Hatshepsut (1504-1482 TCN) Nữ hoàng Ai Cập
Hatshepsut là
nữ chính khách đầy quyền lực ở
Ai Cập trên hai mươi năm với chồng Thoutmosis II và con chồng
Thoutmosis III. Bà đã tạo nên một triều đại
thái bình và phát triển thương mại và nghệ
thuật. Bà cho xây dựng và sửa sang nhiều đền, mà đền của riêng bà
là đền
Deir el-Bahari có rất nhiều tác phẩm điêu khắc trên tường, ghi lại những
chuyện thần thoại về nguồn gốc của bà và những biến cố xảy ra trong
lúc bà cầm quyền.
.
Nefertiti
nữ hoàng Ai
Cập - thế kỷ 14 trước Công nguyên
Nefertiti
có lẽ là một cô công chúa xinh đẹp nhất trong lịch sử Ai Cập vì tên của bà
có nghĩa là "Người Đẹp đã đến". Amenophis IV chỉ mới lên 12
tuổi khi người ta làm phép cưới cho cô công chúa xinh đẹp này. Nhưng
nàng không chỉ có cái đẹp thôi, mà còn có tài cai trị nước, bắt
buộc chồng thi hành những ý kiến của bà. Bà giúp chồng
hát triển tôn giáo
thờ thần Aton và xây cất đền thờ mới. . Sau đó bà lại bác
bỏ tôn giáo này và quay lại hỗ trợ một người
anh cùng thờ thần mặt trời Amon. Nhưng
Akhenaton hoang
mang không vững tâm, dưới áp lực những người thân cận, đã bỏ đền để đến
Thèbes, để bà ở lại một mình. Vẻ đẹp rực rỡ của bà
được tồn tại trong các tác
phẩm điêu khắc.
Sémiramis:
Hoàng hậu Ninive và Babylone. Một trong những bà hoàng
nổi tiếng nhất lịch sử về sắc đẹp cũng như về quyền lực. Môt phụ nữ xinh
đẹp, thông minh đã chinh phục các vương quốc xa xôi. Theo truyền
thuyết, bà gốc xứ Ba Tư, vợ của Onnès, vị tướng của vua Assyrie là Ninus
khoảng 800 năm TCN. Sau khi tướng Onnès tự vẫn chết, vua Ninus cưới
Sémiramis. Sau khi Ninus chết, có thể do Sémiramis, bà cùng với con trai
Nynias - một vị vua yếu kém bất lực- cai trị trong 42 năm. Theo truyền
thuyết, sau khi Ninus chết, Sémiramis xâm lăng Ấn Độ nhưng bị thua. Bà xây
những công trình kiến trúc, thành lập Babylone: bao bọc quanh Babylone bằng
những bức trường thành, lập một vườn treo bởi vì bà thèm màu xanh của cây
trong xứ nóng cát này. Vườn treo Babylone là một trong 7 kỳ quan thế giới.
Bà còn xây các đê, các đền thờ.
Catherine II (1729-1796)
Nước Nga
Một
cuộc đảo chánh đã giúp bà thoát khỏi chồng bà là
Pierre III. Catherine II không được lên ngôi nữ
hoàng đế vì bà không
phải là người Nga mà chỉ là nhiếp chính cho con trai
bà. Lúc bấy giờ bà 35 tuổi. Đến Nga lúc 15 tuổi, là
một phụ nữ trí thức, bà đã có những trao đổi với các
đại sứ. Chồng bà rất ghét bà, và sau cuộc đảo chánh,
bà không cho ông một quyền hành nào cả.
Trong số những người
đàn ông bà quen biết, có ba người giúp bà : Hoàng tử
Poniatowski giúp bà chinh phục Ba Lan, mà bà được
làm nữ hoàng. Nhờ Grégoire mà bà nắm quyền cai trị
nước. Sau cuộc đảo chánh, Orlov hỏi cưới bà nhưng bà
không chịu, vì không muốn chia quyền hành.
Potemkine mang đến cho bà vương quốc nhưng bà
không chia quyền cho ông.
Bà có một cố vấn
chính trị là ông bộ trưởng bộ ngoại giao Panine,
nhưng chính bà quyết định một mình, không cho ông
này một quyền hành nào cả. Bà là người phụ nữ nắm
quyền cuối cùng của nước Nga nhờ
con trai bà lên thay cha.
Trên con đường chính trị, bà muốn
tiếp tục theo Pierre Le Grand. Là người đầu tiên
muốn có sự thăng bằng giữa Moscou và Saint
Peterbourg. Năm 1775 bà cải cách
toàn bộ bộ máy hành chánh
cấp tỉnh và
huyện. Năm 1783 bà thành lập Hàn
lâm viện Nga, khuyến khích việc in ấn, lo về giáo
dục. Luật học đường năm 1786: mở thêm trường
lớp trong các tỉnh. Diderot là một
cố vấn của bà về chính trị và xã hội theo mẫu của
Pháp Sự vẻ vang của nữ giới là nhờ
có Nữ Hoàng
đế Nga Catherine II cai trị trong 34 năm
(Còn nữa) |