Jeanne d'Arc (1412-1431) Nữ anh hùng Pháp
I) Nguồn gốc câu chuyện Jeanne
d'Arc
1) Vụ kiện kết án Jeanne
d'Arc:
2) Vụ kiện vô tội hay phục
quyền công dân
3) Thư từ của Jeanne:
4) Các chronique (biên
niên):
II/ Nước Pháp trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm (la Guerre de Cent
Ans)
- Phe Bourguignon
- Phe Armagnac
III/ Jeanne d'arc
1) Giai đoạn đánh giặc
2) Giai đoạn bị bắt:
IV/ Người nữ chỉ huy quân đội:
V/ Sự trong trắng của Jeanne
VI/ Khả năng phán xét và tính khôi hài
VII/ Ý nghĩa của sứ mệnh
VII/ Đoạn kết:
![](images/jeanne3.jpg)
Jeanne d'Arc đuổi quân địch ra khỏi
nước Pháp (họa sĩ William Etty
, Orléans, Musée des Beaux-Arts)
Jeanne d'Arc là một nhân vật
được nổi tiếng khắp thế giới và đã được các nước Mỹ, Nhật khảo
cứu. Người nữ anh hùng này không phải là một huyền thoại bởi vì
nguồn gốc và sự việc xảy ra được biết rõ ràng.
Những nguồn nói về Jeanne d'Arc: Đời công của Jeanne trải ra
trong hai năm, từ năm 1429 đến 1431, ngày mà cô bị thiêu sống
tại công trường Vieux Marché ở Rouen, lúc 19 tuổi.
Chúng ta biết về việc làm, vụ kiện và cái
chết của cô từ 4 nguồn sau đây:
I) Nguồn gốc câu chuyện
Jeanne d'Arc
1) Vụ kiện kết án Jeanne d'Arc:
Từ tháng 2 tới tháng 5 năm 1431, Jeanne bị xử
tại Rouen, trong trại giam lớn ở Bouvreuil. Lúc đầu vụ
kiện được xử trước công chúng, sau đó xử kín, các chưởng
khế ghi lại phiên tòa: ghi lại những câu hỏi của quan tòa và
những câu trả lời của Jeanne d'Arc. Hiện nay những sử gia có thể
đọc 3 bản gốc viết tay trong đó có chữ ký của các chưởng khế
(notaire). Một trong các bản viết tay này đang cất ở thư viện
của Quốc hội Paris (Assemblée Nationale).
2) Vụ kiện vô tội hay phục quyền công dân
(Le
procès de nullité ou procès de réhabilitation
) từ 1452 tới 1456,
Guillaume
d’Estouteville, khâm sai tòa thánh (le
légat du pape) làm một cuộc điều tra để biết rõ
sự thật về Jeanne. Có 115 nhân chứng: bạn thời thơ ấu,
những cô con biết rõ Jeanne ở Domrémy,
những bạn cùng chiến đấu, những giáo sĩ biết cô khi cô thi hành
sứ mệnh tại Poitiers năm 1429, dân chúng ở Orléans và các tỉnh
đã tiếp đón cô, các chưởng khế khi thi hành vụ kiện với cô, các
hội thẩm (assesseur) và các nhà tư sản Rouen đã thấy cô chết.
Cuộc điều tra vô cùng kỹ lưỡng. Với những chứng nhân khác nhau,
đem lại cho cuộc điều tra được rõ ràng về con người của Jeanne
d'Arc. Từ vụ kiện đó mà các sử gia ngày nay có may mắn nắm giữ
được 3 bản gốc viết tay có chữ ký của các chưởng khế.
3)
Thư từ của Jeanne:
Như
tất cả những chỉ huy trưởng quân đội, Jeanne có một quan
tuyên cáo (héraut) chuyên mang tin về phe địch. Người ta khám
phá hàng chục bức thư trong số đó có 4 bức có chữ ký của Jeanne.
Những bức thư khác được cất trong các hồ sơ lưu trữ cại các quận
của một số tỉnh.
4)
Các chronique (biên niên):
được các nhà viết sử ghi những
thời sự đã xảy ra thời bấy giờ. Hành động của Jeanne được chứng
nhận bởi nhiều quyển biên niên, bởi thư từ trao nhau giữa những
nhà buôn, từ các bài viết của các nhà văn cùng thời với cô. Thí dụ
như nhà văn nữ
Christine de Pisan
ca tụng những chiến thắng của Jeanne.
Từ
những chứng nhân khác nhau nhưng đã đưa đến những kết luận hầu
như giống nhau một cách bất ngờ. Do đó cuộc đời của Jeanne là có
thật chớ không phải là một huyền thoại.
![](images/orleans.jpg)
Thành phố Orléans
II/ Nước Pháp trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm
(la Guerre de Cent Ans)
Dưới thời Jeanne d'Arc, nước
Pháp ở trong tình trạng thê thảm.
Từ năm
1338, hai nước Pháp và Anh chiến tranh với nhau trong 115
năm (1338-1453), mà người ta đặt tên là Cuộc chiến tranh trăm năm.
Thời kỳ Jeanne can thiệp là năm 1429. Chưa bao giờ nước Pháp lâm
vào tình trạng nguy kịch đến như vậy. Thời bấy giờ
nước Pháp bị chia làm hai phe (camp):
-
Phe
Bourguignon kiểm soát Paris. Công tước Bourgogne là Philippe Le
Bon liên kết với nước Anh. Nước Anh tràn qua Normandie lên đến
miền Bắc nước Pháp và ngay cả đất công tước Guyenne. Từ khi ký
hiêp ước Troyes năm 1420, triều đại Anh quốc được quyền cai trị
nước Pháp bởi vì vua Charles VI bị điên, đã truất quyền thừa
kế của con trai là vua tương lai Charles VII, và trao quyền
thừa kế cho con gái Catherine de France lấy vua Anh là Henry V
-
Phe
Armagnac có công tước Charles d'Orléans cầm đầu, bị quân
Anh bắt và bị họ cầm giữ trong 25 năm . Phe này ủng hộ thái tử
Charles bị truất quyền. Lúc bấy giờ quân Anh đã chiếm hầu
hết nước Pháp . Tình trạng vô vọng.
III/ Jeanne d'arc
Cuộc đời và sứ mệnh của Jeanne d'Arc quá ngắn ngủi, cô mất lúc
19 tuổi, hoạt động chỉ vỏn vẹn có hai năm, từ tháng hai
năm 1429 đến 30 tháng 5 năm 1431. Hai năm trên có thể chia ra
làm hai giai đoạn: Một năm đánh giặc và một năm bị bắt
1)
Giai đoạn đánh giặc
1428: Tháng 6 năm này, quân Anh tấn công Vaucouleurs. Jeanne
và gia đình rời khỏi Domrémy và trú tại Neufchâteau. Công trường
Vaucouleur kháng cự.
1429
- 12/02: Quân Pháp thua trận tại Orléans. thủ lĩnh quân sự
Robert de Baudricourt
cho phép Jeanne đến Chinon để gặp thái tử
Charles
-
22/02 đến 4/03: Jeanne đi Chinon
-
Cho tới 11/03: Jeanne gặp thái tử
-
11/03-24/03: Jeanne đến Poitiers để chính thức hóa sứ mệnh
của cô nhờ các giáo sĩ giúp.
-
Cuối tháng Tư: Sau khi thành lập võ phòng, Jeanne đi Orléans.
- 8
tháng 5: Quân Anh thua trận, mở vòng vây
-
18 tháng 6: Quân Anh thua tại Patay.
-17
tháng 7: Lễ đăng quang của Charles VII tại Reims
-
Từ tháng 7 tới tháng 9: Jeanne khởi sự hướng về Paris
-
10 tháng 7: Vua ra lệnh hủy bỏ tấn công Paris. Quân đội giải tán
-
Tháng 11: Lấy được Saint-Pierre-
Le - Moûtier nhưng thua tại
Charité sur Loire
1430
-
Tháng 2 và 3:
Jeanne
trải qua mùa Đông ở Sully-sur-Loire.
-
Tháng 3 đến tháng 5: Jeanne tiếp tục hướng về Paris
2)
Giai đoạn bị bắt:
-
23 tháng 5: Jeanne bị
Jean de Luxembourg,
phe Bourguignon, bắt
dưới thành lũy tại Compiègne.
-
11 tháng 7 tới đầu tháng 11: Jeanne bị giam trong lâu đài
Beaurevoir, nơi này cô đã định vượt ngục bằng cách nhảy từ một
cái tháp. Trong lúc đó,
Jean de Luxembourg
bán tù nhân của ông ta cho quân Anh với giá 10
ngàn bảng Anh
-
Từ tháng 11-tháng 12: Jeanne bị chuyển từ Beaurevoir qua lâu đài
Bouvreuil ở Rouen.
1431:
-
Tháng 1:
Pierre Cauchon
điều
tra tại Domrémy và
Vaucouleurs.
-
13/02: Bắt đầu tại tòa án
-
tháng 2 đến tháng 3: ra tòa
-
Cuối tháng 3: Viết 70 bản cáo trạng truy tố Jeanne
-
Tháng 4: Định đầu độc
-
Đầu tháng 5: Hăm dọa tra tấn
-
24 /05: Trong nghĩa địa Saint–Ouen, Pierre Cauchon
bó buộc Jeanne phải từ bỏ
nam phục. Jeanne phải mặc đồ nữ giới.
-
28/05: Jeanne mặc trở lại nam phục. Chỉ nhờ cớ duy nhất này mà
Jeanne bị xem như tái phạm nên bị xử tử hình.
30
tháng 05: Jeanne bị thiêu sống trên công trường
Vieux-Marché ở Rouen.
IV/ Người nữ chỉ huy quân đội:
Làm
sao một người con gái bình thường, con nông dân, chẳng
bao giờ rời khỏi làng, lại là một người cầm đầu quân đội và được
bạn đồng chiến đấu khâm phục và kẻ thù sợ hãi?
Theo
những người thân của Jeanne kể lại, cô là một người con gái bình
thường, không có gì đặc biệt, trừ lòng sùng đạo cao độ đến nỗi
cô bị các bạn trai cùng tuổi chế diễu. Bạn thân của Jeanne,
Hauviette kể những kỷ niệm về cô:
"Jeanne là người con gái tốt bụng, nhũn nhặn và dịu dàng, cô ấy
rất ngoan đạo, đi nhà thờ và rất hỗ thẹn vì những lời
người ta chế nhạo về lòng sùng đạo của cô (...) Cô ấy cũng chăm
nom nhà cửa như mọi người con gái khác và thỉnh thoảng cũng dệt
chỉ -tôi có thấy- cô ấy trông coi đàn cừu của cha cô"
Là
một cô gái bên ngoài có vẻ giản dị bình thường nhưng bên
trong là một lòng
kiên quyết vô bờ và một năng lực hiếm có. Từ tháng 1 năm 1429,
cô thử thuyết phục vị thủ lĩnh quân sự của công trường Vaucouleurs để
cho cô đi gặp thái tử tại Chinon. Anh bà con của Jeanne là
Durand
Laxart đưa cô đi và chứng kiến vị thủ lĩnh quân
sự bảo ông
hãy mang cô bé về trả lại cho cha cô, đồng thời ông tát
cô bé hai cái. Nhưng Jeanne không sờn lòng, cô đã trở
lại hai lần và cuối cùng đã thuyết phục được ông thủ lĩnh
này
khi ông nghe cô báo tin cuộc bại trận của quân đội Pháp ngày hôm
đó tại Harengs. Sự thất bại đó chỉ mới vừa xảy ra, tin tức chưa
loan truyền mà Jeanne đã báo trước làm vị thủ lĩnh quân
sự sửng
sốt và ông ta cho ngay một phái đoàn theo Jeanne hộ vệ cô.
Sau
khi thuyết phục đuợc thái tử tại Chinon, Jeanne trở thành chỉ
huy quân đội chính thức, được một võ phòng (maison militaire)
với một kỵ sĩ, một quan giám quận (intendant) và một quan
tuyên cáo (héraut) chuyên việc đưa thông điệp của cô. Công tước
Alençon trở thành bạn chiến đấu của cô, chóa mắt vì cách lên
ngựa và sử dụng giáo (lance) của cô. Ông còn tặng cho cô một con ngựa
nữa.
Sau
khi gom tụ quân sĩ, cô đi chinh phạt Orléans, do thủ lĩnh quân
sự Dunois bảo vệ. Sau 10 ngày, cô đã đánh bại những vị trí phía
Đông của tỉnh và giải tỏa chiếc cầu trên sông Loire. Chiến
thắng này làm mở vòng vây, vì chỉ huy trưởng quân đội Anh bị tử
thương.
Từ
ngày 8 tháng 5 tới 18 tháng 6 Jeanne lấy lại các thành trì và
các tỉnh ở bờ sông Loire.
Ngày 18 tháng 6 quân đội của Jeanne thắng trận lần đầu tiên kể
từ đầu chiến tranh trăm năm. Những lần bại trận liên tiếp tại
Poitiers, Crécy, Azincourt đã làm quân đội nước Pháp nhục
nhã ê chề. Bởi vậy chiến thắng Patay là sự phục thù mà cả nước
mong chờ từ lâu, đã mang lại cho quân đội và người dân Pháp
lòng tin tưởng, đồng thời mở con đường đến Reims để Charles đăng
quang tại đó.
Jeanne mang lại một bộ mặt mới cho chiến tranh, ở một thời kỳ mà
sự bạo tàn dã man của các trận chiến đã làm mất đi nhũng đạo
luật hòa bình của Chúa. Thật vậy, sự trụy lạc, cướp bóc
đầy dẫy. Những đồng đội của Jeanne nổi tiếng ăn cướp (Gilles de
Rais, một trong những người đồng đội của Jeanne đã bị treo cổ vì
tội hãm hiếp và ăn cướp) đối với cô, họ kính trọng đến tôn thờ,
họ phải thay đổi phong tục và lời nói khi có mặt của cô.
V/ Sự trong trắng của Jeanne
Để
kiếm ra tội của Jeanne, Pierre Cauchon ra lệnh cho các cô mụ
khám trinh tiết của cô, tại Poitiers, tháng 3 năm 1429 và Rouen
, ngày 13/01/1431. Nhưng họ thất vọng. Jeanne là một trinh nữ,
cho dù cô ở chung với người hộ vệ của cô trong lúc đóng quân
ngoài trời. Gobert Thibault, một kỵ binh hoàng gia chứng nhận:
"Trong quân đội, cô lúc nào cũng ở bên cạnh các chiến sĩ, tôi
nghe những người thân thiết với Jeanne nói rằng họ không hề có ý
định ham muốn Jeanne."
VI/
Khả năng phán xét và tính khôi hài
Khả năng phán xét của
Jeanne là một dấu hiệu liên kết chặt chẽ đến con người của cô.
Jeanne không phải được người ta đánh bóng và những điều người ta
biết về cô cũng không phải xa rời thực tế mà ngược lại.
Tại Poitiers, khi bị các nhà tu thẩm vấn, Seguin, một nhà tu
giòng dominicain, đã xúc động bởi sự rõ ràng của những câu trả
lời, sự vững chắc và thành thật của cô. Ông cũng ngạc nhiên vì
tính khôi hài của Jeanne: "Tôi hỏi cô ấy nói bằng giọng nào. Cô
ta trả lời "Hay hơn của ông". Còn tôi, tôi nói giọng miền
Limoges.. Và tôi lại hỏi tiếp rằng cô ấy có tin Chúa không, thì
cô ấy trả lời: "Có, nhiều hơn ông."
Sau đó, trong lúc xử
án, các quan tòa cũng gặp phải khó khăn với Jeanne. Pierre
Cauchon ra lệnh điều tra sơ bộ, nhưng cũng không thể kiếm cớ
chính đáng để buộc tội được cô. Bởi vậy họ phải bắt đầu vụ kiện
không có lý do chính đáng. Jeanne sẽ bị xử án trên chính những
lời khai của cô. Cô không có luật sư nên phải tự bảo chữa lấy
mình, và cô trả lời rất hay, lý lẽ không bao giờ mâu
thuẫn, giữ cho lúc nào cũng thuần nhất từ đầu đến cuối.
Thí dụ trong tờ hỏi cung ngày 1 tháng 3 năm 1431:
- "Cô thấy thánh
Michel hiện ra dưới hình thái nào? Ông ta có trần truồng không?
- "Ông nghĩ là Chúa
không có gì để mặc đồ cho ông ấy sao?"
- "Ông ấy có tóc
không?"
-"Tại sao ông lại bị
cắt tóc?"
-" Ông ấy có cái cân
không?"
-"Tôi không biết. Tôi
quá vui mừng khi nhìn thấy ông"
Làm thế nào để kiếm cớ để kết
án cô? Người ta thử viết thành 70 điều khoản dối trá để làm cô
rối loạn, nhưng cô đối thoại rành rọt mà không bị vô tròng. Thí
dụ như điều 7:
"Jeanne thỉnh thoảng mang một
cây khoai mandragone trong ngực, để hy vọng sẽ được giàu có, và
xác nhận rằng cây khoai này có hiệu quả". Chưởng khế ghi lại
những câu trả lời của Jeanne và kết luận là "Điều khoản về cây
khoai mandragone, cô ta chối hoàn toàn".
Các quan tòa mới kiếm cách
chỉ cho cô phòng tra tấn để làm cô sợ, nhưng cũng chịu
thua: Jeanne tuyên bố: "Nếu như các ông buộc phải xé đứt chân
tay tôi và đuổi linh hồn tôi ra khỏi xác, thì tôi cũng nói cho
các ông nghe là sau này tôi sẽ luôn luôn nói là chính bằng vũ
lực các ông bó buộc tôi phải trả lời theo ý các ông"
Bấy giờ chỉ còn có một luận
chứng: y phục đàn ông. Jeanne không được nhà thờ
chấp nhận là vì cô mặc y phục đàn ông, điều này cấm kỵ.
Jeanne bị ba người lính Anh
canh gác, chân mang xiềng sắt và đến đem thì bị xích với một
khúc gỗ to nặng. Bộ áo quần đàn ông là một sự phòng vệ.
Ngày 24/05/1431, Cauchon dàn
cảnh. Jeanne ra trước tòa và buộc phải nghe theo luật nhà thờ là
mặc y phục nữ, rồi bị bó buộc phải vô tờ khai là không đươc tái
phạm. Nếu cô không ký, cô sẽ bị tội. Jeannehứa với Giáo hoàng là
sẽ mặc đồ nữ. Trên tờ khai, cô chỉ điền dấu chữ thập vào trong
ô tròn cho dù Jeanne biết ký tên. Trong luật quân sự, dấu
hiệu đó có nghĩa là lệnh sẽ không được thi hành. Khi trở về lại
nhà tù, cô mặc y phục đàn bà, nhưng đêm đến, những người canh
gác đã lột hết quần áo mới của cô và để lại quần áo cũ của cô.
Cauchon buộc tôi cô "tái phạm" (mặc trở lại y phục nam) và
kết án cô một cách gấp rút.
VII/ Ý nghĩa của sứ mệnh
Tại Poitiers, Jeanne kể lại thiên triệu
(vocation) của cô:
Khi Jeanne chăn cừu, có một tiếng nói vọng
tới cô, bảo rằng Trời thương hại người dân nước Pháp rất nhiều
và bảo cô phải đến với nước Pháp. Nghe tới đó, cô bắt đầu khóc,
thì giọng nói đó bảo cô đến Vaucouleurs rồi gặp người chỉ huy
quân đội ở đó, và ông này sẽ chỉ đường cho cô gặp
vua mà không trở ngại gì" . Câu chuyện này Jeanne đã kể đi kể
lại nhiều lần trước các quan tòa mà không một chút mâu
thuẫn cho dù họ luôn cho cô vô bẫy. Cô từ chối không chối bỏ
tiếng nói bí ẩn đó khẳng định rằng ngay dù cô có chết đi thì
quân Anh cũng sẽ bị đuổi ra khỏi nước Pháp.
- "Tôi biết là tụi người Anh này dẽ giết tôi
chết bởi vì chúng nghĩ là sau khi tôi chết, chúng sẽ chiếm vương
quốc Pháp. Nhưng cho dù chúng có cả trăm ngàn Godons nhiều
hơn hiện nay, chúng cũng sẽ bị đuổi ra khỏi vương quốc.
Thật vậy, sau khi Jeanne mất, người Anh đưa Henry VI lên ngôi,
làm lễ đăng quang tại thánh đường Paris năm 1432, nhưng cũng
không liên kết được với người Pháp và không đem lại vinh quang.
Năm 1435 hai phe
Armagnacs
và Bourguignons giải hòa
với nhau. Năm 1436 người Anh bị đuổi khỏi Paris. Miền
Normandie ngày trước bị cướp bóc , năm 1449 nổi dậy. Quân Anh bị
bại trận tại Formigny năm 1450, và Castillon năm 1453. Họ phải
nhường miền công hầu Guyenne mà họ đã chiếm từ thời Aliénor
d’Aquitaine (lấy vua Louis VII Pháp năm 1137,
nhưng bị ông này bỏ năm 1152, nên bà lấy vua tương lai Anh
là Henry Plantagenet và đem của hồi môn là vùng Guyenne,
Gascogne và Poitou)
Bằng chứng rõ ràng và xác thực về sứ mệnh của Jeanne là nước
Pháp đã thực hiện hoàn toàn những lời triên tri của
cô.
VII/ Đoạn
kết:
Ngày 30 tháng 5
năm 1431 chấm dứt một cách ảm đạm mặc dù đáng lẽ dân Anh phải
hết sức vui mừng vì kẻ thù số một của họ đã chết. Đao phủ thủ mà
lúc trước tra tấn Jeanne trong tháp Rouen kể: "Khi bị ở trong
lửa, cô ấy la lên 6 lần: "Jésus !" và nhất là ngay lúc hơi thở
cuối cùng, cô ấy la thật to "Jésus !" la to đến nỗi mọi người
tham dự buổi đó đều có thể nghe cô ấy . Hầu như tất cả mọi người
đều khóc vì thương xót"Người thợ
nề sửa lâu đài nơi Jeanne bị bị tù, đã gặp cô nhiều lần lúc bị
giam và bị xử cũng kể :
- "Tôi nghe maître Jean Tressart, thư ký của
vua nước Anh, khi đi dự cuộc khổ hình của Jeanne về, đau khổ ,
rên rỉ, khóc lóc thảm thiết về việc ông ta đã thấy và nói "Tất
cả chúng ta đều thiệt thòi, bởi vì chúng ta đã đốt chết một
người tốt và thánh thiện" và ông ta nghĩ rằng linh hồn của cô
được về với Chúa. Trong khi cô ở trong giữa ngọn lửa, cô
luôn gọi tên Chúa Jésus"
Ý nghĩa sâu xa của cuộc đời Jeanne được diễn
tả trong những phút cuối cùng của cô.