Jacqueline Kennedy

Vietsciences- Từ Vũ                 10/04/05       

 

 Người đàn bà này đã có nhiều dịp thân cận những nhân vật lớn nhất của lịch sử và không một người nào có thể thờ ơ, lãnh đạm được với bà : Từ Charles De Gaulle, Nữ Hoàng Elizabeth II...cho đến Nikita Kroutchev và còn nhiều người khác nữa .
Jacqueline Bouvier Kennedy-Onassis đã từ giã cuộc đời hơn 10 năm nay nhưng hình ảnh bà ta vẫn mê hoặc mọi người và cũng vẫn làm chúng ta phải xúc động mỗi khi nhắc nhở đến . Dưới đây chuyện kể về hành trình của người đàn bà nổi tiếng nhất trong các vị mệnh phụ phu nhân của Hoa Kỳ.



"Con gái của ba, con sẽ là một nữ hoàng."
Đây là một câu mà John Bouvier, thường được gọi là Jack, đôi khi là Black Jack, vẫn luôn nói với con gái yêu qúy của ông ta, Jacqueline.
Jacqueline sinh ngày 28 tháng 7 năm 1929 tại New York.
 và mang tên là Jacqueline Lee Bouvier, Lee là họ của mẹ bà..
Về phần người mẹ,
Janet Lee, nuôi dy cô con gái của bà theo những quy luật bà đặt ra, cũng chính bà đã tự thiết lập một "liên minh tương hợp" với cô con gái hơn là tình yêu thương.
Cô bé Jacqueline được săn sóc bởi những vú em người Anh và được theo học tại những trường học danh tiếng, từ trường Chaplin School tại New York đến các trường Collèges Holton Arms và Vassar, sau đó tại các Đại Học Sorbonnes Paris và Washington. Ngay từ lúc còn nhỏ, cô bé luôn luôn ăn mặc như một cô công chúa nhỏ, theo lớp học múa, chơi tennis, có một con ngựa riêng và một điều gì rất nhẹ nhàng chung quanh cô.
Gia đình Lee-Bouvier có một biệt thự để nghỉ hè rất khang trang và lịch sự nằm trên đường Ocean Drive, gần khu các tòa nhà tráng lệ của giới giàu sang nhất Hoa kỳ như Marble House, Breakers ... ở Newport, Rhode Island.
Năm 1933, Lee, cô em kế chào đời. Hai đứa trẻ xung đột thường xuyên nhưng lại cũng rất thương yêu nhau, tuy nhiên điểm khác biệt của hai đứa trẻ đó là cô chị, Jackie - chứ không phải là Jac-line như cô ta muốn như thế - có một đức tính không thể chối cãi được : giầu nghị lực.
Jack Bouvier rất khâm phục cô con gái lớn của mình, điều này đã làm cho bà vợ của ông bực bội vì trái ngược với ông chồng, bà ta lại yêu cô con gái nhỏ hơn. Phải khẳng định rằng, Jackie nổi bật và duyên dáng và chuyện thường xảy ra đối với những đứa trẻ có những năng khiếu đặc biệt : Jackie nhàm chán trong lớp học và cũng chẳng thích chiều lòng những người bạn đồng học. Như một tình nhân, Jack Bouvier nịnh nọt cô con gái của ông ta : "Con là người thông minh nhất, quyến rũ nhất trong những người đàn bà mà chính ngay cha cũng chưa bao giờ được biết."... Nhưng Jackie lại cũng rất cô đơn.
Sự cô đơn này dù chọn lựa ít hay nhiều cũng đã thẳng thừng biến ra thành một sự phát vãng khi mà, sau một thời gian dài với cuộc sống tình cảm như một địa ngục, cha mẹ của hai cô gái nhỏ này đã quyết định phải chia tay . Cuộc li dị đã được chính thức công bố tại Reno, Nevada, vào năm 1940.
Ngay từ những ngày đầu tiên khi họ lấy nhau, Jack đã chẳng quan tâm nhiều đến bà vợ, lang chạ hết cô này đến bà khác, uống rượu như hũ chìm và lại còn thêm tật cờ bạc . Sự chia tay của họ là một điều không thể tránh được, và Jackie, 11 tuổi, cũng biết như vậy nhưng cô bé lại cũng rất thường xuyên bào chữa tội lỗi cho người cha hầu như tự cô ta từ chối với chính mình về những điều tệ hại mà ông ta đã làm mà chỉ biết một điều là tình yêu của cha cô đối với cô. Thái độ gần như khiêu khích này của cô đã chỉ làm khích động thêm tình trạng gần như căng thẳng trong tương quan hiện hữu với mẹ cô để nhiều khi đã xẩy ra những xung đột thể lực giữa hai m con.
Vào thời kỳ này, có cha mẹ li dị nhau là một điều không được "bình thường" lắm. Cô bé đã cô đơn lại càng cô đơn hơn nữa . Cô tự vệ bằng cách sống với cái thế giới tưởng tượng của cô ta : Những hình ảnh biểu hiệu một đứa trẻ với cái nhìn vô cùng buồn bã... Đây chính là một thảm hoạ, sự sụp đổ của mối tình đầu tiên và cũng không thể ngờ vực được, mối tình lớn nhất của cô ta. Kể từ khi đó, cô bé đi vào cuộc đời với "hình ảnh đẹp của cô ta" đã có sẵn, như một tấm khiên chắn chống lại những bất công và những nỗi đau khổ mà cuộc sống của con người thường luôn phải hứng chịu.
Không thể phủ nhận được một sự kiện là Jack Bouvier đã để lại dấu tích cho cô con gái ông ta, với hình dạng rất giống đến độ làm nhiều người phải ngạc nhiên. Jack Bouvier từng trải và biết rất nhiều về đàn bà qua chính ông ta, Jackie đã được học những bài học về sự quyến rũ, duyên dáng của một người nữ và Jackie cũng tự chứng tỏ là một cô học trò rất có năng khiếu. Dáng điệu của cô vừa giản dị nhưng cũng lại vừa kiêu kỳ, đường nét thanh lịch của cô ta rất tự nhiên nhưng điệu bộ lại thần bí gần như khó tả nổi , tất cả không phải là điều ngạc nhiên qua sự truyền dạy của người cha. Người con gái này vào một ngày sau đó đã không thể chịu đựng được một chút, dù cho chỉ một chút sự trễ hẹn mà vào thời đó là một "chiến lược" thông thường được áp dụng, cô cho rằng để người ta mong chờ là làm tăng thêm cường độ của một cuộc hẹn hò chỉ là một thái độ rởm đời !
Trong lúc đó, Janet, người mẹ chỉ mới được 34 tuổi, rơi vào một trạng thái âu lo dữ dội vừa về tương lai của chính bà ta và các cô con gái. Để chữa chạy bệnh trạng này, Janet đã sử dụng ... rượu và các loại dược phẩm suốt hai năm cho đến khi như một phép lạ xảy ra Janet gp Hugh Dudley Auchincloss, một nhân vật không có gì là quyến rũ cho lắm nhưng ngược lại rất giầu có và hầu như rất tử tế với hai cô bé. Jackie đã thật nhanh nhẹn để tự mình trở thành một đng minh của người cha ghẻ này, một thiệt thòi lớn lao đối với người cha ruột của cô bé.
Vào năm 18 tuổi, như tất cả những thiếu nữ "trưởng giả", Jacqueline Bouvier chính thức hội nhập vào giới thượng lưu New-York. Nhân dịp buổi khiêu vũ đầu tiên của cô, một chiếc áo dài (robe) vải tulle trắng (có thể được mua lại vì Auchincloss tuy giầu có nhưng không thể là một kẻ hoang phí), cô thiếu nữ này đã thu hút biết bao nhiêu cặp mắt chiêm ngưỡng. Nhưng đúng theo "chiến lược" mà cô đã đặt ra cho mình, cô không quan tâm đặc biệt vào bất kỳ một người nào mà tự đặt vị trí của cô ta trên mọi người. Thời điểm của cô chưa đến .
Cũng vào thời kỳ này cô ta tạm thời rời bỏ Hoa Kỳ và ghi tên theo học văn chương tại viện đại học lừng danh của nước Pháp: Sorbonne - Paris. Dù rằng với những hạn chế còn phải bắt buộc áp dụng sau thời kỳ chiến tranh nhưng cuộc sống tại Paris đã rất thích hợp với người thiếu nữ này. Vẻ duyên dáng của cô ta đã lôi cuốn biết bao nhiêu chàng trai đồng lứa của Paris trong thời kỳ đó nhưng tất cả những anh chàng ngấp nghé... đều phải hứng chịu sự... từ chối quyết liệt ngay tức thời. Jacqueline không phải là không biết cảm động trước những lời khen tụng nhưng cô ta lại chỉ có thể "yếu đuối" với những người đàn ông thực sự gọi là đàn ông chứ không hề động lòng đối với những chàng trai trẻ.
Nhân dịp được trúng giải thưởng tổ chức bởi tờ Vogue, Jackie đã có thể còn kéo dài được những ngày lưu ngụ tại thủ đô ánh sáng và rất có thể định cư tại đây nhưng lần này thì cô ta đã ngả theo lời thuyết phục của bà mẹ và lựa chọn để trở lại Hoa Kỳ, một quyết định mà sau này cô đã phải chua cay hối hận. Năm 1951 Jacqueline ra trường với cấp bằng tốt nghiệp Văn Chương Pháp của đại học George Washington.
Cũng trong năm 1951, nhờ vào những can thiệp của người cha ghẻ, Jackie vào làm việc cho tờ Times-Herald với tư cách là một phóng viên chụp ảnh. Trong những diễn biến này và như một sự vắng mặt của chính cô ta, Jackie đã hứa hôn với một người chủ ngân hàng trẻ, John Husted nhưng rất nhanh sau đó, cô đã từ hôn vì... trong cùng thời gian đó, trong một cuộc ăn tối tại nhà một người bạn chung, một ứng viên vào thương nghị viện, một ngôi sao đang lên của chính giới Hoa Kỳ, người ta đã giới thiệu với cô, John Fitzgerald Kennedy, 12 tuổi lớn hơn Jackie và không có vẻ gì là một kẻ si tình đẫn đờ như những người khác; nhưng cô con gái của Jack Bouvier , Black Jack , đã quyết định : Đây chính là người cô chọn lựa. Cô gạt bỏ ngoài tai những lời khuyến cáo, khuyên nhủ kể kể về đời sống tình cảm của J. F. Kennedy, bởi lẽ John gần giống như Jack Bouvier nếu không nói đến vóc dáng. Cũng như cha cô ta, John rất ưa thích được tháp tùng bởi những người đàn bà, và hiển nhiên, chàng trai này cũng chẳng nhiều tế nhị về chuyện này. Nhưng Jackie cương quyết : Cô sẽ chiến thắng và sẽ lấy anh chàng đào hoa này.
Khi John, anh chàng "trúng số độc đắc" này, mời cô bạn trẻ đến Hyannis Port để giới thiệu với "bè phái" Kennedy, đối với Jackie đây không phải là một chiến thắng dể dàng cho cô ta. Mọi người đã ngắm nghiá, quan sát nàng với đầy vẻ ngờ vực; duy nhất chỉ một mình Joe, người cha chồng tương lai, chấp nhận Jackie. Người đàn bà trẻ, có học thức, đạo thiên chúa như những người trong gia đình Kennedy với một nhan sắc đặc biệt đã làm ông ta cảm xúc, đây chính là một người vợ hoàn toàn cho cậu con trai ăn chơi của ông, ông linh cảm là như vậy.

Trong khi chờ đợi thì Lee, cô em gái, lấy chồng vào tháng 4 năm 1952. Một tháng sau, John Kennedy, hình như đã cắt đứt những liên hệ tình cảm mà chàng ta đã có cùng một lúc với nhiều người, cuối cùng rồi cũng ngỏ với Jackie : cầu hôn... bằng một bức điện báo (télégramme). Jacqueline Bouvier khi đó đang có mặt tại Âu châu để lấy hình ảnh cho tờ báo mà cô đang làm việc về biến cố đăng quang của Nữ Hoàng Elisabeth II (Anh Quốc), lẽ tất nhiên rất vui thích nhưng như một nhà chiến lược giỏi, cô đã vặn lại là để cô có thời giờ suy nghĩ và sẽ trả lời.

Cuộc hôn lễ của họ đã diễn ra tại nhà thờ công giáo St. Mary, ở Newport vào ngày 12 tháng 9 năm 1953 như một biến cố của thế giới với 3000 người tham dự và là chủ đề số một trong năm của báo giới và các cơ quan truyền thông.  Duy nhất chỉ một " đám mây mờ " trên bức tranh quá lý tưởng này : Jack Bouvier vì đã quá chén đêm hôm trước nên không còn đủ khả năng để tham dự vào nghi lễ. Vai trò người cha đã do Hugh Auchincloss thủ diễn, ông ta đã đưa cô dâu đến trước bàn thờ. Tuy chuyện quan trọng như vậy đã xảy ra nhưng Jacqueline Bouvier Kennedy vẫn còn đủ tình cảm để tha thứ cho người cha.
Cặp vợ chồng mới cưới này thật đẹp đôi, thông minh, đầy tham vọng, và Jackie sẵn sàng vượt qua những chuyện điên rồ của tuổi trẻ mà John đã làm để giữ thể diện. Chính Jackie đã chẳng một lần tuyên bố rằng : "Tôi không tin rằng trên đời này lại có được những người chồng trung thành".
Vị mật của tuần trăng mật diễn ra tại Acapulco đã rất nhanh để đổi thành cay đắng, và bà Kennedy mới mẻ này sẽ phải tăng cường thêm cái bức chắn đạn của bà để có thể phóng mình tiến tới như bà đã lựa chọn.


Jackie đã sống sót qua sự đau khổ nhất mà bà đã chịu đựng qua sự tan vỡ của cha mẹ bà, bà cũng sẽ sống sót qua những khổ đau khác nữa. J. F. Kennedy là một người phóng đãng ngay từ khi mới chào đời và, như chính ông ta cũng đã tự thú , ông ta sẽ không thay đổi. Thêm vào những khó khăn đầu tiên này là sự mất mát một đứa con vì sẩy thai (1955-1956) . Một trong những người bạn của cặp vợ chồng này đã phải nói rằng : "Mới chỉ một năm sau ngày hôn lễ, Jackie đã thờ thẫn như một kẻ sống sót sau một thảm hoạ rớt máy bay". Người ta đã có ý nghĩ về một sự chia tay giữa Jackie và JF. Kennedy. Nhưng nếu cho đây là một điều quan trọng về tin đồn đãi này sẽ nhất định phải xy ra là người ta đã không hiểu gì về vị "đệ nhất phu nhân tương lai" này. Năm 1957 là một năm thật sự đau đớn đối với Jacqueline, Jack Bouvier từ trần. Nhưng rất thường khi, sau một chuyến "đi " ảm đạm đau đớn lại được tiếp nối bởi một sự " đến " hoan hỉ vui sướng : ngày 27 tháng 11, Caroline Bouvier Kennedy ra chào đời và đây là một niềm hạnh phúc lớn cho cập vợ chồng này.

 

Vào năm 1960, đúng 46 tuổi, JF Kennedy chính thức là ứng cử viên vào chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ. Vợ ông ta đó, hiện diện bên cạnh ông, như bà vẫn luôn luôn hiện diện. Kể từ ngày đó, Jackie đã chú trọng đến chính trị và bà đã bỏ phiều lần đầu tiên Người vợ kiểu mẫu nhận xét giản dị bề ngoài, người mẹ đáng nói gương - Caroline lúc này cũng đã có một cậu em trai, John-John, sinh ngày 25 tháng 11 năm 1960 -, Jackie chinh phục nhanh chóng thiện cảm của những người Hoa Kỳ, sau đó tại khắp nơi trên thế giới khi đến thăm viếng qua khả năng ngôn ngữ của bà : đến New-York, trong vùng đông Harlem, Jackie nói tiếng Tây Ban Nha, đến Haiti Jackie sử dụng tiếng Pháp... hoặc tại Paris người ta đã được thấy đông đảo dân chúng Pháp tiếp đón với những lời chào đón : "Vive Jacqueline !" .



Chính Jackie cũng là người đem lại cho toà nhà Bạch Ốc vẻ thanh lịch, qua khiếu thẩm mỹ, yêu chuộng nghệ thuật của bà .
Jackie đã là một vị đệ nhất phu nhân trẻ tuổi nhất của Hoa Kỳ kể từ Frances Cleveland. Những người đàn bà Mỹ và thế giới vào thời này đã xem Jackie như một khuôn mẫu về thời trang, dáng dấp, cử chỉ điệu bộ

Huyền thoại được nẩy sinh kể từ đó .

Nhưng năm 1963 đến, năm của những bất hạnh lớn lao nhất. Đây là lần thứ hai, cặp vợ chồng này lại bị mất một đứa con, Patrick. Ngày 12 tháng 9, Jackie và John đã ăn mừng năm thứ 10 cuộc hôn nhân của họ, đây cũng là lần cuối cùng. Ngày 22 tháng 11 năm 1963 đã in sâu trong thâm tâm mọi người. John F. Kennedy đã bị ám sát chết khi ông đi qua , trên chiếc xe hơi mui trần , Elm Street tại Dallas. Ngày đó, Jackie đã biểu lộ phẩm cách và một sức mạnh vô biên, chính bà đã tổ chức cho tang lễ của người chồng, ngay cả trong những chi tiết thật nhỏ nhặt .
Jackie goá chồng vào năm mới chỉ được 34 tuổi và Lee, lúc này đã lấy người chồng thứ hai là ông hoàng Stanislas Radziwild, ước muốn người chị cùng các con của bà về định cư tại New-York . Rồi cuộc sống thường nhật cũng trôi qua, công chúng cũng yên tâm và giới truyền thông cũng lại sẽ có những đề để đề cập đến Jackie... hơn nữa họ đã có những gì để có thể viết, có thể nói bởi lẽ Jackie đã cùng viết với một ký giả tên là William Manchester một quyển sách mà quyển sách này đã là đối tượng cho dư luận lúc đó - ngay cả với pháp lý nữa. Sau những rắc rối, Chân Dung của một vị tổng thống đã được xuất bản vào tháng 4 năm 1967 : Đây là một best-seller - quyển sách bán chạy nhất trong năm.

Không bao giờ để phải bị lúng túng, không bao giờ để bị bất ngờ trước đối thủ, cất cao đầu và trực diện để đối phó : Đây là lối sống được thực hiện bởi Jackie Bouvier Kennedy. Bà đã nói về người chồng quá vãng của bà rằng : "ông ấy cứng cỏi như một khối đá" ; và chính bà cũng như vậy. Jackie đã đứng ra thành lập thư viện John-Kennedy và, dù cho nhiều sự bất hòa đã có từ lâu, nhưng Jackie vẫn tự giữ cho bà vị trí thân cận với "clan" Kennedy đặc biệt là với người em chồng Bob Kennedy. Nhưng vào ngày 6 tháng 6 năm 1968, đến lượt Robert Kennedy vĩnh viễn nằm xuống, nạn nhân của một cuộc mưu sát.
 

Sau khi bị mất cha của những đứa con bà, lần này Jackie lại bị mất thêm một người, cùng với vợ ông ta, Ethel, là người đã luôn luôn hỗ trợ cho bà trong mọi tình huống. Jackie thật đau khổ và, đây là lần đầu tiên trong đời bà ta, đã tìm trốn bằng những liều thuốc ngủ, thuốc an thần và ngay cả rượu. Nhưng cũng lại rất nhanh chóng, Jackie vượt thoát vòng luẩn quẩn độc hại này và với sự kinh ngạc của tất cả mọi người, bà đã xuất hiện bên cạnh người đàn ông lớn tuổi nhưng đã biết kiên nhẫn chờ đợi bà, gíup đỡ bà, yêu bà theo kiểu cách của ông ta : Aristote Onassis.
Con sói biển già này biết rất nhiều về đàn bà, mối liên hệ náo động giữa ông ta và Maria Callas đã cũng có nhiều sự chê bai của thiên hạ. Năm 1968, chính ông ta đã cũng từng tuyên bố khi đề cập đến Jackie : " Đây là một người đàn bà hoàn toàn không ai có thể hiểu nổi. Cũng có thể chính ngay cả bà ta nữa ". Jackie chưa được 40, trong khi đó ông ta đã vượt quá lục tuần; những lời chê bai bình phẩm và những phản ứng của gia đình Kennedy. Rồi " giao kèo mua bán " cũng được thoả thuận : Ngày 20 tháng 10 năm 1968, Ari và Jackie làm hôn lễ tại Skorpios, hòn đảo đầy ánh mặt trời của họ tại Hy Lạp.Để trà lời một người " bạn gái " đã muốn nói với Jackie rằng sự kết hợp này là một hôn nhân không tương xứng một chút nào, vị hôn thê mới đã trả lời : " Thà như thế cũng còn hơn là tôi phải biến sững thành một bức tượng đá ".
Vị chủ tầu buôn lừng danh đã đối đãi với cô vợ trẻ mới của ông ta như một nữ hoàng, ông đã cho xây cất cho bà vợ này một ngôi biệt thự với 160 phòng , sự rộng rãi của ông không còn một giới hạn nào và bà vợ trẻ này đã xử dụng ...và cũng phải nói là...lạm dụng.
Rồi cũng dần dần theo ngày tháng...người tỷ phú già này đã tự tìm lại cho ông hai chữ tự do, bỏ quên cô vợ bé bỏng người Mỹ để bùng cháy trong ngọn lửa tình đam mê của ông ta , Callas. Đối với ông ta, tình huống rất rõ rệt : " Jackie là một con chim cũng cần thiết sự tự do như sự an toàn. Tôi cống hiến cho bà ấy cà hai thứ đó. Bà ta có thể làm những gì mà bà ấy muốn , lẽ dĩ nhiên tôi cũng như thế. " Lẽ hiển nhiên không cần phải ngờ vực gì nữa, mọi việc đã diễn ra không có vẽ tròn vẹn như mọi người đã nghĩ. Và vào tháng Giêng năm 1973, sự bất hạnh đã xẩy đến : Alexandre, con trai của Aristote, đã tử nạn trong một tai nạn máy bay. Aristote Onassis, kẻ lão luyện già, bị hằn thấu dấu vết đau thương trong tận cùng xương tủy , đã ngã qụy. Buổi tiệc liên hoan đã chấm dứt cho ông ta vào tháng 3 năm 1975.
Jack Bouvier, John Kennedy, Aristote Onassis. Ba lần thần chết đã đập vào Jackie để một ngày chính bà ta đã phải thốt ra : " Tôi đã sống qua những người đàn ông ".


Cuộc sống tình cảm của Jackie cũng chẳng còn là những chủ đề lớn trên báo chí nữa. Mauric Tempelsman, cố vấn tài chánh và là một người bạn, đã đem lại cho Jackie sự yên ổn và niềm thanh thản. Họ đã sống chung với nhau suốt 14 năm. Mỗi ngày, cặp tình nhân đó bình thản dạo bộ tại Central Park, gần như những kẻ vô danh. Người đàn bà trước đây đã làm một khuôn mặt quan trọng trong lãnh vực thời trang của nữ giới nay không còn bận tâm đến bề ngoài của mình nữa; bà ta làm việc với tư cách một nữ giám đốc văn chương và đóng vai trò một bà ngoại bên cạnh 3 đưá con của Caroline cô con gái : Rose, Tatiana và Jack , 3 đứa trẻ luôn luôn tháp tùng bà ta và Mauric Tempelsman.


Tháng 2 năm 1994, Jackie biết được rằng chứng bệnh ung thư hệ thống mạch bạch huyết đã lan tràn, hủy hoại cơ thể bà . Ngày 19 tháng 5, Jackie từ trần với sự hiện diện của những người thân thuộc. Sự ra đi này dù rằng quá sớm nhưng lại cũng tránh cho bà một bất hạnh lớn lao khác : cái chết bi thương của cậu con trai , John-John.

Cho dù dưới một cái tên hơi xa lạ, Jacqueline Onassis, nhưng vẫn là Jacqueline Kennedy cũng đã trở về đoàn tụ với John Fitzgerald Kennedy, vị cố tổng thống trẻ tuổi nhất bị ám sát của Hoa Kỳ . Và Jackie cũng lại được nằm, lần này vĩnh viễn nằm bên cạnh người chồng và hai đứa con thân q của bà trong lúc sinh tiền tại nghĩa trang quốc gia Hoa Kỳ - Arlington .

Nói một cách khá ngược đời, đôi khi thì cái chết lại rất êm ái và cũng lại để bảo vệ, để đối kháng với những bất công nhiều lúc thật đau thương mà con người phải hứng chịu trong cuộc sống

 

© http://vietsciences.free.fr Từ Vũ