Na-Uy, xứ sở giá lạnh mà giàu có

Vietsciences-Nguyễn Lân Dũng           11/08/2007
 

Những bài cùng tác giả

 



Hàng năm Na Uy đón rất nhiều khách du lịch thập phương. Thủ đô Oslo với hơn 790 nghìn dân nhưng đã đón tiếp mỗi năm hàng triệu khách du lịch nước ngoài. Mùa nào Oslo cũng đông khách. Mùa Hạ là lúc các Viện bảo tàng mở cửa thâu đêm và khách sạn giảm giá khá nhiều. Mùa Xuân là lúc tiết trời ấm áp, muôn hoa đua nở. Đặc biệt nhất là hoa Thạch Thảo (Calluna vulgaris) và hoa Tai hùm (Saxifraga cotyledon) hai loài được coi là quốc hoa của Na Uy. Mùa Thu phong cảnh hữu tình và nắng rất dịu. Mùa Đông lại hấp dẫn các du khách ưa trượt tuyết. Ảnh chụp từ vệ tinh vào mùa đông cho thấy đất nước có 70% diện tích là núi này hầu như đang được phủ kín dưới băng tuyết.
 

 




Hoa Thạch Thảo và  Hoa Tai Hùm

Các Bảo tàng ở Oslo có sức thu hút du khách rất lớn. Thành phố này được xây dựng từ thế kỷ 11 nhưng mãi đến thế kỷ 19 mới trở thành Thủ đô của Na Uy- một Thủ đô rất đẹp giữa biển và núi. Qua các Bảo tàng lịch sử du khách biết được trên vùng đất này từ thiên niên kỷ thứ 10 trước Công nguyên đã có cư dân sinh sống. Họ đến từ miền bắc nước Đức hay từ miền đông-bắc nước Nga và Phần Lan. Trước đây Na Uy chung một quốc gia với Thụy Điển. mãi đến ngày 7 tháng 6 năm 1905 mới giành được độc lập. Trong thế chiến thứ hai na Uy bị quân đội phát xít Đức chiếm đóng. Tháng 10 năm 1944 miền bắc Na Uy được Hồng quân Liên Xo giải phóng và ngày 8 tháng 5 năm 1945 quân đội phát xít Đức tại Na Uy tuyên bố đầu hàng. Từ đó đến nay nhân dân Na Uy được sống trong hòa bình và dần dần trở thành nước có mức sống cao vào loại nhất thế giới. Với dân số chỉ có trên 4,6 triệu người ,với diện tích nhỏ hơn nước ta một chút (307 860km2), và với tổng thu nhập quốc nội (GDP/PPP) tới 194,7 tỷ USD (2005) Na Uy đứng hàng thứ 3 về thu nhập bình quân đầu người (43 574 USD), chỉ sau Luxembourg (80 471 USD) và Ireland (44 038 USD). Người ta gọi Oslo là thành phố của các Viện Bảo tàng vì ở đây có tới trên 100 Viện Bảo tàng. Có thể nhắc đến Viện Bảo tàng Munch- nơi trưng bày luân phiên hàng nghìn tác phẩm của họa sĩ Na Uy danh tiếng Edvard Munch ( 1863-1944 ). Nơi đây hiện có 1100 bức tranh, 4500 bức ký họa, khoảng 18 000 bản in, 6 bức tượng và nhiều tài liệu quan trọng về danh họa này.

Tàu Viking
Na Uy là nơi xa xưa từng lừng danh với các tay cướp biển Viking (từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 11). Đến Bảo tàng Tàu Viking du khách được chiêm ngưỡng 3 con tàu của người Viking trước đây. Đó là 3 con tàu được đóng từ thế kỷ thứ 9 mà vẫn còn khá nguyên vẹn. Chiều dài hơn 20m,chiều rộng chỉ có 5m với cột buồm cao khoảng 20m và có sức chống đỡ cao với bão biển. Cánh buồm hình vuông và đầu tàu có hình đầu rồng.

 

 

 

 

Roald AmundsenMột bảo tàng khác có trưng bày hai tàu Gjoa và Fram là Viện Bảo tàng Fram. Tàu Gjoa đã đưa nhà thám hiểm Roald Amundsen năm 1906 đi từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Ông cũng là người đầu tiên trên thế giới đặt chân đến Nam Cực vào năm 1912 trên tàu Fram.

 

 

 

 

 

Roald Amundsen

 

Tàu Fram

Tàu Fram


Du khách cũng không thể bỏ qua Viện Bảo tàng Dân gian với các khu trưng bày các nghệ thuật truyền thống, các đồ đạc gia dụng đặc sắc, các loại quà tặng tinh xảo, các trang phục phong phú và trong khu vực trưng bày ngoài trời còn có cả mô hình của 150 công trình kiến trúc Na Uy từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.

Tại Oslo du khách còn không thể không ghé thăm Công viên Vigeland, nơi trưng bày các tác phẩm đặc sắc của nhà điêu khắc Na Uy Gustav Vigeland



Thú vị nhất trong cuộc du lịch Na Uy là đi thuyền từ biển vào sâu trong đất liền theo các nhánh sông thơ mộng chạy giữa các dãy núi hùng vĩ. Con sông dài nhất ở Na Uy là sông Glomme với chiều dài tới 598km. Đỉnh núi cao nhất ở Na Uy là đỉnh núi Galdho (2469m). Dọc theo dòng sông là các thị trấn nhỏ thanh bình và duyên dáng. Dọc theo các dòng sông có thể thấy các dòng thác bọt tung trắng xóa ven theo các dãy núi.

 

 

 



 

Các địa điểm du lịch thú vị khác có thể đến dễ dàng bằng máy bay nội địa là thành phố Bergen (trên 211 nghìn dân), thành phố Stavanger (trên 168 nghìn dân), thành phố Trondheim (trên 144 nghìn dân)...
Người Na Uy rất hiền hậu và mến khách. Na Uy đứng hàng đầu thế giới về Chỉ số Phát triện Con người (HDI= 0,963) và là nước dành tới 50% GDP để duy trì hệ thống phúc lợi xã hội rất cao. Báo Ecomist của Anh đã điều tra tại 121 quốc gia và đánh giá Na Uy là nước Yên bình nhất thế giới (Hoa Kỳ xếp ở hạng 96 và Iraq thứ 121).
Du khách còn đến Na Uy rất nhiều vào dịp trao tặng Giải thưởng Nobel Hòa bình hằng năm tại Tòa Đô chính Oslo đúng vào ngày 10 tháng 12 (ngày mất của Alfred nobel). Hàng năm Ủy ban Nobel của Na Uy (gồm 5 thành viên lựa chọn từ Nghị viện với nhiệm kỳ 6 năm) sẽ tiếp nhận các đề xuất ứng cử viên vào tháng 2 và tiến hành chọn lựa dần dần để có thể công bố danh sách chính thức những người được giải thường Nobel Hòa Bình vào tháng 10. Người nhận giải thưởng này được trao tặng Bằng công nhân và Huy chương Vàng cùng với số tiền là 10 triệu Krone Na Uy.
Một câu hỏi đặt ra với mọi du khách là với một địa hình núi non hiểm trở như vậy, với bờ biển dài đến 25000km (kể cả ven hàng nghìn đảo lớn nhỏ) vì sao đất nước na Uy lại có mức sống cao vào loại nhất thế giới. Đó là do thiên nhiên ban tặng cho Na Uy một kho tàng khoáng sản phong phú và giàu có. Ít ai nhớ rằng Na Uy là nước xuất khẩu dầu mỏ và khí thiên nhiên đứng vào hàng thứ ba trên thế giới ( chỉ sau Ả Rập Saudi và Nga). Ngoài hai món hàng chiến lược này Na Uy còn xuất khẩu một khối lượng lớn quặng pyrite, quặng nickel, kẽm, chì, các sản phẩm kim loại, thiết bị, hóa chất, gỗ và cá. Doanh thu từ xuất khẩu hàng năm lên đến 111,2 tỷ USD (!)
NaUy chỉ có 2,4 triệu lao động. GDP chủ yếu thuộc về các hoạt động dịch vụ (74%), về công nghiệp là 22% và về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chỉ có 4% (!)
Na Uy lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ ngày 25 tháng 11 năm 1971 và duy trì quan hệ hợp tác hữu nghị với nước ta. Nhiều Dự án viện trợ nhân đạo đã được triển khai ở Việt Nam và có hàng trăm nghiên cứu sinh và sinh viên Việt Nam được nhận học bổng theo Chương trình NORAD để học tập ,nghiên cứu tại nhiều trường Đại học danh tiếng ở Na Uy ( như Bod University College, Norwegian University of Life Sciences , Norwegian University of Science and Technology, University of Bergen, University of Oslo, University of Stavanger, University of Tromsø...).


Nhà Vua Na Uy Harald và Hoàng hậu SonjaNhà Vua Na Uy Harald và Hoàng hậu Sonja cùng 130 doanh nhân đã có dịp thăm chính thức nước ta vào tháng 11 năm 2004. Tại các buổi tiếp, các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh Nhà Vua Harald Đệ Ngũ và Hoàng hậu Sonja lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam, coi đây là một sự kiện quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương và khẳng định trong chính sách nhất quán đối ngoại độc lập, tự chủ rộng mở của mình, Việt Nam coi trọng quan hệ với Na Uy nói riêng và với Châu Âu nói chung.Nhà vua Na Uy cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của nhân dân Việt Nam dành cho đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Na Uy, bày tỏ ấn tượng sâu đậm trước sức sống mãnh liệt của người dân Việt Nam và khẳng định chuyến thăm đã thành công tốt đẹp.Trong khuôn khổ chuyến thăm, hoàng hậu Sonja đã có một số hoạt động văn hóa tại Hà Nội: tham dự triển lãm nghệ thuật đương đại Việt Nam-Na Uy, trao tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam một số tác phẩm của họa sĩ Na Uy, Per Kleiva, thăm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và tham dự hội thảo "Giáo dục Việt Nam-Na Uy". Nhà Vua Harald Đệ Ngũ và Hoàng hậu Sonja cũng đã đi thăm Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và thăm một số dự án đầu tư Na Uy tại các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu.Qua chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Na Uy, hai nước đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển Việt Nam-Na Uy trong giai đoạn 5 năm tới, Hiệp định về dự án "Xây dựng Luật Thủy sản Việt Nam và các văn bản dưới luật giai đoạn 2", và dự án cải thiện môi trường thành phố Hồ Chí Minh.



Tòa nhà Quốc hội ở Thủ đô Oslo- Nơi hoạt động của 165 Nghị sĩ



Một nhà thờ ở Na Uy



Diễu hành nhân ngày Quốc khánh
 

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org Nguyễn Lân Dũng