 |
Cú phóng tàu hoàn hảo.
|
Hôm 12/2, từ sân bay
vũ trụ Kourou trên lãnh thổ Guiana thuộc Pháp, một
tên lửa cao 50 mét đã được phóng lên bầu trời, mang
theo 8 tấn tải trọng vệ tinh vào quỹ đạo. Chiếc
Ariane 5-ECA này là tên lửa mạnh nhất của châu Âu
cất cánh thành công cho tới nay.
Đây là chuyến bay
đầu tiên của loạt tên lửa ECA, sau thảm họa nổ tung
một chiếc tương tự hồi năm 2002.(1)
Công ty phóng tàu
Arianespace tin rằng phương tiện này sẽ đóng vai trò
quyết định trong việc giúp châu Âu duy trì vị trí
vững mạnh trong thị trường phóng vệ tinh.
Ariane 5 sẽ giảm
chi phí của việc phóng tàu không gian, từ 30.000 đến
40.000 đôla xuống còn 15.000 đến 20.000 đôla trên
mỗi kilogram. Nó có thể đẩy vài vệ tinh cùng lúc,
mang theo tải trọng đến 10 tấn vào quỹ đạo địa tĩnh.
Ariane 5-ECA được phát triển từ tên lửa Ariane
5-Generic - model trước của nó, có khả năng mang 6
tấn tải trọng vào quỹ đạo địa tĩnh.
T. An
(vnexpress.net, theo BBC)
(1) Siêu tên lửa châu Âu nổ
tung trong lần phóng đầu tiên
 |
Bãi phóng
Ariane 5-ESCA. |
Sáng nay, chỉ 3 phút
sau khi cất cánh từ căn cứ Kourou, trên lãnh thổ
Guiana thuộc Pháp (giáp Brazil), tên lửa đẩy Ariane
5-ESCA thế hệ mới của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, mang
theo hai vệ tinh, đã vỡ tan và rơi xuống biển.
Arianespace, hãng điều khiển loại tên lửa này, chưa
thông báo chi tiết về thiệt hại.
Người ta cũng chưa
rõ liệu tên lửa đã gặp sự cố nghiêm trọng, hay do
trung tâm điều khiển nhận thấy có trục trặc và đã
quyết định phá hủy nó.
Lần phóng sáng nay
là nỗ lực thứ hai nhằm đưa tên lửa Ariane5-ESCA lên
không trung. Thời điểm phóng lần đầu tiên được ấn
định vào ngày 28/11, nhưng đã phải lùi lại do sự cố
máy tính.
Vụ nổ lần này đã
nâng tổng số thất bại
(2) của
loạt tên lửa Ariane-5 lên 4 lần, trong lịch sử 14
chuyến bay của chúng, và có thể dẫn tới quyết định
ngừng sử dụng Ariane 5 vô thời hạn. Nhà khoa học vũ
trụ Anh, tiến sĩ Andrew Coates, nhận định: “Dường
như sự cố xảy ra ngay sau khi hai khoang đẩy dùng
nhiên liệu rắn (nằm ở hai bên của khoang trung tâm)
được thả rơi, trong khi khoang trung tâm vẫn tiếp
tục cháy. Vì thế, có khả năng là trục trặc đã xảy ra
với khoang trung tâm này".
Ariane 5-ESCA mang
theo hai vệ tinh: Hotbird TM7 của tập đoàn vệ tinh
châu Âu Eutelsat, và Stentor - một vệ tinh viễn
thông thử nghiệm của Viện nghiên cứu vũ trụ Pháp
CNES. Các mảnh vụn của chúng có lẽ đã rơi xuống Đại
Tây Dương.
B.H.
(12/12/04, theo BBC)
(2) Vệ tinh
môi trường lớn nhất châu Âu cất cánh
Thứ sáu, 1/3/2002, 09:15
(GMT+7) |
 |
Đây
là lần cất cánh hoàn hảo của tên lửa
Ariane 5. |
8h7’ sáng
nay (giờ Hà Nội), Envisat - vệ tinh lớn nhất
và đắt nhất của châu Âu - đã rời căn cứ vũ
trụ Kourou trên lãnh thổ Guiana thuộc Pháp,
bắt đầu cuộc hành trình 5 năm vòng quanh
trái đất. Đẩy bên dưới vệ tinh này là tên
lửa khổng lồ Ariane 5.
Envisat được hoàn thành sau gần một thập kỷ
xây dựng và phát triển. Dự án do các chuyên
gia 13 nước châu Âu và Canada hợp tác thực
hiện, trị giá 2,3 tỷ euro.
Với 3 thất
bại của loại tên lửa Ariane 5 trong gần 10
lần phóng trước, một số nhà bình luận đã tỏ
ý lo ngại về việc cùng lúc đưa 10 dụng cụ
khoa học đắt tiền lên vệ tinh lần này.
Sự
kiện phóng Envisat vào quỹ đạo là cột mốc
quan trọng trong chương trình nghiên cứu tên
lửa Ariane 5. Envisat - nặng hơn 8 tấn và
dài 10 mét - là tải trọng lớn nhất từng được
một tên lửa Ariane đẩy lên quỹ đạo. Nó quá
lớn, vì thế, tiền nhiệm của Ariane 5 là
Ariane 4 không thể đảm đương sứ mệnh này,
mặc dù tỷ lệ phóng thành công của thế hệ tên
lửa Ariane 4 cao hơn.
Năm 1996,
trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, một
chiếc Ariane 5 đã bùng nổ, phá hủy toàn bộ
hàng hóa của nó, bao gồm 4 chiếc tàu không
gian giống nhau, có nhiệm vụ nghiên cứu tầng
điện ly của trái đất. Năm ngoái, loại tên
lửa này còn gặp xui xẻo hơn, khi một chiếc
Ariane 5 đẩy một trong hai vệ tinh mà nó
mang theo đi trệch quỹ đạo. Theo các quan
chức của hãng Arianespace, những sai sót kỹ
thuật gây ra thất bại này đã được khắc phục,
nhằm tránh lặp lại rủi ro tương tự. Dù sao,
họ cũng đã chuẩn bị một kế hoạch cứu hộ,
phòng trường hợp Envisat gặp tai nạn.
Khi lên đến quỹ đạo, với
các tấm pin mặt trời xòe rộng, Envisat sẽ có
chiều dài bằng cả một sân tennis. Nó bay
quanh trái đất 14 lần mỗi ngày, trong vòng 5
năm tới hoặc hơn nữa để quan trắc sự biến
đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Với 10
dụng cụ khoa học mang theo, Envisat sẽ lập
nên phác đồ chi tiết về bầu khí quyển, các
đại dương, đất liền và các mũ băng hai cực.
Những bức ảnh do vệ tinh
chụp được thậm chí còn có thể giúp dự báo và
đánh giá các thảm họa như động đất, lụt lội,
núi lửa phun trào... Envisat cũng có thể hé
mở cơ chế hoạt động của El Nino - hiện tượng
khí hậu bất thường trên vùng biển Thái Bình
Dương.
B.H.
(theo BBC) |
|
©
http://vietsciences.free.fr |