1- NHÌN LẠI 10
NĂM CÔNG BỐ ẤN PHẨM KHOA HỌC VIỆT NAM: CÁC NHÀ KHOA
HỌC NGHĨ GÌ QUA NHỮNG BÀI BÁO ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ QUỐC
TẾ
2- HỆ THÚC
ĐẨY QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3- Hoạt
động khoa học và công nghệ Việt Nam còn yếu kém
4- Lại nói
về luận văn tiến sĩ
5- Lo ngại
về chất lượng tiến sĩ
6-Đào tạo
TS - cái nhìn của người trong cuộc
1-
NHÌN LẠI 10 NĂM CÔNG BỐ ẤN PHẨM KHOA HỌC VIỆT NAM:
CÁC NHÀ KHOA HỌC NGHĨ GÌ QUA NHỮNG BÀI BÁO ĐĂNG TRÊN
TẠP CHÍ QUỐC TẾ
Qua 20 năm đổi mới, ngành khoa học và công nghệ
(KH&CN) nước nhà đã đạt được những thành tựu không
thể phủ nhận đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghiên cứu
khoa học nói riêng vẫn còn một số điểm hạn chế.
Những con số phản ánh số lượng bài báo khoa học của
Việt Nam được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế
mà tác giả thống kê dưới đây đã nói lên phần nào bức
tranh nghiên cứu khoa học ở nước ta. Trong tương
lai, nếu khoa học nước nhà muốn bắt kịp thế giới,
thì những con số này cần được chính thức xem như một
trong những tiêu chí quan trọng cần phấn đấu trong
quản lý khoa học ở nước ta. Gần đây, ngành KH&CN
cũng đang hướng tới việc xây dựng một hệ thống các
tiêu chí trong KH&CN sao cho phù hợp với Việt Nam mà
vẫn gần với quốc tế, trong đó có tiêu chí về việc
công bố và số lần trích dẫn các công trình khoa học
trên các tạp chí quốc tế (đặc biệt trong lĩnh vực
nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu lý thuyết). Đây là
một thách thức không nhỏ với KH&CN nước ta, trong đó
có trách nhiệm to lớn của các nhà khoa học.
Theo báo cáo hàng năm của Liên hợp quốc World
Investment Report công bố tháng 9.2005 (với chủ đề
2005 Transnational Corporation and the
Internationalization of R&D), chỉ số năng lực sáng
tạo (innovation index) đã được đánh giá cho 117 quốc
gia trên thế giới. Thay vì tiền đầu tư cho R&D
(input), số bài báo đăng trên các tạp chí khoa học
quốc tế (output) đã trở thành một thành phần cơ bản
trong chỉ số phức hợp này. Việt Nam từ thứ 93/117
năm 1995 vươn lên vị trí 82/117 năm 2001, nhờ có
thành tích về phát triển giáo dục. Tuy nhiên, Việt
Nam vẫn bị xếp vào tốp các nước còn kém cỏi, sau 2
nhóm nước có trình độ cao và trung bình trên thế
giới.
Cho
đến nay, bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế chưa
được chính thức xem như một tiêu chí quan trọng cần
phấn đấu trong quản lý khoa học ở nước ta. Song, với
cách nhìn nhận trên đây trong báo cáo của Liên hợp
quốc, thiết tưởng ta cũng rất cần xem xét thành tích
của mình trên sân chơi quốc tế về khoa học trong
mười năm qua, từ đó rút ra bài học để cải thiện vị
thế của mình trong tương lai. Theo tinh thần của báo
cáo trên, dưới đây chỉ bàn đến những bài báo khoa
học nguyên gốc (article) xuất hiện trên 5.969 tạp
chí hiện có trong cơ sở dữ liệu Web of Science của
ISI (Institute of Scientific Information) có trụ sở
tại Philadelphia, Mỹ, bao gồm hàng trăm chuyên ngành
khoa học tự nhiên, công nghệ, xã hội, nhân văn và
nghiên cứu nghệ thuật. Tuy có thể chưa hoàn toàn đầy
đủ, nhưng nó là bức tranh toàn diện của một nền khoa
học hiện đại.
Ngoài article, trong cơ sở dữ liệu ISI còn có nhiều
thể loại khác như letter, book review, meeting
abstract... nhưng sau đây ta chỉ quan tâm đến các
articles, vì đó là những thành tựu nghiên cứu mới
nhất được các nhà xuất bản có danh tiếng ấn hành và
được phản biện bởi các nhà khoa học có uy tín nhất
trong từng lĩnh vực. Lác đác thấy có một số nhà xuất
bản ở Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc. Nhưng
dường như chưa có tạp chí nào ấn hành ở Việt Nam
được lọt vào cơ sở dữ liệu này, ngay cả những tạp
chí bằng Anh ngữ.
Hiện nay, hàng năm ước tính có đến 800.000 bài báo
thuộc 21 ngành KH&CN được công bố trên gần 6.000 tạp
chí quốc tế mà ISI đã tập hợp trong cơ sở dữ liệu
của mình cùng với số lần trích dẫn cho từng bài.
Đứng đầu là Mỹ, khoảng 300.000 (vì con số quá lớn
nên không thể thống kê thật chính xác), sau đó đến
Nhật (75.000), và các nước tiên tiến có nền khoa học
lâu đời như Đức (66.000), Anh (59.000), Pháp
(47.000) hoặc đông dân như Trung Quốc (57.000).
 |
Mười năm qua, số bài báo khoa học có địa chỉ Việt
Nam xuất hiện trên các tạp chí quốc tế tăng từ 204
bài năm 1995 lên 456 bài năm 2004, cả thảy có 3.236
bài. Nhưng trong số này, hơn 2.400 bài (quá 3/4) là
của các tác giả Việt Nam đứng chung tên với người
nước ngoài, chỉ có gần 800 bài là "thuần Việt", được
thực hiện chủ yếu bằng nguồn nội lực. Số lượng quá
ít ỏi này lại cứ dẫm chân tại chỗ quanh con số 80
bài mỗi năm suốt thời gian qua (hình 1). Quá một nửa
trong số này lại thuộc các khoa học trừu tượng như
toán và vật lý lý thuyết. Các công trình thực nghiệm
và khoa học ứng dụng đòi hỏi nhiều kinh phí, cơ sở
vật chất và đội ngũ đồng bộ chỉ chiếm chưa đầy một
nửa số bài báo do nội lực và 11,6% tổng số bài báo
quốc tế.
 |
Bảng 1 tóm lược toàn bộ 798 bài báo dùng nguồn nội
lực được công bố trong thời gian 1995-2004 phân theo
ngành, viện nghiên cứu và trường đại học. Hai ngành
toán và vật lý lý thuyết chiếm 54% các bài báo dùng
nguồn nội lực, đó là chưa kể những công trình về
toán có mặt trong chuyên ngành máy tính và cơ học.
Phần lớn các tác giả đó làm việc tại Viện Toán (300
bài) và Trung tâm Vật lý Lý thuyết (131bài) - thuộc
Viện KH&CN Việt Nam. Có 124 bài về toán và 31 bài về
vật lý lý thuyết lấy địa chỉ từ các trường đại học,
đặc biệt từ những trường ít tên tuổi ở Quy Nhơn,
Thái Nguyên... Những con số này tuy rất ấn tượng,
song vẫn chưa tương xứng với lực lượng giảng viên
đông đảo ở nước ta. Chưa đầy một nửa còn lại thuộc
về các ngành thực nghiệm, ứng dụng và công nghệ đòi
hỏi thiết bị, cơ sở vật chất và đội ngũ đồng bộ.
Khác với công trình lý thuyết, một công trình khoa
học thực nghiệm tiến hành ở Việt Nam thường gặp rất
nhiều khó khăn khách quan, nên việc chen chân được
trên các tạp chí quốc tế phải xem như một thành công
lớn. Vì thế, rất dễ hiểu tại sao ta có nhiều bài báo
lý thuyết hơn thực nghiệm. Song, bức tranh của ta
khác hẳn với các nước xung quanh, nơi mà toán học và
vật lý lý thuyết luôn đứng cuối bảng, phía đầu bảng
thường là các khoa học thực nghiệm, ứng dụng và công
nghệ có tác động trực tiếp đến đời sống và những
ngành kinh tế chủ lực của họ. Trong số những bài báo
thực nghiệm, đáng kể nhất là các ngành công nghệ,
máy tính, vật liệu (chủ yếu là vật lý chất rắn), y
học, hóa học, mỗi ngành có từ 30 đến 40 bài trong 10
năm. Sau đó là các ngành nông nghiệp và nông học
(23), polyme (19), xã hội và nhân văn (14), môi
trường (13). Các ngành khác đều ít hơn 10.
 |
Trong khi số lượng những bài báo do hợp tác với nước
ngoài tăng theo quy luật hàm mũ, tăng gấp đôi sau
5,5 năm, thì công trình do nội lực hầu như dẫm chân
tại chỗ quanh con số (80 ± 15) hàng năm (15 là sai
phương). Đặc biệt, chưa thấy rõ dấu ấn của bước đột
phá tăng đầu tư cho KH&CN lên 2% ngân sách nhà nước
bắt đầu từ năm 2000 (các nhà khoa học cũng nên tự
đặt câu hỏi cho trách nhiệm của mình trong vấn đề
này).
Những con số ở bảng 1 tự nó nói lên bức tranh hoạt
động nghiên cứu và triển khai (R&D) ở nước ta. Những
nhà quản lý chắc chắn sẽ rút ra nhiều kết luận đúng
đắn bổ sung vào luận cứ của các chính sách sắp thực
thi về đổi mới cơ chế quản lý KH&CN. Thêm một số
thông tin thú vị được nêu ra trên bảng 2. Việt Nam
hiện có khoảng 20 nhà khoa học mà mỗi người trong số
đó công bố được hơn 10 công trình trong mười năm
(chưa kể bài báo đứng tên chung với người nước ngoài
và ấn phẩm của các hội nghị quốc tế). Một phần ba
các "thợ viết" đó được đồng nghiệp trích dẫn khá
nhiều, trung bình từ 3 đến 12 lần cho mỗi công trình
của họ. Họ là những đỉnh cao đang sung sức của khoa
học Việt Nam, nhưng cũng chỉ vào loại "tầm tầm" trên
thế giới. Tuổi đời của họ đều trên 50 và đây là điều
đáng lo vì trong làng khoa học của ta "tre già mà
măng chưa mọc". Xem những thông tin trên bảng 2 chắc
nhiều người trong giới quản lý sẽ ngạc nhiên vì thấy
ít ai nhắc đến họ.
http://www.fetp.edu.vn/IntheNews/most_070206_1.htm
2- HỆ
THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Bùi Sĩ Tiếu
Nhằm đạt được các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước đến năm 2010 và 2020 mà Nghị quyết Đại
hội lần thứ X của Đảng đã đề ra, vấn đề phát triển
khoa học và công nghệ để thúc đẩy những công nghệ
sản xuất và kinh doanh mới, hiện đại, có hiệu quả
cao trong các khu vực công nghiệp, nông nghiệp và
dịch vụ của nền kinh tế đất nước có ý nghĩa rất quan
trọng. Những công nghệ sản xuất mới và hiện đại sẽ
tạo ra các sản phẩm mới với giá trị gia tăng lớn
hơn, thúc đẩy ngày càng nhanh quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
1 - Kinh nghiệm phát triển khoa học và công nghệ
nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa của các
nước Đông Á.
Vào nửa cuối thế kỷ XX, nguồn lực công nghiệp hóa
duy nhất mà các nước đi sau ở Đông Á có được là nhờ
lực lượng lao động giá rẻ và có giáo dục, nhưng còn
chưa có nhiều kiến thức khoa học và công nghệ. Bằng
cách tận dụng lợi thế nhân công rẻ, các nước trong
khu vực bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa và dựa vào
vay mượn công nghệ để thâm nhập vào thị trường quốc
tế.
Đi sau ở Đông Á, tiêu biểu là Hàn Quốc và Đài Loan
đã dựa trên ưu thế của hệ thống đổi mới quốc gia
trong việc quyết định những vị trí then chốt của các
mối liên hệ công nghệ từ bên ngoài để tạo nên sự
tăng trưởng kinh tế của họ. Trong giai đoạn công
nghiệp hóa của mình từ năm 1962 đến 1985, Hàn Quốc
đã sử dụng 3.538 giấy phép nhập khẩu công nghệ cho
các sản phẩm chế tạo lớn, còn Đài Loan, từ năm 1953
đến 1984, đã sử dụng 51.521 giấy phép công nghệ.
Theo một nghiên cứu của Đài Loan về nguồn công nghệ
của 4.226 doanh nghiệp vào năm 1985 thì 62,9% cho
rằng hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học
công nghệ là nguồn lực công nghệ chính, còn 30,64%
cho biết công nghệ của họ tiếp nhận từ nước ngoài
bằng cách mua công thức, giấy phép hoặc thiết bị,
hợp tác công nghệ với nước ngoài, dịch vụ tư vấn
nước ngoài và sửa đổi sản phẩm của nước ngoài. Trong
lĩnh vực chế tạo của Đài Loan, các doanh nghiệp nội
địa chủ yếu dựa vào năng lực bản thân để tiếp nhận
công nghệ, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài lại dựa chủ yếu vào công nghệ nước ngoài.
Nếu phân loại theo quy mô doanh nghiệp, các doanh
nghiệp nhỏ của Đài Loan dựa chủ yếu vào các hoạt
động nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ của
mình hoặc dựa vào các công nghệ "làm ngược" (bắt
chước, làm giả hay biến đổi các sản phẩm hiện có) và
coi đó là nguồn lực công nghệ chính của họ. Những
doanh nghiệp lớn có quan hệ tốt với các viện nghiên
cứu trong nước và đã thiết lập liên minh với các
doanh nghiệp nước ngoài thì nguồn tiếp nhận công
nghệ chủ yếu là dựa vào hoạt động nghiên cứu và
triển khai khoa học công nghệ của bản thân doanh
nghiệp, các dự án nghiên cứu phát triển phối hợp với
các viện nghiên cứu trong nước, hợp tác với các đối
tác nước ngoài hoặc thuê cố vấn và chuyên gia nước
ngoài.
Cho đến nay, sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc và
Đài Loan... chủ yếu dựa vào việc du nhập kiến thức
khoa học công nghệ nước ngoài và ứng dụng chúng vào
sản xuất trong nước. Nhật Bản và Mỹ là hai nước
chính cung cấp công nghệ nhưng có vai trò khác nhau.
Mỹ là nhà cung cấp lớn nhất các công nghệ nguyên
bản, còn Nhật Bản lại đứng đầu về cung cấp những
công nghệ công nghiệp. Để thực hiện việc tìm hiểu
các công nghệ tiên tiến nước ngoài, NIEs cần có đủ
nguồn ngoại tệ cung ứng cho quá trình nhập khẩu công
nghệ bao gồm các chi phí sáng chế công nghệ, chi phí
sản xuất, chi phí đàm phán và chi phí bán hàng.
Nguồn ngoại tệ này đã được cân đối bằng chính sách
đẩy mạnh xuất khẩu của cả Hàn Quốc và Đài Loan.
2 - Hoạt động khoa học và phát triển công nghệ của
Việt Nam trong thời gian qua.
Mặc dù, hơn 20 năm đổi mới vừa qua, nhất là trong 10
năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú
trọng đẩy mạnh hoạt động khoa học và phát triển công
nghệ của đất nước, nhưng trên thực tế, hoạt động này
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Hiện nay, nước ta có khoảng 2 triệu công nhân kỹ
thuật, trên 2.250.000 người có trình độ đại học và
cao đẳng, trên 18.000 thạc sỹ và 16.000 tiến sỹ và
tiến sỹ khoa học, trong đó có 610 tiến sỹ khoa học.
Bình quân có 193 cán bộ khoa học công nghệ trên
10.000 dân. Theo Báo cáo Phát triển con người năm
2004 của UNDP, ở Việt Nam đang có khoảng 50.000
người làm việc trực tiếp trong lĩnh vực nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ. Trong số này có
hơn 37.000 người (72% có trình độ đại học trở lên)
làm việc trong các tổ chức nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ của Nhà nước, với 68,9% làm
việc theo chế độ biên chế và 31,1% làm việc theo chế
độ hợp đồng. Tuy nhiên, tháp nhân lực khoa học và
công nghệ này của nước ta còn rất hẹp, nếu so sánh
với một nước công nghiệp phát triển như Cộng hòa
Liên bang Đức với 82 triệu dân và 1,6 triệu tiến sỹ.
Các kết quả hoạt động khoa học và phát triển công
nghệ của nước ta được thể hiện rõ ràng nhất thông
qua số lượng các công trình khoa học được công bố và
số lượng các đăng ký sáng chế hằng năm ở Việt Nam.
Bảng: Kết quả hoạt động khoa học và phát triển công
nghệ của Việt Nam thời kỳ 1996 - 2005
Năm |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí
khoa học và công nghệ trong nước |
3954 |
4795 |
5365 |
6572 |
5765 |
7023 |
6555 |
7669 |
8408 |
12326 |
Số lượng đăng ký sáng chế và giải pháp
hữu ích |
1987 |
1330 |
1133 |
1183 |
1335 |
1288 |
1342 |
1281 |
1569 |
2162 |
Tỷ lệ % số lượng đăng ký sáng chế và
giải pháp hữu ích của người Việt Nam trong
tổng số |
7,2 |
4,1 |
3,5 |
5,3 |
2,5 |
6,8 |
10,1 |
14,0 |
11,4 |
13,8 |
Có thể nhận thấy trong 10 năm gần đây, số lượng bài
báo đăng trên các tạp chí khoa học và công nghệ
trong nước đã tăng hơn gấp 3 lần. Tuy nhiên, số công
trình, bài báo khoa học của Việt Nam công bố ở nước
ngoài mới đạt khoảng 300 bài/năm, ngang với mức của
Thái Lan cách đây 20 năm. Trong giai đoạn 1998-2002,
tỷ lệ số bài báo khoa học của Việt Nam trên tổng số
của thế giới chỉ đạt 0,02%. Trong lúc đó ở Hàn Quốc
và Đài Loan: 0,77%; Xin-ga-po: 0,25%; Thái Lan:
0,11%; Ma-lai-xi-a: 0,08%; Phi-líp-pin: 0,05%;
In-đô-nê-xi-a: 0,04%.
Số lượng đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích chủ
yếu là do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đăng ký
thông qua nhập khẩu công nghệ. Số lượng đăng ký sáng
chế và giải pháp hữu ích của người Việt Nam mới đạt
khoảng 10% trong một số năm gần đây. Số đăng ký sáng
chế quốc tế của Việt Nam trong 5 năm (2001-2005) chỉ
có 11 đơn, trong khi đó của một số nước trong khu
vực và trên thế giới là: Ma-lai-xi-a: 147;
Phi-líp-pin: 85; Thái Lan: 39; In-đô-nê-xi-a: 36;
Hàn Quốc: 15.000; Nhật Bản: 87.620; Mỹ: 206.710.
Những con số trên cho thấy trình độ khoa học và công
nghệ của nước ta vẫn còn một khoảng cách lớn so với
ngay cả các nước trong khu vực.
Năm 2006, tổng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa
học và công nghệ đã tăng lên gần 5.890 tỉ đồng, đạt
2% chi ngân sách nhà nước. Do môi trường kinh doanh
có tính cạnh tranh chưa cao nên các hoạt động khoa
học và công nghệ chưa trở thành một công cụ và động
lực thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp ở Việt
Nam. Nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm đến
60% tổng đầu tư của xã hội cho khoa học và công
nghệ, trong đó 2/3 dành cho sự nghiệp khoa học và
1/3 dành cho xây dựng cơ bản. ở các nước, số đầu tư
của doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ chiếm
trên 60%, còn đầu tư của nhà nước chỉ chiếm 30%.
Về đầu tư của các doanh nghiệp, kinh phí đầu tư cho
khoa học và công nghệ tại 28 tổng công ty 90 - 91,
từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ
60% tổng số vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ của
các doanh nghiệp toàn quốc. Tỷ lệ đầu tư nghiên cứu
phát triển/đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là
6%/94%. Tỷ lệ chi cho nghiên cứu phát triển của các
tổng công ty dao động trong khoảng từ 0,05% - 0,1%
trên tổng doanh thu (các nước là 5 - 6%). Như vậy,
tỷ lệ này còn rất thấp để các tổng công ty 90 - 91
có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc
tế.
Tình hình phát triển công nghệ ở Việt Nam có thể
đánh giá thông qua giá trị nhập khẩu máy móc, trang
thiết bị công nghệ trong thời gian gần đây. Trong 5
năm giai đoạn 2001 - 2005, nước ta đã nhập khẩu
35.997 triệu USD máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm
2006, con số này là 9.597 triệu USD, chiếm 21,8 %
tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Chính vì tốc độ nhập khẩu công nghệ còn chậm nên
hiện nay mặt bằng công nghệ trong các ngành sản xuất
kinh doanh của nước ta còn ở mức thấp do công nghiệp
hóa chưa hoàn toàn gắn với hiện đại hóa. Số ngành,
lĩnh vực có công nghệ tiên tiến, hiện đại còn ít.
Các ngành sử dụng công nghệ cao mới đang bắt đầu
hình thành.
Đến nay, nước ta sử dụng công nghệ trung bình là phổ
biến, tỷ lệ nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam
hiện nay mới đạt khoảng 20%, trong khi đó của
Xin-ga-po là 73%, Ma-lai-xi-a là 51% và Thái Lan là
31% (theo tiêu chí, để đạt trình độ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa phải là trên 60%). Tốc độ đổi mới công
nghệ của cả nước đạt khoảng 10% (nếu tính riêng 3
vùng kinh tế trọng điểm là nơi tập trung công nghệ
cao nhất cả nước cũng chỉ đạt khoảng 12%), so với
tốc độ đổi mới công nghệ của các nước tiên tiến trên
thế giới thì đó là mức còn rất thấp. Trong công
nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp tự động hóa chỉ chiếm
khoảng 1,9%, bán tự động là 19,6%, cơ khí hóa 26,6%,
bán cơ khí hóa 35,7%, thủ công 16,2%.
Việc chưa chú trọng tiếp nhận công nghệ và sự phát
triển chậm của lĩnh vực công nghiệp chế tạo của Việt
Nam đã biểu hiện qua năng lực cạnh tranh công nghệ
yếu kém. Theo báo cáo phát triển công nghiệp 2002 -
2003 của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp
quốc (UNIDO) đánh giá về sự phát triển công nghiệp
và năng lực cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu
các sản phẩm chế tạo của 87 nền kinh tế đang phát
triển, trong đó có 14 nền kinh tế châu á thì Việt
Nam vẫn chưa nằm trong danh sách này. Theo xếp hạng
của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2004, năng
lực cạnh tranh tổng hợp của nền kinh tế nước ta chỉ
đứng thứ 77/104 nền kinh tế, chỉ số về chuyển giao
công nghệ được xếp thứ 66 là nhờ tỷ lệ vốn FDI vào
nước ta ở mức cao so với các nước trong khu vực. Chỉ
số xếp hạng về công nghệ chỉ đứng thứ 92 do tỷ lệ
nhập khẩu máy móc, thiết bị trên tổng kim ngạch nhập
khẩu mới ở mức thấp. Chỉ số về mức độ sử dụng bằng
sáng chế công nghệ nước ngoài của Việt Nam chỉ đứng
thứ 99 trong số 104 nền kinh tế được xếp hạng.
Các số liệu trên cho thấy Việt Nam cần phải sớm khắc
phục tình trạng yếu kém về chuyển giao công nghệ,
đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo định
hướng xuất khẩu, khắc phục sự mất cân đối giữa sử
dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài của các
doanh nghiệp trong nước với tiếp nhận công nghệ qua
các doanh nghiệp FDI và khắc phục sự liên kết yếu
kém giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất.
Hiện nay, mặc dù vốn đầu tư của Nhà nước đang chiếm
tỷ lệ rất cao, nhưng các ngành công nghiệp nước ta
còn chưa tập trung thích đáng vào việc nhanh chóng
phát triển và làm chủ các công nghệ nguồn, công nghệ
chế tạo định hướng xuất khẩu, có xu hướng để các nhà
đầu tư nước ngoài "phát triển giúp" các ngành công
nghiệp nói trên. Điều này dẫn đến nguy cơ "công
nghiệp hóa mà không nắm giữ được những bí quyết công
nghệ chiến lược và mũi nhọn" như tình trạng của
nhiều nước Đông - Nam Á hiện nay. Tỷ lệ nhập khẩu
máy móc, thiết bị sản xuất công nghiệp trên tổng kim
ngạch nhập khẩu của cả nền kinh tế nước ta cũng chỉ
đạt mức thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Trong giai đoạn trình độ công nghiệp hóa
tương tự, tỷ lệ này của Nhật Bản và Hàn Quốc vào
khoảng 40%.
3 - Khoa học và công nghệ cần phải làm gì để thúc
đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở nước ta, cần tăng cường trình độ khoa học và công
nghệ theo hai hướng: tăng cường trình độ công nghệ
trong từng ngành sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản
xuất sang những ngành có hàm lượng khoa học và công
nghệ cao - cũng chính là những ngành có giá trị gia
tăng lớn.
Sự tiến bộ công nghệ của nền kinh tế đất nước được
thực hiện bằng cách kết hợp đẩy mạnh nhập khẩu công
nghệ ở nước ngoài và tự phát triển, sáng tạo công
nghệ tiên tiến trên nền tảng các công nghệ nhập
khẩu. Trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đối với một nước đang trong quá
trình phát triển như Việt Nam thì nhập khẩu công
nghệ tiên tiến ở nước ngoài là phương pháp vừa tiết
kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí nếu lựa chọn
hiệu quả được những công nghệ có mức độ tiên tiến
thích hợp với giá thành hạ trong quá trình nhập
khẩu. Điều này được gọi là lợi thế đi sau của các
nước đang phát triển do không bắt buộc phải trải qua
hành trình tiến bộ công nghệ như các nước phát
triển.
Vấn đề nhập công nghệ tiên tiến đòi hỏi chi phí đầu
tư lớn trong khi khả năng nguồn vốn của nền kinh tế
còn hạn hẹp. Vì vậy, quá trình nhập khẩu và nâng cao
trình độ công nghệ chỉ có thể được đẩy mạnh bằng
chiến lược phát triển thị trường vốn trong nước và
khai thông, kết nối với thị trường vốn quốc tế, đặc
biệt là thị trường chứng khoán. Đây cũng chính là bí
quyết công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn của Hàn
Quốc, Đài Loan trước kia và của Trung Quốc hiện nay.
Đồng thời với quá trình trên, chúng ta phải nhanh
chóng thúc đẩy việc tiếp thu và phát triển khả năng
tự chế tạo, tiến tới sáng tạo công nghệ. Khả năng
sáng tạo công nghệ là con đường duy nhất để Việt Nam
cũng như các nước đang phát triển đuổi kịp và vượt
trình độ của các nước công nghiệp phát triển, nhờ
vậy mới có thể giảm bớt những khoản chi phí tốn kém
cho việc nhập khẩu những công nghệ tiên tiến. Khả
năng sáng tạo công nghệ dựa trên cơ sở óc sáng tạo
và trình độ quản lý hoạt động nghiên cứu và trình độ
nghiên cứu khoa học tự nhiên và công nghệ ứng dụng.
Nó phụ thuộc vào tiềm năng trí tuệ của dân tộc và
đòi hỏi một chính sách đầu tư lâu dài liên tục và
đúng phương hướng vào khoa học và công nghệ của đất
nước.
Như tất cả các nước đang phát triển có nguồn lực còn
hạn chế, nước ta phải vượt qua khó khăn trong quá
trình đầu tư hiện đại hóa công nghệ, là tích lũy và
sử dụng tối ưu nguồn vốn. Trong thời kỳ đầu, chúng
ta đã tập trung vốn vào các ngành kinh tế với công
nghệ chưa phải tiên tiến và đòi hỏi nguồn vốn thấp
để phát huy lợi thế so sánh động so với các nước
phát triển hơn. Tuy nhiên, để vượt qua trạng thái
dừng của nền kinh tế có trình độ công nghệ thấp,
trong thời kỳ tới chúng ta phải có chiến lược nâng
cao trình độ khoa học và công nghệ để tối ưu hóa
chất lượng sản phẩm và hiệu quả của nền kinh tế. Đây
chính là mô hình phát triển "xuất khẩu tịnh tiến"
bằng động lực khoa học và công nghệ.
Việc nâng dần trình độ khoa học và công nghệ của nền
kinh tế phải được thực hiện đồng thời bằng hai quá
trình:
Thứ nhất, nâng dần trình độ công nghệ của các ngành
sản xuất đã có để phá vỡ trạng thái dừng của các
ngành này, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản
lượng và thu nhập lao động.
Thứ hai, chuyển dịch dần cơ cấu sản xuất sang các
ngành có trình độ khoa học và công nghệ và giá trị
gia tăng cao hơn.
Quá trình thứ nhất diễn ra một cách tự nhiên sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước
trong cùng một ngành. Còn quá trình đòi hỏi phải có
một sự định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước
trong chính sách ưu đãi phát triển ngành sản xuất,
giáo dục và đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học và
công nghệ, đi trước một bước tương ứng với quá trình
đột phá và dịch chuyển của nền kinh tế lên trình độ
công nghệ cao hơn. Trong mỗi thời kỳ phát triển,
ngành sản xuất chủ yếu đang nắm giữ lợi thế so sánh
của nền kinh tế có nhiệm vụ xuất khẩu và tích lũy
vốn, trong khi đó ngành sản xuất mũi nhọn được bảo
hộ tương đối trong chiến lược nâng cao trình độ công
nghệ của nền kinh tế. Những ngành mũi nhọn này có
nhiệm vụ đột phá về công nghệ của nền sản xuất trong
nước, và đến khi đã trưởng thành chúng phải đứng
vững trong cuộc cạnh tranh quốc tế, đặt nền tảng cho
việc mở rộng cơ cấu xuất khẩu ở trình độ công nghệ
cao hơn và chuyển thành ngành sản xuất chủ yếu. Lúc
đó lại xuất hiện những ngành mũi nhọn mới có nhiệm
vụ tiếp tục nâng cao hơn nữa trình độ công nghệ của
nền sản xuất trong nước, tạo thành quá trình "xuất
khẩu tịnh tiến" liên tục với các sản phẩm xuất khẩu
có hàm lượng khoa học và công nghệ ngày càng cao
hơn. Vì vậy, việc lựa chọn đầu tư ngành mũi nhọn và
phát triển khoa học và công nghệ phù hợp có ý nghĩa
chiến lược trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và tạo điều kiện cho quá trình tăng trưởng cao
liên tục của nền kinh tế đất nước.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng
ta phải thực hiện đồng thời hai quá trình: chuyển từ
kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và nâng
cao trình độ khoa học, công nghệ. Vấn đề tăng cường
tiềm lực và nâng cao hiệu quả khoa học và công nghệ
để đất nước có thể bắt kịp và làm chủ công nghệ hiện
đại có tầm quan trọng quyết định. Hiện nay, nước ta
đã bước vào cuối giai đoạn phát triển kinh tế theo
bề rộng, dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chính và
sẽ phải bước vào thời kỳ phát triển theo chiều sâu
với sự đóng góp ngày càng lớn của khoa học và công
nghệ trong thời gian tới.
Sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút
ngắn phụ thuộc vào việc chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế kết hợp với tăng cường các yếu tố năng lực
nội sinh của dân tộc như văn hóa, giáo dục, khoa
học. Không có đủ tri thức, không có đủ năng lực nội
sinh về khoa học và công nghệ thì trong quá trình
hội nhập đất nước sẽ bị thua thiệt, bị bóc lột, chèn
ép và sẽ trở thành bãi thải công nghệ của các nước
khác.
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là sử dụng tri thức
khoa học và công nghệ mới nhất để phát triển nền
kinh tế, chuyển nền kinh tế từ tình trạng năng suất,
chất lượng, hiệu quả thấp sang nền kinh tế năng
suất, chất lượng, hiệu quả cao. Tiềm năng trí tuệ
của con người Việt Nam không thua kém những nước mới
công nghiệp hóa thành công ở châu Á. Con người Việt
Nam có thể nhanh chóng tiếp thu và làm chủ các tri
thức mới, công nghệ mới; một số lĩnh vực mới hình
thành đã sử dụng công nghệ mới nhất và theo kịp
trình độ thế giới.
Với tiềm năng trí tuệ, tinh thần sáng tạo, ý chí và
bản lĩnh kiên cường của dân tộc Việt Nam, phát huy
tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh
của toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi
mới, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, đạt
tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
* TS, Phó Trưởng Ban Thường trực - Phụ trách Ban
Khoa giáo Trung ương
http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=5&news_ID=10452144
3- Hoạt động khoa học và công
nghệ Việt Nam còn yếu kém
Để hội nhập thành công, phát triển và thi đua cạnh
tranh được với thế giới, kể cả với các nước trong
khu vực, buộc các nhà khoa học phải làm việc một
cách nghiêm túc để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu
khoa học tới các chuẩn mực quốc tế.
Trên thế giới, người ta thường căn cứ vào số công
trình công bố trên tạp chí quốc tế và số bằng phát
minh, sáng chế để đánh giá kết quả hoạt động khoa
học của các cơ quan khoa học và các quốc gia trên
thế giới. Đây là cách điều tra đơn giản, thực tế và
chính xác nhất. Vào năm 2001, hãng dự báo RAND đã
làm một báo cáo theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới
(WB) để đánh giá năng lực KH&CN của các quốc gia
trên thế giới. Trong đó, Việt Nam đứng hàng thứ 94
trên thế giới, khá xa sau Malaisia (thứ 71), Thái
Lan (73), Philippine (80) và đứng sau cả Xri Lanka
(85), Nêpan (86), Burunđi (87), sau cả Irăc (90),
Xiri (92). Đến nay, thứ tự xếp hạng này cũng không
mấy thay đổi. Điều này nói lên chất lượng nghiên cứu
khoa học của Việt Nam còn quá yếu kém.
Bằng chứng cụ thể là hiện nay, ở nước ta, số lượng
các công trình, bài báo khoa học được đăng trên các
tạp chí quốc tế còn quá ít ỏi so với các quốc gia
trong khu vực và thế giới. Trong khi đó, ở
Philippine yêu cầu mỗi luận án tiến sĩ của họ phải
có được ít nhất một bài báo đăng tạp chí quốc tế
theo tiêu chuẩn của ISI (Institute for Scientific
Information), trong khi ở ta thậm chí có nhiều giáo
sư, tiến sĩ chưa hề có một công trình nghiên cứu
khoa học nào. Nhưng hằng năm, trong bảng báo cáo
thành tích của các cơ quan quản lý KH&CN luôn luôn
nói đến số lượng giáo sư, tiến sĩ đứng đầu khu vực
Đông Nam Á mà tuyệt nhiên không đả động đến các chỉ
tiêu về kết quả theo tiêu chí quốc tế.
Nhiều người cho rằng, KH&CN của ta không phát triển
vì chúng ta còn đầu tư ít cho KH&CN. Nói như vậy
cũng không chính xác, vì hằng năm Nhà nước cấp một
lượng kinh phí lớn để phục vụ cho công tác nghiên
cứu khoa học, song có đơn vị không thực hiện được do
nhiều nguyên nhân, có đơn vị thực hiện được một vài
đề tài, hoặc có đơn vị thực hiện nhiều đề tài nhưng
chỉ là để viết ra báo cáo tổng kết rồi xếp ngăn kéo.
Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân của vấn
đề chính là nhân lực. Nước ta vẫn còn thiếu các
chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu, thiếu các nhà
khoa học có kinh nghiệm làm nghiên cứu quốc tế. Mặt
khác, phương tiện khoa học của ta cũng chưa hiện đại
và theo kịp thế giới. Nhưng, cho dù phương tiện có
hiện đại và kinh phí có dồi dào, thì chưa chắc Việt
Nam đã có chuyên gia sử dụng thiết bị và khả năng
thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu. Một nguyên
nhân khác nữa là hiện nay các trường đại học và
trung tâm nghiên cứu khoa học ở nước ta vẫn dựa vào
các tiêu chuẩn “nội địa”, mà không quan tâm đúng mức
đến mức độ đóng góp vào khoa học thể hiện qua các
công trình đăng trên tập san khoa học quốc tế…
Do đó, để nâng cao vị thế khoa học Việt Nam trên
trường quốc tế, các nhà khoa học ở nước ta phải chịu
nhìn vào thế giới, nhìn vào các nước trong khu vực,
lấy các chỉ tiêu thực sự về phát triển KH&CN để nhìn
thấy chính mình, so sánh mình với thế giới.
Tri Hùng
KHCN số tháng 11/2007 (trang 19)
4- Lại nói về luận văn tiến sĩ
01/2008 Theo kế hoạch của Bộ giáo dục và đào tạo, trong thời
gian tới chúng ta phải có 2 vạn Tiến sĩ mới! Hóa ra
là chúng ta đang thiếu nhiều Tiến sĩ, chứ không phải
như có người nói là chúng ta đang có quá nhiều Tiến
sĩ... Tuy nhiên cũng có nhiều người băn khoăn về con
số 2 vạn. Để đạt được con số đó có lẽ cần phát động
phong trào “người người làm Tiến sĩ, trường trường
làm Tiến sĩ, ta nhất định tiến, địch nhất định
qụy...”! Có một cách đơn giản để có thể đạt kế hoạch, hoặc
thậm chí vượt mức kế hoạch 2 vạn Tiến sĩ. Đó là hạ
thấp yêu cầu của luận án Tiến sĩ, chẳng hạn chỉ cao
hơn luận án Thạc sĩ một chút là được. Trước đây ta
cũng từng làm như vậy, khi đổi chức danh Phó Tiến sĩ
thành Tiến sĩ. Điều đó thực chất là yêu cầu luận văn
Tiến sĩ ngày nay chỉ bằng Phó Tiến ngày xưa mà thôi.
Cũng một cách tương tự, trên cơ sở của các trường
Cao đẳng ở địa phương (mà phần lớn là trường Cao
đẳng Sư Phạm), ta có thể nâng lên trường Đại học Đa
ngành một cách dễ dàng. Và các thầy giáo dạy Cao
đẳng đương nhiên trở thành thầy giáo Đại học một
cách dễ dàng... Thế là ta có thêm rất nhiều trường
Đại học. Nhưng có lẽ Bộ GD&ĐT không có chủ trương hạ thấp yêu
cầu đối với luận án Tiến sĩ, mà ngược lại đang có kế
hoạch “nâng tầm” luận án theo mức thế giới... Ông Bộ
trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo đã có lần nhắc nhở rằng
(đại ý ) “Nếu làm luận án Tiến sĩ mà không có gì mới
thì đừng có làm, mất thì giờ của mình và của người
khác”. Điều đó có nghĩa là: đã là luận án Tiến sĩ
thì phải có cái mới. Cố nhiên “có cái mới” chỉ là
điều kiện cần, mà hoàn toàn không phải là điều kiện
đủ... Cái mới đó phải đúng, phải hay, phải dùng được
thì mới đủ để “lấy bằng” Tiến sĩ... Nhân đây tôi muốn nói thêm một chút rằng thật ra thì
những điều đó không có gì mới. Sở dĩ Bộ trưởng phải
nhắc lại cái điều rất cũ ấy vì lâu nay hình như
chúng ta (kể cả người viết luận án lẫn người chấm
luận án Tiến sĩ ) “quên” mất cái điều kiện cần và đủ
cho một luận án Tiến sĩ là phải có cái mới... Một người bạn kể cho tôi về một luận án Tiến sĩ “Cây
xanh đô thị” (chắc là thuộc ngành Môi trường). Luận
án có nhiều chương, có nhiều thống kê, nhiều biểu đồ
của từng vùng, từng thời gian... Phần Kết luận của
luận án gồm ba điểm chính: Một là, cây có tán rộng
thì có nhiều bóng mát hơn, hai là cây có tán rộng
thì khi gió to dễ bị đổ hơn, và ba là nên trồng cây
tán rộng xen kẽ với cây tán hẹp... Có lẽ ông bạn tôi
đã thêm thắt hoặc thổi phồng lên cho vui chuyện...,
nhưng dẫu sao khi đọc qua một số tiêu đề của luận án
gần đây cũng có thể thấy rằng có rất ít cái mới
trong nhiều luận án... Ai cũng biết rằng, tìm được cái mới không phải dễ
dàng, đặc biệt là đối với các môn khoa học cơ bản.
Trong một luận án về toán học chẳng hạn, những điều
tác giả đưa ra phải là những định lí mới và cố nhiên
phải được chứng minh đầy đủ và đúng đắn. Tuy nhiên một điều hết sức khó khăn cho Hội đồng
chấm luận án là không biết rằng “cái mới” đó có thật
là “mới” hay không, hay là đã có ở đâu đó trước đây
rồi, của ai đó đã đăng rồi... Đã có những luận án
sau khi bảo vệ thành công, người ta mới phát hiện ra
là tác giả của nó đã “đạo” (tức là “thuổng”) của
người khác... Điều đó rất dễ xảy ra vì không biết có
bao nhiêu tạp chí toán học trên thế giới, và không
phải bài nào đăng trên các tạp chí - kể cả những tạp
chí uy tín nhất- đều có người đọc... Tác giả các bài
báo không phải ai cũng là các nhà toán học lớn có
tên tuổi, mà có thể chỉ là những người đang tập sự
nghiên cứu toán học, đang cần có “thành tích” về số
bài được đăng, để được xét một cái gì đó (đại loại
như ở Việt Nam ta), hoặc đơn giản là để khoe. Những
bài như vậy thường không có người đọc và dĩ nhiên
không được trích dẫn trong các bài báo khác. Bởi vậy
nếu một ứng viên Tiến sĩ nào đó chép một vài kết quả
của các bài báo như thế làm kết quả của chính mình,
thì có nhiều hi vọng rằng Hội đồng chấm cũng không
hay biết... Còn “cái mới” trong luận văn Tiến sĩ của các môn
Khoa học Xã hội và nhân văn lại càng khó khăn hơn
nhưng là khó khăn theo kiểu khác: mới thì mới nhưng
không được trái với những đường lối, chủ trương,
chính sách hiện hành... Nếu Ông Kim Ngọc- tác giả của chủ trương “Khoán”
trong Nông nghiệp- hồi còn sống mà làm cái luận án
Tiến sĩ về “Khoán” thì “cái mới” chắc là bao trùm
toàn bộ luận văn... Nhưng chắc chắn là không có Hội
đồng nào dám nhận lời chấm một cái luận án như thế.
Chính ông Ngọc cũng không dám viết luận án, mà ông
chỉ cố gắng làm “khoán chui” mà thôi... Gần đây, thấy có xuất hiện nhiều bài báo ca ngợi một
số nhân vật từng “có vấn đề “, từng bị “lên án” như
Trần đức Thảo, Đào duy Anh, Phan Khôi, Trương Tửu,
Trần Dần... Nhưng dẫu sao đó cũng chỉ là các bài
báo, và chỉ nói về một vài cá nhân trong trào lưu
“Nhân văn Giai phẩm”... Không hiểu rồi đây có thí
sinh nào định làm một luận án về đề tài “Nhân văn
Giai phẩm” hay không? Hay là phải chờ vài chục năm
nữa mới có những luận văn như vây? Có rất nhiều đề tài nhạy cảm khác như “Cải cách
ruộng đất”, “Cải tạo Công thương”,“Biên giới
Việt-Trung, xưa và nay”... rất cần có những nghiên
cứu, ít nhất cũng tập hợp và lưu giữ những tư liệu
lịch sử, những hồi ức của các nhân vật trong cuộc
còn sống... Tuy nhiên và hiển nhiên là trong những
vấn đề đó, “cái mới” thực sự là khó có thể ra đời...
Bởi vậy để có được cái mới thì không dại gì mà chọn
các đề tài như vậy cho một luân văn Tiến sĩ. Tốt
nhất là nên chọn các đề tài đại loại như: “Tổ chức
tắm và giặt cho bộ đội phía Bắc”, “Quan niệm của
sinh viên về tình yêu và hôn nhân”, “Về bệnh béo phì
của trẻ em đô thị”, “Mắm tôm và dịch tả”, “ Cách
đánh số nhà”, “Phương pháp thi công tối ưu để cắt
ngọn nhà cao tầng trái phép”... Đối với những đề tài
như vậy, cứ gắng suy nghĩ một chút thế nào cũng tìm
ra cái mới... Vừa rồi trong báo cáo của HĐ Chức danh Giáo sư có
đưa ra một con số đáng ngạc nhiên: 70% luận văn Tiến
sĩ là của các nhà quản lí, 30% còn lại là của các
nhà nghiên cứu khoa học. Vâng, tôi đã từng biết có
ông giám đốc Sở, ông Phó chủ tịch tỉnh, ông hay bà
Bộ trưởng hoặc thứ trưởng... bảo vệ thành công luận
án Tiến sĩ, nhưng tôi không ngờ cái tỉ lệ các ông bà
quản lí lại cao đến như vậy... Bắt buộc một Tiến sĩ
khoa học phải làm một nhà quản lí là điều bất đác
dĩ, còn bắt nhà quản lí phải là một Tiến sĩ khoa học
thì lại càng khó hiểu hơn, nhất là khi luận văn của
ông ta không thuộc về khoa học quản lí. Thực ra thì
chẳng ai bắt buộc ông quản lí phải làm bằng Tiến sĩ,
nhưng thực tế thì ai cũng biết nếu có bằng cấp cao
hơn thì dễ được cất nhắc hơn, thăng quan tiến chức
nhanh hơn. Có lẽ đã đến lúc cần “nói không với bệnh
bằng cấp” cũng giống như là “nói không với bệnh
thành tích” vậy.
Văn Như Cương
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=65&News=1549&CategoryID=6
5- Lo ngại về chất lượng tiến sĩ
Những ý kiến bức xúc tại hội thảo khoa học "Nâng cao
chất lượng đào tạo tiến sĩ kinh tế" do trường ĐH
Kinh tế quốc dân Hà Nội tổ chức đã khiến nhiều người
phải lo ngại về chất lượng đào tạo tiến sĩ hiện nay.
Với một bài tham luận khá công phu, GS.TS Đỗ Kim
Chung - trường ĐH Nông nghiệp 1 đã vạch ra hàng loạt
bất cập trong đào tạo tiến sĩ (TS) nói chung và TS
kinh tế nói riêng của Việt Nam, trong đó bất cập đầu
tiên được ông nhấn mạnh là những nhận thức của xã
hội về tấm bằng này.
Ông nói: "Hiện nhiều cấp nhiều ngành đã có nhận thức
chưa đúng về văn bằng TS và sử dụng trình độ học vấn
TS. Kết quả khảo sát của Hội đồng Giáo sư Nhà nước
cho thấy 70% những người có trình độ TS đang làm
quản lý ở các cơ quan nhà nước, chỉ chưa đầy 30% làm
nghiên cứu và giảng dạy.
Điều đó cho thấy những văn bằng TS và học vị TS được
hiểu là cơ hội để thăng tiến hơn là để dành cho công
tác nghiên cứu. Hơn nữa, khi một TS tham gia làm
công tác quản lý thì được đánh giá cao hơn một TS
chỉ làm chuyên môn. Hai bất cập nói trên đã kích
thích cán bộ quản lý không có nhu cầu nghiên cứu,
tìm kiếm văn bằng hơn là khuyến khích họ thực sự học
tập và nghiên cứu".
TS Phan Công Nghĩa - Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh
tế Quốc dân - nơi có kinh nghiệm 30 năm đào tạo TS
cũng phải thừa nhận một sự thật: hiện nhiều nghiên
cứu sinh (NCS) chưa xác định đúng động cơ học tập và
nghiên cứu.
Họ làm NCS không nhằm thu nhận những kiến thức mới
cần thiết cho công việc sau này của họ mà nhằm kiếm
được tấm bằng cho các mục đích khác nhau. Điều này
không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của
NCS mà còn tác động xấu đến chất lượng đào tạo TS
nói chung và TS kinh tế nói riêng.
Quy định đào tạo đã lỗi thời!
Một vấn đề được nhiều đại biểu phản ánh đó là những
bất cập trong quy định đào tạo TS hiện nay. TS Đỗ
Kim Chung bức xúc:
"Các quy định về đào tạo TS của ta quá cứng nhắc
trong thủ tục (tuyển sinh đầu vào, thủ tục làm và
bảo vệ luận án). Trong khi đó các quy định liên quan
đến chất lượng đào tạo thì ít được để ý đến".
TS Chung cho biết: quy định đầu vào hiện nay quá coi
trọng về văn bằng quá khứ mà không chú ý đến nhu cầu
công việc.
Nếu muốn làm TS ở một lĩnh vực, nếu không học đại
học đúng chuyên ngành đó, thì người học không được
chấp nhận, do đó rất khó có cơ hội chuyển ngành
nghề.
“Chất lượng đào tạo NCS rất thấp, nhiều đề tài trùng
lặp. Vừa qua, Vụ ĐH, SĐH (Bộ GD-ĐT) có thống kê đề
tài của NCS thì thấy sự trùng lặp ghê gớm; nhiều đề
tài có tính thực tiễn rất thấp; có đề tài yêu cầu
viết một trang thông tin những cái mới nhưng không
viết nổi...
Nếu chúng ta không nhìn thẳng vào sự thật thì không
đổi mới được!” (phát biểu của Thứ trưởng thường trực
Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long tại hội thảo)
Nếu có chuyển đổi thì phải làm một loạt thủ tục lê
thê, dài dòng và chỉ mang tính hình thức; đề tài của
NCS ít được (thậm chí không được) thay đổi, so với
tên đề tài mà NCS đã bảo vệ lúc ban đầu; phân công
giáo viên hướng dẫn còn cứng nhắc; các NCS không qua
cao học phải học quá nhiều môn để đảm bảo điều kiện
tối thiểu khi làm NCS...
GS.TS Bùi Quang Quynh - ĐH Kinh tế Quốc dân cũng nêu
một thực trạng: "Khâu tuyển đầu vào, so với trước
đây (những năm 80 của thế kỷ trước) vẫn chưa có gì
thay đổi.
Việc giao chỉ tiêu và cấp bằng vẫn nặng về quản lý
tập trung của Bộ GD-ĐT. Chính vì vậy, không chỉ ĐH
Kinh tế quốc dân mà nhiều trường ĐH khác, đào tạo TS
thường chỉ ngồi chờ chỉ tiêu trên cho, mang tính thụ
động, thiếu tính chủ động trong đào tạo".
Kinh phí đào tạo quá thấp
Theo TS Đỗ Kim Chung, hiện một NCS được cấp kinh phí
đào tạo là 4-5 triệu đồng/năm (quy định từ năm 1994
đến nay chưa thay đổi). Số tiền này không thể đủ
trang trải cho quá trình tổ chức đào tạo.
Trong khi đó mức kinh phí cho các lưu học sinh Việt
Nam ở các trường ĐH trên thế giới thì lên tới
20.000-30.000 USD/năm, gấp gần 100 lần kinh phí cấp
cho NCS trong nước!
Ông Chung nói: "Theo đánh giá của chúng tôi, các NCS
trong nước hoàn thành luận án phải chi từ khoảng
120-150 triệu đồng. Đây là khó khăn cho phần lớn các
NCS trong quá trình thực hiện đề tài với thời gian
ngắn 3-4 năm... Vì vậy, áp lực đó tất yếu dẫn đến
hoặc quá hạn hoặc có vấn đề về chất lượng! ".
TS Nguyễn Thế Chinh - trường ĐH Kinh tế Quốc dân
cũng cho rằng, kinh phí cho đào tạo TS chưa tạo ra
được mức độ hấp dẫn cho giáo viên hướng dẫn cũng như
nghiên cứu sinh. Chính vì vậy đã không tạo ra được
động lực thúc đẩy mạnh mẽ đối với thầy và trò trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo TS.
Vũ Thơ
Thanh niên
6-Đào tạo TS - cái nhìn của người
trong cuộc
Theo GS Phạm Minh Hạc- nguyên Chủ tịch Hội đồng Chức
danh Nhà nước, bất cập của đào tạo tiến sĩ nằm ngay
ở khâu “đầu vào”. Việc tuyển chọn nghiên cứu sinh
(NCS) còn quá dễ dàng so với tiêu chuẩn vì nhiều
trường chạy theo chỉ tiêu đào tạo hơn là năng lực
của người được đi học … “Thi khó nhưng không có ai trượt” GS.Phạm Minh Hạc. Ông Hạc dẫn chứng: Năm 2003, Nhà nước giao chỉ tiêu
đào tạo 1.400 TS, các trường chỉ tuyển được 1.215.
Năm 2004, con số này là 1.500 nhưng cũng chỉ tuyển
được 1.500. Mới đây nhất, đến năm 2010, Bộ giao phó
chỉ tiêu đối với ĐH là 20% giảng viên có trình độ
tiến sĩ và Cao đẳng là 5% so với con số 14,7% và 1,4
% hiện nay. Như vậy sự bất cập một phần là do các
trường luôn phải chạy mà vẫn “hụt hơi” so với quota
của Bộ GD& ĐT. Cũng theo ông Hạc, tuyển sinh như vậy là có lợi cho
trường vì cán bộ giảng dạy sẽ có việc làm, có thêm
công trình nghiên cứu cùng đứng tên với học viên,
thu nhập tăng và thành tích đào tạo này sẽ góp phần
đẩy nhanh “tiêu chuẩn” tăng hàm PGS, GS cho các ông
thầy. Còn nhìn nhận về vấn đề này TS Phạm Duy Nghĩa- Chủ
nhiệm khoa Luật- ĐH QG HN nhận xét, xã hội đang có
làn sóng tại chức, chuyên tu muốn “tráng men” bằng
thạc sĩ, tiến sĩ vì không có quy định nào của bộ GD
&ĐT nghiêm cấm chuyện này. Ông Nghĩa cho rằng, thi
đầu vào tiến sĩ ở VN rất khó nhưng hầu như không có
một thí sinh nào trượt và ba năm sau, 100% nghiên
cứu sinh đều trở thành tiến sĩ sau một buổi bảo vệ.
Khi quy trình chọn lựa đào tạo như thế thì tất nhiên
các TS sẽ rất khó có chất lượng làm ảnh hưởng đến
chất lượng đào tạo của ngành giáo dục.
Thủ tục quá rườm rà Một bất cập mà theo rất nhiều người đã từng gặp phải
khi "đầu quân' làm TS ấy là sự rườm rà về thủ tục.
Điều này tại một hội thảo về nâng cao chất lượng TS
vừa qua, đa số các đại biểu đều đồng ý vấn đề nổi
cộm trong quy trình đào tạo TS ở Việt Nam là "thủ
tục hành chính còn quá rườm rà". PGS.TS Trần Thọ Đạt, Viện đào tạo Sau ĐH (Trường ĐH
Kinh tế quốc dân) kể lại chuyện từ lúc nộp hồ sơ
đăng ký dự tuyển NCS, được công nhận trúng
tuyển...đến khi được cấp bằng TS ở Trường ĐH Kinh tế
quốc dân, trung bình 1 NCS phải trải qua khoảng 300
loại văn bản và báo cáo thống kê với xấp xỉ 400 chữ
ký các loại.
"Thầy liên thông” giáo trình... Chuyện một thầy “ôm” cả ba cấp Đại học, Cao học,
Tiến sĩ với những môn học giữ nguyên tên hoặc thay
tên đổi dạng theo kiểu “bình mới rượu cũ” đã trở
thành một nghịch lý bình thường trong bức tranh đào
tạo TS ở nước ta hiện nay. “Chia sẻ” cái sự vô lý này, TS Dương Viết Thịnh-Khoa
Triết- ĐH KHXH& NV giảng dạy chuyên đề “Kinh điển
Tác phẩm Triết học Mác- Lênin” ở cấp đại học, cao
học (gồm cả nghiên cứu sinh chuyển tiếp) thừa nhận:
”Tất nhiên có một số nội dung nhắc lại nhưng không
trùng lặp hoàn toàn”. Sự bất cập trong xây dựng
chương trình môn học này thể hiện rõ nhất về mặt
thời lượng. Ở bậc ĐH, “Tác phẩm biện chứng tự nhiên”
chỉ gói gọn trong hai buổi, lên cao học mặc dù yêu
cầu cao hơn về “chất” nhưng cũng chỉ vẻn vẹn.. hai
buổi. Chỉ riêng môn “Tác phẩm kinh điển” thôi thì cũng đã
có tới hàng chục cuốn sách, mỗi cuốn dài từ hàng
trăm đến vài nghìn trang, đọc đã khó có khi phải
nghiền ngẫm trong hàng tuần nói gì đến việc “dồn”
lại trong một vài buổi học. Giáo trình như vậy liệu
có hợp lý? Theo GS Trần Trí Dõi- Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ- ĐH
KHXH&NV HN thì chính cơ chế lạc hậu hai phần bắt
buộc, một phần tự chọn của bộ GD& ĐT đã dẫn đến bất
cập này. Bên cạnh đó, quy định đào tạo không tập trung đã tạo
nhiều kẽ hở cho một số học viên "bảo vệ thành công
luận án TS" mặc dù trong suốt ba năm đào tạo hầu như
họ không có mặt ở một buổi nghiên cứu, sinh hoạt
chuyên môn, trợ giảng nào. Những nghiên cứu sinh này
thường là không có thời gian với những lý do "rất
xác đáng", khi về địa phương bận túi bụi, phải lo
công việc cơ quan, gia đình nên không thể dành nhiều
thời gian và tư duy cho việc thực hiện luận án. “Không có cái mới thì đừng làm luận án TS” Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có lần đã phải thốt
lên rằng, nếu không có cái mới thì đừng làm luận án
tiến sĩ. Một người đứng đầu ngành giáo dục nước nhà
đã thấy rõ những bất cập trong công tác đào tạo TS ở
nước ta như thế nào khi ông phải cảnh báo vậy. Cùng chung mối quan tâm này PGS-TS Phạm Duy Nghĩa
người đã tham gia chấm hàng trăm khóa luận, luận văn
và luận án tiến sĩ luật học, ông cũng phải buồn rầu
mà tâm sự rằng, ngoại trừ luận án TS của một người
Trung Quốc bảo vệ năm 2004, còn lại tất cả các luận
án TS mà ông đã chấm đều tròn trịa 3 chương với cách
đặt vấn đề, phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu ...giống nhau. Hầu như không có một bài nào có
kết quả điều tra thực tế, phỏng vấn chuyên gia, thực
nghiệm. Hầu hết các NCS đều tự biện luận hoặc tóm
lược biện luận của người khác rồi đưa ra ý của riêng
mình. Còn GS Phạm Minh Hạc với hơn 6 năm ở cương vị Chủ
tịch Hội đồng Chức danh Nhà nước thì nói: "Khi thẩm
tra hàng trăm luận án TS đều không thấy có điểm gì
mới, đặc biệt là luận án TS KH xã hội. Đó là chưa kể
những luận án "ngớ ngẩn"! Thu Phương http://www.tin247.com/bai_1_dao_tao_ts_cai_nhin_cua_nguoi_trong_cuoc-11-12312.html
|