 |
Ngày mai, sao Kim dóng thẳng hàng
giữa trái đất và mặt trời. |
Cuộc di chuyển 6 giờ của sao Kim,
một sự kiện thiên văn cực kỳ hiếm hoi nhìn
thấy lần cuối vào năm 1882, sẽ được quan sát
trên hầu khắp thế giới vào ngày mai, bắt đầu
lúc 12h (giờ Hà Nội).
Với một chiếc kính thiên văn
tốt, người dân trên hầu khắp thế giới (trừ
vùng tây nước Mỹ) đều có thể quan sát hiện tượng
trái đất, sao kim và mặt trời dóng thẳng hàng.
Lý tưởng nhất là vị trí ở châu Âu, Trung Đông
và phần lớn châu Á, Phi. "Một số người đã
chờ đợi sự kiện này trong suốt cuộc đời, và
chưa ai còn sống tới nay từng nhìn thấy nó",
nhà thiên văn Peter Boyce, cho biết.
 |
Sao Kim xuất hiện như một
chấm đen di chuyển từ phải sang trái mặt
trời. |
Hàng nghìn nhà hành tinh học và các
câu lạc bộ thiên văn đang lên chương trình để
giới thiệu cho công chúng về sự kiện này, và
tạo điều kiện cho họ quan sát nó một cách an
toàn.
Tại thành phố New York, cung thiên văn
Hayden tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ dự
kiến sẽ lắp một dãy kính thiên văn ở Công viên
Trung tâm, nhằm giúp người dân quan sát bóng đen
của Nữ thần tình yêu. Bóng mặt trời sẽ được
chiếu lên một nền vải trắng, nhờ đó người
dân sẽ nhìn thấy sao Kim - xuất hiện dưới
dạng một bóng đen nhỏ - từ từ đi qua. Các kính
thiên văn khác sẽ giúp họ có cơ hội quan sát
trực tiếp qua màn lọc ánh mặt trời sẫm màu.
 |
Trên bản đồ, ở vùng vàng có
thể quan sát hoàn toàn sự kiện này. Ở vùng
tím có thể quan sát một phần. |
Tại các thành phố như Denver
(Mỹ), nơi không thể trực tiếp quan sát, những
người ham thích thiên văn có thể chứng kiến
sự kiện này qua mạng internet truyền từ Hy Lạp
và các quốc gia khác.
Sao Kim sẽ xuất hiện dưới hình
dạng một nốt đen với kích cỡ 1/30 đường kính
mặt trời. Tại Anh, phần lớn châu Âu và châu
Phi sẽ quan sát được hiện tượng vào buổi sáng,
còn tại Trung Đông, Nga và Ấn Độ là buổi
chiều, muộn nữa là vùng Cận Đông với góc quan
sát rất hẹp.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo người
dân không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời
hoặc qua camera hay kính thiên văn vì có thể bị mù
mắt. Nên dùng kính lọc để quan sát và chỉ nên
dùng trong một lúc rất ngắn.
Sao Kim và Trái đất bay quanh mặt
trời trên hai quỹ đạo khác nhau, lệch nhau một
góc nhỏ. Thời điểm thẳng hàng là khi hai quỹ
đạo này trùng lên nhau. Nó xảy ra 4 lần trong chu
kỳ 243 năm. Trong số này có 2 lần vào tháng 12,
diễn ra cách nhau 8 năm. Và sau 121,5 năm là hai
lần nữa diễn ra vào tháng 6, mỗi lần cũng cách
nhau 8 năm. Tiếp đó 105,5 năm, chu kỳ mới sẽ
bắt đầu.
Sau lần gặp gỡ năm nay, sự kiện tương tự
chỉ diễn ra vào ngày 6/6 năm 2012, nhưng khi đó
Anh và nhiều vùng khác của châu Âu sẽ không có
cơ hội chiêm ngưỡng.
Hiện tượng các hành tinh xếp
thẳng hàng với mặt trời thường là cơ hội
rất tốt cho giới thiên văn đo đạc các khoảng
cách trong vũ trụ, hoặc tạo cơ sở để tìm
kiếm các hệ hành tinh ngoài mặt trời.
B.H. (theo ABConline,
BBC, AFP)
|