Bút ký viết từ Bắc Phi

Vietsciences-Nguyễn Đăng Hưng        03/05/2007
 

Những bài cùng tác giả

Tuy có nhiều chuyện bận bịu tại Việt Nam, thời điểm không mấy thuận lợi, nhưng tôi vẫn quyết định giữ lời hứa đi thỉnh giảng tại Đại học quốc gia Tunis về các ngành kỹ sư (Ecole Nationale des Ingénieurs de Tunis). Tôi thối thoát lời mời đã hai năm rồi vì quá tất bật với công việc tại Việt Nam. Năm nay, sau quyết định ngưng tuyển sinh các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại hai trường Đại học Bách khoa Việt Nam, được nghỉ hưu tại Đại học Liège, nên có thì giờ rỗi rảnh hơn…

Drapeau de la Tunisie

 

Tunisie
Nói tiếng Á rập
Thủ đô Tunis
Thành phố lớn nhất Tunis
Tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali
Diện tích 1 63610 km²
Dân số 2006 10 000 000
Ngày giành độc lập 20/03/1956
Tiền Dinar Thổ
Quốc ca Humat Al-Hima
miền internet .tn
mã số điện thoại +216

Đây là một chương trình cộng tác đại học do một đồng nghiệp, Giáo sư trường Đại học  Louvain-la-Neuve, Issam Doghri một người Bỉ gốc Tunisie đề xướng và điều động. Chương trình này cũng tương tự như chương trình EMMC, được cộng đồng các đại học Bỉ nói tiếng Pháp tài trợ. Dự án Cao học do tôi đề xướng tại Việt Nam, được triển khai  khá sớm năm 1995 đã trở thành môt chương trình được đông đảo giới hợp tác quốc tế tại Bỉ biết đến. Và sau đó nhiều chương trình hợp tác đại học do chánh phủ Bỉ tài trợ đã được nhiều đồng nghiệp tại Bỉ lấy nguồn cảm hứng từ chương trình EMMC.

Tunisie là một nước Bắc Phi đất không rộng (lãnh thổ hơn phân nửa Việt nam) người thưa (gần 1/8 số dân Việt Nam) có hoàn cảnh lịch sử hiện đại giống Việr Nam: bị Pháp chiếm và lập tại đây trong khoảng thời gian dài (75 năm) chánh quyền bảo hộ như tại Trung kỳ cuối thế kỷ 19. Điều khác là Tunisie đã giành lại nền độc lập của mình một cách khá êm thắm, không phải thông qua chiến tranh khốc liệt trường kỳ như tại Algérie hay Việt Nam. Phải nói Pháp đã nhanh chóng trao trả chánh quyền cho Habib Bourguiba, tổng thống đầu tiên của nền cộng hoà Tunisie năm 1956 bởi vì chánh quyền Pháp lúc bấy giờ (Mendès France) đã bắt đầu rút ra bài học cay đắng từ thảm bại ê chề tại Đông dương sau trận Điện Biên Phủ vang dội thế giới năm 1954. Một loạt các nước thuộc địa Pháp khác tại Phi Châu cũng đã được trao trả chủ quyền sau này. Và cũng vì lẽ ấy các sử gia quốc tế hiện đại đã đánh giá cao chiến thắng Điện Biên Phủ, không chỉ là một chiến thắng của dân tộc Việt nam, mà vĩ đại hơn nữa, là chiến thắng của các dân tộc bị trị trên toàn thế giới! Sẽ không có gì quá đáng khi khẳng định Điện Biên Phủ là một trong những mốc lịch sử quan trọng của nhân loại trong thế kỷ 20.

Tunisie đã vận dụng lợi thế hoà bình ổn định lâu dài để phát triển. Thu nhập bình quân hiện nay là 2500 USD và tăng trưởng năm 2006 đạt được chỉ số 5.5%, một thành quả rất cao tại Phi Châu.

Năm 2006 đã có đến 6 triệu người ngoại quốc đến Tunisie du lịch. Gần đây, lại có thêm hàng triệu dân lân bang như Algérie, Libye sang Tunisie tham quan du lịch vì hàng hoá tại Tunisie phong phú hơn nhiều, không có nạn hoặc bị cấm vận như Libye hoặc Hồi giáo quá khích  như Algérie. Với một số dân chỉ có non 10 triệu mà họ có thể tiếp đón ngần ấy khách du lịch! Quả thật, đây là điều Việt Nam ta cần suy ngẫm và học hỏi!

Tunisie có khí hậu Địa Trung Hải, quanh năm ấm áp, có lợi thế sát gần Châu Âu giàu có và phát triển. Từ Bruxelles đến Tunis chỉ tốn 2 giờ  45 phút. Người dân Liên Hiệp Châu Âu không cần có VISA hay hộ chiếu, chứng minh nhân dân là đủ.  Đi nghỉ mát tại Tunisie, Maroc đã trở thành những thói quen đại chúng của người dân Châu Âu. Họ đi cả gia đình, thông thường ở lại từ một đến hai tuần. Hệ thống khách sạn, nhà nghĩ, resort khá hiện đại và tiện nghi được bố trí đầy đủ cho việc nghĩ ngơi, giải trí: du ngoạn, thể dục, thể thao, nhà trẻ, huấn luyện viên, động náo viên... Và tôi hiểu ra tại sao khách du lịch trở lại đây quanh năm: không có nạn nhũng nhiểu, đeo đuổi, kèo nài, xin xỏ... Tất cả chỉ là niềm nở, vui vẻ, hiếu khách. Hướng dẫn viên lại khá chuyên nghiệp, năng động, xông xáo, rành ngoại ngữ Pháp, Anh, Đức... Nhật...

Tôi hỏi Phó Giáo sư Hédi Hassis, Đại diện Trường Đại học Quốc gia Tunis về các ngành k sư, nhân vật chủ nhà của chương trình cộng tác Bỉ &Tunisie này:

      Ông bằng lòng với quốc sách GD&ĐT và nghiên cứu khoa học hiện nay ở đây không?

-       Nền giáo dục và nghiên cứu khoa học của Tunisie là một bản sao của Pháp, với tất cả cái hay và cái dở của nó. Cái hay là giáo dục đại chúng được đảm bảo. Trẻ em bắt buộc phải đến trường cho đến 13 tuổi, không phải đóng học phí. Ai có bằng tú tài đôi đều được ghi tên đại học. Các trường ĐH dựa theo thành quả điểm đạt được mà tuyển sinh. Thí dụ trường y chỉ chọn sinh viên có từ 17/20 trở lên. Những học kinh kém bắt buộc phải chọn những trường hay những ngành ít chen chân hơn. Thông thường 100 thí sinh thì có trung bình 70 đạt chỉ tiêu tú tài. Các trường kỹ sư cao cấp như trường của tôi thì phải qua hai năm dự bị sửa soạn Toán, Lý, Hoá rồi sau đó qua thi tuyển. Thông thường chúng tôi chỉ lấy vào 30% thí sinh đăng ký.

 

         Vậy học sinh không đ tú tài, thí sinh không đạt tuyển sinh sẽ làm gì sau đó?

-               Những học sinh không qua được cấp tú tài thông thường phải đổi qua học nghề. Những thí sinh không đậu vào các trường kỹ sư trọng điểm thì phải đổi sang học các trường cao đẳng kỷ thuật. Hiện nay Tunisie có đến 300 ngàn sinh viên và chúng tôi chuẩn bị để có thể đón 500 ngàn sinh viên sau năm 2010.

 

               Bằng phương tiện nào?

-               Tăng ngân sách giáo dục. Tại Tunisie cũng như tại Pháp, trường tư không đáng kể. Hiện nay 27% ngân sách quốc gia được dành cho GD&ĐT. Vấn đề của chúng tôi hiện nay là học ra làm gì chứ không phải không có chỗ học.

 

              Còn nghiên cứu khoa học?

-         Đây là điểm yếu xuất phát từ việc bắt chước Pháp. Một số các trung tâm nghiên cứu là những tháp ngà không có hiệu quả. Một giám đốc nghiên cứu ăn lương ngang hàng với một giáo sư đại học nhưng chúng tôi tất bật mỗi ngày với sinh viên, dành thời gian cho quản lý và nghiên cứu khoa học trong lúc họ chỉ có nghiên cứu và nghiên cứu lắm lúc với hiệu quả chẳng ra sao cả. Nhưng họ là những công chức có biên chế làm thế nào cho họ thôi việc được... Gần 50% ngân sách nghiên cứu được coi như phí phạm. Hiện nay chánh phủ đang tìm giải pháp cải tổ. Chánh sách sắp được đưa ra thực hiện là thẩm định toàn bộ các trung tâm nghiên cứu. Ở những chỗ có hiệu quả, chánh phủ sẽ quyết định thành lập các trường mới, phát xuất ngay tại các trung tâm này, biến những nhà nghiên cứu thành những giảng viên đại học như chúng tôi... Trong quản lý nghiên cứu chúng tôi coi phong cách Bỉ là chuẩn mực...

Mỗi ngày PGS Hassis cho xe đi rước tôi tại khách sạn. Vì đi với gia đình, tôi đã chọn một khách sạn gần biển, khá xa trung tâm thành phố. Phải sau 45 phút mới đi đến giảng đường.

Tôi chú ý ở Tunis, nạn kẹt xe không trầm trọng tuy ai cũng đi xe hơi. Quang cảnh xe gắn máy chạy rầm rộ, chen lấn lề đường, tôi chỉ thấy tại Việt Nam. Đã từ lâu, chánh phủ Tunisie đã có chách sách rất hợp lý để giải quyết vấn nạn ùn tắt giao thông: Hệ thống xe lửa khá tiện nghi và dầy đặc nối liền trung tâm Tunis và vùng phụ cận.  Tôi hỏi bác lái xe:

-         Gia đình bác chỉ có bác là người đi làm?

-         Vâng, chỉ mình tôi. Tôi phải nuôi một vợ, ba con và cha mẹ già.

-         Bác chỉ có đồng lương, không có thu nhập nào khác?

-         Không, làm sao có khác được, tôi phải lái xe thường trực cho khoa, còn phải lo công việc cho phòng thí nghiệm sức bền vật liệu nữa.

-         Vậy lương tháng của bác là bao nhiêu. Xin lỗi câu hỏi hơi tò mò.

-         Không sao, có gì là bí mật. Lương tôi mỗi tháng vn vẹn chí có 320 dinars, (tương dương với 3,7 triệu VNĐ). Phó GS Hédis Hassis, Giám đốc phòng thí nghiệm lãnh khoản chừng 800 dinars/tháng.

-         Thế vật giá thế nào?

-         Một lít xăng giá 1 dinar 20 (14000 VNĐ). Nếu không có tôi đưa rước, giáo sư sẽ phải lấy taxi đi dạy và sẽ phải trả khoảng 15 dinars mỗi chuyến. Một bữa ăn tiệm trung bình tại trung tâm Tunis khoảng 5 dinars.

Những bửa trưa, tôi thường đi ăn riêng với các đồng nghiệp mới quen.

Phó giáo sư Rached El Fatmi, một người đã thực hiện luận án tiến sỹ trong nhưng năm 80, dưới sự hướng dẫn Giáo sư nỗi tiếng Pierre Ladevèze tại Cachan (Paris), thường hỏi tôi về tình hình Việt Nam. Tôi cũng vặn lại ông ta:

-         Tại Tunisie có tham nhũng không?

-         Làm sao không có được dưới một chế độ độc tài như hiện nay tại Tunisie.

Tham nhũng thường xảy ra ở cấp cao trong chính quyền, nhưng báo chí không được phép đề cập. Đó là những vụ dính líu đến quản lý tài nguyên đất đai, các dự án hợp tác lớn, các công ty nhà nước.

-         Còn cấp dưới?

-         Đã bắt đầu có, vì cuộc sống ngày càng khó khăn. Đội ngũ công an cảnh sát rất đông nhưng lương không cao. Khâu hành chính đại chúng thì chưa đến nỗi nào, nhưng cảnh sát lưu thông đã bắt đầu phạt vạ mà không có biên lai. Thông thường xe đi quá tốc độ bị phạt nặng đến 100 dinars nhưng chỉ cần đưa 20 dinars là qua thôi!

-         Còn nạn thất nghiệp?

-         Không có thống kê và công bố chánh thức, nhưng theo tôi rất trầm trọng, không dưới 25%!

Carthage đổ nát

Cuối tuần tôi cùng gia đình đi du ngoạn. Mấy hôm nay tôi đã ngắm nghía chương trình đi thăm di tích thành Carthage, cách Tunis 20 km về hướng đông bắc. Thành Carthage đươc xây dựng từ năm 814 trước Thiên Chúa bi nữ hoàng Elyssa. Thành phố này lớn mạnh và phồn thịnh rất nhanh nhờ những thương gia người Phéniciens đến từ Trung Á. Năm -146 trưc Thiên chúa, đế quốc La Mã đã đánh chiếm thành này và bắt đầu một giai đoạn thống trị dài 700 năm. Sau khi tìm được nguồn nước tại một dãy núi bên cạnh, người La Mã cho đào kênh dẫn nước phục vụ cho quân đội và các thương gia thập phương ngày càng đông đảo đến từ Châu Âu và Trung Á.  Carthage là cửa vào Phi Châu với tài nguyên thiên nhiên phong phú của châu lục này. Đến năm 200 sau Thiên Chúa giáng sinh, Carthage đã trở thành một thành phố lớn vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ với trên năm trăm ngàn dân.

Ngày nay đền dài, dinh thự nguy nga tráng lệ chỉ còn lại những cột đá gãy đ với những trang trí lộng lẫy và tinh vi thường thấy ở Roma hay ở Athena. Ngôi đình lớn dài đến 200 m nay đại bộ phận đã bị chôn vùi dưới bin sâu và cây cột nơi chính điện vẫn còn đứng thẳng sừng sng sau hai ngàn năm, như ta thấy trong hình! Thành quách đồ sộ này là thành quả lao động của hàng ngàn dân nô lệ. Người ta đã tìm thấy nhà tù là một hang đá có cửa sắt nhốt dân nô lệ.

Phải nói người Tunisie đã thành công trong việc bảo quản di tích này. Ngày nay không có đoàn du lịch nào đến Tunis mà không dừng chân lại đây. Nhìn những phiến đá đổ nát, những hoa văn trang trí đầy ấn tượng, du khách không thể không ngậm ngùi truớc thãm cảnh phế hưng của lịch sử. Một khi chiến thắng và nền văn minh chỉ dành cho giai cấp quí tộc, không chia sẻ cho toàn dân, giai cấp ấy không chóng thì chầy sẽ bị tha hoá để cuối cùng đi đến sụp đổ. Còn lại chỉ là những mnh vụn chơi vơi cùng năm tháng!

Điều mà có lẽ người La Mã không hề nghĩ đến là ở chỗ, chính con cháu những người nô lệ, hai ngàn năm sau, đã trân trọng khai quật, bảo tồn, cải biến những mãnh vụn đổ v này thành một khu di tích lịch sử vô giá, đem lại nguồn lợi du lịch bất tận cho nước Tunisie ngày nay…

Tunis ngày 14/4/2007

©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org Nguyễn Đăng Hưng