|
 |
|
Các nhà khoa học Đức vừa tìm thấy
trong cơ thể giống côn trùng chuyên gieo rắc căn bệnh sốt rét một
cặp gene đặc biệt. Sự cân bằng trong hoạt động của cặp gene này giúp
kiểm soát các phản ứng miễn dịch của muỗi đối với ký sinh trùng gây
sốt rét. Thủ phạm gây bệnh sốt rét
có tên khoa học là Plasmodium. Chúng thường sinh
sôi nảy nở trong cơ thể muỗi và lợi dụng loài côn trùng này để gieo
bệnh khắp nơi. |
Tuy nhiên, cơ thể muỗi không "ưu đãi" vô tư đối với những vị
khách không mời này. Chúng sở hữu một cặp gene đặc biệt làm nhiệm vụ
kiểm soát thái độ của hệ miễn dịch đối với Plasmodium
Cặp gene đó bao gồm gene CTL4 và gene LRIM1. Người ta nhận thấy khi
CTL4 không hoạt động, muỗi sẽ tiêu diệt tới 97% số ký sinh trùng
phát triển trong cơ thể. Còn khi gene LRIM1 bị vô hiệu hóa, tình
huống hoàn toàn đảo lộn: số ký sinh trùng lại nhân lên dễ dàng và
nhanh chóng. "Rõ ràng có sự cân bằng hoàn hảo giữa hai gene này",
tiến sĩ George Christophides, trưởng nhóm nghiên cứu đến từ phòng
thí nghiệm sinh học phân tử của châu Âu đặt tại Heidelberg, nhận
định Như vậy, nếu một loại thuốc nào đó có khả
năng tác động đến sự cân bằng trên theo hướng tiêu diệt ký sinh
trùng, nó sẽ là dược liệu chống sốt rét hiệu quả. Ngoài ra, "có một
giải pháp khác là điều chỉnh gene của những con muỗi, theo đó, chúng
sẽ mang những phiên bản đã được biến đổi của hai gene CTL4 và
LRIM1", Christophides gợi ý. Tuy nhiên, cách này rất khó thực hiện
vì việc biến đổi gene có thể gây ra hàng loạt thay đổi trong cơ thể
muỗi, khiến chúng khó sống sót Hiện nay, nhu cầu
về các liệu pháp mới điều trị bệnh sốt rét đang rất bức bách, do
loài ký sinh trùng gây bệnh ngày càng trở nên kháng thuốc, còn muỗi
thì đang "làm quen" tốt hơn với các loại thuốc diệt côn trùng. Trong
khi đó, mỗi năm trên thế giới có hơn 1 triệu người thiệt mạng vì
bệnh sốt rét và khoảng 300 triệu bệnh nhân đã mất hoàn toàn khả năng
lao động Nature
vnExpress |