 |
X-43A. |
Hôm qua, chiếc máy bay phản lực không người lái
X-43A của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ đã băng qua Thái Bình Dương,
lập kỷ lục mới về tốc độ - bay nhanh gấp 10 lần âm thanh (hay Mach
10).
Lần thử nghiệm gần đây nhất hồi tháng 3, chiếc phi
cơ dài 3,7 mét này đã bay với tốc độ gần gấp 7 lần tốc độ âm thanh.
Mach 10 tương ứng với tốc độ 10.500 km/giờ, khi X
43-A bay ở độ cao 33 km.
Phát biểu sau sự thành công của chuyến bay, Giám
đốc cơ quan vũ trụ Mỹ Sean O'Keefe nói: "Chuyến bay này là dấu mốc
quan trọng và là một bước tiến quyết định hướng tới tương lai tạo ra
những động cơ phản lực có thể gửi các chuyến hàng lớn lên vũ trụ,
bằng cách thức rẻ tiền, an toàn và chắc chắn hơn".
"Sự phát triển này cũng sẽ giúp chúng ta mở rộng
tầm nhìn cho cuộc chinh phục vũ trụ, đồng thời thúc đẩy công nghệ
hàng không thương mại".
X-43A là kết quả nghiên cứu 20 năm thuộc dự án
Công nghệ Scramjet, trong đó động cơ sẽ lấy oxy trực tiếp từ khí
quyển để đốt cháy hydro nhiên liệu, mà không cần “bê” nguyên cả bể
oxy lỏng vừa đắt tiền vừa nặng như các phi cơ khác.
Máy bay của NASA phá kỷ lục tốc độ
 |
Chiếc máy bay ném bom B-52 mang
theo X-43A bên dưới cánh phải. |
57 năm sau khi phi công Chuck Yeager bay
vượt tốc độ âm thanh, hôm thứ bảy, chiếc máy bay không người
lái X-43A của Cơ quan Hàng không trụ Mỹ (NASA) đã thực hiện
thành công cuộc thử nghiệm với vận tốc gấp 7 lần âm thanh.
Đây là lần đầu tiên một chiếc phi cơ phản
lực siêu âm, sử dụng không khí làm nhiên liệu, bay nhanh đến
vậy, kỹ sư bay Lawrence Huebner thông báo. Các nhà khoa học
hy vọng loại máy bay này sẽ khiến cho giao lưu hàng không
trở nên dễ dàng hơn và thúc đẩy các dự án thương mại.
Một số quan sát viên còn so sánh sự kiện
này với chuyến bay đầu tiên gắn động cơ của anh em nhà
Wright.
 |
Máy bay B-52 mang theo X-43A cất
cánh tại căn cứ Edwards trên sa mạc Mojave ở
California. |
Từ căn cứ không quân Edwards, chiếc
X-43A được một máy bay thả bom B-52 đưa lên độ cao hơn
12 km. Tại đây, một tên lửa đẩy Pegasus gắn với X-43A đưa nó
lên cao hơn. Ở độ cao 30 km, X-43A tách ra và sử dụng hết 1
kg nhiên liệu hydro mà nó mang theo để bay trong 10 giây với
vận tốc kỷ lục - gần 8.000 km/h, trước khi lượn thêm 6 phút
và lao xuống Thái Bình Dương.
Trưởng nhóm nghiên cứu Vincent Rausch
tuyên bố chương trình trị giá 230 triệu đôla này có thể
"đánh dấu sự bắt đầu của một cuộc cách mạng trong ngành hàng
không và vũ trụ".
Các chuyên gia hy vọng loại máy bay cực
nhanh có thể cắt giảm đáng kể thời gian của các chuyến máy
bay thương mại, chẳng hạn rút ngắn hành trình từ New York
đến London xuống còn chưa đầy 5 tiếng. NASA cho biết họ sẽ
thử nghiệm một phương tiện đạt tốc độ gấp 10 lần âm thanh
vào cuối năm nay.
X-43A là kết quả nghiên cứu 20 năm thuộc
dự án Công nghệ Scramjet, trong đó động cơ sẽ lấy oxy trực
tiếp từ khí quyển để đốt cháy hydro nhiên liệu, mà không cần
“bê” nguyên cả bể oxy lỏng vừa đắt tiền vừa nặng như các phi
cơ khác.
Thứ hai, 29/3/2004, 11:07 GMT+7B.H. (theo
vnExpress.net, AP, AFP) T. An (theo BBC) |