TÁC GIẢ TRỊNH XUÂN THUẬN

 

Ông sinh năm 1948 tại Hà Nội, năm 1954 cùng gia đình vô  Nam, đầu tiên  ở Ðà Lạt và  học  tại Lycée Yersin. Lên Trung  học, ông  xuống Sài Gòn  và  học  tại Lycée Jean Jacques  Rousseau, (tên cũ  là  Chasseloup Laubat). Ông giỏi Khoa học  lẫn Văn chương, thấm nhuân  văn hóa và yêu văn chương Pháp. Năm 1966 đậu Tú tài Toán ưu hạng, du học sang  Pháp định học  lớp dự bị tại trường Louis Legrand để vào những trường  lớn như Polytechnique  Paris. Nhưng lúc đó tổng thống Pháp De Gaulle tuyên bố để vùng Ðông Nam Á được  trung  lập và  Mỹ  phải rút quân ra khỏi Việt Nam.

Ðiều này đã đưa đẩy ông sang Thụy Sĩ và học ở Lausane một năm. Nhưng ông  không thích lối  học của  ngành kỹ sư, mà chỉ muốn nghiên cứu. Nghe bên Mỹ có  ba trường  lớn nổi tiếng là  MIT ở Boston, Caltech ở Pasadena California và Princeton, ông viết thư xin học bỗng ở các trường  này và xin lên  hẳn  năm thứ hai trong  lúc  ông  không  thạo tiếng  Mỹ và được  cả ba trường nhận.

Nhưng Caltech (California Institute of Technology) khí  hậu ấm áp đã  giữ chân ông. Tại đây  năm 1970 ông đậu Cử nhân Vật lý  và năm 1974 đậu Ph. D. về Astrophysic rồi về nước thăm gia đình. Sau khi xong Post Doc  tại Princeton  University, năm 1976 ông  giữ chức giáo sư tại University of  Virginia . Nhiều học trò của ông đã trở thành những nhà khoa học nổi tiếng tại Hoa Kỳ và thế giới hiện nay như tiến sĩ Michael Fanelli (Ph.D., 1991), Ricky Patterson (Ph.D., 1995).

Với thầy Richard Feynman, ông nhận xét: "Feynman là  một Nobel, là một  thiên  tài, ông nhìn  cái gì  cũng đặc biệt của riêng  ông, ông không dạy từ  trong sách mà tự nghĩ ra cách của  ông nên rất  hay. Ông  thích người trẻ, tôi rất phục  ông và cách dạy của  ông ảnh hưởng  nhiều trong cách thức dạy học của  tôi . Lúc tôi dạy khoa học tôi cũng  muốn cho học trò  mình cái nhìn tổng  quát. Tôi hay nói những  triết lỳ  trong  khoa  học của  tôi. Trái đất mình đang  bị  những đe dọa trầm trọng, tôi chuyển  nhiệm vụ bảo vệ trái đất cho các  học trò của  tôi vì  họ là  những  người sẽ ra nắm giữ những chức vụ quan trọng sau này"

   

 Hiện tại ông đang khảo cứu  cách các  thiên hà đang thành hình. Ông nói: " Mấy tuần trước tôi có  viết bài tiểu luận về chuyện này. Phần đông  mấy thiên hà  hình thành 1 tỉ  năm sau Big bang, tức  là  cách ta 13 tỉ  năm ánh sáng nên rất xa, ánh sáng  rất yếu, nên khó khảo cứu. Còn  những thiên hà  trẻ thì  rất hiếm. Bởi vậy một trong những công việc khảo cứu của tôi là  kiếm ra các thiên hà trẻ và nhỏ (blue compact dwarf galaxy). Tôi đang  khảo cứu thiên hà T Zwicky 18 chỉ cách trái đất  50 triệu năm ánh sáng. Ðối với vũ trụ với bán  kính là 14 tỷ  năm ánh sáng, thì  khoảng  cách đó  rất là  nhỏ.

Thiên hà  này đã được Fritz Zwicky (1898-1974) khám phá vào năm 1966. Ðây là  một thiên hà  bất bình thường không có  dạng  đĩa  phẳng như thiên  hà spirales hay có halospheroidal (quầng cầu) như thiên hà  elliptique. Ngược  lại nó rất giàu khí  hydrogen và lại rất ít các nguyên tố nặng (heavy elements). Vì các  chất nặng do các vì sao tỏa ra, ít chất nặng và  giàu hydrogen có nghĩa  là  không có nhiều ngôi sao sinh ra ở trong  quá  khứ của  I Zwicky 18.

   Tôi đã dùng kính thiên  văn Hubble của  NASA để chụp hình I Zwicky 18 trong  24 quỹ đạo (orbites) (Hubble  đi   vòng  quanh quả đất mất 90 phút) và  đã khám phá là tuổi các  ngôi sao già  nhất ở trong  I Zwicky 18 không quá 500 triệu năm. Ðối với tuổi của  vũ trụ là  14 tỷ  năm, 500 triệu năm là  một chớp nhoáng. Vậy I Zwicky 18 là  một thiên hà  trẻ con đang  thành hình"

Việt Nam chưa có môn học Thiên văn: "Có thể  ở  VN cũng  nên bắt đầu nghĩ đến  ngành thiên văn. Hè  năm 2000 khi tôi về Việt Nam để giảng  dạy Thiên  văn  trong  2 tuấn  cho những sinh viên ưu tú ở Ðại học Hà Nội, tôi cũng  dùng tiếng  Mỹ. Những  sinh viên của tôi đều rất ham mê. Nhưng  tôi chỉ dạy lý thuyết thôi vì  không có  telescope để  nhìn trời. Hơn  nữa, nhiều sinh viên có nói cho tôi là rất tiếc  không có ai dạy Vật lý Thiên văn  ở Hà Nội nên khi tôi đi thì coi như là  hết!.

Theo tôi nghĩ, mới đầu chỉ cần mua một téléscope  nhỏ cho mấy người trẻ  nhìn. Bắt đầu cho họ xem những hành tinh xa hơn trái đất như Jupiter, Saturne, sau đó  nhìn  ngôi sao. Có  một người email hỏi những sách nào nên  tham khảo để dịch ra tiếng Việt cho cho sinh viên  VN. Sách vở  bên  Mỹ Pháp rất nhiều nhưng  bên Việt Nam chưa có. Hè  này tôi sẽ về  một tháng để gặp các trường  đại học ở  Hà Nội và  thành phố Hồ Chí Minh. Tôi sẽ  nói  về  việc  trao đổi giữa các đại học  Việt Nam và  Mỹ. Cho những  sinh viên qua  Ðại học Mỹ  học rồi về nước phát triển  ngành Thiên  văn.  Mấy chuyện đó tuy lâu dài nhưng cũng phải bắt đầu gieo mầm để một ngày kia sẽ thành cây. Ðây là  khoa  học thuần túy không có  áp dụng thực tế. Dù nước  mình nghèo nhưng  cũng  phải nghĩ đến kiến thức, phải có căn bản  hiểu biết  thì  mới trao đổi bàn chuyện với các  nước  khác. Tôi nghĩ  mình cũng  cần  giàu có  kiến thức  chứ  không  nên chỉ  nghĩ đến cái giàu vật chất."

Ông rất tin ở Karma, là  một phật tử, tính tình ông nhân hậu: "Khi gặp những  người nào không tốt đến với mình, mình ráng   làm sao  để  không  giận, Phật giáo tạo cho mình lòng  thương, cho mình sức để  tranh đấu và cho mình niềm tự tin để  cố gắng  làm việc tốt. Tôi làm việc vì đam mê cũng như tôi viết sách là muốn chia sẻ sự hiểu biết của  tôi với grand public chứ không  phải để đuợc nổi tiếng. Tôi được  may mắn người ta đọc đến.  Bởi vì nếu mình làm việc với mục đích được giải thì khi không được, mình sẽ khổ"

Trong  năm học, ông vừa dạy vừa nghiên cứu. Mùa hè, ông  chú  tâm viết sách và  được các nước nói tiếng  Pháp như Île de Maurice, Belgique, Québec, Pháp...  mời đến nói chuyện. với công chúng  và  sinh viên học sinh. Sách của  ông được viết bằng tiếng  Pháp nên ông được  độc giả Pháp biết trước tiên và yêu chuộng. Năm 1993, tổng thống  Mitterand, một người yêu văn chương ông, đã  mời ông cùng những nghệ sĩ, ký giả nổi tiếng của Pháp cùng với các  nhân vật trong chính quyền qua thăm Việt Nam. Ông nói: "Tôi học  tiếng  Pháp từ  nhỏ, chịu  ảnh hưởng  văn chương Pháp nên  thích viết tiếng  Pháp vì có  nhiều nuance, expression hơn. Tôi đọc Pascal, Victor Hugo, Guy de  Maupassant, Hector Malo... , nếu như mình quen với văn chương Shakespeare thì  mình sẽ  viết tiếng  Mỹ  hay hơn...  Tôi dạy học và viết những  bài tiểu luận về Thiên văn bằng tiếng  Mỹ cho các  đồng  nghiệp. Còn viết văn cho mọi người đọc thì tôi thích viết tiếng  Pháp hơn. Ðể  có  nhiều độc  giả, thì tôi cho dịch  ra  tiếng  Mỹ. Tôi thích víết cái style (loại văn) văn chương cho mọi người đọc. Viết sách khoa  học một cách văn chương thì  độc giả dễ hiểu và thich thú hơn. Còn  với những  người chuyên  về thiên văn thì  họ đã thích môn  này rồi, không  cần  phải diễn dịch một cách văn chương."

 Sách ông viết  là những cuốn sách bán chạy nhất, bởi tư tưởng của ông  mới lạ. Khảo cứu về  giải Ngân Hà, ông đã viết khoảng  200 bài tiểu luận về sự  hình thành các  yếu tố trong  Big Bang và  Thiên hà cùng với  sự  tiến triển của chúng và đã viết 7 quyển sách bằng tiếng  Pháp. Sách ông được dịch ra 15 thứ tiếng, trong đó có ba quyển được dịch sang tiếng Việt là  "Nói Chuyện Với Trịnh Xuân Thuận" ,  "Giai Ðiệu Bí Ẩn và Con Người Ðã Tạo Ra Vũ Trụ" (nxb KHKT) và "Hỗn độn và hài hòa" (nxb Khoa học và Kỹ thuật).., Origines , Les voies de la lumière (2/2007), Dictionnaire amoureux du ciel et des étoiles '27/08/2009)

Theo ông,  thế giới vi mô sinh ra thế giới vĩ  mô. Lượng tử sinh ra Tương đối tổng quát. Ông  kết hợp khoa học và Phật giáo, Lượng tử với Tương đối. Ông   cho rằng  ta sinh ra từ  những  hạt bụi của các  vì sao. Trên tư tưởng đó, vũ trụ đã sinh ra  ta, và  ta  là con cháu của vũ trụ. Con người là cái gì đẹp nhất mà chỉ trái đất mới sản sinh ra được. Chỉ có loài người với mới có tư tưởng để thưởng thức được cái đẹp tuyệt vời của vũ trụ.

Xin đọc thêm:

http://www.astro.virginia.edu/people/faculty/txt  

http://www.virginia.edu/facultysenate/speakers/etm_2002_03/0102/thuan.html

 
 

Speaking Topics

The Big Bang and after: does the Universe have a meaning?
Chaos and Harmony: the making of Reality
Science and Buddhism: a meeting of the minds

Areas of Specialization

Cosmology
Astronomy and Astrophysics
Science and Buddhism

Education & Awards

1970 - B.S., California Institute of Technology
1974 - Ph.D. in Astrophysics, Princeton University

Publications

Professor Thuan has authored nearly 200 articles and written several books.

Memberships and Professional Responsibilities

Professor of Astronomy, University of Virginia
Member, American Astronomical Society
Member, International Astronomical Union
Vice President, Advisory Board for Universite Interdisciplinaire de Paris
Member, UNESCO Council on the Future
Board of Advisors, John Templeton Foundation
Member, Page-Barbour Richards Lectures Committee, University of Virginia
Member, Promotions and Tenure Committee, University of Virginia

 

Các tác phẩm

 

    
     
 

 

 

 

 

 

 

 
©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org