn nứt trong đời
người. Nhân loại đã từng thoát chết nhiều lần trước hành động tuyệt vọng ấy.
Vì, ngoài trường hợp chiến tranh diệt chủng, đại khái họ vẫn để lại điều
kiện tồn sinh xứng với con người, một không gian văn hoá. Ngày nay, chưa
chắc điều ấy đúng. Chiến tranh Việt Nam cho chúng ta một tiền vị. Như mọi
cuộc chiến, tính tàn nhẫn, dã man của nó giúi con người trở về trạng thái
tự-nhiên. Nhưng nó tệ hại hơn những cuộc chiến khác. Nó mẫu mực, ở hai
phương diện.
Một mặt, do sức mạnh quá đỗi của khoa học, kỹ thuật, nó cày xới tan tành
không gian của con người. Vì nó kéo dài liên tục, nó đào một vực thẳm toang
hoác trong đời họ. Một thế hệ thiếu niên đi ra tiền tuyết. Từ đó, một thế hệ
người chưa hề có tuổi thanh xuân trở về :
« Chao ôi! Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và
phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô
cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người! Anh đã hoàn toàn
không có cơ may thoát khỏi sự hư hại của tâm hồn » « Bởi vì, không còn gì
nữa cả trong cái thế giới kinh khủng, bị bóp nghẹt, bị nén lại đến hết mức
này: không có ánh mặt trời, không có không khí, hơi thở, không còn con
người, lòng nhân, tình trắc ẩn... »
Mặt khác, song song với chiến tranh, dựa vào nó, dựa vào truyền thống yêu
nước của người Việt, một quyền lực ác mộng tự thiết lập với ý đồ xoá sạch
quá khứ để xây dựng tương lai hão. Một huyền thoại bồi sức tàn phá cho bom
đạn phá hoại. Và như thế, có lúc chiến tranh mất ý nghĩa vì ngôn ngữ không
còn tải một nền văn hoá. Nó trở thành gian dối. Nó không còn nhân tính. Nó
chỉ là cơn lốc mù quáng, đẵm máu, một cõi hỗn mang tiền nhân giới. Không sao
kể lại được.
Tình yêu, như chiến tranh, không thể kể lại được. Yêu là khát vọng cho hơn
cuộc sống, khát vọng sáng tạo lại con người, không chỉ như nó đã từng là,
còn như nó sẽ là, vì con người chỉ là người trong quá trình trở thành chính
mình. Yêu là cho nó cả lịch sử của loài người làm di sản để mở cho nó một
tương lai tự do.
Đương nhiên, nếu ta bỏ qua sự thụ thai trong ống kính, sinh vật hai chân
chúng ta đều chào đời qua giao cấu giữa thú vật. Nhưng chỉ tình yêu mới
khiến nó vút nên người, và tình yêu không là sự kiện tự nhiên, cũng chẳng là
ân huệ thiêng liêng do Chúa vĩnh viễn ban cho giống người. Nó là quá trình
rứt mình liên tục, lâu dài, đau đớn, thất thường, mong manh, mãi mãi phải
tái hành ngay khi chào đời, chắc chắn sẽ mất đi ở chân trời từng kiếp sống,
thường trực bị hư vô đe dọa. Đó là nhân tính vút lên không ngừng từ trạng
thái tự-nhiên, lời thể văn hoá mãi mãi phải lập lại. Đó là Lời đã bị giũa
mòn, tra tấn của những thế hệ đã chết, tái sinh trong khát khao tươi mát trẻ
trung, trong tương lai của người sống. Không gì mình hoạ thảm hoạ chiến
tranh hơn thất bại của tình yêu. Những quan kiểm duyệt Việt Nam không ngu tí
nào khi họ buộc Bảo Ninh đăng tiểu thuyết này dưới tựa "Thân phận của tình
yêu".
Một con người đi ra tiền tuyến với một người đàn bà trong ký ức. Mười năm
sau nó trở về. Kỷ niệm không khớp với hiện thực nữa. Và ta hiểu rằng tình
yêu không thể sống sót qua chiến tranh, chiến tranh này. Không chỉ vì ta đã
thay đổi và người đàn bà ta yêu không còn như xưa. Không chỉ vì Hà Nội, hồ
HaLe, trường Bưởi, xã hội, người đời… tất cả đã đổi thay. Vì tuổi thanh niên
bị đánh cắp sẽ không bao giờ được hoàn lại. Vì sẽ chẳng còn lại gì cả ngoài
những khát khao đứt đoạn của một thiếu niên và những hối tiếc của một cụ
già. Chẳng gì cả. Kể cả một tình yêu trưởng thành, biết giới hạn của chính
mình. Vì « Nhưng, đúng là không thể quên được gì hết, bởi vì đau buồn là một
thể nguyên khối suốt cuộc đời, liền một mạch từ thuở thơ ấu, qua chiến tranh
đến bây giờ.». Vì « Ký ức chẳng buông tha.» Và, cuối cùng, vì muốn yêu thì
phải có khả năng đánh cuộc tương lai.
Tình yêu, cũng vậy, đòi hỏi một không gian ổn định nào đó, một thời gian
liên tục nào đó, một câu chuyện, và một tương lai. Như thế, khi tương lai
phủ nhận quá khứ, không gian vỡ tung, thời gian teo tóp, ký ức tình yêu lẫn
lộn với ký ức chiến tranh. Một nỗi buồn xa xưa như muôn tiền kiếp không sao
nhớ hết được lóe ra từ đáy những thiên niên kỷ, vút tới… hư vô.
Tiểu thuyết của Bảo Ninh khắc vào bối cảnh ấy. Một cuộc chiến giành độc lập
kéo dài, tàn khốc, dồn một dân tộc về vành đai nhân tính. Nó kết thúc với
chiến thắng. Quá khứ của người Việt khẳng định giá trị của nó trong thế giới
ngày này : với tư cách ấy, họ đáng tồn tại trên quả đất này. Nhưng quá khứ
không chịu chết này lại không có khả năng mở ra một tương lai đáng sống.
Độc lập, hoà bình, bỗng lôi huyền thoại "cộng sản" ra ánh sáng, lột trần
truồng những bộ mặt : « Hừ tôi thấy hình như các mặt nạ người ta đeo trong
những năm trước rơi hết. Mặt thật bầy ra gớm chết. Bao nhiêu xương máu đã đổ
ra... Mẹ khỉ. » Tương lai đang thành hình chỉ là một quá khứ kinh tởm. Thế
thì ta đã giết người để cứu bộ da của ta. Như một con thú : « Tôi như sẵn
sàng nhập thân trở lại với cảnh lửa, cảnh máu, những cảnh chém giết cuồng
dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng. Thói hiếu sát. Máu hung tàn. Tâm lý thú
rừng. »
Người Việt đã đánh bại chủ nghĩa thực dân và đế quốc. Có lẽ họ đang đánh mất
hoà bình của họ. Điều vũ khí không áp đặt được, Đảng phục tùng đôla đang
thiết lập. Vì chúng ta đang sống thời đại cách mạng bất khả thi. Chủ nghĩa
tư bản, tô son vẽ phấn dưới dạng Kinh Tế Thị Trường, tự áp đặt như chân trời
không thể vượt được của tư duy. Ở Việt Nam cũng như nơi khác. Lúc này.
« Hào quang choáng ngợp buổi đầu sau chiến tranh đã chóng vánh mai một trong
từng thân phận. Những người đã chết đã chết cả rồi, người được sống tiếp tục
sống song những khát vọng nồng cháy từng là cứu cánh của cả một thời, từng
soi rọi cho chúng tôi nội dung lịch sử, thiên chức và vận hội của thế hệ
mình, rủi thay đã không thể thành ngay hiện thực cùng với thắng lợi của cuộc
kháng chiến như chúng tôi hằng tưởng. » Trong thời hậu chiến ấy, một định
mệnh rình bắt con người, một định mệnh vô diện vô danh. Nó tiến lên dưới
những mặt nạ : Trật Tự Quốc Tế Mới, Quy Luật câm, mù quáng, hỗn loạn, sát
nhân, của Thị Trường. Định mệnh ấy, bàng quan ấy, chính là vương quốc của sự
bất lực của con người.
Làm gì với chiến thắng vô lối thoát này ? Làm gì với cái thế giới trong đó «
Sau cuộc chiến tranh ấy chẳng còn gì nữa cả trong đời anh. Chỉ còn những
mộng mị hao huyền. » Một thế giới trong đó « Khi đã một bước rời khỏi cõi
chiêm bao thì thế là thôi hết tất cả, lập tức lại nỗi cô đơn rã rời tan tác,
tất cả lại trôi trượt ra xa; và con người anh lại phải trở về với hình hài
một gã đàn ông tật nguyền dị mọ, đã luống tuổi và đã hết thời, trống rỗng và
đại bại. »
Hoang phí đời mình, hỗn mang tiêu diệt nó như Phương đã quyết định ngay
trước chiến tranh ? Tự hủy, cả thể xác lẫn tâm hồn như người cha đã đốt sạch
sáng tác của cả một đời ngay trước khi chết ? Hay gắng gượng cứu vãn bằng
văn chương những gì còn có thể cứu vãn được, viết « dans d'innombrables
pages poussiéreuses, pétries de l'ombre figée du temps, à travers des
éclairs troubles, clairs-obscurs, l'enchevêtrement des époques, des
générations, des faits, du monde des vivants et de celui des morts, de la
guerre et de la paix » và sáng tạo « ce dernier refuge pour les êtres fanés,
les sentiments perdus, dépassés, désincarnés . »
[] Một cách thanh toán điều
người Việt gọi là nợ đời : « Với Kiên, món nợ đó chính là thế giới hàm chứa
trong cuộc sống của anh. Cả một thế giới, một thời đại, một lịch sử bị vùi
xuống lòng sâu đất ẩm cùng với thân xác anh chẳng phải là oan uổng và đáng
nuối tiếc lắm sao? » Một lối thoát xét cho cùng rất đáng ước ao vì : «
Dĩ
vãng không điểm tận cùng và dĩ vãng là vĩnh viễn thủy chung, với tình bạn,
tình anh em, tình đồng chí, và nói chung, bất diệt những tình người. »
Nhưng làm sao việt được một truyện không có cốt truyện ? Đáng kiếp cho kẻ
bại trận, những thằng yếu ớt, thua thiệt. Chúng không có ngay cả quyền nói.
Vừa gượng cất tiếng, liền cứng họng. « Thế nhưng thường thường đà viết đã
cuốn trôi đi hết mọi dự định hoặc xáo trộn lên làm mất trình tự và mạch lạc
mà Kiên mong muốn.» và « càng viết Kiên càng âm thầm nhận thấy rằng, tuồng
như không phải là anh mà là một cái gì đấy đối lập, thậm chí thù nghịch với
anh đang viết, đang không ngừng vi phạm, không ngừng lật ngược tất cả những
giáo điều cùng tất cả những tín niệm văn chương và nhân sinh sâu bền nhất
của anh. » « Tác phẩm từ đầu đến cuối không hề có nổi một tuyến chung, một
bề mặt đại khái nào mà hoàn toàn là những khối thù hình. Tất cả đang diễn ra
đột nhiên đứt gãy và bị quét sạch khỏi giữa chừng trang giấy như thể rơi vào
một kẽ nứt nào đó của thời gian tác phẩm. »
Tuy vậy, từ cõi hỗn mang ấy, vút lên « Một giọng dường như vô cùng thân
thuộc nhưng lại không hề có trong dòng ký ức của thính giác. […] Phải chăng
đó là vang vọng của niềm nuối tiếc cuộc sống, là hiện thân của những gì cuộc
sống không thể đạt tới những cái gì còn dang dở trong cuộc đời ? »
Giọng bập bẹ tiền ngôn từ ấy, lời kêu gọi tiền ngôn ngữ ấy, dĩ nhiên, không
ai viết được. Nhưng vẫn có thể truyền lại cho nhau, dù chỉ một lần thôi, qua
tai của một người đàn bà câm : « Do một nhu cầu mới nảy sinh, kỳ quặc và
tham lam, anh cần chị ngồi thu âm các ý nghĩ, các trường đoạn của anh. [...]
anh ta độc đoán chiếm hữu chị về mặt tinh thần còn thì bỏ lơi chị về mọi
mặt, biến chị thành một thứ bản nháp. »
Kiên phó thác tiểu thuyết bất khả thi của mình cho chính người « thần giữ
của » kỳ lạ ấy. Tác phẩm chìm trong hỗn mang. Cuộc hành hương tìm lại quá
khứ dẫn tới im lặng. Đó là định mệnh của kẻ chiến bại.
Sau đó, là thời điểm đọc văn.
Sóng vượt sóng vươn lên, dập mình chựng lại trước một trường thành đá không
vượt qua được, lồng lộn, gầm thét, tan nát, tơi vụn, sủi bọt, tan tác, quặn
mình thành muôn muôn cơn lốc, tan thân nơi xa khơi, để trở lại dập mình trên
đá tảng. Cơn sóng dồi đi dồi lại, cứng cổ, bạo liệt, bất lực, bẫy chuột ngộp
thở ấy, chính là sự tái-diễn-vĩnh-cửu
[] , quá trình địa ngục khiến Tinh-thần
tái sinh. Bạn hãy tưởng tượng mình đang sống cơn cuồng nộ ấy. Bạn sẽ thấy gì
? Văn Bảo Ninh. Khi quá khứ sống tan tành trước tương lai khép kín, lồng lộn
vô lối thoát, miên man vô tận, thời gian rạn nứt, không gian tan loãng. Ký
ức luẩn quẩn quay vòng, không sắp xếp được không gian, không định hướng được
thời gian, để ghi vào đó những sự kiện của thế giới, hành động của loài
người. Nó hết khả năng ổn định quá khứ, biến nó thành nôi tương lai, đất cắm
giùi hiện tại. Nó mất khả năng sáng tạo một câu chuyện, tự biến thành
truyện.
Và hiện tại tan mình trong quá khứ. Mọi kỷ niệm đồng cân, tụm lại, chia tay,
ngẫu nhiên thành hình, ngẫu nhiên tan biến. Chúng thiếu hụt điều khiến hình
ảnh kết thành kỷ niệm. Chúng thiếu một trật tự, thiếu thời gian tính, thể
thống nhất động của một đời người. Mưa Hà Nội bỗng giống như mưa rừng, mưa
chiến hào, Mưa. Giấc ngủ trong vòng tay một người đàn bà xa lạ bỗng giống
như giấc ngủ trong vòng tay người yêu. Và người chết trở về ám ảnh người
sống, đòi hỏi một ý nghĩa hôm nay cho hy sinh hôm qua của họ.
Và bỗng nhiên, câu chuyện lạ lùng này, phát triển theo đường lùi, ngôn ngữ
trôi giạt tùy sóng này, ngôn ngữ tan vỡ, ấp úng, hỗn loạn, nhói đau ám ảnh
này, điên loạn lang thang từ nỗi buồn chiến tranh tới nỗi buồn tình yêu, tới
nỗi đau hành văn, tự ló mình, tự mở mình cho quá trình đọc văn, tự tạo khả
năng tự tái tạo ở người khác : một nỗi đau không viễn tượng.
Và nhờ thế, từ hỗn mang của chiến tranh, từ thất bại của tình yêu, từ bế tắc
của hoà bình, vút lên « Bởi vì nhờ thế mà anh vĩnh viễn được sống trong
những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng những ngày bất hạnh nhưng chan
chứa tình người, những ngày mà chúng ta biết rõ vì sao chúng ta cần phải
bước vào chiến tranh, chúng ta cần phải chịu đựng tất cả và hy sinh tất cả.
Ngày mà tất cả đều còn rất son trẻ, trong trắng và chân thành. »
Và tác phẩm trao cho ta chìa khóa của chính nó, cách viết cho lại ta cách
đọc của chính mình : « Cái lối tùy tiện ấy có hiệu quả đối với nhận thức
của tôi. Trước mắt tôi lúc này tác phẩm bị dẹp bỏ của nhà văn phường chúng
tôi hiện lên trong một cấu trúc khác, trong sự hòa đồng với cuộc đời thực
không hề hư cấu của anh. Tôi đã chép lại hầu như toàn bộ theo đúng cái trình
tự tình cờ tôi có được ấy, […] Nhưng sau khi chép xong, đọc lại, tôi
ngỡ ngàng nhận thấy những ý tưởng của mình, những cảm giác của mình, thậm
chí cả những cảnh ngộ của mình nữa.»
Ta bỗng hiểu hành trình nhập đạo của ngôn ngữ tới im lặng, sự từ trối quên,
ngay khi phải trả giá bằng sự điên loạn của ngôn từ. Vì từ quên lãng quá
khứ, quên đi điều Thiện và điều Ác do những thế hệ đã chết rèn luyện ra, sẽ
vút lên hư vô của Con Người, vương quốc của Con Thú. Quên lãng cấm ta tha
thứ, yêu thương. Để tha thứ, để lại yêu, bất kể chiến tranh, bất kể chết
chóc, phải nhớ những điều không thể chấp nhận được, biến chúng thành vết
thương có thể chữa chạy của thân phận làm người. Cuộc tìm kiếm ấy, chính là
cứng cổ khẳng định những gì chúng ta là : con người, những điều chúng ta
xứng đáng có : một tương lai, đích thực, do hành động, khát khao, ý tưởng
của chính chúng ta, một tương lai đọc được và, xuyên qua đời ta, cắm rễ vào
đáy quá khứ loài người, trong bùn lầy các thế kỷ, nơi cuộc sống đã bừng
sinh, nơi trí tuệ, cái đẹp đã vút hiện.
Nỗi buồn chiến tranh ấy, nỗi buồn yêu thương ấy, nỗi đau không viễn tượng
ấy, bỗng tự khép mình ở mình, bùng nở thành đóa hoa đơn độc, vô dụng, như
mọi tác phẩm văn chương, mọi cái đẹp, trên một thế giới, trong một thời đại
đã thấy hàng triệu người chào đời, tranh đấu, yêu, đau khổ và chết… vì chẳng
gì cả.
Ngược đời thay, nỗi khắc khoải được sống sót bất kể mọi sự, nỗi đau xa lạ
đối với ý thức Tây Âu thanh thản kinh tế của chúng ta, khi nó tự khép mình ở
chính nó để thoát thân khỏi quên lãng, nó đạt kích thước nhân loại. Nỗi đau
vô ích, thống khổ vì chẳng gì cả, chính là giọng nói chết cứng của loài
người bất lực trong tàn canh của thiên niên kỷ này, nó là bộ mặt thực, tức
cười của cái mà ta tưởng là tự do của ta. Nó cho ta một chìa khoá của văn
chương, thuật giả kim lạ lùng khiến một cơn mê sảng bằng ngôn từ biến thành
nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật, chính là nỗi khát khao không được toại
nguyện ấy kết tinh thành một vật thể hoàn toàn khép kín, tách rời thời gian,
một rạn nứt toang hoác của Lịch Sử, cái thời gian đã bị nô lệ hoá của loài
người. Đó là một con người ly dị không khoan nhượng đời nó, thời đại của nó.
Đó là phủ định mọi định mệnh, triệt để, có ý thức. Đó là lời mời làm người
tự do.
Nguyên tác tiếng Pháp : 1994
Tự dịch : 2007-08-07
=================
Bình luận của một nhà báo Pháp về
tác phẩm và lời tựa
ROMAN HISTORIQUE
Vietnam : les mémoires de guerre changent de camp
La Tribune Desfosses, 24/11/1994
Un combattant vietcong transcrit le délire dévastateur qui l'habite
après dix ans de combats. En un kaléidoscope infernal, Bao Ninh ressuscite
l'horreur de la guerre, la tristesse infinie de l'amour disloqué.
LES AMÉRICAINS ont écrit des milliers de pages sur la guerre du
Vietnam. Mais comment fut-elle vécue par leurs adversaires ? Que sait-on
des soldats vietnamiens qui survécurent à dix ans d'horreur indescriptible
? Un écrivain de quarante-deux ans, Bao Ninh, s'est fait le script du
désespoir absolu de toute une génération.
Son roman, d'une facture extrêmement moderne et élaborée, restitue le
projet inachevé d'un combattant, Kiên, qui a tenté de raconter son
histoire. Mais « la mémoire, comme un fleuve en délire, à travers mille
méandres, l'a enseveli dans la jungle du passé ». De son entreprise
impossible, il ne reste qu'une énorme pile de feuillets, sorte de
kaléidoscope infernal, qui fait se succéder jusqu'à lanausée les scènes de
combats au corps à corps, les hurlements de douleur, le sifflement des
balles et le fracas des roquettes...
Issu d'une nouvelle génération d'écrivains, Bao Ninh a publié cet ouvrage
en 1990 au Vietnam, sous un titre trompeur, le Destin de l'amour,
qui lui avait été imposé par la censure. Mais au moins a-t-il réussi à
éviter de se laisser enfermer dans une structure narrative classique. Pour
tâcher de retracer les marques laissées, dans une conscience, par le
saccage des bombes et des illusions, cet auteur a choisi en effet la forme
d'un récit où les souvenirs s'enchevêtrent irrésistiblement en un délire
dévastateur qu'aucun chapitre ne vient interrompre.
L'écriture, la dette d'un survivant
Le seul repère qui demeure, c'est celui d'un homme penché la nuit sur sa
table de travail. « La main tétanisée, tremblante, le cœur se déchirant
petit à petit (...), la bouche sèche, la gorge serrée, hoquetant, il
écrivait, il écrivait » Ce soldat d'élite doté d'une incroyable baraka
a voulu écrire, au départ, un roman sur l'après-guerre. Et puis il n'a pas
pu faire autrement que « prendre comme sujet la guerre ». « Chaque
soir, avant de s'installer à son bureau, devant ses manuscrits, il s
efforçait de se mettre en condition - il triait ses sensations, délimitait
les sujets complexes, dressait le contenu de chaque page, de chaque
chapitre, traçait le plan précis, étape par étape, de son travail. »
En vain.
Dès qu'il écrivait, tout s'en allait à la dérive »...
Un deuxième fil rouge court tout au long du livre : la passion qu'éprouve
Kiên pour son amour de lycée, Phung. Par bribes successives, au prix d'un
douloureux retour en arrière, on finit par découvrir l'histoire de ce
jeune couple, dont le premier bombardement américain en 1964 anéantit à
jamais l'idylle poignante. Phung part alors de son côté, en saccageant
délibérément sa vie. Kiên pense s'acquitter de sa dette de survivant en
écrivant avec ses tripes et son sang.
Dans une magnifique préface à cette œuvre d'une tristesse insondable, Phan
Huy Duong rappelle cette « guerre d'indépendance longue, atroce » et ce
peuple acculé à l'extrême limite de l'humain ». Avec un grand bonheur
d'expression, il a traduit Bao Ninh dans la collection qu'il dirige chez
Philippe Picquier, un petit éditeur qui opère depuis la bonne ville
d'Arles. On ne peut que rendre hommage à leur travail qui nous permet
aujourd'hui de découvrir ce roman exceptionnel.
 

Nhà văn Bảo Ninh
©
http://vietsciences.free.fr
và http://vietsciences.org
Phan Huy Đường
|
|