Thông trường trong hiện
tượng "nhật thực tinh tú" như vậy, lực hấp dẫn của ngôi sao
ở gần sẽ bẻ cong ánh sáng của ngôi sao xa hơn đi vòng quanh
nó, khiến cho nó trở nên rực sáng - được gọi là hiện tượng
micro-lensing.
Tuy nhiên, trong trường
hợp này, hiện tượng rực sáng xảy ra 2 lần: một tín hiệu rõ
ràng cho thấy có một hành tinh đồ sộ đang quay quanh ngôi
sao lùn đỏ và gây nhiễu micro-lensing.
"Đó không phải là hiện
tượng bình thường mà rất đặc biệt", nhà thiên văn Ian Bond
thuộc Đại học Edinburgh, Scotland, cho biết.
Những cuộc khảo sát sao tự
động tại đài thiên văn Mt. John ở New Zealand và Las
Campanas ở Chile đã phát hiện thấy hàng trăm sự kiện
mirco-lensing. "Song điều đó khăn là làm thế nào để biết nên
tiếp tục theo dõi một ngôi sao nào đó. Bạn cần xem xét hàng
lô các vì tinh tú", Bond nói.
Trong trường hợp này, hiện
tượng bừng sáng đúp là rất đặc biệt. Có thể nó sẽ buộc các
nhà nghiên cứu xem xét kỹ hơn những sự kiện micro-lensing,
để tìm kiếm thêm các hành tinh ở đó.
Như vậy, micro-lensing đã
mở ra cho các "nhà đi săn" cách thức thứ ba nhằm phát hiện
ra những hành tinh khổng lồ ngoài hệ mặt trời. Một phương
pháp khác là đo độ lệch tâm của ngôi sao (chứng tỏ có ít
nhất một hành tinh đang bay quanh và kéo nghiêng nó). Cách
còn lại là nhận biết hiện tượng mờ đi của ngôi sao khi một
hành tinh lớn đi qua trước mặt.
vnexpress
16/4/2004 (theo Discovery) |