Các nhà thiên văn
không giấu nổi sự kinh ngạc trước
một vụ nổ vũ trụ lớn nhất từng được
quan sát - một ngôi sao ở đầu kia
của Milky Way bùng sáng hơn cả trăng
rằm và che khuất các vệ tinh cũng
như kính thiên văn.
 |
Mô tả sao
siêu từ SGR 1806-20 và
trường từ của nó.
|
Vụ nổ xảy ra trên
bề mặt một ngôi sao lạ - một sao
neutron siêu từ tính có tên gọi SGR
1806-20, ghi nhận được hôm
27/12/2004. Sự bùng phát bức xạ mạnh
đến mức tuy không gây hại đến trái
đất, nhưng nếu nó xảy ra cách chúng
ta 10 năm ánh sáng, trái đất có thể
sẽ phải hứng chịu một thảm họa tuyệt
chủng mới.
"Đó có thể là vụ
nổ lớn nhất mà con người từng quan
sát được trong dải
ngân hà của chúng
ta kể từ khi Johannes Kepler nhìn
thấy siêu tân tinh của ông năm
1604", tiến sĩ Rob Fender, thuộc Đại
học Southampton, Anh, cho biết.
Một tính toán cho
thấy lưỡi lửa khổng lồ trên SGR
1806-20 giải phóng khoảng 10.000 tỷ
tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ watt.
"Đây là sự kiện cả
đời mới có. Chúng tôi đã quan sát
một vật thể có đường kính chỉ 20 km,
ở đầu kia của dải Ngân hà, đang giải
phóng năng lượng trong 1/10 giây còn
nhiều hơn mặt trời giải phóng trong
100.000 năm", Fender nói.
"Nó là mẹ của tất
cả các ngọn lửa từ - một quái vật
thực sự", Kevin Hurley, nhà nghiên
cứu vật lý tại Đại học Berkeley ở
California, nhận xét.
Bryan Gaensler
thuộc trung tâm nghiên cứu vật lý
thiên thể Harvard-Smithsonian của
Mỹ, mô tả vụ bùng nổ này "có thể lặp
lại sau mỗi thế kỷ hoặc thiên niên
kỷ trong thiên hà của chúng ta".
SGR 1806-20 nằm
cách trái đất khoảng 50.000 năm ánh
sáng, trong chòm sao Nhân Mã. Giống
như các sao neutron, nó là tàn tích
của một ngôi sao rất lớn đang đi đến
hồi kết, co lại thành một nhân nhỏ
xíu, cực kỳ đậm đặc với trường từ
cực mạnh, quay nhanh trên trục của
mình. Khi các nhân sao cổ này cạn
hết nhiên liệu, chúng sụp đổ và bùng
nổ thành một siêu tân tinh.
Có hàng triệu sao
neutron trong Milky Way, nhưng tới
nay, người ta chỉ mới tìm thấy
khoảng một chục "sao siêu từ", là
các sao neutron có trường từ cực
mạnh. Chúng có từ trường mạnh gấp
hàng trăm lần bất kỳ vật thể nào
khác trong vũ trụ (hãy hình dung nó
có thể phá huỷ dữ liệu của một thẻ
tín dụng ở khoảng cách 200.000
kilomét).
SGR 1806-20 thậm
chí thuộc diện hiếm hơn nữa. Nó là
một trong 4 "siêu sao tiểu liên
gamma mềm" được tìm thấy tới nay -
tên gọi có được là vì chúng loé sáng
ngẫu nhiên và giải phóng lượng tia
gamma khổng lồ.
Mặc dù mất năng
lượng lớn sau vụ loé sáng, song ngôi
sao kỳ lạ này vẫn không hề giảm tốc
độ quay.
T. An (vnexpress.net,
theo
BBC, Discovery)