Edouard Branly
Heinrich Rudolf Hertz (1847-1894) và
Edouard Branly (1844, 1940), mà
nghiên cứu của họ là nguồn gốc của
công trình điện báo vô tuyến
của Guglielmo Marchese Marconi
(1874-1937). Ủy ban xét duyệt giải
Nobel vật lý năm 1909 đã quên
Edouard Branly mặc dù lần đầu tiên
đường dây điện báo Morse được nối
qua biển Manche giữa Wimereux và
Douvres ngày 28 tháng 3 năm 1899 đã
được ông Marconi xác nhận là có gởi
lời trân trọng tán thưởng tới ông
Branly bằng điện báo xuyên qua biển
Manche. Kết quả tốt đẹp đó đáng lẽ
một phần là công trình của ông
Branly.

Một
giai thoại: Bộ Bưu điện
và Điện báo Ý từ chối không
giúp đỡ tài chính cần thiết
cho Marconi sau khi ông giới
thiệu các công trình mà họ
cho là ngông cuồng. Bởi vậy
Marconi qua Anh quốc để
tiếp tục nghiên cứu về việc
truyền sóng (transmission
des ondes) cho British Post
Office. Nhưng chính tại nước
Ý mà ông mở dịch vụ điện
thoại vô tuyến (1914) nhờ
những kỳ công về kỹ thuật
của ông cuối cùng đã được
công nhận sau khi được lãnh
giải.
Sau lần
tỏ lòng kính trọng đó,
nhà khoa học
Pháp Edouard Branly nhận
được huy hiệu Chevalier de
la Légion d'Honneur
nhân cuộc triển
lãm quốc tế năm 1900 tại
Paris, nhưng ông
không được mời để chia giải
thưởng Nobel với người
học trò nổi tiếng
của ông.
Charles Best

Năm
1923, Sir Frederick Grant
Banting (1891-1941),
người khám phá ra
insuline, đã chia giải
Nobel Y khoa với John McLeod
trong lúc đó đáng lẽ Charles
Best mới là người xứng đáng
chung giải với Frederic
Banting.
John
McLeod chỉ là người đã
người đã chia cho ông một
góc phòng thí nghiệm, một
người phụ tá và các con
vật thí nghiệm trong hai
tháng hè, khi ông Banting
ghé qua Scotland.
Tức giận vì người cộng sự
gần nhất của ông là
Charles Herbert Best
không được chung chia
giài Nobel một cách bất
công, ông chia phần của
ông cho Charles Best. Sau
đó ủy ban xét duyệt Nobel
nhận là có sai lầm nhưng họ
không có phương tiện nào để
sửa lại, vì những quyết định
đã ra rồi không thể quay trở
lại được.
Paul Portier
Những khó chịu
đã làm hoen ố y hệt như trên, là
giải Nobel Y học cho Charles Richet,
John Michael và Harold E. Varmus
Charles
Richet lãnh giải
Nobel năm 1913 vì những công
trình của ông về
anaphylaxie (tính quá
mẫn (thuốc), phản vệ,
allergie), đồng thời Paul
Portier cũng nghiên cứu
vấn đề này. Cả hai đều đưa
ra công trình nghiên cứu
của mình trước hội đồng
Sinh vật học (1902:
Chúng
tôi gọi "anaphylactique
(trái nghĩa với phylaxie) là
đặc tính mà nọc độc có
tư chất làm giảm đi thay vì
làm tăng tính miễn nhiễm khi
chất này được tiêm vô
với liều lượng không
nguy hiểm. Đó là (...) ngược
lại sự bảo vệ
Richet tiếp tục nghiên cứu một
mình hiện tượng anaphylaxie vừa
cách xác nhận sự khám phá chung của
họ. Nhưng tiếc thay ông Portier
không những không được lãnh giải
mà cũng chẳng được nêu tên trong
bài diễn văn. Richet cũng chẳng
chiếu cố đến người cộng tác của ông
để sửa sai sự quên bất ngờ này.
Dominique Stehelin
  |
Michael
John Bishop
Harold Eliot
Varmus |
Không
vừa ý vì đã bị loại ,
Dominique Stehelin viết một bức
thư ngỏ cho Folke Sjoqvist, chủ tịch
hội đồng giải thưởng Nobel để yêu
cầu xét lại quyết định.
Để chấm dứt vụ này, Bishop vội
vã xác định nhân cuộc hội thảo
với báo chí: Thời gian mà
ông Stehelin làm việc trong
phòng thí nghiệm của chúng tôi
là có lợi cho ông ấy về sau, cũng
như chính chúng tôi cũng đã
hưởng được những đóng
góp của ông ta cho công
trình của chúng tôi. Chúng tôi vô
cùng kính trọng ông trên tư
cách một nhà khoa học và
chúng tôi biết ơn những thí nghiệm
của ông đã làm, đã thiết lập
lần đầu tiên rằng những tế bào
của khối u hậu siêu vi trùng là xuất
phát từ những gene tế bào.
Nhưng phải cần rất nhiều thí
nghiệm khác để thiết lập một cách
vững vàng mà chúng tôi đã
chứng minh trong bài báo
của chúng tôi (báo Le Monde,
9/12/1989).
Theo giáo sư Alain Riou (Viện
Gustave Roussy, Villejuif): Từ lúc
Nobel cho giải cho công trình từ năm
1976 thì Stehelin phải là
người đứng chung giải Nobel.
Để chấm dứt cuộc luận chiến,
giáo sư Jean Lindstein, thư ký hội
đồng giải Nobel Y học, nhắc
lại với báo chí là những
người được giải Nobel được
chọn lựa trong số các
thí sinh được đề nghị bởi hội
khoa học thế giới, chiếu đúng theo
điều lệ của hội đồng Nobel. Vậy
sự quên này cũng không
thể quy trách nhiệm cho ông chủ
tịch.
Lise Meitner
 |
 |
Lise Meitner
cũng là một
trường hợp tương tự. Nếu
chỉ mỗi một mình tên (Hóa
học, 1944) được viết lên tài
liệu của fondation Nobel thì
đó chỉ là vì lý do chính
trị. Nhà vật lý hạch nhân
Lise Meitner hướng dẫn dự
án về uranium và sự phân
rã các hạt nhân nặng ở
Berlin trong 4 năm. Thế
giới đại chiến thứ II được
tuyên bố với những ngược đãi
tàn nhẫn đối với các cộng
đồng Do Thái làm bà phải
tị nạn ở Stockholm, nơi đây
bà vẫn tiếp tục công trình
nghiên cứu của bà với bạn
Otto Hahn của bà. |
Lise
Meitner(1878-1968) |
Otto Hahn
(1879-1968) |
|
Để tránh hiểm nguy cho cuộc sống
của bà, bà không ký tên lên bài
tiểu luận báo tin đã khám phá chất
baryum, căn bản cho phản ứng hạch
tâm dây chuyền. Mọi người tiếc vì
công của bà đã không được nhận
chính thức từ khi hết chiến tranh. |