|
 |
|
Hai hành tinh áp chót trong hệ mặt
trời cũng có từ trường, nhưng lại phân bố rất trái khoáy so với từ
trường trên trái đất. Các nhà khoa học Mỹ nay đã có lời giải cho
hiện tượng đó.
Hầu hết các hành tinh đều có từ
trường lưỡng cực, với một cực nam và một cực bắc nằm cách đều qua
trục ảo nối giữa hai cực địa lý của nó. |
Sao Hải Vương và hàng xóm
Thiên Vương của nó có từ trường khác biệt với hầu hết các hành tinh
trong thái dương hệ. |
|
Từ trường của trái đất nằm lệch 11
độ so với cực địa lý, trong khi của Mộc tinh chếch 10 độ. Rất nhiều
hành tinh khác cũng có đặc điểm tương tự như vậy, như hành tinh khí
khổng lồ Mộc tinh, Thổ tinh, mặt trăng Ganymede của Mộc tinh và có
thể cả sao Thủy.
Song với sao Hải Vương và Thiên
Vương, đường sức từ lại không chạy về hai cực mà xiên theo những góc
lộn xộn, cách tương ứng 47 và 59 độ so với trục địa lý. |
10 năm trước, các nhà khoa học
từng phỏng đoán rằng hiện tượng dị thường đó là kết quả của quá
trình tuần hoàn trong lớp vỏ mỏng của hành tinh (chứ không phải ở
lớp thạch quyển sát gần nhân như trên trái đất). Lớp vỏ này là một
tầng "băng" lỏng tích điện, tạo bởi nước, methane, ammoni và hydro
sunphit.
Sabine Stanley và giáo sư Jeremy Bloxham từ Đại học Harvard nay đã
thử nghiệm giả thuyết trên một mô hình toán học, và chỉ ra rằng sự
đối lưu trong lớp vỏ băng mỏng quả thực là căn nguyên tạo nên từ
trường đặc biệt của hai thiên thể. Họ nhận định từ trường này được
sinh ra do các dao động lỏng phức tạp trong những vùng dẫn điện của
hành tinh.
Trong khi đó trên trái đất, chuyển
động của lớp nhân lỏng bên ngoài mới làm phát sinh từ trường.
|